Hệ Quả Đối Với Những Người Góp Vốn

hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Sau khi được thành lập, với tư cách là một chủ thể pháp lý độc lập, công ty có các quyền và nghĩa vụ độc lập với các thành viên đã thành lập ra công ty. Luật doanh nghiệp của Việt Nam năm 2005 tại Điều 8 quy định rõ các quyền của công ty bao gồm: Thứ nhất, quyền tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Thứ hai, quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn; Thứ ba, quyền chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; Thứ tư, quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; Thứ năm, quyền tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; Thứ sáu, quyền tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ; chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp; Thứ bảy, quyền từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định; Thứ tám, quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật; Và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Về nghĩa vụ của công ty, Luật doanh nghiệp của Việt Nam năm 2005 cũng quy định cụ thể nghĩa vụ của công ty bao gồm: Thứ nhất, hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Thứ hai, tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán; Thứ ba, đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; Thứ tư, bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm; Thứ năm, bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; Thứ sáu, thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó; Thứ bảy, tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; Và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Công ty có cơ cấu tổ chức riêng. Để ngăn ngừa sự lạm quyền của một hoặc một nhóm cá nhân trong việc điều hành công ty cũng như để thực hiện các hoạt động của công ty việc tổ chức công ty thành nhiều cơ quan tỏ ra cần thiết. Việc tổ chức các cơ quan của công ty được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Điều lệ của công ty phải có hình thức và nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật áp dụng đối với từng loại

công ty. Điều lệ của công ty, một khi được xây dựng và thông qua đúng luật, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với tất cả thành viên của công ty. Không chấp nhận điều lệ, thành viên chỉ có mỗi cách xử sự đúng luật là xin ra khỏi công ty. Điều lệ hợp pháp của công ty cũng có hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

Một cách tổng quát, công ty có hai nhóm cơ quan chính: cơ quan quyết nghị và cơ quan chấp hành. Công ty có quy mô tổ chức lớn còn có thêm cơ quan kiểm soát.

Cơ quan quyết nghị của công ty: là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của pháp nhân và có cả khả năng định đoạt số phận pháp lý của pháp nhân (sáp nhập, giải thể,..). Cơ quan này được tổ chức dưới hình thức đại hội thành viên.

Cơ quan chấp hành của công ty: là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của cơ quan quyết nghị, đồng thời đảm nhận việc quản lý đối với các công việc hàng ngày của công ty, kể cả việc đại diện cho công ty trong quan hệ với người thứ ba. Cơ quan chấp hành có thể mang những tên gọi khác nhau: ban giám đốc, hội đồng quản trị, ban quản lý,... Bằng hoạt động của mình, cơ quan chấp hành ràng buộc trách nhiệm của công ty đối với những giao dịch mà cơ quan chấp hành xác lập và thực hiện nhân danh công ty và trong giới hạn quyền và nhiệm vụ được giao.

Cơ quan kiểm soát: là cơ quan có trách nhiệm bảo đảm tính hợp pháp của các hoạt động của công ty. Thông qua hoạt động kiểm soát, cơ quan này đánh giá chất lượng pháp lý của sự vận hành của công ty cũng như của các giao dịch mà công ty xác lập với người thứ ba.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Công ty có nhân thân riêng của mình bao gồm: quốc tịch, tên gọi, trụ sở, uy tín thương hiệu.

Về tên của công ty, công ty phải có tên gọi riêng và phải sử dụng tên gọi của mình trong các giao dịch. Tên gọi của công ty theo pháp luật Việt Nam phải bằng tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các công ty khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động, ví dụ: công ty cổ phần Bảo Việt, Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu,... Công ty có thể sử dụng tên gọi tắt hoặc tên gọi bằng tiếng nước ngoài trong các hoạt động trao đổi thông tin hoặc trong quan hệ giao tế.

Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam - 3

Tên gọi của công ty là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Tên thương mại còn có giá trị tài sản, có thể được chuyển nhượng và được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Bởi vậy, việc lựa chọn tên gọi của công ty không tự do như việc đặt tên cho một cá nhân.

Về trụ sở của công ty, công ty có trụ sở tại nơi đặt cơ quan điều hành của mình, dù có thể toàn bộ hoặc một phần lớn hoạt động của công ty được thực hiện ở nơi khác. Trụ sở của công ty, trong chừng mực nào đó, mang ý nghĩa đối với công ty (và đối với người giao dịch với công ty) như nơi cư trú của cá nhân: nếu công ty là bị đơn trong một vụ tranh chấp liên quan đến động sản, thì Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, trên nguyên tắc, là Toà án nơi có trụ sở của công ty...

Về quốc tịch của công ty. Cũng như cá nhân, công ty có quốc tịch riêng. Tất cả các công ty có trụ sở tại Việt Nam, trên nguyên tắc là công ty Việt Nam.

Về uy tín thương hiệu của công ty, với tư cách là một chủ thể của quan hệ xã hội, công ty có thương hiệu, uy tín của riêng mình, độc lập với uy tín, danh dự của cá nhân thành viên. Uy tín, thương hiệu của công ty hình thành trong quá trình hoạt động của công ty nhằm vươn tới mục đích của mình và được củng cố bằng hiệu quả hoạt động của công ty.

Về quyền kiện cáo bảo vệ lợi ích riêng, công ty có quyền kiện để yêu cầu bảo vệ lợi ích của công ty, trong lĩnh vực tài sản (đòi nợ hội phí, đòi lại tài sản bị chiếm đoạt trái pháp luật, đòi bồi thường thiệt hại vật chất,) hoặc phi tài sản (đòi bồi thường thiệt hại về tinh thần).

Về chấm dứt công ty, công ty chấm dứt khi rơi vào một trong các trường hợp sau: Một là hợp nhất, sáp nhập, chia, tách công ty; Hai là, giải thể công ty; Ba là, công ty bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Như vậy, công ty là một thực thể độc lập, sau khi ra đời nó tồn tại và chấm dứt độc lập với sự tồn tại và chấm dứt của các thành viên đã góp vốn thành lập công ty. Công ty có các quyền và nghĩa vụ pháp lý độc lập với các chủ thể đã góp vốn thành lập ra nó. Công ty có tên gọi, trụ sở, cơ cấu tổ chức riêng. Công ty có tài sản riêng độc lập với tài sản của các thành viên và công ty trịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình khi tham gia các quan hệ xã hội.

1.2.2. Hệ quả đối với những người góp vốn


Khi đã cam kết góp vốn thành lập công ty là các thành viên đã tự ràng buộc mình vào các nghĩa vụ và quyền lợi nhất định từ việc góp vốn đó. Hệ quả pháp lý của việc góp vốn thành lập công ty đối với những người góp vốn có thể được xem xét dưới hai khía cạnh là quyền lợi và nghĩa vụ.

Bộ luật dân sự Pháp quy định:

Mỗi hội viên là người có nghĩa vụ đối với công ty về những gì họ đã hứa đóng góp bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng công nghệ

Người hội viên phải góp một số tiền vào công ty mà không đóng góp thì đương nhiên trở thành người mắc nợ đối với khoản lãi của số tiền đó kể từ ngày phải góp tiền và bồi thường thiệt hại, nếu có[Điều 1843-3].

Như vậy, khi đã thỏa thuận góp vốn thành lập công ty thì người góp vốn đã tự ràng buộc mình vào một nghĩa vụ đối với công ty. Nếu đến hạn mà

người đó không thực hiện nghĩa vụ (đóng góp) thì đương nhiên trở thành người mắc nợ đối với công ty và phải chịu khoản lãi đối với khoản đóng góp kể từ ngày phải đóng góp, đồng thời phải bồi thường thiệt hại nếu có.

Phản ánh các quan điểm khoa học này, bộ luật dân sự Bắc Kỳ 1931 có quy định: “Nếu khế ước không có kỳ hạn hay một điều kiện gì, thì chính ngày hôm ấy, các thành viên phải nộp phần mình đã hứa góp, nếu không thì đương nhiên phải trả hoa lợi cùng lời lãi và đồng thời phải bồi tổn hại vì lẽ chậm trễ, dù là tiền bạc cũng vậy” [Điều thứ 1205].

Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật (bộ luật dân sự Trung Kỳ 1936) quy định: “Mỗi hội viên đối với hội là người mắc nợ về phần mình đã góp, và phải góp ngay vào ngày hội thành lập; nếu không thời đương nhiên phải trả hoa lợi hay là tiền lời của phần mình cho hội, chiếu theo số tiền lời luật định, nếu phần góp ấy là một số tiền, và có khi lại phải bồi tổn hại nhiều vì lẽ góp chậm nữa” [Điều thứ 1437].

Theo khuynh hướng này, Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam có quy định:

Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. [khoản 2, Điều 39].

Trước hết nếu xem xét góp vốn dưới khía cạnh là một nghĩa vụ, thì góp vốn là nghĩa vụ căn bản của thành viên khi thành lập công ty. Khi cam kết hay thỏa thuận góp vốn thành lập công ty, thành viên đã tự ràng buộc mình trở thành người thụ trái hay con nợ của công ty. Khi người ta góp tài sản vào công ty thì tài sản đó trở thành đối tượng sở hữu của công ty - một thực thể pháp lý độc lập. Nếu thành viên không góp vốn hoặc góp vốn chậm thì công ty có quyền đòi. Với việc không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn thành viên

sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định như phải trả lãi, phải bồi thường thiệt hại.

Nếu xem xét dưới khía cạnh quyền lợi, khi góp vốn vào công ty người góp vốn được hưởng các quyền lợi nhất định đối với công ty. Khi người ta góp tài sản vào công ty, thì tài sản đó trở thành đối tượng sở hữu của công ty bởi hợp đồng thành lập công ty đã tạo ra một thực thể tách biệt hay một pháp nhân có sản nghiệp riêng. Mỗi thành viên của công ty có được từ hành vi góp vốn này một quyền lợi đối với công ty tương ứng với phần vốn góp của mình xét theo lẽ thông thường. Tuy nhiên, các quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên còn phụ thuộc vào loại cổ phần được quy định trong hợp đồng thành lập hay điều lệ của công ty mà vốn của nó được chia ra thành các cổ phần.

Thành viên được hưởng các quyền từ việc góp vốn vào công ty như: quyền hưởng lợi tức từ hoạt động của công ty, quyền biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, quyền tham gia quản lý công ty… và thành viên chỉ chịu trách nhiệm đối với khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, đồng thời thành viên chỉ được rút vốn trong những điều kiện nhất định như: mua bán, chuyển nhượng.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005, thành viên góp vốn vào công ty có các quyền chủ yếu bao gồm: Thứ nhất, được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp; Thứ hai, được quyền biểu quyết tương ứng với phần vốn góp; Thứ ba, được quyền tham gia quản lý công ty; Thứ tư, được quyền định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng, để thừa kế, tặng cho; Thứ năm, được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản.

Các quyền lợi của thành viên trong công ty như nêu trên đều là động sản mặc dù có thể thành viên góp vốn bằng bất động sản, bởi hành vi góp vốn đã làm cho tài sản trở thành đối tượng của quyền sở hữu của công ty.

Các quyền lợi chủ yếu của thành viên trong công ty đối nhân là những phần lợi được thể hiện bằng việc được chia lợi nhuận theo quy định tại hợp đồng thành lập công ty. Các quyền lợi trong công ty đối vốn cũng là các phần lợi được thể hiện bằng việc được chia lợi nhuận và biểu quyết tương ứng với phần vốn góp. Việc chuyển nhượng các phần lợi này phải tuân thủ những quy chế do pháp luật quy định, nhất là đối với các công ty đối nhân.

1.3. HìNH THứC Và THủ TụC THỏA THUậN GóP VốN


1.3.1. Hình thức thỏa thuận góp vốn


Hình thức thỏa thuận góp vốn nghĩa là thoả thuận góp vốn được biểu hiện ra ngoài thế giới vật chất dưới dạng nào và như thế nào. Nói tới hình thức thoả thuận góp vốn người ta phải xem xét nó dưới dạng hình thức chứng cứ và kết cấu nội dung.

1.3.1.1. Hình thức chứng cứ


Xét theo khía cạnh hình thức chứng cứ, thoả thuận góp vốn có hai dạng biểu hiện đó là bằng văn bản và không bằng văn bản.

Thoả thuận góp vốn dưới dạng văn bản. Đây là hình thức biểu hiện chủ yếu của thoả thuận góp vốn. Thoả thuận góp vốn có thể được thể hiện bằng một văn bản độc lập, một cam kết góp vốn hoặc là một điều khoản trong hợp đồng góp vốn thành lập công ty.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự Pháp:

Công ty do hai hay nhiều người thành lập trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng về việc đóng góp, sử dụng tài sản hoặc công sức của họ vào hoạt động kinh doanh chung nhằm chia lãi hoặc thu lợi.

Trong những trường hợp do pháp luật quy định, công ty có thể do một người thành lập.

Các thành viên công ty cam kết cùng chịu lỗ.” [Điều 1832]

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023