Kết cấu tâm lí được vận dụng hầu hết trong tiểu thuyết xu hướng lãng mạn, từ tiểu thuyết mở đầu Hồn bướm mơ tiên đến tiểu thuyết cuối cùng, kết thúc cho xu hướng này (Thanh Đức). Hồn bướm mơ tiên là câu chuyện tình lãng mạn, thơ mộng, đẹp và gợi cảm giác nhẹ nhàng lan tỏa trong tâm hồn công chúng (chủ yếu là thanh niên, trí thức thị thành) lúc bấy giờ. Sức hấp dẫn của tác phẩm không phải do cốt truyện li kì, với những tình huống bất ngờ mà ở những trang miêu tả tâm lí, miêu tả các trạng thái cảm xúc của nhân vật. Một chuyện tình dưới bóng từ bi với cốt truyện đơn giản, có thể tóm tắt bằng vài câu ngắn gọn: “Ngọc gặp chú tiểu Lan ở chùa Long Giáng, kiều diễm dưới bộ áo tu hành. Ngọc ngờ Lan là gái, để tâm theo dõi. Càng thấy mình đoán trúng, Ngọc càng đem lòng yêu. Lan không khỏi bồi hồi: ái tình nảy nở trong tâm hồn cô gái đi tu! Lan đấu tranh để khỏi sa ngã. Thái độ muốn dứt khoát, nhưng lòng vẫn cứ yêu. Ngọc cũng chẳng thể gạt bỏ được mối tình. Kết cục, hai người xa nhau, mà “yêu nhau trong linh hồn, trong lý tưởng”... mà vẫn có thể gặp nhau.”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 2; tr 67]. Mạch truyện được dẫn dắt bởi các trạng thái cảm xúc, cảm giác của nhân vật. Từ cảm giác ngạc nhiên pha chút hoài nghi ban đầu của Ngọc khi gặp tiểu Lan: “Quái lạ! Sao ở vùng nhà quê lại có người đẹp trai đến thế, nước da trắng mát, tiếng nói dịu dàng, trong trẻo như con gái”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 2; tr 10]đến các sen miêu tả cảm giác e lệ, bối rối và bất lực khi chốn chạy tình yêu của Lan cũng như cảm giác ngỡ ngàng pha chút thích thú trong tâm hồn Ngọc khi dần phát hiện vẻ đẹp và tình yêu của Lan ẩn dấu trong vẻ ngoài của kẻ tu hành. Tràn ngập câu chuyện là thế giới của cảm giác trong tình yêu, khi thì “buồn vơ buồn vẩn” như nhớ ai, lúc lại “hối hận” vì những hành vi “dữ tợn” khi “lôi kéo kẻ tu hành” của Ngọc. Mạch truyện như gối lên những cảm giác vừa như
cụ thể, vừa như mơ
hồ của những kẻ
đang yêu để
vận động cùng những liên
tưởng, hồi ức, lỉ niệm. Thảng thốt “rùng mình”, “giật mình”, “sợ hãi” rồi “ngất người” gục ngã trước sức tấn công mạnh mẽ của ái tình trong tâm hồn Lan. Cùng một lúc, ái tình mang lại trong Lan rất nhiều cảm xúc, cảm giác xôn xao mới lạ và cũng đưa cô trở về với những kỉ niệm buồn. Các sự kiện, tình tiết trong truyện xuất hiện chỉ có vai trò kích thích nhân vật phô diễn cảm giác mà thôi. Buổi làm lễ chay cầu siêu cho ông Hàn, chuyến đi tới chùa Long Vân...chỉ là cái cớ để cho nhân
vật bộc lộ tâm hồn mình trong những không gian và cảnh huống khác nhau mà thôi. Với kết cấu tâm lí, miêu tả thiên nhiên cũng là thủ pháp hướng tới miêu tả và phân tích tâm lí. Với Đoạn tuyệt cũng vậy, mỗi sự kiện trong tác phẩm chỉ là nguyên cớ khơi nguồn cho cảm giác, cảm xúc của nhân vật. Cùng với sự kiện Loan về nhà chồng là những chi tiết như: tiếng pháo nổ, gian phòng với vẻ “trang hoàng lộng lẫy”, “tiếng nói ồ ồ” của mẹ chồng, rồi Thân (chồng nàng) loay hoay trải “ mảnh vải trắng lên chiếu” đều khơi nguồn cho tâm trạng, cảm giác trong Loan. Các cảm giác chua chát, cay đắng trước “một cảnh đời chết”, cảm giác ân hận khi nhớ lại hành động “vờ như vô ý” hất đổ cái hỏa lò và khinh bỉ trước cử chỉ mọi rợ của Thân. Các trạng thái cảm giác nối tiếp nhau xuất hiện trong tâm hồn Loan như báo
trước kết quả của cuộc sống tủi nhục. Tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh
Có thể bạn quan tâm!
- Con Người Gắn Với Hoàn Cảnh, Chịu Sự Chi Phối Của Hoàn
- Giao Thoa Trong Kết Cấu Hiện Đại Và Tình Huống Nghệ Thuật
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 16
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 18
- Giao Thoa Trong Nghệ Thuật Miêu Tả Tâm Lí Nhân Vật
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 20
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
được đánh giá cao về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Từ ngoại cảnh tới các sự kiện đều tập trung làm nổi bật đời sống tâm lí của Trương - một thế giới tâm lí đang chao đảo, chông chênh trong tình huống khắc nghiệt của cuộc đời. Tình yêu đến cùng một lúc với sự đe dọa của cái chết, tình yêu thăng hoa song hành cùng nỗi đau, sự chán chường bởi bệnh tật, những ý nghĩ, hành động thấp hèn xen lẫn cao thượng trước cái chết... Tình yêu hay cái chết trong tác phẩm, xét đến cùng cũng chỉ là nguyên cớ để nhân vật phô diễn đời sống nội tâm của mình.
Lối kết cấu với cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc sống đời thường của con người xuất hiện nhiều trong tác phẩm Thạch Lam. Đây cũng là yếu tố tương đồng nghệ thuật mang tính quy luật trong sáng tác của Thạch Lam và Nam Cao - hai cây bút bậc thầy truyện ngắn Việt Nam hiện đại luôn coi tâm lí của con người là
đối tượng chiếm lĩnh, miêu tả với quan niệm sâu sắc về con người, cuộc đời.
Truyện của Thạch Lam ít sự kiện nhiều cảm giác và cảm giác dẫn dắt mạch
truyện, trở thành xương sống của truyện. Các sự kiện mất đi vai trò quan trọng như trong cốt truyện truyền thống mà chỉ xuất hiện vừa đủ để nhân vật thể hiện cảm xúc mà thôi. Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Tối ba mươi, Dưới bóng Hoàng Lan... Tình xưa là những truyện ngắn kết cấu như vậy. Gió lạnh đầu mùa được mở đầu bằng một sự kiện không có gì đặc biệt, phù hợp với quy luật của tự nhiên: chuyển mùa. Nhưng đó lại là khởi điểm cho chuỗi tâm trạng của nhân vật với những cảm giác đối lập giữa lạnh lẽo và ấm áp, luôn triệt tiêu lẫn nhau. Đó là thế giới cảm giác được vận động từ ngoại cảnh vào tâm cảnh với nhiều trạng thái khác nhau. Từ cái nóng cuối tháng mười “khô và hanh” làm “nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi” của chiều hôm qua đến “cái lạnh của mùa đông rét mướt” sau một đêm mưa rào. Sau sự kiện chuyển đổi của thiên nhiên là chuỗi cảm giác lạnh lẽo hay ấm áp diễn ra trong lòng người.
Chú trọng khám phá và miêu tả tâm lí con người luôn là ý thức thường trực trong tư tưởng của các cây bút lãng mạn nói chung và xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói riêng. Dòng tâm lí của nhân vật là chủ đạo, song đôi lúc, yếu tố luận đề được đề cao đã dẫn đến tình trạng gò ép sao cho đời sống tâm lí nhân vật phù hợp với tư tưởng của tác giả. Chính vì vậy, tổ chức của kết cấu, cốt truyện tâm lí còn lỏng, chưa thể hiện sự vận động một cách tự nhiên, biện chứng theo quy luật của đời sống tâm lí con người. Kể cả trong các tiểu thuyết gây tiếng vang lớn thời đó như Nửa chừng xuân hay Đoạn tuyệt. Sau này, trong Viết và đọc tiểu thuyết
Nhất Linh đã thừa nhận vì mải mê thể hiện luận đề, một số đoạn trong Đoạn
tuyệt, ông đã viết rất khiên cưỡng. Ông cho rằng: nếu viết lại Đoạn tuyệt thì ông sẽ viết cho đúng với tâm lí nhân vật hơn. Kết thúc Nửa chừng xuân là một cái kết không có hậu nhưng tô đậm cho thái độ quyết liệt, không thỏa hiệp của cái mới trước cái cũ. Kết thúc này chỉ phù hợp với tư tưởng của tác giả chứ chưa hẳn phù hợp với logic phát triển nội tại của Mai - một cô gái có tình yêu đẹp, trong sáng, chung thủy cùng với ý thức đấu tranh và nghị lực mạnh mẽ vươn tới quyền sống chính đáng, quyền làm người của mình.
Với khuynh hướng văn xuôi hiện thực, Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn coi tâm lí con người là đối tượng thăm dò, khám phá. Người đọc bắt gặp trong cuốn tiểu thuyết luận đề Làm đĩ của ông ý thức khảo cứu về “cái dâm” - một ca giải phẫu tâm sinh lí con người minh họa cho triết lí: “Cái dâm thuộc quyền sinh lý học chứ luân lý học không kiềm chế nổi nó”[Vũ Trọng Phụng (2012), Làm đĩ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 6]. Câu chuyện được xây dựng theo lối kết cấu tâm lí, chú trọng khám phá đời sống nội tâm, quy luật tâm sinh lí của nhân vật trong một quá trình hình thành và phát triển. Kết cấu của Làm đĩ hướng tới bám sát sự biến đổi đời sống sinh lí, tâm lí của nhân vật qua các chặng đường đời: Từ Tuổi dậy thì đến Ra đời, Lấy chồng, rồi cuối cùng là Trụy lạc. Diễn biến của mạch truyện là diễn biến của các trạng thái sinh lí, tâm lí của nhân vật chính. Gắn với mỗi chặng đường đời, tác giả luôn chú ý tới miêu tả, giải thích đời sống tâm lí của nhân vật bằng sự phát triển của đời sống sinh lí. Mượn hình thức tự truyện, tác giả đã khách quan để Huyền tự bộc lộ các trạng thái tâm lí, tự lí giải bằng các chiêm nghiệm trong đời sống sinh lí của mình. Tâm lí thích chơi búp bê được lí giải bằng “mẫu tính”, cảm giác ngượng ngùng, kinh ngạc, sợ hãi...được lí giải bởi “tính tò mò muốn hiểu muốn biết” về khoa học sinh nở. Các sự kiện không giữ vai trò chi phối tới đời sống, tính cách nhân vật, thay vào đó là những rạo rực, ham muốn của đời sống bản năng. Với kết cấu này, Vũ Trọng Phụng đã lí giải về căn nguyên đầy đủ của hiện tượng Làm đĩ trong xã hội. Đó là quá trình hình thành và phát triển theo quy luật nhất quán: Đời sống sinh lí quy định các trạng thái tâm lí của con người. Đương nhiên, quy luật tâm lí mang màu sắc cực đoan rất riêng này có được từ chiêm nghiệm của ông về cuộc sống.
Là cây bút quan niệm “Sống có nghĩa là tư tưởng”, Nam Cao được nhắc tới là nhà văn hiện thực tâm lí, nhà văn của những dòng ý thức. Kết cấu trong tiểu thuyết, truyện ngắn của ông hầu hết là kết cấu tâm lí gắn với cuộc sống đời thường. Không đặt nhân vật của mình trong tình huống đặc biệt như Nhất Linh, Khái Hưng mà là cuộc sống đời thường để bộc lộ những trăn trở, day dứt, yêu thương, hoài bão và khát vọng chính đáng của con người - những người lao động lương thiện. Truyện của ông thường là truyện không có truyện, hay nói cách khác là cốt truyện đơn giản. Nhiều truyện chỉ xoay quanh cuộc sống đời thường của người lao động như nỗi lo cơm áo hàng ngày, tiền dầu đèn... với những thói quen và nếp nghĩ cứ lặp đi lặp lại trong cuộc sống. Nhân vật của ông ít hành động, nhiều suy tư và vô cùng nhạy cảm với những ý nghĩ vinh nhục ở đời. Một cái nhìn miệt thị, một giọng nói dè bỉu của người đời, kể cả một ý nghĩ hưởng lạc ích kỉ... cũng khiến nhân vật của ông đau khổ, ân hận và suy ngẫm triền miên. Sống mòn tiêu biểu cho kết cấu tâm lí của Nam Cao khi tập trung xoay quanh tái hiện cuộc sống tinh thần của những trí thức nghèo. Gặp gỡ với Thạch Lam trong nghệ thuật tạo dựng cốt truyện, Nam Cao vận dụng triệt để cốt truyện tâm lí và miêu tả thành công đời sống tâm hồn con người với quá trình diễn biến tinh tế, phức tạp. Cốt truyện của ông đơn giản, có truyện chỉ xoay quanh ánh trăng như đang che mờ hiện thực cuộc sống nghèo khổ, buồn tẻ (Trăng sáng), nhân vật của ông cũng chao đảo với những cảm giác cảm xúc khác nhau. Ở Đời thừa, cốt truyện nới lỏng, chỉ là những suy ngẫm của nhân vật về giá trị và ý nghĩa của cuộc sống, về khát vọng, hoài bão, lí tưởng nhân đạo trước cảnh “áo cơm ghì sát đất”. Đó còn là nỗi buồn, đau đớn, bất lực, ngậm ngùi, chua xót phải sống cảnh “đời thừa”. Với Nam Cao, ngay cả “những truyện không muốn viết” cũng thành truyện, cũng là cớ để tác giả thể phê phán lối sống buông thả, vô trách nhiệm của người trí thức, nỗi lo lắng xót xa trước cảnh đói nghèo và lồng vào đó quan điểm sáng tác: “Cái nghề văn, kỵ nhất là cái lối thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập II; tr 28]
Cùng với sự thức tỉnh của con người cá nhân là chiều sâu trong ý thức khám phá và miêu tả con người. Khám phá và miêu tả con người nội tâm, con người với đời sống bên trong nhiều màu sắc là bước chuyển biến mạnh trong đời sống văn học. Với tinh thần trên, lối kết cấu tâm lí, đan xen nhiều yếu tố đã được các tác giả văn xuôi lãng mạn và hiện thực vận dụng hiệu quả khi khám phá chiều sâu tâm hồn con người.
9.1.2. Giao thoa trong nghệ thuật tạo dựng tình huống
Từ điển Tiếng Việt
(Nhà xuất bản Khoa học Xã hội) định nghĩa về
tình
huống: “Toàn thể
những sự
việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian, buộc
người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng...”[TĐTV(1977); tr 774] Định nghĩa tình huống cũng xuất hiện trong một số từ điển khác như Từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Hoàn cảnh diễn biến, thường bất lợi, cần đối phó”[TĐTV(1998) tr 790]. Hay trong Từ điển Lạc - Việt trên Internet: “Sự diễn biến của tình hình, buộc phải suy nghĩ đối phó”[http://tratu.vietgle.vn/]. Dựa vào định nghĩa về tình huống, chúng tôi quan niệm về tình huống nghệ thuật là sự sáng tạo của chủ thể sáng tác, có vai trò rất quan trọng trong truyện ngắn và tiểu thuyết bởi nó là phương tiện để khám phá, thể hiện nhân vật và qua đó thấy được tài năng, sở trường của tác giả.
Có rất nhiều tình huống nghệ thuật xuất hiện trong văn học như: Tình huống trào phúng, tình huống rùng rợn, tình huống căng thẳng, giàu kịch tính, tình huống bất ngờ, tình huống khơi gợi tâm lí… Khảo sát trong văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945, có sự gặp gỡ trong nghệ thuật tạo dựng tình huống, nổi bật là tình huống căng thẳng, giàu kịch tính và tình huống khơi gợi tâm lí.
9.1.2.1. Tình huống căng thẳng, giàu kịch tính
Không phải ngẫu nhiên, kiểu tình huống căng thẳng, giàu kịch tính xuất hiện với tần suất cao trong văn xuôi lãng mạn và hiện thực thời kì 1932 - 1945. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể tới đó là hiện thực nổi bật trong xã hội Việt Nam thời kì này là tình trạng bất công diễn ra ở khắp mọi nơi, xã hội chất chứa nhiều nghịch lí với những mâu thuẫn gay gắt cần phải lên án, xóa bỏ. Ý thức và khát vọng đòi dân chủ vang lên trong các tác phẩm của văn học lãng mạn và hiện thực như hệ quả tất yếu in đậm dấu ấn của thời đại. Chú ý tới các mâu thuẫn, tìm cách cắt nghĩa và lí giải trên tinh thần dân chủ, khoa học là mục đích hướng tới của nhiều nhà văn trong thời kì 1932 - 1945. Đây là nguyên nhân quan trọng tác động tới cách tổ chức các sự kiện, tình huống sao cho tư tưởng, quan niệm… của mình bộc lộ rõ nét, có chiều sâu qua hệ thống nhân vật.
Xuất phát từ ý thức khẳng định con người cá nhân trên tinh thần dân chủ, các nhà văn lãng mạn thường được đặt nhân vật của mình trong những tình huống éo le, căng thẳng. Tình huống căng thẳng, giàu kịch tính xuất hiện với tần suất cao trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đặc biệt trong các tiểu thuyết mang tính luận đề: Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Thoát ly... Trong Nửa chừng xuân, đặt Mai trong những tình huống căng thẳng, giàu kịch tính (trong các chương: Bước đầu, Hội kiến), Khái Hưng vừa miêu tả được vẻ phẩm chất, tính cách mạnh mẽ của cô, vừa miêu tả được thói dâm đãng cũng như tư tưởng lạc hậu, bản chất nham hiểm, xảo quyệt của giai cấp phong kiến. Trong cuộc “hội kiến” với bà án (mẹ Lộc), cuộc đấu tranh đòi quyền tự do luyến ái, hôn nhân được đẩy lên tận cùng, không thỏa hiệp. Mai trực tiếp phê phán mạnh mẽ tư tưởng nệ cổ của bà án, sự bó buộc của lễ giáo phong kiến khi bác bỏ giá trị nhân đạo “trong phạm vi nho giáo”, trong phạm vi “lễ nghi” với “ngũ luân ngũ thường” hay “tứ đức, tam tòng” của đàn bà. Kết hợp với những câu “cạnh khóe”: “Bẩm, bà lớn còn kém bà án một tý”, câu đáp trả bà án của Mai: “Bẩm bà lớn, nhà con không có mả lấy lẽ”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 2; tr151] mạnh mẽ vang lên như tuyên ngôn của những cô “gái mới” từ chối quan niệm lỗi thời của lễ giáo phong kiến. Đồng thời, qua tình huống này, tác giả tái hiện được chân dung bà án, đại diện tiêu biểu cho tư tưởng phong kiến với những quan niệm hẹp hòi, ích kỉ lỗi thời đã và đang tồn tại vững chắc trong xã hội đương thời, đồng thời khẳng định thái độ quyết liệt không khoan nhượng của Mai trước thành trì của tư tưởng phong kiến.