Trong Đoạn tuyệt, người đọc bắt gặp nhiều tình huống căng thẳng, giàu kịch tính, tiêu biểu như mục VII, phần thứ hai và mục I phần thứ ba. Cuộc đối đầu giữa Loan và gia đình Thân thực sự quyết liệt khi đứa con của cô đang nằm chờ chết (mục VII phần thứ hai): Từ những câu nói ám chỉ cho đến những câu buộc tội, Loan đã chỉ ra kẻ trực tiếp gây ra cái chết cho con trai mình khi nói với Bích:
“- ...Cô phải biết vì sao nó chết? Chính cái thằng thầy bùa ấy nó đã đánh
chết con tôi, cô đã rõ chưa?... Cô thử nghĩ xem ai giết con tôi? ai giết?
...
- Ra mợ lại đổ cho tôi giết nó. Con mợ nhưng nó là cháu tôi, mợ có giỏi, mợ cứ đi kiện. À ra bà Hai dạy con gái như thế, dạy con ăn nói hỗn xược với mẹ chồng. Mẹ nào con nấy...
Loan giận quá, hai tay run lẩy bẩy:
- Xin đừng ai nói động đến mẹ tôi! Bà phán nói:
- Tôi bảo cái con mẹ ấy không biết dạy con! Đứa nào làm gì tôi thì cứ làm đi, tôi xem nào”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 2; tr 84]
Có thể bạn quan tâm!
- Giao Thoa Trong Kết Cấu Hiện Đại Và Tình Huống Nghệ Thuật
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 16
- Giao Thoa Trong Nghệ Thuật Tạo Dựng Tình Huống
- Giao Thoa Trong Nghệ Thuật Miêu Tả Tâm Lí Nhân Vật
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 20
- Miêu Tả Tâm Lí Nhân Vật Qua Ngôn Ngữ Đối Thoại, Độc Thoại Nội Tâm
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
Cái tát (theo lệnh mẹ) của Thân khiến Loan “tối tăm mặt mày” và thái độ của Loan “ngẩng đầu lên nhìn khắp mọi người một lượt, rồi sửa lại mái tóc”, thản nhiên bước ra đã báo hiệu cho xung đột quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn ở phần sau, là tiền đề để đi tới ý thức và hành động đoạn tuyệt. Tính cách mạnh mẽ, thái độ dứt khoát, quyết liệt chống lại lễ giáo phong kiến được thể hiện mạnh mẽ hơn trong hành động phản kháng khi Loan bị chà đạp về thể xác và nhân phẩm. Trước hành động vũ phu của Thân, trước những hành động chửi rủa tàn bạo của mẹ chồng, khi nàng cảm thấy phẩm giá của mình “không bằng phẩm giá một con vật”, nàng phản kháng mạnh mẽ trên tinh thần và ý thức sâu sắc về quyền làm người của mình. Những câu đối đáp với mẹ chồng diễn ra càng lúc càng quyết liệt: “Ai dạy ai? Động một tí thì dạy. Tôi không cần ai dạy tôi.” đến “Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi”, “Bà là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai”. Đối tượng của hành động phản kháng hiện ra từ trừu tượng đến cụ thể,
từ “ai” đến “bà”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn)
(2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.,tập 1; tr 99]. Đặt nhân vật của mình trong các tình huống căng thẳng, Nhất Linh cũng như muốn trình bày quá trình phản kháng của Loan từ tự phát đến tự giác. Tai họa do những tập tục cổ hủ, lỗi thời lần lượt giáng xuống cuộc đời Loan, từ cuộc hôn nhân gả bán đến cuộc sống khốn khổ bởi gia đình chồng, rồi con chết, rồi những trận đòn của người chồng vũ phu... Tất cả nỗi khốn khổ ấy kết hợp với những tư tưởng mới mà cô học được ở trường Tây là động lực tạo nên hành động mạnh mẽ, dứt khoát đoạn tuyệt với gia đình phong kiến.
Loại tình huống này cũng được sử dụng trong Thoát ly (Khái Hưng). Đặt
nhân vật phản diện vào các tình huống giàu kịch tính, Khái Hưng thể hiện cái nhìn sắc sảo của mình về giới quan lại với ông tham, bà phán. Chính vì vậy, mặc dù chỉ tập trung phê phán bọn người này trên bình diện văn hóa, gia đình song sức mạnh và tính chiến đấu, tính thời sự cũng như giá trị tố cáo toát lên mạnh mẽ. Cuộc đối đầu của Hồng và bà phán (dì ghẻ) diễn ra đúng với quy luật được đúc kết từ dân gian:
“Mấy đời sấm trước có mưa
Mấy đời dì ghẻ mà ưa con chồng!” [Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., tập 2; tr 677]
Các xung đột giữa Hồng và bà phán luôn diễn ra ở thế không cân xứng bởi phía bà phán luôn tạo thành một “cánh” rất đông và rất mạnh, có đủ các “chiến tướng” lắm mưu nhiều kế, trong đó có cha của Hồng. Bà phán với sự lọc lõi, khôn ngoan mượn tay người chồng nhu nhược, trọng danh hão để đẩy Hồng vào cảnh sống khốn khổ với những trận đòn, những lời mắng nhiếc, chửi rủa. Trong các cuộc xung đột, gắn với mỗi cử chỉ, lời nói của bà phán là tiếng chửi, là hành động tàn nhẫn của người cha nhu nhược, háo danh. Ở mục VII phần thứ ba, trong một xung đột căng thẳng giữa ông bà phán với Hồng, sự thâm độc, nham hiểm của bà phán bộc lộ rõ nét cùng với sự hèn kém, háo danh của ông phán. Nụ cười thâm độc, nham hiểm bà phán như lưỡi dao độc luôn chĩa về phía Hồng và đẩy nhanh hành động của ông phán. Sau lời thanh minh của Hảo, “tiếng cười gằn của bà phán” khiến ông phán phải nói để giải nghĩa. Rồi “lần thứ hai bà phán cười gằn” và đay lại hai từ “trót dại” của Hảo để rồi ông phán lại hùa theo mỉa mai. Điệp ngữ: “Bà phán lại cười”, “Bà phán vẫn cười” sau mỗi một lần đối phương chống trả càng như khơi sâu mâu thuẫn cha - con khi xoáy vào tính háo danh của ông chồng. Khiến cho: “Ông phán mắng chửi ầm ỹ, và nếu không có bà phán giữ ông để tỏ lòng tốt với Hảo, thì ông đã lại túm lấy Hồng mà đánh”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 2; tr 775]. Chính những tình huống này đã đặt Hồng vào tình thế lựa chọn quyết liệt: “Thoát li gia đình dù phải hi sinh danh dự cũng cam”. Chủ đề tác phẩm, vì vậy được thể hiện rõ ràng.
Loại tình huống căng thẳng giàu kịch tính xuất hiện nhiều trong văn xuôi lãng mạn dù cái đích vươn tới trong nghệ thuật của các cây bút lãng mạn là khám phá, miêu tả thế giới tâm hồn của con người. Vận dụng loại tình huống này, các
nhà văn của khuynh hướng lãng mạn vừa thể hiện ý thức đấu tranh mạnh mẽ
chống lễ giáo phong kiến vừa hướng tới khát vọng cháy bỏng giải phóng cá nhân. Cũng với tình huống này, các nhân vật lí tưởng của họ tỏa sáng trong vẻ đẹp của sự trẻ trung, hiện đại. Ngược lại, các nhân vật đại diện cho lễ giáo phong kiến bộc lộ đầy đủ những thói tật khi cố duy trì những quan niệm sống lạc hậu, bảo thủ. Giá trị tố cáo của tác phẩm mạnh mẽ hơn qua những tình huống, những xung đột căng thẳng.
Loại tình huống căng thẳng, giàu kịch tính được vận dụng linh hoạt và thường xuyên trong tác phẩm văn xuôi hiện thực. Với ý thức tái hiện chân thực bản chất, diện mạo xã hội, các tác giả văn xuôi hiện thực luôn đặt nhân vật của mình trong các tình huống dồn nén, căng thẳng để phơi bày bản chất, tính cách. Tắt đèn của Ngô Tất Tố là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho tình huống dồn nén, căng thẳng. Không gian, của làng Đông Xá trở nên ngột ngạt, bức bối trong mùa sưu thuế. Thời gian ngày càng thu hẹp vào thời điểm “sưu thuế giới kì”. Vào thời điểm này, tất cả diện mạo, bản chất của xã hội nông thôn Việt Nam hiện ra đầy đủ và chân thực nhất. Sau mỗi một tình huống giàu kịch tính, bản chất, tính cách cũng như đời sống tâm lí của nhân vật hiện lên rõ nét. Đặt vợ chồng nghị Quế trong các tình huống kịch tính ở chương V, VI, XII, XIII, Ngô Tất Tố phơi bày bản chất độc ác, tính cách tham lam, học đòi kệch cỡm của địa chủ phong kiến. Nghị Quế hiện lên là địa chủ mất hết nhân tính khi thản nhiên ăn uống trước cảnh chị Dậu bị chó cắn, “máu tươi chảy ra đầm đìa”[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 4; 251]. Với chó, chúng cưng nựng, âu yếm, với người thì chúng đối xử tàn tệ, bắt cái Tí ăn cơm thừa của chó. Trong tình huống này, sử dụng “kĩ thuật đàn chó”, Ngô Tất Tố đã tước hết nhân tính của vợ chồng Nghị Quế. Viết về tình huống này, nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện thái độ khâm phục Ngô Tất Tố: “Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của nó ra.”[Mai Hương - Tôn Phương Lan (tuyển chọn & giới thiệu) (2000), Ngô Tất Tố về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tr 220]. Có thể khẳng định, chân dung nghị Quế được khắc họa đầy đặn trên nhiều phương diện và thể hiện được cá tính độc đáo, không lẫn sau mỗi một tình huống giàu kịch tính. Cũng trong những tình huống căng thẳng, vẻ đẹp của chị Dậu - vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân lại tỏa sáng bất ngờ. Cảnh chị Dậu đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng đã thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ, sức sống tiềm tàng trong người nông dân. Để cứu mạng chồng, chị Dậu phải bán đi đứa con của mình đúng vào lúc phát hiện được những phẩm chất tốt đẹp của đứa bé con nhà nghèo: hiền lành, chăm chỉ, ngoan ngoãn, hiếu thảo. Càng đau đớn, chị lại càng phải thực hiện việc bán con thật nhanh. Cảnh chị phải bán con, bán chó trong nỗi đau xé ruột xé gan với điệp khúc: “U van con, u lạy con, con có thương thầy thương u” đã đã đẩy xung đột trong tâm trạng tới đỉnh điểm của tính kịch, “một mặt diễn tả nỗi đau đớn tận cùng của chị Dậu, mặt khác thấy được vẻ đẹp
đáng trọng trong tâm hồn của cái Tí.[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 287,289]
Nhiều nhân vật của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng cũng được khám phá qua tình huống giàu kịch tính. Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao sau mỗi tình huống gặp Bá Kiến là một lần trượt dốc. Trước một Bá Kiến khôn lõi đời, có kinh nghiệm trong nghề cai trị (bốn đời làm tổng lí), Chí Phèo từ nạn nhân trở thành tay sai đắc lực của hắn, cái ác đã chiếm lĩnh từ hình hài tới tâm hồn. Cái ác biến Chí thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại hắn đã “phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội., tập 1; tr 84]. Chân dung, bản chất thâm độc cũng như tội ác tày trời của Bá Kiến bộc lộ
chân thực và sâu sắc. Lão là một địa chủ
khôn “róc đời”, có cả
một pho kinh
nghiệm sống về nghề cai trị với những bài học cụ thể được đúc rút từ hiện thực cuộc sống. Nào là “mềm nắn rắn buông”, “thứ nhất sự kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân”, hay “một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng”... hoặc “không trị được thì dùng”. Như quy luật tất yếu, những người nông dân hiền lành, lương thiện trước hay sau đều bị đẩy tới bước đường cùng, bị bần cùng hóa hoặc lưu manh hóa. Giá trị tố cáo của tác phẩm sâu sắc hơn, thực dân phong kiến không chỉ tàn phá bản chất lương thiện của người nông dân mà còn khơi dậy cái ác, khơi dậy phần thú trong con người họ.
Vũ Trọng Phụng với mục đích sáng tác: “Tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều tiền...”(Báo Tương lai, 25-3- 1937) thường tạo dựng những tình huống buộc nhân vật của mình tự bộc lộ bản chất, tính cách. Ở Giông tố, tình huống xử kiện tại công đường huyện Cúc Lâm (chương IX) căng thẳng cùng tiếng quát tháo “to và gọn như một tiếng sét”[Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (1998)(sưu tầm, tuyển chọn), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội., tập 1; tr 266] cùng với những lập luận, lí lẽ mang đậm mùi tiền của quan phụ mẫu. Nguyên đơn bỗng trở thành bị đơn, công lí, lẽ phải bị đảo ngược bởi tình huống giàu kịch tính này. Thái độ vô trách nhiệm, hành động bao che cấu kết và dung túng giữa phong kiến và tư sản bị phơi bày qua tình huống này. Hay ở chương XXVIII, tác giả đặt cả gia đình nghị Hách vào tình huống căng thẳng trong cuộc tìm bắt đôi “gian phu dâm phụ” để phơi bầy sự thật được tạo ra từ xã hội đồng tiền và quyền lực. Qua đó Vũ Trọng Phụng cũng thể hiện triết lí định mệnh của mình. Thời điểm bắt quả tang vợ cả “thông dâm với thằng cung văn” cũng là lúc nghị Hách và gia đình phải gánh chịu nỗi đau do hắn tạo nên bằng những thủ đoạn đểu giả và bằng tội ác: Cha cướp vợ chưa cưới của con, anh trai ngủ với em gái, con ngủ với vợ của bố... Và cả đứa con lâu nay nghị Hách trân trọng, đặt nhiều niềm tin bỗng trở thành con trai của khóa Hiền... Mọi giá trị trong xã hội đều đảo lộn trong những tình huống giàu kịch tính mà Vũ Trọng Phụng tạo dựng.
Khi tạo dựng tình huống nghệ thuật căng thẳng, giàu kịch tính, mục đích của các nhà văn lãng mạn hướng tới thể hiện nổi bật được phẩm chất, tính cách của nhân vật chính diện, tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, tô đậm bản chất của lực lượng phản diện, tiêu cực. Khảo sát thế giới nhân vật của xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, phẩm chất, tính cách của nhân vật trong tác phẩm về cơ bản đã được định hình. Loan trong Đoạn tuyệt, Mai trong Nửa chừng xuân, Hồng trong Thoát ly, Nhung trong Lạnh lùng... đã là những cô gái mạnh mẽ trong cách nghĩ, trong ý thức về quyền sống và quyền được tự do hôn nhân luyến ái. Song những ý thức này càng được khẳng định một cách quyết liệt qua những tình huống cụ thể, điển hình (chúng tôi đã phân tích ở trên). Còn các nhà văn hiện thực luôn hướng tới tìm, phát hiện, phơi bày bản chất, tính cách nhân vật một cách
chân thực nhất qua các tình huống đó. Sức sống tiềm tàng mạnh mẽ cũng như
phẩm chất trong trắng của chị Dậu (Tắt đèn) bộc lộ qua những tình huống căng thẳng, nghiệt ngă khi một mđnh đánh lại cai lệ với câu nói căm hờn “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội., tập 4; tr 332]. Hay tình huống ở chương XXIV, chị Dậu không khuất phục trước tiền bạc, mạnh mẽ chống lại hành động dâm đãng bì ổi của quan phủ Tư Ân đã minh chứng cho phẩm chất trong trắng của chị. Có thể khẳng định, hướng tới thể hiện rõ nét bản chất, tính cách nhân vật (ở các mức độ khác nhau), tình huống căng thẳng thường được các nhà văn vận dụng và đạt được những thành công trong nghệ thuật khám phá con người.
9.1.2.2. Tình huống khơi gợi tâm lí
Nếu trong cốt truyện hành động, tình huống bất ngờ với những mâu thuẫn giàu kịch tính sẽ tạo điều kiện để nhân vật tự bộc lộ bản chất tính cách hoặc một vài nét tâm lí đặc trưng thì ở cốt truyện tâm lí, các nhà văn thường tạo ra các tình
huống khơi gợi tâm lí - những tình huống trữ
tình, nhẹ
nhàng hoặc những tình
huống tâm lí chứa những xung đột nội tâm, xung đột trong tính cách. Hướng tới
khám phá con người bên trong với đời sống tâm lí khó nắm bắt, các nhà văn phải chọn cho nhân vật của mình những tình huống thích hợp để từ đó khơi gợi cảm giác, cảm xúc. Trong các sáng tác của văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực, có sự giao thoa trong nghệ thuật tạo tình huống tâm lí, khơi gợi cảm xúc, cảm giác hay những dòng kí ức, tiềm thức của con người.