Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 16


Khảo sát tiểu thuyết

Gia đình của Khái Hưng và

Giông tố của Vũ Trọng

Phụng, ta thấy rõ yếu tố tương đồng trong kết cấu nghệ thuật. Cả hai cuốn tiểu thuyết chỉ tập trung phản ánh xã hội qua cuộc sống của một gia đình. Các mảng hiện thực xã hội hiện ra ngày càng đầy đặn cùng với sự xuất hiện của các tuyến nhân vật khác bên cạnh các tuyến chính. Trình bày những mâu thuẫn, hiềm khích, bon chen đố kị... trong Gia đình với những đại diện tiêu biểu: Vợ chồng án Báo,vợ

chồng huyện Viết, Nga... Khái Hưng tái hiện sâu sắc sự

rạn vỡ

trong gia đình

truyền thống qua cuộc sống không bao giờ hạnh phúc của các gia đình Ạn - Nga, gia đình huyện Viết dù đã hiện thực hóa ước mơ, mong mỏi của cha mẹ, dòng họ. Để tô đậm sự rạn nứt, suy thoái của giai cấp phong kiến, Khái Hưng đã xây dựng thành công các nhân vật tha hóa: Huyện Viết và An. Tác phẩm chỉ xoay quanh xung đột gia đình, nhưng theo chân các nhân vật tha hóa, người đọc sẽ thấy diện mạo và bản chất thối nát của xã hội qua cuộc sống của giới quan trường. Song Gia đình không chỉ là câu chuyện về sự suy thoái tận cùng của ý thức hệ phong kiến lỗi thời mà còn là câu chuyện của những khát vọng cải cách xã hội. Sáng tác 1937, thời kì phát triển mạnh mẽ của Mặt trận Dân chủ, Khái Hưng không thể làm ngơ trước cuộc sống khốn khổ của người nông dân và ông hướng ngòi bút của mình về nông thôn với mong muốn mang lại ánh sáng văn minh bằng cách xóa bỏ hủ tục lạc hậu, nâng cao dân trí… Khát vọng tiến bộ ấy được tập trung thể hiện qua cặp vợ chồng Bảo

- Hạc. Họ là những trí thức trẻ, tốt bụng, không màng tới địa vị, danh lợi mà chỉ chăm chú tới việc lập ấp, vận động người dân dùng thuốc Tây, giúp họ trồng trọt và luôn tìm được hạnh phúc trong công việc. Hàng ngày “mùa rét cũng như mùa nực”, Bảo dậy từ năm giờ sáng, nàng “cắt đặt công việc cho người nhà và cùng họ làm lụng”. Trong khi ấy, “Hạc cưỡi ngựa đi thăm đồi, đi thăm nương hoặc đến các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

nhà tá điền bàn bạc về cách khai khẩn, khuếch trương các đồi ruộng còn bỏ

hoang”. Bảo tự hào và cảm phục về chồng mình trước hành động “cho không mười mẫu ruộng”, “hoãn thuế” cho người tá điền với nỗi niềm cảm thông: “…người ta khó nhọc trồng trọt mới có được cái vườn đẹp thế, sao bỗng dưng đuổi người ta

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 16

đi? Người ta không nộp thuế cho mình bởi vì người ta chưa kiếm được đủ đó

thôi”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn

chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., Tập 2; tr 572]. Dù lập ấp đã hai năm mà “chẳng thu về được xu nào” song những việc làm và tấm lòng của Hạc đã làm thay đổi suy nghĩ của Bảo: “Trước kia, em cho nhà em là gàn dở,


thế mà nay em lại cho nhà em là có lý, thế mới chết chứ”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., Tập 2; tr 573].

Nếu như các tuyến nhân vật trong Gia đình hướng tới phơi bày sự rạn nứt, lỗi thời của ý thức hệ phong kiến qua những xung đột trong cuộc sống gia đình thì Giông tố của Vũ Trọng Phụng hướng tới tố cáo cả xã hội dâm loạn, độc ác và đểu giả qua xung đột xã hội. Đó là chuỗi sự kiện liên tiếp thể hiện xung đột giữa nhà tư bản cỡ “phú gia địch quốc” Nghị Hách với những người lao động, những nạn nhân của xã hội (dân làng Quỳnh Thôn, những phu đồn điền, đám đông những người dân trong cuộc phát chẩn). Các nhân vật tiêu biểu của giai cấp thống trị lần lượt xuất hiện theo quá trình phát triển và hành trình chạy tội của Nghị Hách và các mảng tối trong xã hội hiện ra rõ nét. Qua Giông tố, Vũ Trọng Phụng muốn thể hiện quan điểm nhân sinh cũng như triết lí định mệnh của mình. Các nhân vật và sự kiện gắn với cuộc đời Nghị Hách vừa hướng tới tuyệt đối hóa quyền lực của đồng tiền trong xã hội, vừa minh họa cho triết lí định mệnh. Nghị Hách với sức mạnh tuyệt đối, làm bất cứ việc gì cũng không ghê tay (từ vệc cưỡng hiếp con gái nhà lành, bỏ rượu lậu vào ruộng lương dân đến giết người quăng xác xuống giếng) cũng phải chịu sự chi phối của định mệnh. Các tai họa liên tiếp giáng xuống đầu hắn (vợ cả thông dâm với “thằng cung văn”, bố cướp vợ chưa cưới của con…) như những đòn

trừng phạt của “Hoàng Thiên”, ứng với thuyết nhân quả. Các nhân vật Long,

Mịch vừa là những nạn nhân của xã hội đồng tiền, vừa tiêu biểu cho quan niệm về con người tha hóa mang đậm màu sắc cực đoan của Vũ Trọng Phụng. Bên cạnh đó, tuyến nhân vật đại diện cho lí tưởng, quan điểm nhân sinh của Vũ Trọng Phụng (ông già Hải Vân, Tú Anh); những cô gái mới (Tuyết, Loan); đám nhân vật tại tiệm hút đang muốn làm những điều thất vọng “tan ra khói”; đám đông người khốn khổ trong lễ phát chẩn... Với kết cấu đa tuyến, tác giả tự tạo cho mình thế chủ động khi tiếp cận và miêu tả hiện thực. Một mặt, chân dung Nghị Hách hiện lên đầy đặn hơn qua nhiều mối quan hệ, mặt khác diện mạo và bản chất xã hội được phản ánh khách quan hơn, phong phú đa dạng hơn.


Truyện luận đề của Nhất Linh được xây dựng theo lối kết cấu đa tuyến, đan xen nhiều nội dung. Ở Đoạn tuyệt và Đôi bạn, bên cạnh chủ đề chống lễ giáo phong kiến, chủ đề tình yêu còn có chủ đề hoạt động cách mạng. Thái độ bất hòa với phong kiến không chỉ có ở những cô gái phải chịu cảnh gả bán, phải sống kiếp làm dâu như Loan (Đoạn tuyệt) mà còn xuất hiện trong những chàng trai có khát vọng sống chính đáng như Dũng. Dũng trong Đoạn tuyệt và Đôi bạn là típ người mơ ước và phù hợp với tư tưởng của Nhất Linh thời điểm đó. Dũng (Đôi bạn) đã bộc lộ tâm trạng đau khổ của mình khi “sinh ra đã phải chịu sự bất công là sống trong một cảnh giàu sang không đích đáng, tôi không có quyền hưởng, tôi không muốn hưởng”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 275]. Dám từ bỏ quyền thừa kế những gia tài kếch xù để sống một cuộc đời tự lập, để quăng thân vào gió bụi, làm những việc “quá ư táo bạo” với khát vọng “dân quê đỡ phải chịu hà hiếp”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 67] là hành động và tâm trạng của tuyến nhân vật này - cùng với Dũng là Trúc, Thái, Tạo (Đôi bạn). Ở Đoạn tuyệt, cuộc sống và tình yêu của Dũng như nguồn năng lượng tiếp thêm sức mạnh cho Loan trong cuộc đấu tranh quyết liệt, đoạn tuyệt với gia đình phong kiến. Nàng luôn tự hào về Dũng, về cuộc đời đáng sống của chàng, kế cả khi liên tưởng tới cái chết của chàng lúc quăng thân vào gió bụi ấy, nàng vẫn thấy hơn hẳn cuộc đời đang chết dần, chết mòn của nàng. Nhất Linh như muốn củng cố vững chắc luận đề của mình: phải mạnh mẽ đoạn tuyệt với đại gia đình phong kiến khi xây dựng tuyến nhân vật này.

Kết cấu đa tuyến giúp cho các tác giả cùng một lúc thể hiện được nhiều nội dung, tái hiện được nhiều mảng hiện thực đời sống: Câu chuyện tình yêu, cuộc đấu tranh đòi quyền sống, bộ mặt của giai cấp thống trị, mối quan hệ trong gia đình phong kiến, tư sản...


Trong Bỉ vỏ, Nguyên Hồng sáng tạo một thế giới nhân vật riêng hướng tới phê phán xã hội. Nhân vật trung tâm của truyện là Tám Bính – một “bỉ vỏ” có tiếng trong giới giang hồ. Gắn với cuộc sống của Bính ở nông thôn là những người nông

dân vừa đối diện với cái nghèo, vừa phải sống sợ hãi trước những thành kiến,

những hủ tục nặng nề và những buổi phạt vạ tàn bạo. Đặc biệt là cuộc sống của những cô gái đã “Chót đa mang thì phải đèo bòng, Chót bế lên bụng phải bồng lấy con.”. Hình ảnh chị Minh - người bị làng phạt vạ “mặt mày tái mét, đẫm mồ hôi, răng thì cắn chặt” đang “phải quì ở giữa sân đình, nón không có, bế đứa con mới được mười ngày… giữa trời nắng chang chang.”[Phan Cự Đệ (2000), Tuyển tập Nguyên Hồng, Tập 1,2,3, Nxb Văn học, Hà Nội., Tập 2; tr 12] luôn là nỗi ám ảnh sợ hãi của những người làng nói chung và Bính nói riêng. Gắn với cuộc đời trôi nổi của Bính chốn thị thành là cuộc sống của giới giang hồ (những gái làng chơi, những lưu manh sống bằng nghề ăn cắp, cướp giật, đâm chém…). Xoay quanh nhân vật trung tâm (Tám Bính) - nhân vật tiêu biểu cho cuộc đời của những người lao động bị xã hội thối nát đẩy vào con đường lưu manh là những trùm giang hồ như Năm Sài Gòn, Chín Hiếc, Mười Khai, Tư-lập-lơ…, là những cô gái cùng cảnh ngộ như Hai Liên, là cả một hệ thống nhân vật đại diện cho chính quyền thối nát từ nông thôn đến thành thị như Chánh hội, Lí trưởng, Phó lí…, bọn quan tòa, cảnh sát lẫn bọn nhà giàu đểu giả bất nhân. Qua thế giới nhân vật đông đúc, phức tạp ấy, ngòi bút của Nguyên Hồng phơi bày nhiều mảng hiện thực đen tối trong xã hội đương thời. Bỉ vỏ là câu chuyện đáng thương về cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Vì những định kiến, những hủ tục lạc hậu, Bính phải bỏ làng ra đi trong nỗi ám ảnh, sợ hãi. Xã hội đểu giả, khốn nạn thị thành đã đẩy Bính tới cuộc sống ê chề, tủi nhục chốn nhà thổ. Nhưng xã hội đó không buông tha cho Bính, biến cô trở thành một “bỉ vỏ” có hạng. Cuộc sống của Bính luôn gắn với những đau khổ, lo lắng, trăn trở. Khi thì gắn với mối tình cảm động và nghĩa hiệp của Năm Sài Gòn, khi thì gắn với những hành động trộm cướp, báo thù. Cũng có lúc phải cắn răng

chấp nhận lấy mật thám để cứu cha thoát khỏi vòng tù tội… Qua Bỉ vỏ, nhà văn

Nguyên Hồng còn tái hiện được cuộc sống sinh động của thế giới những con người bị xã hội cũ đày đọa đến tận cùng - những kẻ sống bằng nghề trộm cướp, đâm chém. Đó là cuộc sống đầy tội ác và vô cùng khắc nghiệt khi phải đối diện với nhà tù của chính quyền thực dân, lúc phải đối diện với những đòn trừng phạt vô cùng tàn bạo của luật giang hồ. Và đau đớn hơn là lúc phải đối diện với những tội ác mà


chính mình tạo nên. Song đó còn là cuộc sống với những hành động nghĩa hiệp, chia sẻ của những kẻ tưởng như đã mất hêt tính người trong lúc hoạn nạn… Lối kết cấu này đã giúp cho Nguyên Hồng vừa tố cáo tội ác xã hội thực dân phong kiến trên nhiều phương diện, vừa bênh vực cho những người lao động khi hướng tới lí giải, chỉ ra nguyên nhân cơ bản đẩy họ tới vực sâu của tội lỗi.

Đến Sống mòn của Nam Cao, kết cấu đa tuyến kết hợp với kết cấu tâm lí làm thay đổi tận gốc kết cấu truyền thống, chi phối mạnh mẽ các yếu tố nghệ thuật nòng cốt của tác phẩm. Xuất hiện đan xen cùng với nhân vật chính (Thứ) là những giáo khổ trường tư (San, Đích, Oanh), là gia đình ông Học với lối sống mù tối hay gia đình anh xe ồn ào và xô bồ. Các tuyến nhân vật trong Sống mòn không xung đột với nhau mà bổ sung cho nhau tạo nên nhịp sống mòn lay lắt, lan tỏa phổ biến trong xã hội. Đôi lúc để diễn tả cuộc đấu tranh trong tâm hồn người trí thức, Nam Cao sáng tạo kiểu nhân vật riêng, chỉ tồn tại trong suy nghĩ của nhân vật chính, “Cụ Hải Nam” là kiểu nhân vật này. Với Thứ, cụ chưa hẳn đã xuất chúng bởi chỉ là “những kẻ giàu, hợm của, khinh người”, chỉ đọc nổi chữ quốc ngữ và chỉ được mỗi cái tài “quyến rũ được một mụ đàn bà giảo quyệt, lẳng lơ”. Và vì vậy, Thứ “không có lý do gì phải sợ”, “phải hồi hộp, phải tái người, phải run rẩy và khép nép”[Hà Minh Đức (1999), Sống mòn, “Nam Cao toàn tập”, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 94] khi gặp người ta. Nhân vật xuất hiện như một cái cớ để nhân vật chính soi vào như một “tấm gương” để tự đấu tranh, lựa chọn cách cư xử nên khinh hay trọng ở đời.

Với Nam Cao, kết cấu với cốt truyện đa tuyến được sử dụng thành công

trong Chí Phèo. Nổi bật trong truyện ngắn Chí Phèo là xung đột giữa hai tuyến

nhân vật: Tuyến nhân vật đại diện cho giai cấp phong kiến như Bá Kiến, Lí

Cường, Đội Tảo, Bát Tùng và tuyến nhân vật tiêu biểu cho số phận người nông

dân bị

đày đọa về

thể

chất lẫn tâm hồn như: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo.

Không chỉ xoay quanh xung đột giai cấp giữa người nông dân và phong kiến, Chí

Phèo còn là bi kịch của người lao động bị cự tuyệt quyền làm người. Nhân vật bà cô thị Nở xuất hiện là hình ảnh đại diện cho thành kiến, định kiến đang tồn tại vững chắc trong đời sống nông thôn.


Một nội dung quan trọng và nổi bật trong Chí Phèo khẳng định chiều sâu trong cảm quan hiện thực nhân đạo của Nam Cao: Khát vọng trở về với cuộc sống lương thiện của con người. Tập trung làm nổi bật nội dung này, Nam Cao sáng tạo một câu chuyện tình cảm động, thấm đẫm tình người - câu chuyện “đôi lứa xứng đôi”. Nhân vật “thị Nở” xuất hiện trong tác phẩm là nguyên nhân đặc biệt quan trọng khiến phần người còn sót lại trong “con quỷ của làng Vũ Đại”. Sau cuộc tình với Thị Nở dưới đêm trăng, sau trận ốm báo hiệu tuổi già, lần đầu tiên Chí Phèo thấy tỉnh sau những cơn say triền miên. Bát cháo hành, tình yêu và sự chăm sóc ân cần của Thị đã đưa Chí từ trạng thái ngạc nhiên đến cảm động, bâng khuâng bởi “Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho hắn cái gì. Hắn phải dọa nạt hay là cướp giật. Hắn phải làm cho người ta sợ”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội., Tập 1; tr 94]. Thời khắc ấm áp của tình yêu, tình người cũng đã đưa Chí trở về với những lần bị “bà ba” bá Kiến làm nhục trong quá khứ và ý thức về hiện tại, tương lai của mình với sự già cỗi, cô độc. Trong Chí bùng lên khát vọng trở về với cuộc sống lương thiện: “Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội., Tập 1; tr 95].

Với cốt truyện đa tuyến, Chí Phèo diễn tả nhiều bi kịch (bi kịch bị tước đoạt quyền làm người, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người), đan xen nhiều mảng hiện thực: Đời sống cùng quẫn của người dân quê, bộ mặt thật của xã hội thực dân phong kiến, khẳng định vẻ đẹp phẩm giá của người dân lương thiện... Có thể nói, với dung lượng hạn chế của thể loại nhưng tác phẩm Chí Phèo đã phản ánh được nhiều mặt của cuộc sống và tái hiện đầy đặn nhiều số phận. Đây là thành công đầu tiên, quan trọng của truyện ngắn Chí Phèo, xét trên phương diện thể loại.

Kết cấu đa tuyến đan xen nhiều yếu tố là lối kết cấu mới, hiện đại được vận dụng nhiều trong văn xuôi khuynh hướng lãng mạn và hiện thực. Đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết, lối kết cấu này đã mở ra nhiều hướng tiếp cận và khai thác hiện thực cuộc sống, nội dung phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng hơn và thể hiện được cùng một lúc nhiều quan điểm, triết lí sống khác nhau của tác giả. Thành công và hiệu quả của việc vân dụng còn phụ thuộc vào tài năng của nhà văn, song những ưu việt của lối kết cấu này dần được khai thác và vận dụng hiệu quả trong văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực.


9.1.1.2. Giao thoa trong kết cấu tâm lí

Kết cấu với cốt truyện tâm lí là thuật ngữ xuất hiện trong quá trình tìm hiểu các tiểu thuyết tâm lí và ngày càng được sử dụng nhiều trong đời sống nghiên cứu văn học. Song hiện tại, ở ta vẫn chưa có một khái niệm về tiểu thuyết tâm lí cũng như kết cấu, cốt truyện tâm lí trong các từ điển khoa học (Từ điển văn học và Từ điển thuật ngữ văn học). Trong một số công trình nghiên cứu gần đây, đã xuất hiện một số quan niệm về kết cấu, cốt truyện tâm lí. Nhà nghiên cứu Trịnh Hồ Khoa

gián tiếp đề cập tới cốt truyện tâm lí khi bàn về kết cấu của tiểu thuyết Bướm

trắng: “kết cấu tâm lí đã phá vỡ hình thức kết cấu truyền thống trong các truyện cổ, câu chuyện không cần phải kết thức có hậu” và “Do kết cấu theo quy luật tâm lí, mạch truyện phát triển không theo trình tự thời gian tự nhiên mà theo sự diễn biến của tâm lí”[Trịnh Hồ Khoa (1997), Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr162,163] Hoặc trong cuốn Bàn về tiểu thuyết Khái Hưng, Ngô Văn Thư nhận định: “Khái Hưng thường xây dựng những cốt truyện chú trọng đến tâm lí. Tác giả không chú trọng tái hiện trực tiếp hiện thực đời sống, diễn tả các sự kiện, biến cố bên ngoài, không thuật kể theo thời gian tự nhiên mà theo diễn biến tâm lí”[Ngô Văn Thư (2006), Bàn về tiểu thuyết Khái Hưng, Nxb Thế giới.; tr 155]. Khi bàn về Sống mòn của Nam Cao, các nhà nghiên cứu khẳng định: “Sống mòn là một cuốn tiểu thuyết kết cấu tâm lí rất điển hình” bởi “Trung tâm chú ý của cuốn tiểu thuyết là những dằng xé, dằn vặt, những thay đổi trong thế giới nội tâm của nhân vật Thứ”, và “cốt truyện đơn giản”

cũng như

vai trò của sự

kiện, tình tiết “không mang ý nghĩa tự thân” mà chỉ là

nguyên cớ để bộc lộ cảm xúc. Trong quá trình nghiên cứu về kết cấu nghệ thuật của tác phẩm văn học, trên tinh thần kế thừa người đi trước, chúng tôi đưa ra quan niệm kết cấu tâm lí của mình:

Kết cấu, cốt truyện chú trọng tới khám phá và thể hiện đời sống nội tâm với các trạng thái đời sống tâm lí của con người.

Cốt truyện được nới lỏng, các sự kiện không giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển tính cách mà thay vào đó là sự vận động của các trạng thái cảm xúc, dòng tâm tư, ký ức, liên tưởng của nhân vật.

Mạch truyện phát triển theo diễn biến tâm lí của nhân vật, không theo trình tự thời gian tự nhiên.


Khảo sát văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực, xuất hiện trong sáng tác của các nhà văn có quan niệm sâu sắc về con người bên trong, lấy tâm lí con người làm đối tượng khám phá và miêu tả là lối kết cấu tâm lí với cốt truyện nới lỏng, ít sự kiện nhiều cảm xúc, liên tưởng. Các diễn biến của cảm xúc cũng không tuân theo một trật tự mà luôn có sự xáo trộn. Ta có thể bắt gặp yếu tố giao thoa này trong tiểu thuyết, truyện ngắn của Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí