Con Người Gắn Với Hoàn Cảnh, Chịu Sự Chi Phối Của Hoàn


Văn xuôi lãng mạn, tiêu biểu là Tự lực văn đoàn đã coi đời sống tâm lí của con người là đối tượng khám phá và miêu tả con người. Nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ khi bàn về Tự lực văn đoàn, đã chú ý tới nhận định của Thế Lữ khi chống lại quan niệm văn nghệ lí tưởng của các “văn gia” lớp trước: “Cái hay của một cuốn truyện về phong tục không phải ở cái luân lý của câu chuyện ấy” và khẳng định: “Chỉ có những cảm giác của cuộc đời là thật, còn lại và in sâu trong trí nhớ của người đọc, còn một cốt truyện kể ra và kết cấu một cách khéo léo cho vừa ý độc giả sẽ bị quên ngay, không ai bàn đến nữa”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 22]. Khi lí giải nội dung trong mười điều tôn chỉ và mục đích mà nhóm này đề cập, Phạm Thế Ngũ cũng chỉ ra một trong những nội dung quan trọng: “Diễn tả tâm hồn thanh niên yêu đời và hăng hái để chống lại cái điệu sầu bi, chán nản, già nua của giai đoạn trước.”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 18]. Chú ý tới đời sống nội tâm với các trạng thái cảm xúc, cảm giác là yếu tố quan trọng trong ý thức thể hiện con người của văn xuôi lãng mạn.

Trong bài Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh cho rằng: “Những cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bề trong lẫn bề ngoài. Diễn tả được một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh tế nhị của tâm hồn”. Trong quan niệm của cây bút đứng đầu Tự lực văn đoàn, thế giới bên trong của con người vừa biểu hiện sự chân thực của cuộc sống vừa là đối tượng đang cần được khám phá của văn học.


Khái Hưng ít trực tiếp bộc lộ quan niệm nghệ thuật về con người của mình như Nhất Linh, Thạch Lam. Cái nhìn về con người của ông thường được tập trung thể hiện qua thế giới nhân vật với đời sống tâm lí đầy đặn, sâu sắc. Nhân vật của ông trước hết là nhân vật của các trạng thái cảm xúc, cảm giác. Từ Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân cho tới Hạnh, Đẹp, Băn khoăn luôn là các trạng thái cảm giác của con người. Có thể nói, bao trùm thế giới nhân vật của Khái Hưng nói riêng và xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung là thế giới cảm giác. Đúng như

nhà nghiên cứu Lê Thị Dục Tú nhận xét: “Khảo sát tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

chúng tôi thấy nét độc đáo của họ trong việc thể hiện thế gới nội tâm là nêu lên hàng đầu thế giới cảm giác của nhân vật. Thế giới cảm giác mới chính là nét khu

biệt và là thành

tựu nghệ

thuật trong việc thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

hiện nội tâm của nhà văn lãng

mạn.”[Lê Thị Dục Tú (1994), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn qua ba tác giả Nhất Linh - Khái Hưng, Hoàng Đạo, Luận án P.T.S Khoa học Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.; tr 64]

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 14


Trong quan niệm của các nhà văn lãng mạn, miêu tả thành công thế giới nội tâm là tiêu chí quan trọng nhất trong giá trị tiểu thuyết. Thạch Lam nhiều lần đề cập tới tiêu chí này trong cuốn tiểu luận Theo dòng. Để trả lời câu hỏi: Tiểu thuyết để làm gì?, Thạch Lam đưa ra quan niệm: “cái đời sống cần là đời sống bên trong, cái đời sống của tâm hồn”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 297]. Ông là người hơn ai hết ý thức một cách sâu sắc rằng: những trang viết tinh tế và sâu sắc về đời sống tinh thần con người là một yêu cầu của những người đọc chân chính. Ông cho rằng: “Trong các nguyên cớ khiến cho tiểu thuyết được hoan nghênh tôi có thể chỉ ra cái cớ này: sự nảy nở của đời sống trong tâm hồn riêng của từng người. Khi người ta bắt đầu có một đời sống bên trong, hay tìm xét những trạng thái của tâm hồn mình, người ta thích đọc tiểu thuyết. Trái lại, tiểu thuyết lại giúp cho đời sống bên trong được dồi dào, sâu sắc thêm.”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 282]. Có thể khẳng định, về phương diện lí thuyết, Thạch Lam có cả hệ thống lí thuyết tập trung thể hiện quan niệm con người với đời sống nội tâm: Từ mục đích sáng tác “làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”, đến cái tài của tác giả là: “diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con người”, sự cần thiết và giá trị bất tử của tác phẩm, tác giả: “cốt nhất phải đi sâu vào trong tâm hồn mình tìm những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi ngýời qua tâm hồn

của chính mình, đi đến chỗ

bất tử

mà không biết” (Theo dòng). Không chỉ

trên

phương diện lí thuyết, quan niệm nghệ thuật về con người với chiều sâu nội tâm của ông thể hiện khi khám phá con người trong tác phẩm. Truyện của Thạch Lam không có những xung đột kịch tính. Nhiều truyện không có cốt truyện, không có cả chân dung và tính cách mà chỉ để diễn tả một tâm trạng hay một trạng thái tinh thần nào đó. Hai đứa trẻ kể lại cảnh hai chị em Liên và An ngồi trông một ngôi hàng tạp hóa nghèo nàn. Câu chuyện đi theo dòng tâm trạng của cô bé Liên theo sự vận động của thời gian từ chiều tối đến đêm khuya. Tối ba mươi ghi lại những biến động trong tâm hồn hai cô gái nhà săm vào thời khắc giao thừa. Các cô đã sống những giây phút đầy mặc cảm của thân phận đan xen với những kí ức trong sạch, ấm áp xưa; những ê chề, tủi hổ của cuộc sống nhơ nhớp với những khát vọng mang tính người khi hướng về tổ tiên bằng tấm lòng nâng niu thành kính. Đôi khi Thạch Lam mở đầu thiên truyện của mình bằng sự diễn tả tâm trạng: “có những ngày mà tự nhiên, không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu và hay gắt gỏng, không muốn làm việc


gì...”. Đó là sự khởi đầu cho một hành động, một cơn giận vô cớ và rồi kết cục của nó là sự ân hận, sự day dứt, sám hối trước nỗi đau của đồng loại ( Một cơn giận).

Quan niệm nghệ thuật về con người với đời sống nội tâm bộc lộ sự thức tỉnh ý thức cá nhân sâu sắc của các cây bút đi tiên phong trong quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc - Tự lực văn đoàn.

Quan niệm nghệ thuật về con người với đời sống nội tâm là yếu tố giao thoa tất yếu, mang tính quy luật giữa văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực bởi sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. Cũng quan tâm tới con người với đời sống bên trong, Ngô Tất Tố đã sáng tạo được hệ thống nhân vật “sau lũy tre xanh” với đời sống tâm lí sinh động. Phú Hương bày tỏ sự khâm phục khi đọc Ngô Tất Tố “mỗi lúc ông tả những nhân vật sau lũy tre xanh, y như ta thấy ngay trước mặt”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 204]. Song cũng phải thấy rõ, quan niệm về con người với đời sống bên trong chưa được Ngô Tất Tố chú ý khai thác và biểu hiện như Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng và Nam Cao sau này. Nó bị mờ đi trước quan niệm về con người trên tinh thần giai cấp.

Phải đến Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, con người với đời sống nội tâm được chú ý khai thác, đào sâu và thể hiện một cách sâu sắc. Trong thế giới nhân vật của mình, Vũ Trọng Phụng gửi gắm quan niệm về con người với đời sống nội tâm qua nhân vật tha hóa như Long, Mịch (Giông tố), Huyền (Làm đĩ). Thế giới nội tâm của các nhân vật tha hóa chỉ nhằm mục đích minh họa cho cái nhìn của Vũ Trọng Phụng về cuộc đời. Long, Mịch (Giông tố) là nhân vật như vậy. Long xuất hiện trong tác phẩm với thế giới nội tâm xuôi chiều, không quá phức tạp. Các cảm giác căm thù, lo sợ, rạo rực bùng cháy của dục tình diễn ra đúng theo ý muốn chủ quan của Vũ

Trọng Phụng, hướng tới minh họa cho đời sống bản năng, có dấu ấn cực đoan.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Vũ Trọng Phụng mới chỉ bước đầu thăm dò thế giới tâm hồn con người.


Khi nghiên cứu Nam Cao, Trần Đăng Suyền nhận thấy một hướng đi riêng trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Ông cho rằng: “Đối với Nam Cao cái quan trọng hơn cả trong nhiệm vụ phản ánh chân thực cuộc sống là cái chân thực của tư tưởng, của nội tâm nhân vật… Cái quan trọng nhất trong tác phẩm không phải là bản thân sự kiện, biến cố tự thân mà là con người trước sự kiện, biến cố”[]. Nam Cao đã kế thừa các cây bút lãng mạn một cách sâu sắc ở yếu tố nghệ thuật này. Truyện của Nam Cao thường ít sự kiện, nhiểu tâm trạng. Sự kiện chỉ là cái cớ để nhân vật bộc lộ tâm trạng, hay nói cách khác, cái quan trọng nhất trong tác phẩm không phải là bản thân sự kiện, biến cố tự thân mà là con người trước sự kiện, biến cố. Ông khẳng định: “Nam Cao đã lấy thế giới nội tâm của nhân vật làm đối tượng chính của sự miêu tả. Ông đã hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá con người trong con người, miêu tả và phân tích mọi chiều sâu, mọi chuyển biến trong tâm hồn nhân vật”[Trần Đăng Xuyền (1998), Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, Tạp chí Văn học, (9).]. Sức hấp dẫn của Nam Cao thể hiện ở những trang phân tích tâm lí sắc sảo của ông. Đối với Nam Cao, phương pháp hiện thực có chiều sâu cần đi vào phân tích tâm lí. Bởi vậy, trong sáng tác của Nam Cao việc miêu tả ngoại hình, những cảnh vật thiên nhiên là yếu tố nhằm thể hiện và làm nổi rõ bộ mặt tinh thần của nhân vật.

Trong tiểu thuyết

Sống mòn, Nam Cao đưa ra quan niệm về

con người:

“Sống tức là cảm giác và tư tưởng. Sống cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ, có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động. Bản tính cốt yếu của sự sống chính là cảm giác và tư tưởng.”[Hà Minh Đức (1999), Sống mòn, “Nam Cao toàn tập”, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 172]. Tư tưởng và cảm giác của con người là hứng thú đặc biệt khi cầm bút của Nam Cao. Nhà văn hướng ngòi bút của

mình vào việc khám phá con người trong con người, miêu tả và phân tích mọi

chuyển biến trong thế giới tâm hồn của nhân vật. Nếu ở truyện của Thạch Lam, đời sống bên trong của nhân vật được miêu tả là khoảnh khắc của những cảm xúc, cảm giác thì mỗi nhân vật của Nam Cao là thế giới tâm lí phức tạp với quá trình vận động biến chuyển sâu sắc. Ông xứng đáng là nhà văn của “chủ nghĩa hiện thực tâm lí”[Trần Đăng Xuyền (1998), Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, Tạp chí Văn học, (9).]


Trong sáng tác, khi tập trung miêu tả hiện thực bằng các điển hình nghệ

thuật, yếu tố cá thể hóa, cá tính hóa chính là biểu hiện cao độ quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân của văn xuôi hiện thực bên cạnh quan niệm con người xã hội, con người giai cấp. Trong thực tiễn văn học, sức sống bền vững, vượt thời gian của các nhân vật trong văn xuôi hiện thực phê phán phải được cảm nhận và miêu tả trong sự hài hòa giữa quan niệm nghệ thuât về con người xã hội với con người cá nhân. Giao thoa trong quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân là yếu tố nổi bật, thể hiện cái nhìn mới mẻ, hiện đại và tinh thần dân chủ trong văn xuôi hiện thực và lãng mạn thời kì này.

8.2.2. Con người gắn với hoàn cảnh, chịu sự chi phối của hoàn

cảnh

Con người gắn với hoàn cảnh, chịu sự chi phối của hoàn cảnh là yếu tố nổi bật trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn học hiện thực khi hướng tới phản ánh hiện thực khách quan đời sống. Trước đây, trong cái nhìn chính trị, một số nhà nghiên cứu đối lập văn học hiện thực với văn học lãng mạn và khẳng định: Văn học lãng mạn thoát li hiện thực. Văn xuôi lãng mạn có xu hướng thoát li hoặc không trực tiếp đề những vấn đề cơ bản, nóng bỏng trong đời sống hiện thực thời kì này như: Mâu thuẫn giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột, mâu thuẫn dân tộc với thực dân. Trong thực tế, văn học lãng mạn không hoàn toàn thoát li hiện thực đời sống mà hướng tới phản ánh hiện thực cuộc sống xã hội ở phương diện văn hóa (Tinh thần đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, tiếp thu văn hóa, văn minh phương Tây là một ví dụ). Không chỉ vậy, nhiều tác phẩm của văn xuôi lãng mạn in

đậm dấu

ấn của hiện thực đời sống như:

Nửa chừng xuân, Đoạn Tuyệt, Lạnh

Lùng, Thoát Ly... hay truyện ngắn của Thạch Lam: Nhà mẹ Lê, Tối ba mươi, Một cơn giận, Đói... Hai lần chết, Một đời người. Nhiều nhân vật phản diện của văn xuôi lãng mạn được đánh giá như những hình tượng của chủ nghĩa hiện thực, được

miêu tả rất thật, rất sống như: bà Án (Nửa chừng xuân), Nga (Gia đình), bà Ba

(Thừa tự), bà phán Trinh (Thoát ly).


Trong quan niệm nghệ

thuật về

con người của các tác giả

văn xuôi lãng

mạn, các nhà văn cũng cho rằng con người gắn với hoàn cảnh, chịu sự chi phối của hoàn cảnh. Trong thế giới nhân vật của văn xuôi lãng mạn, cuộc đời của các nhân vật chính diện, đại diện cho cái mới đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của hoàn cảnh sống. Cuộc đời, số phận của những cô gái như Mai (Nửa chừng xuân), Loan (Đoạn

tuyệt), long đong, lận đận bởi quan niệm cổ hủ phong kiến. Trong Gia đình của

Khái Hưng, An có thể được nhìn nhận như “nhân vật tha hóa” của văn học hiện thực. Mặc dù không thích và không ham công danh, An vẫn dấn thân vào chốn quan trường. Môi trường “Gia đình” với những ham muốn công danh phú quý, với những

ghen ghét đố

kị, hiềm khích sẽ

đẩy con người vào tình trạng tự đánh mất dần

phẩm chất tốt đẹp.


Quan niệm về con người của Thạch Lam rất biện chứng. Ông đã nhận thấy con người có quan hệ mật thiết với xã hội xung quanh “người ta không sống một mình, và có liên hệ mật thiết với những người khác, với xã hội”. Ở chỗ khác ông khẳng định: “Người ta bao giờ cũng chịu rất sâu sa ảnh hưởng của hoàn cảnh và

người ta trước hết là được tạo nên để sống với hoàn cảnh”[Phong Lê (1988),

Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 313]. Với quan niệm như vậy, Thạch Lam luôn cố gắng gắn nhân vật với hoàn cảnh. Số phận của họ thay đổi do tác động của hoàn cảnh. Những nhân vật của ông thường được đặt, hoặc trong khung cảnh của một phố huyện tiêu điều xơ xác ngày xưa, hoặc trong môi trường tối tăm, thê thảm của những xóm nghèo nơi ngoại ô Hà Nội. Anh phu xe Dư (Một cơn giận) sống ở ngoại ô Hà Nội, trong một dãy nhà “lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo trên bờ một cái đầm nước đen và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 46]. Vì nghèo, anh quyết định đưa xe vào thành phố kiếm khách để có thêm ít tiền. Anh bị phạt, bị chủ xe đánh đập và đòi nợ. Sợ hãi anh bỏ nhà đi biệt tích. Gia đình lâm vào tình cảnh túng quẫn, đứa con của anh đau ốm vì không có tiền mua thuốc mà phải chết. Cuộc sống của mẹ Lê (Nhà mẹ Lê) và mười một đứa con ám ảnh người đọc bởi cái đói cái nghèo. Để có cái ăn cho 11 đứa con, mẹ đã phải đi vay gạo và bị chó của địa chủ cắn nên sau đó đã chết. Ở truyện ngắn Đói, trước cảm giác đói “đã lấn át khắp người như nước triều tràn lên bãi cát”, đang sôi nổi như “cào ruột xé gan”, Sinh đã gục ngã một cách đau đớn khi “ăn vội vàng, không kịp nhai, kịp nuốt”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr70] gói đồ ăn có được từ đồng tiền bán mình của vợ (Mai), đồng tiền mà Sinh khinh bỉ, căm ghét.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022