Giao Thoa Trong Nghệ Thuật Miêu Tả Tâm Lí Nhân Vật


Chúng ta thấy sự gặp gỡ trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Thạch Lam và Nam Cao, đặc biệt trong thể loại truyện ngắn. Khảo sát về phong cách truyện ngắn Thạch Lam và Nam Cao, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Dung cho rằng: “Tình huống truyện Nam Cao cũng có những nét tương đồng với tình huống truyện Thạch Lam. Đó là những tình huống có tính chất trữ tình hoặc kích động nội quan nhân vật”[Trần Ngọc Dung (1992), Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam thời kì từ đầu những năm 1930 đến 1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Luận án PTS Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.; tr 169]. Nam Cao thường đặt nhân vật của mình vào những những tình huống tâm lí, những tình huống khiến nhân vật trăn trở, suy nghĩ, đấu tranh, giằng xé để từ đó khẳng định giá trị của mình. Nổi bật là các tác phẩm viết về đề tài người trí thức nghèo như Trăng sáng, Đời thừa, Mua nhà, Nước mắt… Cuộc sống của họ luôn phải đối diện với cái đói, cái nghèo và cái đói nghèo bám riết lấy họ trở thành thứ “chất độc” có ngay trong cuộc sống đang hàng ngày, hàng giờ gặm nhấm, tàn phá lương tâm, nhân phẩm. Đó là những tình huống không có xung đột mạnh mẽ, không hấp dẫn người đọc bởi sự li kì, bất ngờ mà buộc người trí thức phải trăn trở, đấu tranh tự khẳng định nhân phẩm của mình. Hộ (Đời thừa) tiêu biểu cho kiểu nhân vật này. Là một văn sĩ có lòng yêu nghệ thuật, có những khát vọng và dự định cống hiến lớn lao, hiểu sâu sắc giá trị của nghệ thuật và giá trị nhân đạo… nhưng luôn phải sống trong cảnh “áo cơm ghì sát đất”. Hộ sẵn sàng hi sinh nghệ thuật để phục vụ cuộc sống khi phải viết những bài báo “để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc”, phải viết toàn những cái “vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn

một vài ý thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ

dãi”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tậpII; tr 69]. Và Hộ cũng là kẻ đang tàn phá cuộc sống mà y tạo dựng được bằng lẽ sống tình thương đó. Nhân vật của Nam Cao trăn trở, day dứt đang tìm lối thoát cho cuộc đời và nhân cách của mình. Các trạng thái tâm lí như ân hận, ngậm ngùi, phẫn uất đến đau đớn xót xa khi tự Hộ tự nhận mình là kẻ “khốn nạn” diễn ra trong tình huống này. Đúng như nhận định của GS Nguyễn Đăng Mạnh: “Nam Cao luôn băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người… Để giải quyết vấn đề này, nhiều khi ông phải đặt nhân vật của mình vào tình thế cheo leo nơi ranh giới giữa con người và thú”[Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách (tái bản), Nxb Văn học, Hà


Nội.; tr 277]. Nhân vật của ông vì thế cũng luôn thử thách khi đứng giữa ranh giới của chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa nhân đạo.

Cũng là tình huống trữ tình, khơi gợi nội tâm, nhân vật của Thạch Lam

thường bộc lộ những rung động, những cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế. Ở Đứa con đầu lòng, đặt nhân vật của mình trong tình huống gợi cảm - sự ra đời của đứa con đầu lòng, Thạch Lam đã diễn tả hết sức tinh tế những thay đổi trong thế giới tâm lí của con người với bao khám phá mới lạ. Cùng với sự xuất hiện của đứa con, trong Tân xuất hiện một “cảm tưởng lạ không rõ rệt nảy nở trong lòng”. Thạch Lam đã miêu tả nhẹ nhàng cái cảm giác ngạc nhiên trong tình huống trữ tình này. Tân không thấy cảm động như chàng tưởng, và cũng không thấy có một tình cảm gì đối với đứa con mới đẻ bởi: “cái mầm sống nhỏ mọn và yếu ớt kia hình như không có một chút liên lạc gì với chàng cả”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 28]. Cứ như vậy, cảm giác thờ ơ, khó chịu, bực bội, giận dữ… diễn ra một cách rất tự nhiên. Và cũng tự nhiên, trong lòng Tân xuất hiện “mối cảm động êm đềm mà phiền phức” khi ở gần đứa trẻ, và cũng là lúc chàng cảm được “cái thiêng liêng sâu xa của sự sống”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 30]. Kết thúc câu chuyện là cảm giác nhẹ nhàng, vừa tinh tế,

tươi mới vừa ấm áp tình người: “Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh

bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ mà chàng chưa từng thấy.”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 31]. Thạch Lam đã miêu tả thật chân thực và tinh vi diễn biến phức tạp của người đàn ông lần đầu tiên được làm cha đồng thời cũng kín đáo ca ngợi tình phụ tử, thiêng liêng cao quý của con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.


Tình huống trong Sợi tóc, Thạch Lam đã xây dựng nhằm thử nhân tâm, nhân cách của con người. Thạch Lam đặt nhân vật của mình đứng giữa ranh giới mong manh giữa lương thiện và bất lương để rồi ông khẳng định niềm tin của mình vào tính thiện của con người. Tình huống vô tình cầm nhầm áo với cái “ví da lớn, phồng chặt” mà thoáng nhìn qua cũng biết “nhiều tiền lắm” đã khiến tâm trí Thành phải “xếp đặt”, “tưởng tượng” trước các việc sẽ diễn ra nếu lẳng lặng rút mấy tờ bạc trăm. Song đó cũng chưa hẳn là cuộc đấu tranh gay gắt trong tâm hồn Thành bởi nó diễn ra rất nhanh “trong tâm trí” và “lúc đó không có một ý nghĩ nào về danh dự, về điều phải, điều trái”. Song trong tình huống đó, nhân vật đã hành động đúng như phẩm chất lương thiện của mình: trả bạn mình chiếc áo với ví tiền và trở về với những cảm giác “rờn rợn và sâu sắc”, với “một cái thú khoái lạc kỳ dị, khe khẽ và thầm lặng rung động trong người, có lẽ là cái khoái lạc bị cám dỗ, mà cũng có lẽ cái khoái lạc đã đè nén được sự cám dỗ”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; 164]. Tình huống trong truyện ngắn Thạch Lam thường hướng tới diễn tả một trạng thái cảm giác, cảm xúc nhẹ nhàng chứ không nhằm tái hiện những xung đột tâm lí gay gắt như truyện ngắn Nam Cao. Ngay cả khi nhân vật bị đẩy tới tận cùng của sự bất hạnh (Tối ba mươi), cảm giác cô đơn, tủi nhục ê chề, đau đớn cũng diễn ra trong tình huống trữ tình, nhẹ nhàng.

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 19

Kiểu tình huống tâm lí xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết của Tự lực văn

đoàn khi hướng tới tái hiện thế giới tâm lí với quá trình vận động, đan xen phức tạp của con người.


Bao trùm tiểu thuyết Bướm trắng (Nhất Linh) là tình huống: Trương (nhân vật trung tâm) phải đối diện với cái chết hay nói cách khác, cái chết tiến gần và đe dọa cuộc sống của chàng. Đặt một sinh viên trường luật đang phải sống trong nỗi ám ảnh mình sắp phải chết, Nhất Linh đã khám phá được những yếu tố tâm lí vừa mới lạ vừa phù hợp với quy luật. Ta có thể bắt gặp các trạng thái tâm lí quen thuộc như chán chường, thất vọng, buông xuôi, phá phách hay liều lĩnh, phù hợp với cuộc sống của Trương. Nhưng ta còn bắt gặp khát vọng sống, niềm vui với những ý nghĩ cao thượng, sự ăn năn, mặc cảm trước những hành động lợi dụng, cơ hội. Các trạng thái đó đan xen nhau, đấu tranh với nhau trong tình huống đặc biệt này cũng

trở

thành yếu tố

quan trọng làm cơ

sở vận động của tâm lí nhân vật. Với tình

huống này, tác giả không có ý định đi tìm bản chất hay tính cách mà muốn tìm tới khám phá, miêu tả những ám ảnh, khổ sở, dằn vặt, đau đớn... cũng như những ý nghĩ hướng thiện, khoan dung, độ lượng trong đời sống tinh thần của nhân vật. Đó là cả cuộc đấu tranh trong tư tưởng Trương, giữa niềm khao khát được sống trong tình yêu và sự ích kỉ, “độc ác không ngờ”, giữa ý nghĩ buông xuôi, phó mặc trong đau khổ với niềm sung sướng của một kẻ mắc bệnh nan y khi muốn “cùng tự tử” với người mình yêu, giữa việc chấp nhận không có được tình yêu nếu nói sự thật với nỗi sợ hãi phải giết người mình yêu nếu “bị hắt hủi”. Đặt nhân vật vào tình huống này, Nhất Linh có khả năng khám phá chân thực chiều sâu tâm trạng với các câu hỏi và tự trả lời được lặp đi lặp lại vang lên trong ý nghĩ của nhân vật trước bước chuyển của cuộc đời như: “Thế rồi sau ra làm sao?”, “Mình đi đến đâu?”, “Mình đi đến đâu? Mình vô lí hết sức”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 394, 419, 456].


Nam Cao có điểm tương đồng, gặp gỡ Nhất Linh trong nghệ thuật tạo dựng tình huống ở Sống mòn. Những trí thức - những giáo khổ trường tư đang đối diện với cái đói, cái nghèo, quẩn quanh trong lối sống mòn, lối sống vô nghĩa lí, lối sống

“quá ư

loài vật, chẳng biết việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ

vào cái dạ

dày.”[Hà Minh Đức (1999), Sống mòn, “Nam Cao toàn tập”, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội., tập 3; tr 275]. Đây là tình huống xuyên suốt Sống mòn, là cơ sở, nguyên nhân tạo ra mạch chảy của dòng tư tưởng Nam Cao. Bám sát tình huống này, mỗi tình tiết, sự kiện trong truyện đều trở thành cái cớ để nhân vật suy ngẫm, liên tưởng, trăn trở… Từ việc cãi nhau “toang toang trong bữa ăn”, việc giấu giếm cái nghèo… đến cả mối tình vụng trộm hay một ý tưởng hẹp hòi, đố kị đều buộc nhân vật phải đấu tranh, phải phân tích lí giải, cắt nghĩa. Khi nghĩ về cuộc sống của một hạng người trong xã hội, nhân vật của ông cũng trăn trở không nguôi với hàng chuỗi các câu hỏi tự đặt ra, tự trả lời và cũng tự phô diễn tâm trạng của mình. Hỏi để phiếm đời, hỏi để chua xót, đắng cay, hỏi để triết lí như kiểu: “Yên thân, nhưng yên thân như vậy để làm gì? Làm để có ăn, ăn để sống, sống để đợi chết… cả cuộc đời chỉ thu gọn vào bằng từng ấy việc thôi ư?”[Hà Minh Đức (1999), Sống mòn, “Nam Cao toàn tập”, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 171].

Nhất Linh và Nam Cao gặp gỡ trong nghệ thuật tạo dựng tình huống hướng tới khám phá chiều sâu tâm hồn con người, phô diễn thế giới tâm lí phức tạp mang tính quy luật. Song, cái đích của Nhất Linh chỉ nhằm diễn tả thế giới tâm lí của con người vận động phát triển đúng với quy luật tâm lí. Đích vươn tới của Nam Cao không chỉ dừng lại ở đó mà muốn khẳng định bản chất tốt đẹp của người lao động qua cuộc đấu tranh tự vượt mình. Sự khác biệt ở đây có cơ sở từ chiều sâu trong giá trị nhân đạo chứ không dựa trên tiêu chí hình thức.

9.2. Giao thoa trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Tâm lí con người trở thành đối tượng để khám phá như một tiêu chí quan trọng của nền văn học hiện đại. Chú ý tới con người bên trong cũng biểu hiện bước tiến rất lớn trong quan niệm về con người cá nhân và thể hiện chiều sâu trong cảm quan phản ánh hiện thực của nhà văn. Sự chân thực của cuộc sống chỉ có

được khi đó là sự chân thực của những cảm xúc, cảm giác trong tâm hồn con

người. Chính vì vậy, khi xây dựng thế giới nhân vật của mình, các tác giả văn xuôi lãng mạn cũng như hiện thực rất chú ý tới miêu tả tâm lí nhân vật.


9.2.1. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hiện

Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hiện là hình thức nghệ thuật thường gặp trong văn xuôi đương thời. Hình thức này thường được vận dụng trong các tiểu thuyết có tính chất luận đề của Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết của một số nhà văn hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan.

Chủ đề lớn của xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, ca ngợi tự do hôn nhân luyến ái. Các nhân vật chia làm hai tuyến tương đối rõ ràng và xung đột về tư tưởng. Và để đấu tranh cho tư tưởng của giai cấp của mình họ đều phải hành động và hành động đó tỉ lệ thuận với tính chất và mức độ của xung đột trong tư tưởng. Ngay từ những tiểu thuyết thời kì đầu như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, hành động mạnh mẽ, quyết liệt của những cô gái mới, có học và ý thức sâu sắc về nhân phẩm, quyền sống chính đáng của mình chống lại quan niệm, tập tục lạc hậu, lỗi thời mà đại diện là các bà mẹ chồng, nham hiểm, xảo quyệt. Tư tưởng không thỏa hiệp với lễ giáo phong kiến trước hết bộc lộ qua hành động mạnh mẽ của Mai (Nửa chừng xuân) và Loan (Đoạn tuyệt). Khi nhân phẩm bị xúc phạm, Mai dám hành động mạnh mẽ, chấp nhận cuộc sống “nửa chừng xuân” chứ không chấp nhận làm lẽ. Thái độ không thỏa hiệp được khẳng định mạnh mẽ trong hành động “căm tức” của Mai khi từ chối những gợi ý

sắp đặt của bà Án: “Bẩm bà lớn, nhà con không có mả lấy lẽ”[Phan Trọng

Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., tập 1; tr151]. Hành động “vờ như vô ý lấy chân hất đổ cái hỏa lò ” của Loan (Đoạn tuyệt) khi về nhà chồng khiến mẹ chồng “ngơ ngác” như báo hiệu cho hành động quyết liệt để đoạn tuyệt hoàn toàn với gia đình phong kiến: ngộ sát chồng.

Ngược lại, thói nệ cổ với các quan niệm lỗi thời, ràng buộc con người cá nhân của đã ăn sâu vào tư tưởng và thể hiện qua hành động của những bà án, bà phán... Để có được cuộc hôn nhân “môn đăng hộ đối”, bà Án (Nửa chừng xuân) tìm mọi cách để chia rẽ “tiểu gia đình” của Mai, từ dọa nạt đến kể cả những thủ đoạn và hành động vu oan giá họa đê tiện nhất. Hành động của bà án không chỉ biểu hiện cho thói nệ cổ mà còn bộc lộ bản chất tàn bạo, độc ác của giai cấp phong kiến. Trước hay sau, bà án cũng không chấp nhận cho Lộc li hôn với người vợ đầu dù không có khả năng sinh con kể cả khi bà đã nhận cháu.


Với bà phán Lợi (Đoạn tuyệt) thì đạo đức, gia phong, phép tắc, nền nếp của gia đình đang có nguy cơ bị hạng “gái tân thời”, có học như Loan đe dọa. Tâm lí sợ hãi đó gửi gắm qua những hành động thể hiện uy quyền tuyệt đối của mình. Bà giáo huấn cho con trai dạy vợ theo châm ngôn: “...dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về”, và cũng sẵn sàng buộc Thân phải đánh vợ khi nhận thấy có sự phản kháng: “Nó hỗn với mẹ anh mà anh không tát cho nó được một cái hay sao? Anh tát nó cho tôi một

cái xem nó còn nỏ

mồm nữa hay không”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ

(giới

thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 84]. Bà củng cố uy quyền của mình bằng cách tự quyết định lấy lẽ cho con, bất chấp sự tồn tại của Loan:

“- Tôi cho anh lấy nó làm nàng hầu.

... - Con chỉ sợ nhà con nó không bằng lòng. Bà phán cao giọng:

- Tôi cho phép anh lấy. Quyền của vợ anh đâu mà anh sợ...”[Phan Trọng

Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 87]

Tâm lí bảo thủ tới mù quáng được biểu hiện qua những hành động và mệnh lệnh tàn độc của người đàn bà đại diện cho quyền uy tối thượng của thứ lễ giáo gia phong trói buộc con người. Từ những cách xưng hô cục cằn mày - tao đến hành động “nhảy chồm lên... sấn lại nắm lấy Loan tát túi bụi” và những mệnh lệnh tàn nhẫn, mất tính người:

“Tha gì. Đánh cho chết!

... Đánh chết nó đi cho tôi. Chết đã có tôi chịu tội.”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 99]

Tập trung miêu tả hành động của nhân vật này trong các xung đột căng

thẳng, Nhất Linh vừa làm nổi bật các tính cách qua sự tương phản, vừa muốn tô đậm tâm lí bảo thủ, đố kị và hằn học của những kẻ thù địch với sự tiến bộ, thù địch với cái mới.


Hằn học, đố kị cũng là những biểu hiện trong tâm lí nệ cổ của bà phán Trinh (Thoát ly). Khi nhận thấy Hồng (con chồng) sắp thoát ly khỏi sự áp chế của mình, bà phán “càng cay nghiệt đối với Hồng” và phải “cố hành hạ” để vớt vát kéo lại. Được hành hạ con chồng là niềm sung sướng và đây là lí do khiến cho bà phán

“không giấu nổi sung sướng bồng bột” khi nghe tin người chồng đính ước của

Hồng chết với câu nói mất hết nhân tính: “Thằng chồng nó chết rồi! Nào, xem nó còn làm bộ”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 2; tr 696]. Song đó luôn là hành động mang tính hai mặt, phù hợp với hoàn cảnh, tâm lí, tính cách của bà phán. Không độc quyền áp chế như bà phán Lợi (Đoạn tuyệt), bà Án (Nửa chừng xuân), bà phán Trinh (Thoát ly) có cách hành xử riêng đối với con chồng. Một mặt, tỏ vẻ không can thiệp vào việc dạy con của chồng để thoát khỏi ảnh hưởng của tiếng xấu muôn thủa trong mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng. Mặt khác, bà đứng sau dèm pha khích bác, nói xấu nhằm chia rẽ tình cảm cha con, đẩy Hồng vào thế

không thể thoát ly. Cho đến chi tiết cuối truyện, hành động giả nhân giả nghĩa

“khóc òa lên” của bà phán khi nghĩ Hồng chết bị phơi bày bởi những tiếng thét và những lời cục cằn, ngoa ngoắt: “À ra con này láo thực. Bà tội lỗi gì mới mày mà mày bảo tha lỗi cho bà, hử con kia”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 2; tr 794].

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí