Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 20


Chủ đề nổi bật trong các tiểu thuyết của xu hướng Tự lực văn đoàn là chủ đề tình yêu. Đó là tình yêu của tầng lớp thanh niên thị thành với những quan niệm mới, in đậm dấu ấn cá nhân. Tình yêu đó được thể hiện mạnh mẽ bằng hành động và qua cả các biểu hiện bên ngoài khác. Chính vì vậy, khi miêu tả các cảm giác, cảm xúc trong tình yêu, các cây bút của xu hướng này hay sử dụng biện pháp ngoại hiện. Bên cạnh việc miêu tả những hành động quyết liệt chống lại những quan niệm cổ hủ, lạc hậu để bảo vệ tình yêu, bảo vệ nhân phẩm, các nhà văn Tự lực văn đoàn rất chú ý tới miêu tả đôi mắt, ánh mắt để thể hiện nội dung cảm xúc của nhân vật. Khi miêu tả diện mạo nhân vật, “các nhà văn Tự lực văn đoàn rất chú ý

tả đôi mắt” và “Nhất Linh hay tả con mắt nhất”[Trịnh Hồ Khoa (1997), Những

đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 122]. Trong tiểu thuyết của Nhất Linh, các nhân vật chính diện (các cô gái mới) thường được nhà văn chú ý tới miêu tả đôi mắt. Đôi mắt vừa tô điểm cho vẻ đẹp thể chất, vừa là nơi kí thác của các trạng thái cảm xúc trong tâm hồn nhân vật. Với Nhất Linh, tình yêu và các trạng thái tâm lí, cảm xúc trong tình yêu đều được

diễn tả qua những biểu hiện của đôi mắt. Người đọc bắt gặp trong Đoạn tuyệt

đầy đủ các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của Loan dành cho Dũng qua hình ảnh đôi mắt. Từ thái độ cảm thông, chia sẻ qua ánh mắt “dịu dàng” đến cảm giác nuối tiếc qua hình ảnh “mắt mơ mộng nhìn lửa cháy” của Loan[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr23]. Từ ánh mắt “dò xét” tình cảm đến ánh

mắt có vẻ

“căm hờn” khi nghĩ về

“hoàn cảnh bức bối của mình”[Phan Trọng

Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 27, 29]. Từ sự ngạc nhiên qua “mở to hai con mắt” đến những giây phút sung sướng thăng hoa của tình yêu trong Loan khi gặp Dũng qua “hai con mắt sáng lên khác thường” với “ mấy giọt nước mắt long lanh từ từ chảy”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 43, 44]... Và khi Loan cảm thấy rõ hết cả cái đời mãnh liệt của đời Dũng, “một cuộc đời đắm đuối trong sự hành động mê man” là ánh mắt thán phục “mở to và sáng lên khác thường”, ánh mắt hiện khát vọng mãnh liệt bung thoát khỏi cuộc sống hiện tại với “cảnh đời khốn nạn”, “nhỏ nhen” đang “giày vò nàng bấy lâu”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.


đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr; 79]. Không chỉ trong Đoạn tuyệt, với Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng, miêu tả đôi mắt cũng luôn là một trong những tiêu điểm khi Nhất Linh miêu tả tâm lí trong tình yêu. Dường như với ông, giây phút thăng hoa của tình yêu chỉ có thể diễn tả một cách đầy đủ được bằng hình ảnh đôi mắt. Cùng một thời điểm, vào ngày lễ hội, niềm vui của Nhung (Lạnh lùng) nhân lên gấp bội khi nhận được thư tỏ tình của Nghĩa, nàng mỉm cười sung sướng và ngắm mình trong gương mà tưởng đang ngắm một người đàn bà khác bởi “hai con mắt long lanh ướt lệ của nàng trong gương”. Ngay cả khi Nhung “nhắm mắt lại” thì “hai cánh tay nàng mê man, ôm ghì lấy cái gối bông mềm vào ngực”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 215]. Với Loan trong Đôi bạn, trao gửi tâm tư, tình cảm bằng ánh mắt đã trở thành ý thức của nàng. Nàng muốn: “bằng hai con mắt lặng lẽ diễn cho chàng biết nỗi vui sướng âm thầm” và khi biết Dũng đang tự do nhìn mình của mình, hai con mắt nàng “bỗng tươi hẳn lên dưới ánh đèn và hai hàng lông mi nàng hơi rung động”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 311]. Đôi mắt như những nhịp cầu nối những tâm hồn trong thế giới của tình yêu, vì vậy đôi mắt của Loan dù buồn vẫn luôn đẹp đến lạ thường, “khác hẳn mọi ngày” trong cảm nhận của Dũng[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 343].

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 20


Các nhân vật của Bướm trắng cảm nhận tình yêu và vẻ đẹp của tình yêu trước hết qua hình ảnh đôi mắt. Ngay từ những trang đầu của truyện, với việc đặc tả đôi mắt, Nhất Linh đã khơi dậy biết bao cảm xúc trong suy cảm của nhân vật. Cùng với vẻ đẹp “ửng hồng” của đôi gò má của Thu là vẻ đẹp của “hai con mắt to

và đen, sáng long lanh như

còn

ướt nước mắt”. Vẻ

đẹp đã gợi trong tâm hồn

Trương cảm giác gần gũi, thân thuộc trong kí ức khi nhớ về Liên (người yêu đã chết của chàng). Đôi mắt ấy vừa gợi tâm trạng trong Trương vừa như ngấm ngầm báo hiệu sự nảy nở của tình cảm, tình yêu lứa đôi và chỉ cần thoáng qua đôi mắt nàng Trương cũng thấy: “trong một lúc, đôi mắt Thu đẹp hẳn lên và nhiễm một vẻ khác; không phải hai con mắt thản nhiên lúc mới gặp”. Và ngược lại, lần gặp đầu tiên đôi mắt của Trương cũng để lại ấn tượng xao xuyến không phai trong Thu bởi đôi mắt ấy phản chiếu một vẻ đẹp đến “não nùng” như gợi một nỗi “đau thương”.

Một đôi mắt trông “hơi là lạ, khác thường tuy hiền lành, mơ màng nhưng vẫn

phảng phất có ẩn một vẻ hung tợn”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; Tập 1; tr 394]. Ngay từ đầu tác phẩm, bằng cách miêu tả cảm nhận tinh tế của Thu về đôi mắt Trương, Nhất Linh cũng đã giúp người đọc cảm nhận được phần nào thế giới tâm lí nhiều mâu thuẫn, phức tạp của chàng.


Khi miêu tả đôi mắt của nhân vật, cùng một lúc, các nhà văn lãng mạn vừa miêu tả được vẻ đẹp thể chất đầy quyến rũ của con người, vừa khám phá được thế giới cảm xúc, tâm trạng. Đôi mắt như sự phản chiếu của đời sống tâm hồn con người qua cách khai thác của các nhà văn Tự lực văn đoàn, đây mới là điều cốt lõi. Ngay đối với Thạch Lam, một nhà văn chỉ tập trung vào miêu tả thế giới tâm lí với những trạng thái cảm xúc, cảm giác của nhân vật, và thường không chú ý miêu tả vẻ bề ngoài cũng như hành động của nhân vật. Nhưng khi mỗi khi miêu tả đôi mắt nhân vật thì đó là những đôi mắt “biết nói”, đôi mắt chứa đầy cảm xúc. Đó có thể là đôi mắt “thông minh” của hai cậu bé, song lại gợi trong Bình những kỉ niệm, kí ức buồn về người bạn trẻ đã mất (Người bạn trẻ). Tâm trạng buồn “man mác” trước cái giờ khắc của ngày tàn như lan tỏa trong không gian qua ánh mắt, qua cảm nhận của Liên (Hai đứa trẻ) và ám ảnh người đọc bởi hình ảnh “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của cô”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 100]. Đó cũng là những đôi mắt của tình cảm, tình yêu vừa nhẹ nhàng vừa da diết và thấm thía trong Dưới bóng Hoàng Lan, Tình xưa. Nếu đôi mắt của Nga (Dưới bóng

Hoàng Lan) nhìn Thanh “như

hội tụ

lại những hình

ảnh tự

bao giờ”[Phong Lê

(1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 127], thì đôi mắt của Lan (Tình xưa) là đôi mắt của tình yêu đương bén, “phản chiếu một tình yêu mãnh liệt và tha thiết quá”. Đôi mắt ấy khiến chàng học trò trường tỉnh Thái Bình “rung động cả người”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 151]. Với Thạch Lam, đôi mắt là nơi biểu hiện rõ nét các trạng thái cảm xúc của tâm hồn con người. Khi mệt mỏi, chán chường thì đó là hình ảnh của những đôi mắt “lờ đờ” của Huệ (Tối ba mươi), đôi mắt “thâm quầng” trong đau khổ của Lan khi tình yêu của nàng bị từ chối phũ phàng (Tình xưa).

Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hiện là biện pháp được sử dụng nhiều trong tiểu thuyết cũng như truyện ngắn của văn xuôi hiện thực phê phán. Nhiều điển hình nghệ thuật bất hủ của văn học hiện thực phê phán được diễn tả qua ngoại hiện.


Khắc họa thế giới tâm lí của phụ nữ và trẻ thơ, thiên nhiên trở thành phương

tiện hữu hiệu trong sáng tác của Nguyên Hồng. Trong Bỉ vỏ, thiên nhiên vừa có

chức năng khơi gợi, kích thích cảm giác, vừa có khả năng dự báo về số phận của nhân vật. Cảnh màn đêm lạnh lẽo, hoang vu trong những ngày đầu lạc lõng, bơ vơ của Tám Bính ở nơi xa lạ: “…trăng thu vừa mới hé ra khỏi dải mây chỉ tỏa xuống những chòm cây một làn ánh sáng như hơi sương phảng phất”, hai bên hè “lả lướt những cành xoan lăn tăn lá, rào rào trước gió lạnh thổi từng cơn dài” [ Phan Cự Đệ (2000), Tuyển tập Nguyên Hồng, Tập 1,2,3, Nxb Văn học, Hà Nội.; Tập 2; tr 19]. Cảm giác lạnh lẽo, thê lương như đeo bám nhân vật, khắc sâu vào tâm trạng mặc cảm tội lỗi và nỗi đau của kẻ bị xã hội xa lánh, xua đuổi. Thiên nhiên ngoại giới đã khơi dậy thiên nhiên trong tâm tưởng của nhân vật - Màn đêm với những hình ảnh “tang thương” “chết chóc” vừa gợi cảm giác rùng rợn, sợ hãi, vừa như dự báo về cuộc sống đầy bất hạnh: “Bính tưởng con đường Bính đi tối tăm hoang vắng như cảnh một bãi tha ma. Những cành xoan xao động là những cành tre lả ngọn bên những ngôi mộ chơ vơ mới đắp. Những tàu lá cọ to sum suê giống những mớ tóc người điên hay thắt cổ.” [Phan Cự Đệ (2000), Tuyển tập Nguyên Hồng, Tập 1,2,3, Nxb Văn học, Hà Nội.; Tập 2; tr 18]. Nguyên Hồng thật tài tình khi miêu tả các trạng thái cảm giác bơ vơ đến ớn lạnh, sợ hãi đến hoảng loạn trong tâm trạng của cô gái lương thiện trước xã hội đen bạc. Bằng cách này, Nguyên Hồng vừa miêu tả được hiện thực tâm trạng của nhân vật, vừa tô đậm hiện thực đen tối của xã hội bởi những liên tưởng đầy ám ảnh. Hơn nữa, tác giả giải thích cho tâm trạng buông xuôi, phó mặc trước thực tại khắc nghiệt. Âm thanh “bật kêu khe khẽ” của Bính: “Biết làm thế nào đêm nay?!!” [Phan Cự Đệ (2000), Tuyển tập Nguyên Hồng, Tập 1,2,3, Nxb Văn học, Hà Nội.; Tập 2; tr 20] như báo hiệu chuỗi ngày đau khổ sắp tới. Gắn với cuộc đời bất hạnh của Bính thường là thiên nhiên xám lạnh gợi cảm giác buồn. Có khi là một buổi chiều mùa đông với “mưa phùn không ngớt, mây trời cứ xám ngắt, nên phố Hạ Lý càng vắng càng buồn” [Phan Cự Đệ (2000), Tuyển tập Nguyên Hồng, Tập 1,2,3, Nxb Văn học, Hà Nội.; Tập 2; tr 39] - thiên nhiên trĩu nặng, cô quạnh gắn với cuộc sống nơi “lầu xanh”… Trong Bỉ vỏ, thiên nhiên mùa xuân, mặt trời với nắng hồng cũng xuất hiện như khẳng định sự tồn tại mạnh mẽ của những giá trị tốt đẹp trong tâm hồn của nhân vật. Tám Bính như hồi sinh trước tình yêu, trước cuộc sống mới cùng Năm Sài Gòn, thiên nhiên hiện lên với màu sắc tươi mới của mùa xuân: “cảnh vật ướt át trong mưa bụi. Cách dậu găng độ vài


bước, một khu vườn nhỏ cỏ mọc đầy, lao xao mỗi lần gió thổi giật trên mặt cỏ

xanh um…” [Phan Cự Đệ (2000), Tuyển tập Nguyên Hồng, Tập 1,2,3, Nxb Văn

học, Hà Nội.; Tập 2; tr 58]. Đây là thiên nhiên phản ánh niềm vui rất riêng của tình yêu, vừa dịu dàng, có chút e lệ, tràn đầy sức sống và đối lập với nỗi buồn, những ê chề, tủi hổ của cuộc sống nhơ nhớp nơi lầu xanh. Bên cạnh biện pháp miêu tả thiên nhiên để khắc họa tâm lí, Nguyên Hồng rất chú trọng tới miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật. Bằng cách đặc tả đôi mắt của Tám Bính, Nguyên Hồng đã ghi lại được những khoảnh khắc cảm xúc của nhân vật. Khi thì “Bính xanh mắt hỏi”, lúc “trừng trừng” nhìn ngạc nhiên, rồi “hai mắt Bính chói rực” khi nghe chuyện của Hai Liên [Phan Cự Đệ (2000), Tuyển tập Nguyên Hồng, Tập 1,2,3, Nxb Văn học, Hà Nội.; Tập 2; tr 44, 47]. Chỉ vài trang văn, ông đã miêu tả tinh tế các cảm giác sợ hãi, ngạc nhiên và niềm hi vọng mạnh mẽ vào tương lai sẽ thoát khỏi cuộc sống khốn khổ.


Ngô Tất Tố với kinh nghiệm sống, sức tưởng tượng sáng tạo và khả năng lựa chọn những chi tiết, hành động tiêu biểu đã tái hiện thành công thế giới tâm lí của chị Dậu - một phụ nữ nông dân hồn nhiên, thông minh, khỏe khoắn với tâm tính mộc mạc... Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã cho rằng: trong tác phẩm Tắt đèn “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ cũng là một đoạn tuyệt khéo, rất đúng với tâm lí của dân quê”[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 633]. Thật vậy, khi bị đẩy vào tình thế hiểm nghèo, chị vùng lên đánh lại cường hào với tất cả lòng căm thù. Hành động mạnh mẽ, căm thù của chị Dậu trước hết xuất phát từ tình cảm, tâm trạng xót xa, lo lắng trước cảnh chồng bị trói, bị đánh. Song đó chưa phải là sự vùng lên tự giác mà là hành động tự phát với nét tâm lí liều lĩnh của người nông dân khi không còn đường sống: “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.”[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 4; tr 332]. Khi miêu tả những trạng thái tâm trạng khác nhau của nhân vật, Ngô Tất Tố cũng đã sử dụng hình ảnh đôi mắt, như một phương tiện biểu hiện hữu hiệu. Yếu tố nghệ thuật này xuất hiện không nhiều trong Tắt đèn song mang lại giá trị độc đáo trong nội dung phản ánh. Trước cơn thịnh nộ đương lên của tên cai lệ, trước cảnh chồng bị trói, bị đánh, chị Dậu không xuất hiện tâm trạng sợ hãi của người yếu thế mà thay vào đó là sự căm phẫn khi “nhìn ông cai bằng đôi mắt đỏ ngầu”[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội.; Tập 4; tr 245]. Từ đầu đến cuối tác phẩm, chị Dậu chưa bao giờ xuất hiện tâm trạng sợ hãi trước bọn cường hào quan lại. Hình ảnh “đôi mắt đỏ ngầu” vừa thể hiện được trạng thái tâm lí, vừa là minh chứng sống động cho sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng của người phụ nữ nông dân này. Cũng vận dụng hình ảnh đôi mắt, gắn với tri phủ Tư Ân, Ngô Tất Tố đã tô đậm tâm lí ươn hèn, bạc nhược của hắn. Hành động “giằng nắm bạc vứt tọt xuống đất” của chị khiến hắn ngạc nhiên “Giương tròn hai mắt”[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội.; Tập 4; tr 396]. Đây là trạng thái tâm lí diễn ra phù hợp với quy luật của cuộc sống. Một mặt, khẳng định phẩm chất trong trắng của chị Dậu, khẳng định thái độ không khuất phục trước đồng tiền trong tâm hồn chị Dậu. Mặt khác, phản ánh đúng tâm trạng của tên tri phủ khốn nạn, dâm đãng - kẻ đã động viên vợ mình đi ngủ với quan trên để tiến thân. Làm sao hắn có thể hiểu được tâm hồn, phẩm chất tốt đẹp của con người khi trong hắn đã mất hết


giá gị làm người.

Trong Tắt đèn, bên cạnh tâm lí căng thẳng, kinh hoàng của những người nông dân thiếu thuế là tâm lí sợ hãi, yếu đuối cam chịu của anh Dậu, là sự lo lắng, thái độ nhẫn nhịn đến thái độ phẫn uất căm thù của chị Dậu. Đó còn là tâm trạng thảng thốt sợ hãi của cái Tý diễn ra trong nước mắt khi biết mình sẽ bị bán: “Con van thày! Con van u! Thày u để con ở nhà chơi với em con. Con van thày! Con van u! Thày u đừng đem bán con”[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 4; tr 241].

Trong các nhân vật phản diện của Tắt đèn, Ngô Tất Tố tập trung bút lực của mình vào vợ chồng nghị Quế - điển hình tiêu biểu cho địa chủ phong kiến ở thôn quê. Sau mỗi một hành động của vợ chồng địa chủ này, người đọc không những thấy được bản chất xấu xa, thâm độc của chúng mà còn thấy được tâm lí hống hách, thái độ lạnh lùng đến tàn nhẫn, học đòi kệch cỡm của kẻ ngu dốt có tiền. Tâm lí thích “ăn bẩn” như là nét tâm lí hứng thú nổi bật trong cách kiếm ăn của bọn địa chủ, quan lại phong kiến. Qua miêu tả hành động cử chỉ của vợ chồng nghị Quế, ông làm nổi bật nét tâm lí ấy. Chúng vào hùa với nhau, tìm mọi cách mua rẻ, ăn chặn tiền bán con bán chó của chị Dậu. Vợ chồng ông bà nghị “giàu thế mà điêu” khi giao tiền bằng tiền chinh để thực hiện “mẹo ăn tiền” có sẵn: ăn bẩn bằng cách đếm thiếu đi mỗi đồng thiếu bốn xu. Với mẹ con chị Dậu, vợ chồng chúng phụ họa với nhau quát tháo, dọa nạt, đay nghiến, chì chiết, bắt cái Tý phải ăn chỗ cơm thừa của chó. Với chó thì chúng “bù khú đú đởn” bàn về đàn chó, cười “giòn khanh khách” thích thú khi trỏ vào mặt chị Dậu mà rằng: “Cơm chó nhà tao

cũng tốn bằng mấy “cơm người” nhà mày đấy”[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ

(1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội., tập 4; tr 297]. Qua hành động, cử chỉ, tâm lí của bọn cường hào địa phương trong cách miêu tả của Ngô Tất Tố có những nét chung là tâm lí của bọn chỉ có một cái nghề “hà hiếp” dân. Song, ứng với mỗi một địa vị xã hội là những nét tâm lí riêng không lẫn. Tâm lí hống hách, hách dịch của quan phủ khác với tâm lí hống hách, học đòi chữ nghĩa, cơ hội của lí trưởng làng Đông Xá và khác với tâm lí hách dịch mà dốt nát, học đòi kệch cỡm... của nghị Quế. Đúng như Phú Hương nhận xét: “Đọc ông Ngô Tất Tố, người ta phải khâm phục sự quan sát tường tận, kĩ càng của ông. Mỗi lúc ông tả những nhân vật sau lũy tre xanh, y như ta thấy ngay trước mắt.”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022