Định Hướng Của Đảng, Nh Nước, Quân Đội Về Văn Hóa Văn Nghệ V Hoạt Động Biểu Diễn Nghệ Thuật


Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CỦA CÁC ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI

3.1. Định hướng của Đảng, Nh nước, Quân đội về văn hóa văn nghệ v hoạt động biểu diễn nghệ thuật

3.1.1. Định hướng chung của Đảng và Nhà nước về văn hoá nghệ thuật Tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động văn hóa, văn nghệ trong toàn quân Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, nói

riêng về văn hóa nghệ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận

Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [74, tr. 19]

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người làm văn hóa, văn nghệ là những chiến sĩ góp phần sự nghiệp phò chính, trừ tà. Đồng thời cũng chỉ rõ mối quan hệ giữa mặt trận văn hóa và mặt trận kinh tế, chính trị. Văn hóa cũng là một mặt trận như kinh tế, chính trị, nhưng văn hóa phải do chính trị lãnh đạo và phải lấy kinh tế làm cơ sở. Điều này cũng chỉ rõ phương hướng rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác văn hóa văn nghệ nói chung và trong toàn quân nói riêng.

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động văn hóa văn nghệ cũng như biểu diễn nghệ thuật cho người lính, góp phần củng cố vững chắc lòng tin của người lính đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Quân đội, nâng cao đời sống văn hóa của người lính trong tình hình mới, các cấp, ngành cần bám sát một số định hướng cụ thể sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, nắm vững các quan điểm của Đảng về công tác văn hóa văn nghệ được thể hiện tập trung trong nhiều Nghị quyết quan trọng về văn hóa, văn học, nghệ thuật như: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa


Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 16

VIII) ngày 16/7/1998 về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị (khóa X) ngày 16/6/2008 về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Ngày 9/6/2014, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Vai trò quan trọng của văn hóa trong giai đoạn mới tiếp tục được các Nghị quyết kh ng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội,…

3.1.2. Định hướng cụ thể quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội

Tiếp nối quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như xác định vai trò quan trọng của yếu tố văn hóa, văn học, nghệ thuật trong việc góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của QĐND Việt Nam, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực chăm lo phát triển văn hóa, nghệ thuật để không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ. Những năm qua, quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa quan điểm đường lối văn hóa của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa trong Quân đội; đã ban hành nhiều chỉ thị, hướng d n triển khai thực hiện như: Chỉ thị số 47/CTĐUQSTW Về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, in và phát hành sách báo trong quân đội; Chỉ thị số 355-CT/QUTW ngày 20/4/2017 của Quân ủy Trung ương Về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa, văn học, nghệ thuật trong quân đội giai đoạn hiện nay; Thông tư số 138/2020/TT-BQP ngày 10/11/2020 của Bộ Quốc


phòng về Quy định chế độ, định mức, tiêu chuẩn đời sống văn hóa tinh thần trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Quyết định số 3672/QĐ-BQP ngày 24/11/2020 của Bộ Quốc phòng về Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 353/CT ngày 9/11/1996 của Tổng cục Chính trị Về tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong các đơn vị quân đội”; Tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Đảng, chỉ thị, hướng d n của Ban Tuyên giáo Trung ương, quyết định của Bộ Quốc phòng, ngày 19/1/2021, Tổng cục Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 136/KH-CT về Tổ chức hoạt động trọng điểm về văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí quân đội giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch đã xác định rõ nội dung, mục tiêu, biện pháp hoạt động của các loại hình văn hóa, nghệ thuật, báo chí trong quân đội; đồng thời Kế hoạch còn chỉ rõ phương thức, phương pháp, quy trình, cách thức, biện pháp, các khâu, các bước từ quán triệt, triển khai các văn bản nghị quyết, quy chế, quy định đến tổ chức các hoạt động quản lý, hội diễn, liên hoan văn hóa, văn nghệ, xây dựng môi trường văn hóa, sơ kết, tổng kết, xét trao giải thưởng, nghiên cứu thành lập các hội chuyên ngành Văn hóa, nghệ thuật, giáo dục đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ Quân đội; tổ chức thực hiện các cuộc vận động,..

Quân ủy Trung ương yêu cầu cấp ủy, chính ủy, chính trị viên và chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn quân phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ, trước hết là cấp ủy, cán bộ chủ trì, cán bộ chính trị các cấp về vai trò, tầm quan trọng của VHNT trong giai đoạn hiện nay; coi đây là bộ phận hữu cơ, vũ khí sắc bén của công tác tư tưởng để xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Các hoạt động sáng tác, quảng bá VHNT trong quân đội bảo đảm đúng định hướng của Đảng, có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh sinh động đời sống hiện thực của bộ đội, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và


phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Theo đó, đội ngũ cán bộ, văn nghệ sĩ làm công tác VHNT trong Quân đội đã phát huy tốt vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, thực hiện tốt đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, góp phần xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở các đơn vị, tô thắm và lan tỏa phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân. Đội ngũ văn nghệ sĩ Quân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, yêu nghề, dấn thân, sáng tạo, phục vụ tốt nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của bộ đội và nhân dân.

Nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn công đã góp phần khơi dậy tính tự giác cao, ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ tại đơn vị đóng quân, củng cố các mối quan hệ giữa lãnh đạo chỉ huy và cấp dưới; đồng chí - đồng đội trên nguyên tắc dân chủ, bình đ ng, tôn trọng và yêu thương l n nhau. Hay có thể thấy r ng, thông qua quá trình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật ở mỗi đơn vị, mà các mối quan hệ được tăng cường, đã liên kết các quân nhân thành một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp và phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của Quân đội. Với ý nghĩa như vậy nên việc quản lý hoạt động văn hóa văn nghệ nói chung và biểu diễn nghệ thuật nói riêng tại các Đoàn được chú trọng bởi hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức tuyên truyền chủ nghĩa thực dụng và lối sống tự do theo kiểu phương Tây làm phương hại tới truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của nhân dân ta. Lối sống thực dụng được đề cao ở một bộ phận nhân dân, đặc biệt là giới trẻ, là một trong nguyên nhân d n đến xem nhẹ những giá trị, chuẩn mực văn hóa đạo đức truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam như lòng nhân ái, hiếu nghĩa, thuỷ chung, vị tha, trọng nghĩa tình,… Điều này đã tác động đến môi trường quân sự, trong đó có những người lính.

Do đó, việc quản lý hiệu quả hoạt động văn hóa nghệ thuật được xem có tính hiệu quả cao và dễ thực hiện. Quản lý hoạt động này hướng đến việc


thực sự lôi cuốn, gắn bó các cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị với nhau. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết cần được giải quyết kịp thời. Bên cạnh đó, nội dung và phương thức hoạt động văn hóa nghệ thuật trong Quân đội cần có sự đổi mới toàn diện và có chiều sâu. Trong thực tế, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn văn công chủ yếu có nội dung nói về các tấm gương người tốt, việc tốt đã có tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm của bộ đội, giáo dục họ lối sống trong sáng, lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, trung thực. Từ đó, họ biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh, môi trường quân sự và xã hội. Chính việc quản lý hiệu quả hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn VCQĐ đã góp phần tạo sức đề kháng cho các cán bộ, chiến sĩ trước các sản phẩm văn hóa độc hại, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội, sản phẩm văn hóa độc hại tác động đến đời sống của bộ đội. Có thể kh ng định, hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn VCQĐ đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục, xây dựng lối sống, đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ. Việc quản lý hiệu quả hoạt động biểu diễn nghệ thuật còn biểu hiện ở việc tổ chức được những tác phẩm tốt, bồi dưỡng được đội ngũ diễn viên, chiến sĩ có năng lực thẩm mỹ, để từ đó là công cụ hữu hiệu ngăn chặn và khắc phục những hiện tượng tiêu cực của xã hội, văn hóa phẩm xấu độc ảnh hưởng tới các cán bộ, chiến sĩ.

Trên cơ sở này, các Cục Chính trị, Đoàn văn công tại các Quân khu, Quân chủng chủ động phối hợp nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho Quân ủy những chủ trương, chính sách về văn hóa văn nghệ, hoạt động biểu diễn nghệ thuật phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và đặc thù hoạt động VHNT của Quân đội. Trong đó, trọng tâm là cụ thể hóa mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp vào từng nội dung, chương trình hoạt động biểu diễn nghệ thuật phù hợp với từng địa bàn, địa phương, đơn vị.

Chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể


địa phương tổ chức các chương trình văn hóa văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật để tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng sức, đồng lòng, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các đơn vị và địa phương.

Phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng ở từng đơn vị; năng lực và trách nhiệm của Đoàn trưởng, chính trị viên đối với hoạt động văn hóa văn nghệ nói chung và hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói riêng; gắn trách nhiệm quản lý, điều hành, tổ chức của người đứng đầu đơn vị nh m khắc phục biểu hiện xem nhẹ công tác văn hóa văn nghệ.

Tiếp tục đổi mới mạnh m , toàn diện các hoạt động văn hóa văn nghệ, trong đó có hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Chú trọng huy động hiệu quả sự sáng tạo của chiến sĩ, diễn viên các Đoàn Văn công trong việc dàn dựng, viết kịch bản những đề tài, chương trình gắn liền với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người lính, của nhân dân trong bối cảnh hiện nay nh m khắc phục việc biểu diễn nghệ thuật không gắn liền với đời sống văn hóa của người lính, nhân dân.

Chú trọng thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ chiến sĩ, diễn viên đáp ứng được tình hình mới. Cùng với đó là kiện toàn đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, diễn viên văn hóa văn nghệ trong các Đoàn VCQĐ bởi đây là nhiệm vụ đáp ứng sự phát triển bền vững và ổn định của hoạt động này.

Những quan điểm và chỉ đạo này giúp cho nhóm giải pháp nâng cao chất lượng HĐBDNT trong các Đoàn VCQĐ phù hợp với yếu tố đặc thù của đơn vị trong Quân đội, tránh đưa ra giải pháp mang tính thị trường hay đề cao lợi ích kinh tế trong việc tổ chức các HĐBDNT. Điều này cũng là cơ sở quan


trọng trong việc quản lý HĐBDNT phù hợp với điều kiện thực tế (diễn viên, cơ sở vật chất, năng lực biểu diễn,..) tại các Đoàn VCQĐ.

Như vậy, HĐBDNT tại các Đoàn VCQĐ có nhiều yếu tố tác động và chi phối. Những HĐBDNT tại các Đoàn VCQĐ có những mục tiêu và đặc thù riêng, chịu sự quản lý của các văn bản qui phạm pháp luật liên quan cũng như chỉ đạo của các cấp trong Quân đội.

3.1.3. Vai trò của hoạt động văn hoá nghệ thuật trong Quân đội

Văn hóa, nghệ thuật là một mặt hoạt động của công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, góp phần xây dựng, phát triển nhân cách con người, xây dựng môi trường văn hóa quân sự tốt đẹp, lành mạnh. Chủ trương của Đảng ta kh ng định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Trong bối cảnh mà sự nghiệp đổi mới đã và đang yêu cầu đạt tới mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại để s n sàng bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống, góp phần xây dựng, phát triển đất nước, dù đã xuất hiện một số đặc điểm mới trong hoạt động sáng tạo thì nhiệm vụ của VHNT khi tham gia xây dựng bản lĩnh, nhân cách của bộ đội ngày càng có những yêu cầu cao hơn.

Quân đội đã chứng minh, văn hóa, nghệ thuật luôn bám sát thực tiễn, phản ánh trung thực, sinh động ý chí, nghị lực, sức sáng tạo, tinh thần quả cảm của bộ đội trong cuộc sống và mọi mặt hoạt động quân sự, đặc biệt là trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Thông qua những tác phẩm có tính tư tưởng, tính nghệ thuật cao, văn học, nghệ thuật đã tôn vinh giá trị chân - thiện - mỹ, đóng góp không nhỏ trong xây dựng, bồi đắp hình tượng người quân nhân cách mạng, góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở, nền tảng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, chiến thắng của Quân đội.


Để phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật trong QĐND Việt Nam giai đoạn hiện nay cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa các quan điểm nghị quyết của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, nhất là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 87, Chỉ thị số 855- CT/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đẩy mạnh Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới. Đặc biệt quán triệt và triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm được nêu trong Nghị quyết đại hội XIII của Đảng, là “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và hội nhập quốc tế” [36, tr. 25,202].

Định hướng, quản lý chặt ch các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, văn nghệ trong toàn quân thực sự chất lượng, hiệu quả; mở rộng quan hệ hợp tác về văn hóa với quân đội và nhân dân các nước trên thế giới; lan tỏa, quảng bá giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, góp phần tạo dựng “sức mạnh mềm”, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thân thiện, yêu chuộng hòa bình, hợp tác và phát triển.

- Vũ kh tinh thần tr n mặt trận tư tưởng

Văn hóa nghệ thuật Quân đội được xác định là món ăn tinh thần không thể thiếu trong toàn quân; là cầu nối để đưa đường lối, chủ trương của Đảng, Quân ủy Trung ương đến với các cán bộ, chiến sĩ; góp phần định hướng, cổ vũ, động viên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí vượt qua khó

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí