Giao Thoa Trong Kết Cấu Hiện Đại Và Tình Huống Nghệ Thuật


Chú ý tới sự tác động của hoàn cảnh trong quan niệm của các nhà văn lãng mạn không phải bắt nguồn từ nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa hiện thực mà do ý thức muốn được “thành thật” với cuộc đời. Thạch Lam đề cao cách viết chân thực. Sự thành thực của tâm hồn và phẩm cách là vấn đề lớn và có trọng yếu đối với người nghệ sĩ: “Một nhà văn không thành thực, không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ... Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 280]. Với Thạch Lam, trung thực bao hàm cả sự trung thành với hiện thực lẫn sự trung thực của tâm hồn nhà văn. Xét mối quan hệ nhà văn - hiện thực, Thạch Lam không đồng tình với thái độ quay lưng với hiện thực của người nghệ sĩ, vì điều đó dường như là giết chết nghệ thuật. Ông viết: “Có nhiều nhà văn không dám nhìn thẳng vào sự thật bao giờ. Trong tác phẩm của họ, những cảnh tả đều là bịa đặt, không có thật, các nhân vật đều có khuôn sáo tâm lý sẵn có trong các sách trước”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.]. Nghệ thuật không thể quay lưng với hiện thực, không thể trốn tránh và làm ngơ trước mọi bất công. Thạch Lam khẳng định: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; Lời nói đầu].

Khái Hưng đồng tình với Thạch Lam khi cho rằng: “Tiểu thuyết phải gắn với cuộc đời, phải là đời với những lúc sướng lúc khổ, phải có những cái nhỏ nhen, tầm thường, cao thượng của đời, phải có những cái đáng thương, những cái buồn cười, những cái bực tức.”[Vương Trí Nhàn (1996) (sưu tầm, biên soạn), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.; tr 82]. Khái Hưng và các nhà văn Tự lực văn đoàn đề cao thứ văn chương gắn với cuộc đời và con người trong tác phẩm của họ không thể tách rời hoàn cảnh. Quan hệ giữa con người - môi trường là quan hệ có tính quy luật và được các nhà văn của nhiều thời đại, nhiều khuynh hướng quan tâm. Đây cũng là yếu tố gặp gỡ giữa văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 trong quan niệm nghệ thuật về con người.


Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc, ông đã nhìn thấy mối quan hệ biện chứng giữa con người với hoàn cảnh. Con người là “Tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”, bởi vậy, con người không tồn tại như một thực thể độc lập, tách biệt mà luôn chịu sự chi phối, tác động của hoàn cảnh sống. Hoàn cảnh sống không chỉ tác động làm thay đổi cuộc sống mà còn thay đổi tính cách của con người trong sáng tác của ông. Chí Phèo, Tư cách mõ, Sao lại thế này?... thể hiện rất rõ quan điểm con người gắn với sự tác động của ngoại cảnh của Nam Cao. Truyện ngắn Sao lại thế này là truyện ngắn luận đề minh họa cho quan niệm con người gắn với hoàn cảnh của ông. Câu chuyện kể về một người đàn bà với những thay đổi trong cuộc đời. Gắn với cuộc sống khổ cực khi là vợ của một học trò trường huyện, phải sống trong cảnh túng thiếu, thị hiện lên với bao tật xấu, “bẩn thỉu và cục mịch”. Nay hoàn cảnh đổi khác, người đàn bà khi xưa đã trở thành bà Hưng Phú - vợ của một người giàu có và trở thành “một người đàn bà kiểu mẫu”, biết vui mà không lơi lả, đứng đắn mà không nghiêm nghị, nhẹ nhàng mà không phù phiếm. Mượn lời nhân vật, Nam Cao lí giải: “Một cô gái giang hồ với một người đàn bà lương thiện không cách xa nhau là mấy. Chỉ có những hoàn cảnh khác. Hoàn cảnh

đổi rất có thể người đổi, tâm tính đổi”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu),

(1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; T2; tr 85]. Nam Cao đã nhìn thấy sự tác động của hoàn cảnh đối với con người. Tính cách nhân vật của Nam Cao không phát triển ngoại lệ ngoài môi trường vốn có của nhân vật. Các nhân vật của Nam Cao phần lớn đều nhận thức được cảnh ngộ riêng và phụ thuộc vào hoàn cảnh như một quy luật: Cuộc đời thì bất cứ hoàn cảnh nào cũng chảy trôi theo những định luật chưa bao giờ lay chuyển được. Hiện tượng biến chất của Chí Phèo và hàng loạt các nhân vật Binh Chức, Năm Thọ, Trương Rự, Binh Tư... đều do

hoàn cảnh xô đẩy như một quy luật không cưỡng lại nổi. Trong truyện ngắn Tư

cách mõ, Nam Cao để cho nhân vật anh cu Lộ đổi hẳn tính cách do sự thay đổi của hoàn cảnh. Từ một người nông dân chỉ biết “chăm chăm chúi chúi” làm nuôi vợ nuôi con, không cờ bạc, không rượu chè. Sau một thời gian làm mõ, anh đã trở thành một tên mõ chính tông, với tính cách: “cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 247].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Quan niệm nghệ thuật về con người gắn với hoàn cảnh được các nhà văn hiện thực thể hiện mang tính quy luật: Hoàn cảnh thay đổi tính cách. Song không phải bất cứ tác phẩm nào cũng áp dụng một cách máy móc nguyên tắc nghệ thuật này. Thực tiễn cho thấy, trong sáng tác của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng và Vũ Trọng Phụng (với nhân vật “có nghĩa lí”), nhân vật mặc dù cũng phải chịu sự tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh song không phải nhân vật nào cũng thay đổi tính cách. Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tám Bính trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng là những nhân vật như vậy.

Giao thoa trong quan niệm nghệ thuật về con người trong khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và khuynh hướng văn xuôi hiện thực đã phản ánh bước phát triển theo chiều hướng hiện đại, dân chủ trong cảm quan về con người. Yếu tố nhân văn, tiến bộ thể hiện rõ khi hai khuynh hướng này cùng hướng về con người cá nhân, tìm và khẳng định giá trị của cá nhân con người trong xã hội với quyền sống chính đáng của mình và có một đời sống bản năng phong phú, đời sống nội tâm sâu sắc. Dấu ấn và chiều sâu trong quá trình phản ánh hiện thực còn thể hiện từ quan niệm về con người gắn với hoàn cảnh. Hoàn cảnh đã tác động đến tính cách và làm thay đổi số phận của họ.

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 15

Tiểu kết chương 3


Sự gặp gỡ trong tư tưởng nghệ thuật giữa các cây bút lãng mạn và hiện thực là điều tất yếu và mang tính quy luật. Nổi bật qua tác phẩm, qua hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, qua các bài viết, ý kiến của họ là tư tưởng dân chủ mang màu sắc tư sản, đề cao và khẳng định vẻ đẹp, giá trị của con người cá nhân và thái độ bất hòa với xã hội thực dân phong kiến thối nát. Các nhà văn lãng mạn và hiện thực hướng tới phê phán hiện thực cuộc sống đen tối, ngột ngạt trên tinh thần đòi quyền làm người và khát vọng sống chính đáng của con người. Khát vọng dân chủ kết hợp hài hòa với tinh thần dân tộc trong thái độ cảm thông, chia sẻ, bênh vực những kiếp sống bất hạnh và ư thức khẳng định vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên đất nước. Cùng với tư tưởng dân chủ, quan niệm về con người mở rộng và ngày càng sâu sắc. Con người cá nhân được đề cao và đặt trong nhiều mối quan hệ để tìm hiểu, khám phá: con người trong các mối quan hệ xã hội, con người trong quan hệ với chính mình. Trong quan niệm nghệ thuật về con người, con người với đời sống tinh thần phong phú, con người với thế giới tâm lí phức tạp, khó nắm bắt trở thành đối tượng hướng tới khám phá. Đây là bước phát triển trong cái nhìn về con người và cũng là yếu tố gặp gỡ giữa văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực trong tư tưởng nghệ thuật.


9.

GIAO THOA VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

9.1. Giao thoa trong kết cấu hiện đại và tình huống nghệ thuật

9.1.1. Kết cấu truyện mang tính hiện đại

“Đem phương pháp khoa học thái Tây ứng dụng vào văn chương An

Nam”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn

chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., tập 1; tr 10] là tôn chỉ quan trọng trong đường hướng sáng tác của Tự lực văn đoàn. Trên tinh thần học hỏi nghệ thuật viết văn phương Tây, “đi sâu vào nội tâm nhân vật, tả cảnh, tả tình, viết gọn gàng, sáng sủa, dễ hiểu, bỏ cách viết công thức, cách hành văn luộm thuộm, dây cà ra dây muống, văn chương biền ngẫu thịnh hành trước năm 1930”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 38], Tự lực văn đoàn đã tạo nên bước đột phá có ý nghĩa trong đổi mới văn học, trước hết là những đổi mới có giá trị về hình thức nghệ thuật. Tinh thần này lan rộng trong đời sống văn học, có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động sáng tác của nhiều trào lưu, khuynh hướng và ngày càng mở ra những hướng tiếp cận và thể hiện mới, có giá trị. Một trong những đổi mới quan trọng trên phương diện hình thức của văn xuôi thời kì này là đổi mới về kết cấu nghệ thuật. Kết cấu tiểu thuyết và truyện ngắn đổi mới theo hướng hiện đại, đi sâu vào khám phá đời sống tâm lí con người.


Kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp của tác phẩm”[Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.; tr 106] và thể hiện một nội dung rộng rãi. Nó không đơn giản chỉ là

phương diện hình thức bởi kết cấu tác phẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể của tác phẩm và qua kết cấu ta có thể thấy được nhận thức, tài năng, phong cách của nhà văn. Sự đổi mới kết cấu trong tiểu thuyết

đã xuất hiện trước 1930, tiêu biểu là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Tập trung

làm nổi bật chủ đề tình yêu, tác giả đã tổ chức truyện theo lối kết cấu hiện đại, không chú trọng tới cốt truyện với các sự kiện, tình tiết ly kỳ mà chú trọng tới khai thác tình cảm, cảm xúc của con người trong tình yêu. Tuy vậy, trong đánh giá chung của các nhà nghiên cứu, Tố Tâm mới chỉ là dấu nối, bước chuyển từ thi pháp tiểu thuyết cổ trung đại sang thi pháp truyện hiện đại bởi kết cấu đơn tuyến và sự phát triển theo trình tự thời gian của cốt truyện. Phải đến Tự lực văn đoàn, kết cấu tiểu thuyết mới đổi mới triệt để với lối kết cấu đa tuyến, kết cấu tâm lí đan xen nhiều yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau. Tự lực văn đoàn có công đầu trong đổi mới kết cấu của văn xuôi theo hướng hiện đại. Song khi khảo sát tiểu thuyết của khuynh hướng hiện thực phê phán thời kì này ta cũng bắt gặp lối kết cấu của tiểu thuyết hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, sau này là Nam Cao và Nguyên Hồng. Ở đây có sự gặp gỡ tự nhiên giữa những cây bút văn xuôi tài năng của hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực trên tinh thần học tập nghệ thuật phương Tây. Kết cấu đa tuyến và kết cấu tâm lí làm thay đổi hoàn toàn thi pháp tiểu thuyết và chi phối tới các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm.

9.1.1.1. Giao thoa trong kết cấu đa tuyến


Hiện tượng giao thoa trong kết cấu đa tuyến xuất hiện giữa văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932-1935 là hiện tượng giao thoa nghệ thuật mang tính quy luật do nhiều nguyên nhân. Ra đời trong thời điểm của xã hội hiện đại, đối tượng phản ánh của văn học là xã hội đang biến đổi mạnh mẽ, bề bộn và sâu sắc với nhiều mối quan hệ chồng chéo, phức tạp. Yếu tố thay đổi này buộc nhà văn phải linh hoạt trong kết cấu truyện để có thể tái hiện được đời sống xã hội và con người trên quy mô rộng lớn, phức tạp. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của văn học dịch thời kì này (chủ yếu là văn học Pháp) đã giúp các nhà văn tiếp cận được với lối viết hiện đại phương Tây. Một nguyên nhân khiến cho kết cấu nghệ thuật văn xuôi thay đổi là sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Con người xuất hiện trong tác phẩm giờ đây không phải là con người chức năng, nhất phiến mà là con người có đời sống tâm sinh lí khó nắm bắt, với nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp. Chính vì vậy, kết cấu đa tuyến, kết cấu tâm lí được vận dụng linh hoạt đã thay cho lối kết cấu đơn tuyến thường gặp trong tiểu thuyết truyền thống.


Kết cấu, cốt truyện đa tuyến hướng tới “trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của cuộc sống ở một thời kì lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật”[Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tr 71]. Trong văn xuôi lãng mạn, kết cấu đa tuyến đan xen nhiều yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau được vận dụng nhiều trong tiểu thuyết nhằm mục đích mở rộng dung lượng phản ánh hiện thực và thể hiện nhiều cách lí giải, cảm nhận cuộc sống. Nổi bật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là xung đột giữa hai tuyến nhân vật chính: Lớp người cũ - tuyến nhân vật đại diện cho lễ giáo phong kiến bảo thủ lạc hậu và lớp người mới - tuyến nhân vật đại diện cho tư tưởng mới, dân chủ tiến bộ. Câu chuyện Nửa chừng xuân là cuộc đấu tranh mạnh mẽ, không thỏa hiệp giữa tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng phong kiến lỗi thời. Song đó còn là câu chuyện về tình yêu lứa đôi mang màu sắc hiện đại, vừa đắm say vừa đau khổ, vừa yêu thương chung thủy, vừa mạnh mẽ kiên quyết trong suy nghĩ và hành động để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ quyền sống quyền tự do cá nhân của mình. Giá trị tố cáo phong kiến toàn diện hơn, thuyết phục hơn khi tác giả xây dựng nhân vật Hàn Thanh bổ sung cho nhân vật đại diện cho thế lực phong kiến. Hoặc bên cạnh câu chuyện tình yêu của Mai - Lộc còn có câu chuyện tình yêu của Mai - Minh, Mai - Bạch Hải. Vẻ đẹp và phẩm giá của Mai được khẳng định khi khéo léo từ chối làm lẽ Hàn Thanh và được tô đậm trước những tình yêu đơn phương của Minh, Bạch Hải.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí