Câu 10. Theo thầy/cô, hiệu quả của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay như thế nào?
A.Hiệu quả cao.
B. Hiệu quả.
C. Ít hiệu quả.
D.Không hiệu quả.
Câu 11. Theo thầy/cô, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường THPT? (Đánh dấu × vào những ô mà thầy/cô lựa chọn)
Nguyên nhân | Lựa chọn | |
1 | Nhận thức của BGH, GV, HS về tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo | |
2 | Chương trình, SKG bộ môn quá nặng nề | |
3 | Chương trình, SGK bộ môn thiếu kiến thức về biển, đảo | |
4 | Thiếu cơ sở vật chất, phương tiện, thời gian, kinh phí... | |
5 | GV thiếu phương pháp và kỹ năng tổ chức giáo dục | |
6 | Học sinh quá coi trọng những môn tự nhiên, ít hứng thú với bộ môn nói chung, vấn đề biển, đảo nói riêng | |
7 | Thiếu nguồn tài liệu bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng về giáo dục chủ quyền biển, đảo cho giáo viên và học sinh | |
8 | Chưa có môi trường giáo dục thuận lợi; sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Sự Chuyển Biến Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Nhóm Hs
- Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 21
- Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 22
- Trắc Nghiệm: (5 Điểm) Hãy Khoanh Tròn Lựa Chọn Mà Em Cho Là Đúng Nhất
- Triển Lãm Các Tài Liệu, Tranh Ảnh Về Chủ Quyền Biển, Đảo
- Thực Nghiệm Tại Trường Thpt Trưng Vương, Bình Định (Nguồn: Ncs Tự Chụp)
Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.
Câu 12. Thầy/cô có đề xuất gì để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Trường:........................................................................
Họ và tên giáo viên:....................................................
Thâm niên công tác:…… năm
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!
Phụ lục 4
PHIẾU KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA DÀNH CHO HỌC SINH
Để giúp chúng tôi có cơ sở thực tiễn triển khai đề tài luận án “Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)”, xin các em vui lòng cho ý kiến về một số vấn đề sau đây:
Câu 1. Theo em, việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh ở trường THPT có tầm quan trọng như thế nào?
A. Rất quan trọng. B. Quan trọng.
C. Ít quan trọng. D. Không quan trọng.
Câu 2. Ở trường em đang học, việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh được tiến hành ở những môn học/hoạt động nào?
(Đánh dấu × vào những ô mà em lựa chọn)
Môn học/hoạt động | Lựa chọn | |
1 | Môn Lịch sử | |
2 | Môn Địa lý | |
3 | Môn GDCD | |
4 | Môn GDQP | |
5 | Các môn học khác (Văn học, Sinh học, Hóa học...) | |
6 | Thông qua các hoạt động ngoại khóa |
Câu 3. Theo em, việc giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT có ý nghĩa như thế nào?
A. Rất quan trọng. B. Quan trọng.
C. Ít quan trọng. D. Không quan trọng.
Câu 4. Theo em, vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo có cần thiết đưa vào chương trình dạy học lịch sử ở trường THPT không?
A. Rất cần thiết. B. Cần thiết.
C. Ít cần thiết. D. Không cần thiết.
Câu 5. Tại trường em đang học, việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử được tiến hành với mức độ như thế nào?
A. Thường xuyên. B. Thỉnh thoảng.
C. Ít khi. D. Không tổ chức.
Câu 6. Tại trường em đang học, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử được thực hiện bằng các hình thức nào? (Đánh dấu × vào những ô mà em lựa chọn)
Các hình thức thực hiện | Lựa chọn | |
1 | Qua dạy học bài học lịch sử nội khóa | |
2 | Qua các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm lịch sử | |
3 | Qua công tác thực hành bộ môn | |
4 | Qua việc tự tìm hiểu của cá nhân học sinh |
Câu 7. Theo em, hiệu quả của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay như thế nào?
A. Hiệu quả cao. B. Hiệu quả.
C. Ít hiệu quả. D. Không hiệu quả.
Câu 8. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường THPT? (Đánh dấu × vào những ô mà em lựa chọn)
Nguyên nhân | Lựa chọn | |
1 | Nhận thức của BGH, GV, HS về tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo | |
2 | Chương trình, SKG bộ môn quá nặng nề | |
3 | Chương trình, SGK bộ môn thiếu kiến thức về biển, đảo | |
4 | Thiếu cơ sở vật chất, phương tiện, thời gian, kinh phí... | |
5 | GV thiếu phương pháp và kỹ năng tổ chức giáo dục | |
6 | Học sinh quá coi trọng những môn tự nhiên, ít hứng thú với bộ môn nói chung, vấn đề biển, đảo nói riêng | |
7 | Thiếu nguồn tài liệu bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng về giáo dục chủ quyền biển, đảo cho giáo viên và học sinh |
Câu 9. Em có đề xuất gì để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................... Trường:...............................................................Lớp:..............
Họ và tên học sinh:....................................................
Xin chân thành cảm ơn các em!
Phụ lục 5
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM TOÀN PHẦN
BÀI 22. NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA
SẢN XUẤT (1965 - 1973) (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- Trình bày được cuộc chiến đấu của quân dân hai miền Nam - Bắc làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
- Hiểu được những hoạt động lao động sản xuất ở miền Bắc trong điều kiện chiến tranh phá hoại và làm nghĩa hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam.
- Đánh giá được vai trò của tuyến vận tải đường biển chi viện cho tiền tuyến miền Nam những năm 1965 - 1968.
2. Tư tưởng, thái độ
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức chủ quyền lãnh thổ và trách nhiệm công dân.
- Biết ơn các thế hệ cha ông chiến đấu và hi sinh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
- Giáo dục ý thức gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của địch; tinh thần chiến đấu và lao động sản xuất của quân dân hai miền Nam - Bắc.
- Rèn luyện năng lực tư duy, liên hệ kiến thức lịch sử với thực tiễn.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Sưu tầm, chọn lọc và đánh giá tư liệu để nhận thức lịch sử đúng đắn.
- Vận dụng được kiến thức lịch sử đã học phục vụ đời sống thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Đồ dùng trực quan: Lược đồ trận Vạn Tường - Quảng Ngãi (8-1965); ảnh Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, đòi quân Mĩ rút về nước (10- 1967); ảnh thanh niên, học sinh, sinh viên Sài Gòn biểu tình đòi Mĩ - chính quyền Sài Gòn bãi bỏ lệnh động viên; phim tư liệu, ảnh về “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, đường Hồ Chí Minh trên biển; ảnh thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và di tích Hòn Hèo...
- Tài liệu tham khảo: SGK, tư liệu về biển, đảo; mẩu chuyện về thuyền trưởng Phan Vinh; tài liệu lịch sử về sự kiện Vịnh Bắc Bộ; đường Hồ Chí Minh trên biển...
2. Học sinh
Đọc SGK, tìm hiểu tư liệu: “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, đường Hồ Chí Minh trên biển...
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu
Định hướng nội dung cơ bản của bài học; khơi gợi hứng thú học tập cho HS.
2. Phương thức
GV sử dụng một số hình ảnh liên quan đến nội dung cơ bản bài học, yêu cầu HS nêu hiểu biết của mình về các hình ảnh đó.
3. Sản phẩm dự kiến
- 9h sáng ngày 8/3/1965, Lữ đoàn 9 thủy quân lục chiến của Mĩ đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng, đánh dấu sự can thiệp trực tiếp của đế quốc Mĩ vào miền Nam.
- Anh hùng Thái Văn A trên đài quan sát Cồn Cỏ 1965.
- Hệ thống đường Hồ Chí Minh trên biển.
- Chiến thắng Vạn Tường 1965.
- Hải quân miền bắc đánh trả máy bay Mĩ 1965.
- Đấu tranh chính trị đòi Mĩ rút quân về nước 1967.
B. HOẠT ĐỘNG CHIẾM LĨNH KIẾN THỨC MỚI
1. Mục tiêu
Cung cấp những kiến thức của bài học; giáo dục ý thức học tập tích cực; phát triển các năng lực bộ môn.
2. Phương thức
Tổ chức các hoạt động cả lớp, cá nhân, thảo luận nhóm với sự hỗ trợ của thiết bị kĩ thuật, công nghệ thông tin.
3. Tiến trình tổ chức và sản phẩm dự kiến
Sản phẩm dự kiến | |
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam (1965-1968) - GV đặt vấn đề: Âm mưu, mục đích và thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”? - HS theo dõi SGK, suy nghĩ, trả lời. GV phân tích: Mĩ đưa quân đổ bộ lên lãnh thổ Việt Nam, trong đó đường biển là chủ yếu. Các vùng cảng biển miền Nam được Mĩ chọn đổ bộ để tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt”. - GV hỏi: Vì sao nói “chiến tranh cục bộ” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới? - HS suy nghĩ trả lời. - GV: Mĩ dùng những thủ đoạn nào để triển khai chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam? HS: suy nghĩ và trả lời. - GV giải thích “đất thánh Việt cộng”. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS khái quát cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ - GV sử dụng Lược đồ trận Vạn Tường - | I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam (1965-1968) 1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Hoàn cảnh Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, từ giữa năm 1965, Mĩ chuyển snag thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968). Âm mưu “Chiến tranh cục bộ” = quân Mĩ + quân đồng minh Mĩ + quân Sài Gòn + trang bị, vũ khí + cố vấn Mĩ. Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. Mục đích Giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về thế phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới. Thủ đoạn - Tăng cường đổ quân viễn chinh Mĩ và đồng minh vào miền Nam. - Mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Vạn Tường và hai cuộc phản công chiến lược mùa khô bằng hàng loạt các cuộc hành quân “tìm diệt”, “bình định” vào“đất thánh Việt cộng”. 2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ Mặt trận quân sự - 18/8/1965, quân ta đẩy lùi cuộc hành quân của địch ở Vạn Tường, diệt 900 |
tên, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam. - Quân và dân miền Nam đã đập tan các cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ nhất (1965-1966) vào hai hướng chiến lược chính ở ĐNB và LK V, diệt 104.000 tên địch. - Quân và dân ta đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ hai (1966-1967) nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, loại khỏi vòng chiến đấu 151.000 tên địch. Mặt trận chống bình định Ở các vùng nông thôn, nhân dân nổi dậy chống ách kìm kẹp của địch, phá vỡ từng mảng “Ấp chiến lược”, vùng giải phóng được mở rộng. Mặt trận đấu tranh chính trị Khắp các thành thị, phong trào đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ phát triển mạnh mẽ. 3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 Hoàn cảnh Diễn biến Kết quả Ý nghĩa - Giáng đòn bất ngờ làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa chiến tranh”. - Chấm dứt ném bom phá hoại miền Bắc; chấp nhận đến bàn đàm phán ngoại giao Pa-ri. - Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. |
II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968) 1. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc Âm mưu - Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng CNXH. - Ngăn chặn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam. - Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ của quân dân ta. Thủ đoạn: - 5/8/1964, Mĩ dựng nên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, sau đó cho máy bay ném bom đánh phá miền Bắc. - 7/2/1965, Mĩ chính thức gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. - Mĩ huy động lực lượng không quân, hải quân rất lớn, gồm hàng nghìn máy bay F111, B52… và các vũ khí hiện đại khác, đánh vào mục tiêu quân sự, giao thông, nhà trường, bệnh viện,… 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965- 1968) |