- Quân dân miền Bắc kiên quyết chiến đấu, đập tan âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ. - Duy trì hoạt động sản xuất trong điều kiện chiến tranh. - Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn, trong 4 năm (1965-1968), miền Bắc đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục tấn vũ khí, lương thực, thuốc men vào chiến trường miền Nam. Tuyến đường chi viện Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển có vai trò to lớn. |
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 21
- Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 22
- Tiến Trình Tổ Chức Và Sản Phẩm Dự Kiến
- Triển Lãm Các Tài Liệu, Tranh Ảnh Về Chủ Quyền Biển, Đảo
- Thực Nghiệm Tại Trường Thpt Trưng Vương, Bình Định (Nguồn: Ncs Tự Chụp)
- Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 27
Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.
giáo dục HS biết ơn thế hệ cha ông, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, trong đó có chủ quyền biển.
Kết luận: Từ 1965-1968, quân và dân ta đã đập tan chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ. Trong quá trình đó, miền Bắc vẫn tiếp tục chi viện cho chiến trường miền Nam. Cũng trong giai đoạn này, Mĩ đã bắt đầu có hành động xâm phạm chủ quyền nước ta trên biển, đảo. Đứng trước bối cảnh đó, quân dân ta đã chiến đấu anh dũng, sáng tạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Đồng thời, tuyến vận tải chi viện đường biển phát huy vai trò đối với tiền tuyến miền Nam, góp phần cùng quân dân miền Nam làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
C. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học cho HS.
2. Phương thức
Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” qua một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung kiến thức vừa học, cụ thể:
Câu 1. Mĩ triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở Việt Nam từ năm nào?
A. 1961
B. 1963
C. 1965
D. 1968
Câu 2. Các thắng lợi quân sự mở đầu của quân dân ta trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ là:
A. Ấp Bắc, Bình Giã
B. Núi Thành, Vạn Tường
C. Ba Gia, Đồng Xoài
D. Ấp Bắc, Vạn Tường
Câu 3. Ngày 7/2/1965, Mĩ cho máy bay ném bom xuống đảo nào?
A. Bạch Long Vĩ
B. Cát Bà
C. Hoàng Sa
D. Cồn Cỏ
Câu 4. Mĩ sử dụng lực lượng nào để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?
A. Không quân, lục quân
B. Hải quân, lục quân
C. Không quân, hải quân
D. Không quân, hải quân, lục quân
Câu 5. Ngày 11/10/1962, chiếc tàu gỗ gắn máy không số đầu tiên chở vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam bằng đường biển có tên là gì?
A. Phương Đông 1
B. Phương Đông 2
C. Bạch Đằng 1
D. Bạch Đằng 2
3. Sản phẩm dự kiến
1 – C; 2 – B; 3 – D; 4 – C; 5 – A.
D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
1. Mục tiêu
Nhằm mở rộng kiến thức; giáo dục ý thức tự học; phát triển năng lực nhận thức và vận dụng học cho HS.
2. Phương thức
GV hướng dẫn một số hoạt động vận dụng và mở rộng về nhà (HS có thể lựa chọn thực hiện 1 trong 3 hoạt động):
- Tìm hiểu tư liệu, tranh ảnh về tuyến vận tải “Đường Hồ Chí Minh trên biển” trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (tên tư liệu; nguồn; nội dung phản ánh; ý nghĩa).
- Sưu tầm tư liệu và biên tập một mẩu chuyện liên quan đến chủ quyền biển, đảo Tổ quốc để kể cho cả lớp nghe vào đầu tiết học sau.
- Sưu tầm tư liệu và biên tập một bài thuyết minh với chủ đề “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”.
3. Sản phẩm dự kiến
- Bộ sưu tập tư liệu, tranh ảnh (có thể bản giấy hoặc bản mềm) giới thiệu trên lớp vào đầu tiết học sau.
- Mẫu chuyện kể được trình bày trước cả lớp.
- Bài thuyết minh được trình bày trước cả lớp.
Phụ lục 6
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SAU THỰC NGHIỆM TOÀN PHẦN NỘI KHÓA
Trường............................................................................
Họ và tên:................................................Lớp:................
BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Hãy khoanh tròn lựa chọn mà em cho là đúng nhất
Câu 1. Trong giai đoạn 1965-1968, Mĩ thực hiện chiến lược:
A. Chiến tranh đơn phương
B. Chiến tranh đặc biệt
C. Chiến tranh cục bộ
D. Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh
Câu 2. “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?
A. 5/8/1964 B. 8/5/1964 C. 5/8/1965 D. 8/5/1965
Câu 3. Ngày 7/2/1965, Mĩ cho máy bay ném bom xuống đảo nào?
A. Bạch Long Vĩ
B. Cát Bà
C. Cồn Cỏ
D. Hoàng Sa
Câu 4. Mĩ sử dụng lực lượng nào để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?
A. Không quân, lục quân
B. Hải quân, lục quân
C. Không quân, hải quân
D. Không quân, hải quân, lục quân
Câu 5. Ai là người anh hùng đã hi sinh trên tuyến chi viện đường biển năm 1968 và tên anh được đặt cho một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa?
A. Thái Văn A
B. Lê Văn Một
C. Nguyễn Phan Vinh
D. Bông Văn Dĩa
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1:Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất? Em có suy nghĩ gì về “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”?
Câu 2:Vai trò hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam trong những năm 1965 - 1968?
Phụ lục 7
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ: BIỂN, ĐẢO QUÊ HƯƠNG!
I. Mục đích
1. Về kiến thức: Qua buổi ngoại khóa, giúp học sinh:
- Hiểu biết đúng đắn về các vùng biển, đảo và quần đảo của Việt Nam.
- Học sinh biết, hiểu được cơ sở lịch sử và pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
- Sự hiểu biết về luật biển quốc tế và hệ thống pháp luật về biển, đảo của Nhà nước Việt Nam.
2. Về thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, trong đó có chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh hiện nay.
3. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm, chọn lọc, xử lí tư liệu; bồi dưỡng kĩ năng quan sát, tư duy phân tích, phán đoán...
4. Về phát triển năng lực: phát triển năng lực vận dụng kiến thức, trình bày vấn đề lịch sử, thuyết trình, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...
II. Nội dung, chương trình
1. Xác định chủ đề: Biển, đảo quê hương.
2. Thời gian, địa điểm: ngày 19. 01. 2019, tại trường THPT Quốc Học Quy Nhơn.
3. Thành phần tham gia buổi dạ hội: Đại diện BGH, BCH Đoàn trường, các khách mời, cựu chiến binh Lê Minh Thoa, toàn thể giáo viên tổ bộ môn Lịch sử
- Địa lí - GDCD, giáo viên chủ nhiệm và học sinh 5 lớp khối 11.
4. Nội dung buổi dạ hội
- Diễn văn khai mạc buổi dạ hội (Tổ trưởng Tổ Sử - Địa - GDCD)
- Báo cáo ngắn gọn về những bằng chứng khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam (Giáo viên lịch sử Cao Quốc Bảo).
- Cựu chiến binh Lê Minh Thoa kể chuyện: Gạc Ma - những ngày oanh liệt.
- Các tiết mục văn nghệ ca ngợi biển, đảo quê hương.
- Cuộc thi “Tuổi trẻ với biển, đảo quê hương” giữa 3 đội thi khối 11.
- Triển lãm các tài liệu, tranh ảnh về chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
III. Tiến trình buổi ngoại khóa
1. Diễn văn khai mạc buổi ngoại khóa (Tổ trưởng Tổ Sử - Địa - GDCD)
2. GV Cao Quốc Bảo báo cáo ngắn gọn về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Việt Nam một quốc gia ven biển, có đường bờ biển dài 3.260km. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 1 triệu km2, với gần 4.000 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên Biển Đông từ Bắc chí Nam, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông.
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm và bãi cạn được chia tành hai nhóm: nhóm An Vĩnh ở phía đông và nhóm Lưỡi Liềm ở phía tây, cách đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) khoảng 120 hải lí. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10km2, đảo lớn nhất là Phú Lâm diện tích khoảng 1,5 km2.
Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi cát, cách Cam Ranh 248 hải lí, cách đảo Phú Quý khoảng 203 hải lí, trong đó có các đảo, bãi quan trọng: Trường Sa, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Sơn Ca, An Bang, Ba Bình, Nam Yết, Loại Ta, Thị Tứ, Song Tử Đông, Song Tử Tây... Diện tích phần đất nổi của quần đảo khoảng hợn 10 km2, trong đó đảo Ba Bình lớn nhất, rộng khoảng 0,5 km2.
Cho đến thế kỉ XVI, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là các đảo vô chủ. Vào nửa đầu thế kỉ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức “Đội Hoàng Sa” (Cát Vàng), lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Ngãi ra quần đảo thu lượm hàng hóa của các tàu mắc cạn, đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp và còn đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên hai quần đảo. Theo hiểu biết địa lí lúc bấy giờ, địa danh quẩn đảo Hoàng Sa liền một dải, bao gồm Trường Sa và Vạn Lí Trường Sa.
Vào cuối thế kỉ XVII, chúa Nguyễn tổ chức “đội Bắc Hải” lấy người xã cảnh Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra các quần đảo Trường Sa. Cũng như nhiệm vụ đội Hoàng Sa, các hoạt động của Nhà Nguyễn tại Hoàng Sa và Trường Sa được lưu lại không chỉ trong tài liệu lịch sử của nhiều tác giả trong nước như “Toàn tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá (1686), hay “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776) mà còn được nhiều người nước ngoài ghi chép lại khi họ đến làm ăn sinh sống tại Việt Nam.
Trong thời kì Pháp thuộc, chính phủ Pháp đã có nhiều hoạt động củng cố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Từ 1925 - 1927, Pháp đã tổ chức tuần tra trên Hoàng Sa và duy trì tuần tra trên quần đảo. Liên tục trong các năm 1930 - 1933, Pháp đưa quân đội ra đóng ở Trường Sa. Để tiện quản lí, năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kì) và đến 1938 đã thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Bên cạnh các hoạt động đó, Pháp còn cho đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, vô tuyến điện trên đảo. Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 14.10.1950, Pháp chính thức trao việc quản lí quần đảo Hoàng Sa cho Quốc gia Việt Nam. Tại hội nghị Xan Francisco năm 1951, đại diện Quốc gia Việt Nam là Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Về mặt hành chính, năm 1956, chính quyền Sài Gòn quyết định hai quần đảo thuộc Phước Tuy và năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên vào tỉnh Quảng Nam.
Cùng với việc giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, tháng 4.1975, Hải quân ta đã giải phóng các đảo do quân đội chính quyền Sài Gòn đóng giữ gồm: đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Đông, Song Tử Tây và An Bang. Đồng thời, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, khẳng định hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Về quản lí hành chính, năm 1982, Chính phủ đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và quyết định huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Để hoạt động hành chính hiệu quả hơn, tháng 4. 2007, Chính phủ đã quyết định thành lập thị trấn Trường Sa thuôc huyện Trường Sa, hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn.
3. Nhân chứng nói chuyện lịch sử về bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Cựu chiến binh Lê Minh Thoa (phường Hải Cảng, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) - một trong những chiến sĩ trực tiếp tham gia trận chiến trên đảo Gạc Ma năm
1988 kể chuyện về cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền trên đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988. Cựu chiến binh Lê Minh Thoa là 1 trong 9 chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam may mắn còn sống sót trong trận chiến Gạc Ma - Trường Sa (14/3/1988). Giờ đây, anh Thoa quay về với cuộc sống đời thường, mở quán phở mang tên Gạc Ma - Trường Sa để mưu sinh tại đường Tăng bạt Hổ, Tp. Quy Nhơn.
4. Văn nghệ
Để góp phần khơi dậy và vun đắp tình yêu nước, yêu biển đảo trong mỗi người dân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam, đồng thời tăng không khí vui vẻ cho buổi dạ hội, các tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ và biển đảo Việt Nam được biểu diễn.
Tốp ca hát bài: “Ca ngợi Đảng cộng sản Việt Nam”, của nhạc sỹ Đỗ Minh.
Học sinh: Trần Lê Quốc Khang, Lớp: 11A4, hát bài “ Nơi đảo xa” của nhạc sỹ Thế Song.
Học sinh: Phạm Ngọc Thanh Hà, Lớp: 11X2, hát bài “Gần lắm Trường Sa” của nhạc sỹ Huỳnh Phước Long.
5. Nội dung chi tiết phần thi “Tuổi trẻ với biển, đảo quê hương” Phần I: Khởi động
Các đội cùng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan (mỗi câu có 3 phương án lựa chọn A, B, C), thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 10 giây. Các đội dùng bảng để ghi đáp án. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
CÂU HỎI | ĐÁP ÁN | |
1 | Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng, chủ yếu do: A. Có rất nhiều quốc gia nằm ở ven bờ B. Là một trong những vùng biển rộng nhất thế giới C. Là đường giao thông biển nhộn nhịp nhất thế giới | C |
2 | Đảo Lý Sơn có tên gọi là gì? A. Cù Lao Xanh B. Cù Lao Ré C. Cù Lao Chàm | B |
3 | Vùng biển nào của nước ta có đường bờ biển dài nhất? A. Quảng Ninh - Hải Phòng B. Vũng Tàu - Kiên Giang C. Nghệ An - Bình Thuận | B |