Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên THCS thành phố đã nắm bắt và thực hiện tốt chương trình môn học và hoạt động giáo dục của môn học theo Chương trình quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Có sự nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới trong các hoạt động giáo dục môn học để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học...
Giáo viên đóng vai trò quan trọng, là chủ thể quyết định sự thành công, hiệu quả, chất lượng giáo dục. Vì vậy, công tác phát triển năng lực, chất lượng đội ngũ giáo viên đóng vai trò rất quan trọng. Hằng năm, được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND thành phố Thái Nguyên trích kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên và chỉ đạo các trường THCS xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của từng giáo viên và tổ chuyên môn. Các tổ chuyên môn chủ động đề xuất kế hoạch cụ thể đưa giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh, quản lí học sinh... hay tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để cập chuẩn và nâng chuẩn. Hằng năm, giáo viên THCS tại các trường trên địa bàn thành phố đều có giáo viên tham dự Hội thi “giáo viên dạy giỏi” các cấp và được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp thành phố.
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã chỉ đạo các trường THCS, đội ngũ giáo viên THCS thành phố thực hiện tốt chương trình, kế hoạch giáo dục từng năm học, tiến độ, nội dung chương trình giảng dạy; chủ động nắm bắt, nghiên cứu cập nhật kiến thức mới và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên để tổ chức các hoạt động giảng dạy phù hợp, linh hoạt, đảm bảo sẵn sàng cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh khi bộ sách giáo khoa mới được ban hành thực hiện. Khuyến khích các tập thể, cá nhân đẩy mạnh tự nghiên cứu, học tập để đổi mới phương pháp dạy học theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên để đáp ứng yêu cầu cải cách toàn diện giáo dục…
2.3.2. Hoạt động giáo dục
Hoạt động giáo dục bao gồm các hoạt động trong giờ lên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tự học (của học sinh) nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Trong đó bao gồm:
Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học THCS do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chúng ta có thể hiểu đó là quá trình dạy học, quá trình này là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động dạy và hoạt động học luôn luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác, trong đó dạy học giữ vai trò chủ đạo.Quá trình dạy học phải đảm bảo cùng lúc ba sự thống nhất: Thống nhất giữa dạy và học; thống nhất giữa truyền đạt với chỉ đạo trong giảng dạy; thống nhất giữa lĩnh hội và tự chỉ đạo trong học.
Hoạt động dạy và hoạt động học có mục tiêu rõ ràng, có nội dung nhất định, do các chủ thể là thầy cô giáo và học sinh thực hiện, với những phương pháp, phương tiện cụ thể để sau một chu trình vận động, các hoạt động dạy và học đạt tới những kết quả mong muốn.
Từ năm 2009 đến 2017, đội ngũ giáo viên THCS thành phố Thái Nguyên đã thực hiện nghiêm túc việc tổ chức các hoạt động giáo dục bắt buộc và tự chọn trong giờ lên lớp theo quy định của Chương trình giáo dục THCS của Bộ GD&ĐT đề ra, đảm bảo hiệu quả, cân đối, hài hòa giữa dạy học các môn học và hoạt động giáo dục; giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân; bảo đảm chất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng và tạo điều kiện phát triển năng lực cá
nhân của học sinh. Đồng thời góp phần hoàn thiện, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Giáo viên đã tích cực lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, các hoạt động giáo dục phù hợp với tiết học, môn học, năng lực, trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh trong lớp, giữa các nhóm học sinh và học sinh giữa các lớp...
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối quá trình dạy - học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học - kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường…).
Nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục trong việc nâng cao chất lượng quá trình dạy và học trong sự nghiệp giáo dục. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên THCS của địa bàn thành phố Thái Nguyên đã rất trú trọng, quan tâm nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục. Bên cạnh các hoạt động giáo dục bắt buộc theo quy định, giáo viên còn thường xuyên trao đổi, tìm tòi, vận dụng và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để thu hút, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Ngành còn tập trung chỉ đạo các trường THCS đẩy mạnh giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, tổ chức các hoạt động từ thiện, thể thao, vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá… và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu cho các em học sinh.
Để các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao thì công tác kế hoạch tài chính, tăng cường cơ sở vật chất được quan tâm đã góp phần trạng bị đầy đủ
trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học; công tác xã hội hóa đạt được nhiều kết quả góp phần chung tay cùng nhà trường tổ chức cho học sinh THCS tổ chức các hoạt động ngoại khóa về khoa học - kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội... đảm bảo an toàn, hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, góp phần hoàn thiện kiến thức, kỹ năng sau khi được tiếp thu các hoạt động giáo dục trong lớp học.
Bên cạnh quá trình dạy - học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các trường THCS và đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc THCS Thành phố thường xuyên hướng dẫn, khích lệ hoạt động tự học của các em học sinh nhằm giúp các em nhận thức được “Tự học” có vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ, nhân cách của bản thân. Khả năng tự học cao góp phần quan trọng đến kết quả học tập của các em. Hoạt động tự học dưới góc độ tâm lý được biểu hiện ở các thành tố nhận thức, thái độ, kỹ năng. Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc tự học của học sinh, trong đó yếu tố giáo viên và phương pháp dạy học của giáo viên có ảnh hưởng rất nhiều đến việc tự học của các em.
Đặc biệt, để đạt được những kết quả đó, ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng. Qua đó góp phần khích lệ, động viên giáo viên và học sinh hăng hái học tập, giảng dạy, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục bậc THCS.
Tiểu kết chương 2
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thành ủy, UBND thành phố Thái Nguyên và sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, ngành Giáo dục Thành phố ngày càng được củng cố và phát triển, khẳng định được vị thế, vai trò của mình là trung tâm giáo dục của vùng núi Bắc bộ.
Mạng lưới trường lớp bậc THCS thành phố được bố trí, phân bổ hợp lí, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân các địa phương trên địa bàn thành phố, đảm bảo mỗi xã, phường có 01 trường THCS, đảm bảo duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn thành phố. Tính đến năm 2017, thành phố Thái Nguyên có 35 trường THCS công lập và 02 trường Phổ thông cơ sở (01 trường công lập 915 Gia Sàng, 01 trường dân lập - tư thục Nguyễn Trãi), trong đó đã có 31/37 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ giáo viên bậc THCS có tổng số 1113 giáo viên, trong đó 100% giáo viên đạt chuẩn, có trình độ chuyên môn, kiến thức, phẩm chất đạo đức đáp ứng với yêu cầu của ngành.
Bậc giáo dục THCS Thành phố đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục bậc THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, giáo viên THCS Thành phố thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, tự học, tự nghiên cứu nhằm xây dựng cho bản thân vững vàng về kiến thức, đa dạng trong phương pháp nhằm tổ chức hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao, thu hút được học sinh tham gia học tập, đảm bảo theo đúng điều kiện thực tiễn của nhà trường nơi công tác, năng lực, trình độ của học sinh trên cơ sở nhất quán thực hiện đầy đủ nội dung chương trình Bộ giáo dục và đào tạo quy định.
Chương 3
NHỮNG KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (2009-2017)
3.1. Mạng lưới trường, lớp và đội ngũ cán bộ, giáo viên
3.1.1. Mạng lưới trường, lớp
Từ năm 2009 đến năm 2017 hệ thống trường, lớp cấp học THCS thành phố Thái Nguyên được củng cố, phát triển, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh, điều này được thể hiện ở cả số lượng cũng như chất lượng của các trường, lớp.
Bảng 3.1. Thống kê số lượng trường THCS thành phố qua một số năm học
Năm học 2009-2010 | Năm học 2015-2016 | Năm học 2017-2018 | |||||||
THCS | Tổng số trường | Công lập | Ngoài công lập | Tổng số trường | Công lập | Ngoài công lập | Tổng số trường | Công lập | Ngoài công lập |
28 | 27 | 1 | 30 | 29 | 1 | 37 | 36 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Vật Chất Xây Dựng Cơ Bản Thcs Năm Học 2005-2006
- Hệ Thống Trường Lớp, Cơ Sở Vật Chất, Đội Ngũ Cán Bộ, Giáo Viên Và Học Sinh Thcs
- Đội Ngũ Cán Bộ, Giáo Viên Và Học Sinh Trung Học Cơ Sở
- Số Giáo Viên Thcs Thành Phố Đạt Chuẩn Qua Một Số Năm Học 2010-2017
- Ngân Sách Đầu Tư Cho Sự Nghiệp Giáo Dục Thành Phố Thái Nguyên Qua Các Giai Đoạn
- Kết Quả Thi Giải Toán Trên Mạng Năm Học 2015-2016
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên)
Năm học 2015-2016 tăng 2 trường so với năm học 2009-2010, đây là kết quả của quá trình thực hiện Đề án phát triển giáo dục thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015. Thành phố xây dựng được 02 trường THCS công lập mới: THCS Tân Thịnh và trường phổ thông cơ sở 915 Gia Sàng.
Năm học 2017, thực hiện Nghị quyết số 422/NQ-UBTVQH14 ngày 18/8/2017 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính và thành lập 2 phường thuộc thành phố Thái Nguyên, có 7 trường THCS từ các huyện: Huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Bình được bàn giao về Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên quản lý. Do vậy, năm học 2017-2018, số trường THCS tăng thêm 7 trường so với năm học 2015-2016 (bảng 3.2):
Bảng 3.2. Số trường THCS thuộc thành phố Thái Nguyên sau điều chỉnh địa giới
Tên trường | Địa phương quản lý trước đây | |
1 | THCS Đồng Liên | Huyện Phú Bình |
2 | THCS Sơn Cẩm 1 | Huyện Phú Lương |
3 | THCS Sơn Cẩm 2 | Huyện Phú Lương |
4 | THCS Linh Sơn | Huyện Đồng Hỷ |
5 | THCS Huống Thượng | Huyện Đồng Hỷ |
6 | THCS Chùa Hang I | Huyện Đồng Hỷ |
7 | THCS Chùa Hang II | Huyện Đồng Hỷ |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Từ bảng số liệu 3.1, 3.2 cho thấy mặc dù tổng số trường THCS có tăng tuy nhiên 100% là tăng về các trường THCS công lập. Thành phố vẫn chỉ có duy nhất 01 trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Trãi ngoài công lập. Kết quả này cho thấy sự đúng đắn của chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong sự nghiệp phát triển giáo dục, công tác xã hội hóa giáo dục của thành phố ngày càng phát triển, việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, trang thiết bị dạy học được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh và nhân dân trên địa bàn thành phố ủng hộ tích cực, nguồn vốn xã hội hóa ngày càng tăng. Nguồn vốn này không chỉ đầu tư vào các trường dân lập, tư thục mà còn được đầu tư vào các trường công lập, tất cả được thực hiện nhất quán trên nguyên tắc theo nguyện vọng của nhân dân, của xã hội, thực hiện dân chủ, khách quan, công bằng chứ không hề có sự chỉ định, áp đặt của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn vốn xã hội hóa. Đây là đặc điểm đặc trưng của sự nghiệp phát triển giáo dục của Thành phố.
Nhìn chung, hệ thống trường lớp THCS được phân bố, dàn trải đều khắp các xã, phường trực thuộc thành phố Thái Nguyên. Đảm bảo mỗi xã, phường đều có ít nhất 01 trường THCS để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân tại địa phương cũng như giữ vững hiệu quả công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố (bảng 3.3):
Bảng 3.3. Thống kê số lượng các trường, lớp bậc THCS của thành phố Thái Nguyên (tính đến năm 2017)
Trường | Số lớp | |
1 | Cam Giá | 8 |
2 | Cao Ngạn | 8 |
3 | Chu Văn An | 20 |
4 | Độc Lập | 21 |
5 | Đồng Bẩm | 7 |
6 | Đông Quang | 12 |
7 | Gia Sàng | 13 |
8 | Hoàng Văn Thụ | 13 |
9 | Hương Sơn | 15 |
10 | Lương Ngọc Quyến | 11 |
11 | Nguyễn Du | 21 |
12 | Nha Trang | 30 |
13 | Phú Xá | 16 |
14 | Phúc Trìu | 10 |
15 | Quang Trung | 22 |
16 | Quang Vinh | 7 |
17 | Quyết Thắng | 11 |
18 | Tân Cương | 11 |
19 | Tân Lập | 12 |
20 | Tân Long | 13 |
21 | Tân Thành | 12 |
22 | Thịnh Đức | 9 |
23 | Tích Lương | 9 |
Trường | Số lớp | |
24 | Trưng Vương | 13 |
25 | Túc Duyên | 11 |
26 | Đồng Liên | 8 |
27 | Sơn Cẩm I | 16 |
28 | Chùa Hang I | 14 |
29 | Huống Thượng | 9 |
30 | Chùa Hang II | 13 |
31 | Linh Sơn | 12 |