Hệ Thống Trường Lớp, Cơ Sở Vật Chất, Đội Ngũ Cán Bộ, Giáo Viên Và Học Sinh Thcs

Chương trình đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, trong đó đối với bậc giáo dục THCS phải củng cố vững chắc và nâng cao phổ cập giáo dục bậc THCS; hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới trường lớp; phấn đấu đến năm 2015 tăng số trường THCS trên địa bàn từ 180 lên 184 trường; tỷ lệ học sinh tiểu học vào học THCS đạt 99% các năm; tỷ lệ huy động trẻ từ 11-14 tuổi vào THCS từ 95% năm 2010 lên 97% năm 2015 [53, tr3].

Phấn đấu đến năm 2015 có 70% số giáo viên THCS đạt trình độ đại học, có trên 50% số cán bộ, giáo viên, công nhân viên là đảng viên và 100% các trường THCS có Chi bộ Đảng; 80% giáo viên các trường THCS sử dụng thành thạo máy vi tính. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, phấn đấu đến năm 2015 có đủ 100% phòng học cho các trường học 1 ca, trong đó có 80% là phòng học kiên cố. Tiếp tục mua sắm trang thiết bị dạy học, phấn đấu 100% các trường được kết nối internet vào năm 2013.

Phấn đấu đến năm 2015 có 50% số trường THCS đạt chuẩn quốc gia; trú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh có khả năng hòa nhập trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay [53, tr5].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên khóa XIX, Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2539/2016/QĐ-UBND ngày 30/9/2016 về thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 để triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ tỉnh và giao nhiệm vụ cho Sở giáo dục và đào tạo tiếp tục ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quán triệt và triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình đề ra, trong đó:

Chú trọng thực hiện thắng lợi, có hiệu quả 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.

Hằng năm, triển khai thực hiện 9 nhiệm vụ trọng tâm và 5 nhóm giải pháp cơ bản của ngành để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng cụ thể: Chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình, SGK, giáo dục phổ thông mới. Chuẩn bị viết Chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới phần giáo dục địa phương. Khảo sát, xây dựng kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình SGK giáo dục phổ thông mới…

Thực hiện chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy, Thành ủy Thái Nguyên; Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2011-2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo; Chương trình phát triển giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 3808/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động của tỉnh Thái Nguyên thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế... Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã chủ động tham mưu cho UBND thành phố Thái Nguyên ban hành “Đề án phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015”. Đồng thời tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị, trường học trên địa bàn thực hiện tốt Đề án. Do đó, trong giai đoạn 2011-2015, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố Thái Nguyên không ngừng phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng, cụ thể: cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ trường THCS đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh; chất lượng dạy và học của đội ngũ giáo viên và học sinh được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi, hạnh kiểm tốt, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng lên hằng năm; tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đầu cấp cao, củng cố vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở...

Ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên triển khai Thông báo số 242- TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Trong đó, tăng cường đổi mới giáo dục - đào tạo cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả các bậc học, ngành học; khắc phục những mặt yếu kém; hướng tới đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường cơ sở vật chất và hiệu lực tổ chức quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo xứng đáng với tiềm năng to lớn và vai trò, vị trí của Thành phố. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, lý tưởng, lối sống, nhân cách và giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên, học sinh để góp phần đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững... Đa dạng hóa các loại hình giáo dục, thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

Thực hiện chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy, Thành ủy Thái Nguyên; Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2011-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020… Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố nghiên cứu, tham mưu cho UBND thành phố Thái Nguyên ban hành Quyết định số 4669/QĐ-UBND ngày 11/5/2016 kèm theo Đề án số 07/ĐA-UBND ngày 16/3/2016, Đề án phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020, triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ Thành phố, nhằm duy trì và phát huy những kết quả đạt được giai đoạn 2011-2015, giải quyết những bất cập để nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần quan trọng trong chương trình hành động hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XVII đã đề ra.

Ngành tập trung hoàn thiện quy hoạch, mở rộng mô hình giáo dục - đào tạo hợp lý; đa dạng cơ cấu, loại hình đáp ứng nhu cầu xã hội trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất các

trường học. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có đủ trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện từ cấp học mầm non đến phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong và ngoài nước. Coi trọng giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với môi trường làm việc. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo; các hoạt động khuyến học, khuyến tài; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020.

2.2. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh THCS

2.2.1. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất

Những thách thức đặt ra trong giai đoạn 2006-2010 đã được Thành ủy, UBND thành phố Thái Nguyên, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn và Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo các trường THCS tập trung khắc phục khó khăn, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Đề án phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015.

Mạng lưới hệ thống trường lớp tiếp tục mở rộng và phát triển. Năm học 2009-2010, Thành phố có tổng số 27 trường THCS công lập và 01 trường phổ thông cơ sở ngoài công lập (Trường PTCS Nguyễn Trãi), đến năm học 2015- 2016 Thành phố đã có 28 trường THCS công lập và 02 trường phổ thông cơ sở (Trường PTCS công lập 915 Gia Sàng, Trường PTCS ngoài công lập Nguyễn

Trãi), như vậy đã xây dựng được thêm 02 trường THCS đạt chỉ tiêu đề ra theo Đề án phát triển giáo dục thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015.

Cơ sở vật chất xây dựng cơ bản và cơ sở vật chất trang, thiết bị dạy và học của các nhà trường được quan tâm, ưu tiên đầu tư xây dựng, tu sửa, trang bị. Trong giai đoạn 2011-2015 ngành Giáo dục Thành phố đã kiên cố hóa 1.218 phòng học và 893 phòng chức năng khác. Hoàn thành mục tiêu thay thế toàn bộ phòng học tạm, phòng học cấp 4 bằng phòng học kiên cố [49, tr3].

Đặc biệt các cơ sở giáo dục ngoài công lập, dân lập, tư thục được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Công tác xã hội hóa giáo dục thực hiện có hiệu quả. Nhìn chung, toàn ngành Giáo dục Thành phố đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng và duy trì trường đạt chuẩn quốc gia. Nếu như năm học 2005-2006 thành phố mới có 3/27 trường THCS đạt chuẩn quốc gia; năm học 2011-2012 có 17/28 trường THCS đạt chuẩn quốc gia thì đến năm học 2015-2016 đã có 23/29 trường THCS đạt chuẩn quốc gia đáp ứng được nhu cầu học tập của 13.291 học sinh với 345 lớp học. Đây là một kết quả đánh dấu sự phát triển bứt phá của bậc THCS thành phố Thái Nguyên [nguồn: Tác giả tổng hợp].

Thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012; Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014-2015 và lộ trình đến năm 2020; Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 25/4/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012. Ngày 16/4/2008 UBND tỉnh có Quyết định số 796/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 để thống nhất trong chỉ đạo thực hiện trong toàn tỉnh.

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành rất nhiều các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương, đơn vị trong tỉnh triển khai thực hiện như: Ngày 9/7/2008

Quyết định số 1539/QĐ-UBND về việc phân bổ trái phiếu Chính phủ hỗ trợ thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên của tỉnh Thái Nguyên năm 2008; Quyết định số 1709/QĐ-UBND ngày 30/7/2008 về việc phê duyệt danh mục các trường, lớp học được đầu tư xây dựng kiên cố hóa giai đoạn 2008-2012 tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 2022/QĐ-UBND ngày 3/9/2008 về việc phê duyệt mẫu thiết kế nhà lớp học trường mầm non, tiểu học, THCS và nhà công vụ cho giáo viên thuộc Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008- 2012, tỉnh Thái Nguyên..., đồng thời giao Sở giáo dục và Đào tạo (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) cũng đã tiến hành bàn giao 21 mẫu thiết kế được chọn cho tất cả các huyện, thành phố, thị xã để tổ chức thực hiện. Ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của tỉnh, chủ động tham mưu cho UBND thành phố Thái Nguyên tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn, đảm bảo thực hiện theo đúng số lượng, theo các mẫu thiết kế được phê duyệt trong việc xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Thành phố Thái Nguyên là đơn vị dẫn đầu trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.

Bên cạnh thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên theo chỉ đạo của trung ương và của tỉnh, được sự quan tâm của UBND thành phố Thái Nguyên, ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được nhiều nguồn kinh phí hợp pháp khác để xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất xây dựng cơ bản và trang thiết bị dạy học cho các trường THCS trên địa bàn thành phố.

Những kết quả đạt được trong giai đoạn 2011-2015 là tiền đề, động lực để Ngành giáo dục thành phố Thái Nguyên triển khai thực hiện thắng lợi, hiệu quả Đề án số 07/ĐA-UBND ngày 16/3/2016 của UBND thành phố Thái Nguyên về Đề án phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016- 2020. Kể từ khi Đề án được ban hành, các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương trên địa bàn Thành phố luôn quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ

tiêu, mục tiêu cụ thể được đề ra trong Đề án. Qua đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố Thái Nguyên không ngừng phát triển về cả số lượng và nâng cao về chất lượng. Cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2015-2016 đã có 23/29 trường THCS thành phố đạt chuẩn quốc gia (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Số trường THCS của thành phố Thái Nguyên đạt chuẩn quốc gia tính đến năm 2015-2016

STT

Tên trường

Năm đạt chuẩn

1

THCS Chu Văn An

2005

2

THCS Quang Trung

2006

3

THCS Tân Thành

2006

4

THCS Độc lập

2008

5

THCS Nha Trang

2008

6

THCS Tân Long

2008

7

THCS Hoàng Văn Thụ

2009

8

THCS Lương Ngọc Quyến

2009

9

THCS Thịnh Đức

2010

10

THCS Tân Cương

2010

11

THCS Quang Vinh

2011

12

THCS Trưng Vương

2011

13

THCS Phú Xá

2011

14

THCS Quyết Thắng

2012

15

THCS Hương Sơn

2012

16

THCS Đồng Quang

2012

17

THCS Phúc Trìu

2013

18

THCS Tích Lương

2014

19

THCS Đồng Bẩm

2014

20

THCS Gia Sàng

2015

21

THCS Túc Duyên

2015

22

THCS Nguyễn Du

2015

23

THCS Tân Lập

2015

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Giáo dục trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 2009 - 2017 - 6

Nguồn: [49]

Bên cạnh thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, UBND thành phố Thái Nguyên còn huy động nhiều nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường học và trang thiết bị dạy học. Tính đến năm học 2015-2016, bậc THCS Thành phố tuy số lượng phòng học giảm đi so với năm học 2005-2006 nhưng đã được tu bổ, xây mới kiên cố hóa, khang trang hơn, to đẹp hơn (năm học 2015-2016, bậc THCS thành phố có tổng số 306 phòng học kiên cố đáp ứng yêu cầu học tập của

13.291 học sinh với 345 lớp học so với năm học 2005-2006 là có 415 phòng học đáp ứng nhu cầu học tập của 13.869 học sinh với 362 lớp học) [34].

Như vậy có thể nhận thấy, từ năm 2009 đến nay, Ngành Giáo dục Thành phố đã bám sát các văn bản chỉ đạo của trung ương và của tỉnh, tham mưu ban hành và triển khai thực hiện các Đề án phát triển giáo dục thành phố Thái Nguyên qua các giai đoạn 2006-2010; giai đoạn 2011-2015; giai đoạn 2016- 2020 được triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu đúng tiến độ và có những chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Mạng lưới trường lớp THCS tiếp tục được củng cố, mở rộng và phát triển, cơ sở vật chất của các nhà trường được quan tâm, ưu tiên đầu tư xây dựng và tu sửa. Đặc biệt các cơ sở giáo dục ngoài công lập được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, thực hiện ngày càng có hiệu quả cao. Ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng và duy trì trường dân lập, tư thục đạt chuẩn quốc gia theo các Đề án.

Số lượng phòng học được sửa chữa và xây mới tăng lên về số lượng và chất lượng từng năm nhờ được sự quan tâm, đầu tư kinh phí, huy động được nhiều nguồn kinh phí hợp pháp để thực hiện các Đề án phát triển giáo dục của thành phố. Tổng số kinh phí đầu tư thực hiện Đề án phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 là: 291.404.000.000 đồng (tăng hơn gần 10 lần so với giai đoạn 2001-2005 và gần 7 lần so với giai đoạn 2006-2010). Trong đó:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023