Ngân Sách Đầu Tư Cho Sự Nghiệp Giáo Dục Thành Phố Thái Nguyên Qua Các Giai Đoạn

thành phố Thái Nguyên thực hiện hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn thành phố. Hệ thống cơ sở vật chất xây dựng cơ bản đảm bảo đủ phòng học để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục thể chất, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được học bán trú tại trường.

Năm học 2016-2017, Bậc THCS thành phố Thái Nguyên có 28 trường công lập; 02 trường phổ thông cơ sở (01 trường công lập; 01 trường dân lập). Cơ sở vật chất đáp ứng tốt nhu cầu học tập của 12.996 học sinh với 337 lớp học.

Đến năm 2017, mạng lưới trường lớp bậc THCS tiếp tục được củng cố, đầu tư phát triển, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Năm 2017 thực hiện Nghị quyết số 422/NQ-UBTVQH14 ngày 18/8/2017 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính và thành lập 2 phường thuộc thành phố Thái Nguyên, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên đã phối hợp với Phòng Giáo dục các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình tổ chức công tác tiếp nhận, bàn giao 23 trường mầm non, tiểu học, THCS, tiếp nhận 686 cán bộ, giáo viên và 9.938 học sinh về thành phố Thái Nguyên.

Tính đến năm học 2017-2018 Bậc THCS thành phố Thái Nguyên có 35 trường công lập và 02 trường phổ thông cơ sở nhiều cấp học (01 trường công lập; 01 trường dân lập), 444 lớp với 17.044 học sinh.

Hằng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tiếp tục triển khai các bước thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án đã được phê duyệt như: Đề án phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020; Đề án xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020; tham mưu cho UBND thành phố ban hành kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia hằng năm.

Năm học 2017-2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 9/2/2017 về kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2017; Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 31/1/2018 về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2018; phối hợp với cấp ủy, chính quyền các phường, xã chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia theo kế hoạch của thành phố.

Thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020”, việc củng cố, xây dựng cơ sở vật chất các trường học được thực hiện theo kế hoạch từng năm và cả giai đoạn. Mục tiêu của đề án trong giai đoạn 2016-2020, bậc THCS thành phố sẽ được đầu tư, xây mới 30 phòng học với số vốn 15.000 triệu đồng; xây mới 15 phòng học bộ môn với số vốn 4.500 triệu đồng và sửa chữa 15 phòng học, phòng học bộ môn với số vốn 2.250 triệu đồng [49].

Trong năm 2017, Thành phố xây dựng được 73 phòng học, xây mới 02 bếp ăn bán trú, xây mới 3 nhà hiệu bộ, cải tạo sửa chữa 12 phòng học cho các trường mầm non, tiểu học, THCS công lập với tổng kinh phí dự toán 111,494 tỷ đồng; năm 2018 tiếp tục đầu tư xây dựng 206 phòng học, 24 phòng chức năng cho các trường mầm non, tiểu học, THCS với tổng kinh phí dự toán đầu tư là 233,9 tỷ đồng [33, tr. 17-18].

Bên cạnh việc nhận được sự đầu tư từ Đề án kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên, ngành Giáo dục Thành phố được sự quan tâm của Thành ủy, UBND thành phố và quần chúng nhân dân trên địa bàn đã tham gia đóng góp, huy động nhiều nguồn lực hợp pháp khác để kiên cố hóa, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển giáo dục; duy trì được hiệu quả phân bố hệ thống cơ sở vật chất các trường công lập, đảm bảo nhu cầu học tập của con em các địa phương trên địa bàn thành phố.

Bảng 3.7. Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục thành phố Thái Nguyên qua các giai đoạn

Năm

Xây dựng cơ sở vật chất

Tổng

Ngân sách

Xã hội hóa

Giai đoạn

2006-2010

31.220

13.650

44.870

Giai đoạn

2011-2015

110.895

180.509

291.404

Giai đoạn 2016-2020

(Dự kiến)


283.500


260.000


543.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Giáo dục trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 2009 - 2017 - 10

(Nguồn: Các Đề án phát triển giáo dục thành phố Thái Nguyên)

Kết quả thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012; giai đoạn 2014-2015 và lộ trình đến 2020 là chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Cộng với đó là hiệu quả việc triển khai thực hiện các Đề án phát triển giáo dục của thành phố Thái Nguyên đã xóa bỏ hoàn toàn tình trạng học tăng ca, học ghép và học tạm tại các phòng học tạm, phòng học cấp 4; cơ bản giải quyết được chỗ ở, làm việc cho giáo viên. Cơ sở hạ tầng giáo dục từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, kiên cố hóa các công trình cơ sở vật chất xây dựng cơ bản. Các trường THCS của Thành phố được đầu tư thiết bị dạy học để đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.

Bằng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác từ công tác xã hội hóa, thành phố Thái Nguyên đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại, chuẩn quốc gia nhằm xây dựng môi trường học tập đầy đủ cho học sinh. Ngành đã yêu cầu các trường THCS trên địa bàn thành phố đưa vào sử dụng các trang thiết bị dạy và

học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu, các thiết bị nghe nhìn... Thiết bị dạy và học cho các môn giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật, hướng nghiệp dạy nghề cũng được quan tâm đầu tư. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh. Các trường được đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy học; xây dựng các phòng học bộ môn, thư viện, nhà đa năng, vườn trường; vận động, huy động mọi nguồn lực để trang bị đầy đủ thiết bị học tập cho học sinh như máy tính, dụng cụ thể thao...

Từ năm 2009 đến 2017, tất cả các trường THCS trên địa bàn thành phố đã có các phòng máy, có thư viện và tủ sách giáo khoa dùng chung. 100% tất cả các trường THCS có phòng y tế học đường, tủ thuốc để cấp phát thuốc và dụng cụ y tế để tiến hành các hoạt động sơ cứu khi cần thiết. Các trường đều có giáo viên dạy tin học, ngoại ngữ, có cán bộ làm công tác y tế để làm nhiệm vụ theo dõi sức khỏe, chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cứu ban đầu cho học sinh, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục và sức khỏe của học sinh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên còn thường xuyên chỉ đạo các trường THCS đẩy mạnh tự kiểm tra, rà soát trang thiết bị dạy học tại các trường để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban hành theo Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 và Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010. Thực hiện nghiêm túc Công văn số 7842/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 28/10/2013 về việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu các cơ sở giáo dục đào tạo. Tiếp tục triển khai Đề án “Phát triển thiết bị dạy học tự làm giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2010-2015” theo Quyết định số 4045/QĐ-BGDĐT ngày 16/9/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo và chỉ đạo các trường nghiêm túc thực hiện để đảm bảo việc dạy và học có chất lượng.

3.3. Chất lượng giáo dục

Cho đến nay, từ cách nhìn khác nhau, có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, cách hiểu phổ biến hiện nay chất lượng giáo

dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của giáo dục. Để đánh giá chất lượng giáo dục của bậc THCS, người ta thường tập trung vào một số tiêu chí cơ bản là: tỷ lệ nhập học trong độ tuổi, tỷ lệ lưu ban, bỏ học; tỷ lệ hoàn thành cấp học; thời lượng học tập của học sinh, đạo đức của người học, mức độ nhận thức, kỹ năng và thể lực của người học. Những yếu tố tạo thành và có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục gồm có: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; giáo viên; chương trình, sách giáo khoa; Phương pháp dạy học. Trong đó, giáo viên là yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu đến chất lượng giáo dục.

Từ năm 2009 đến 2017, ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đang tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục THCS theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/5/2006; Chương trình bổ túc trung học cơ sở ban hành theo Quyết định số 48/2002/QĐ-BGDĐT ngày 27/11/2002 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, trong đó giáo viên đóng vai trò quan trọng và là chủ thể của việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Hằng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố thường xuyên ban hành Công văn, Kế hoạch về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS của năm học, kế hoạch công tác giáo dục THCS theo từng tháng phù hợp với điều kiện thực tiễn của thành phố; chỉ đạo các nhà trường thực hiện đúng kế hoạch giáo dục, tổ chức giảng dạy đúng phân phối chương trình, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, triển khai rà soát chương trình và thực hiện việc điều chỉnh nội dung chương trình, sách giáo khoa theo điều kiện thực tế của các trường; xây dựng và triển khai dạy học các chủ đề tích hợp; tăng cường các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo, tất cả nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục. Hằng năm, bậc THCS thành phố Thái Nguyên tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 luôn đạt 100%; tỷ lệ huy động trẻ từ 11-14 tuổi học THCS luôn đạt 100%.

Từ năm 2009, ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã chủ động chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn thành phố chuẩn bị triển khai thực hiện Đề

án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 40/2000/QH10. Đây là lần thay sách lần thứ 3 của nước ta, được ra chủ trương từ năm 2009, đưa ra họp Quốc hội lần đầu tiên năm 2011 và đưa ra lần 2 vào tháng 4/2014, theo đó đã chỉ đạo các trường THCS, cán bộ giáo viên bậc THCS chủ động nghiên cứu về mục tiêu đổi mới, yêu cầu đổi mới, nội dung đổi mới và lộ trình thực hiện được quy định trong Nghị quyết số 88/2014/QH13. Từ đó chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt, xây dựng kế hoạch hành động để có thể triển khai thực hiện ngay sau khi được Quốc hội thông qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình và bộ sách giáo khoa mới.

Toàn Ngành giáo dục THCS Thành phố đã thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học hằng năm, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện; thực hiện nghiêm việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh và chất lượng dạy học của giáo viên sao cho đúng quy định, đúng thực chất, từ đó giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh việc dạy và học sao cho phù hợp, đề ra những biện pháp, giải pháp thích hợp, thiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục dạy và học.

Giai đoạn 2009-2017, Bậc THCS thành phố Thái Nguyên tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cuộc vận động “Hai không” theo chỉ đạo từ Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Từ đó, việc rà soát, phân loại trình độ học sinh để áp dụng các hình thức phụ đạo, bồi dưỡng phù hợp, đặc biệt là những em học sinh yếu, kém, nhất là trong thời gian cuối năm học, năm cuối của cấp học THCS để ôn tập và tốt nghiệp THCS. Nhờ vậy mà tỷ lệ học sinh THCS thành phố tốt nghiệp hằng năm rất cao, trung bình luôn đạt trên 98%; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm đi; tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm, đạo đức tốt tăng lên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố thường xuyên chỉ đạo các nhà trường tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ/nhóm chuyên môn thông qua

hoạt động nghiên cứu bài học. Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp, quan tâm bồi dưỡng giáo viên mới; bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về kiến thức, kỹ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá; tăng cường tổ chức hội thảo cấp trường, cấp cụm trường. Các đơn vị đã triển khai có hiệu quả các nội dung sinh hoạt chuyên môn trên mạng “Trường học kết nối”, các trường THCS thành phố đã đưa được nhiều chuyên đề, bài giảng lên mạng trường học kết nối.

Tổ chức tập huấn cho giáo viên cốt cán các nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS, giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lí các hoạt động của giáo viên và học sinh; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số học sinh. Các đơn vị đã tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, các môn Âm nhạc, Mĩ thuật.

Tiếp tục triển khai phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” tại các nhà trường, tổ chức dạy thể nghiệm ở 3 bộ môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, qua đó rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch bài học sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” cho từng môn học trong nhà trường.

Bên cạnh đó, ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên còn trú trọng tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố các môn học; Hội thi giáo viên làm Tổng hợp phụ trách đội giỏi cấp thành phố; tổ chức cuộc thi chọn học sinh giỏi giải Toán trên Máy tính cầm tay lớp 9 cấp thành phố... qua đó phát hiện ra nhiều em học sinh giỏi đại diện cho thành phố đi thi cấp tỉnh và đạt được nhiều giải cấp tỉnh...

Công tác thi đua khen thưởng được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động hằng năm như: Cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nay là cuộc vận động “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo”; phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”... được chỉ đạo nghiêm túc triển khai thực hiện. Việc thực hiện tốt công tác chuyên môn, công tác thi đua khen thưởng góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản lí giáo dục từ trình độ chuyên môn, trình độ lí luận chính trị, đạo đức, lối sống.

Hiện nay, toàn Ngành đang triển khai nghiên cứu, tham gia ý kiến vào Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đang được Bộ giáo dục và đào tạo dự thảo ban hành. Trong đó học sinh lại đóng vai trò là chủ thể để nâng cao chất lượng giáo dục; trú trọng đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học; phát huy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập; đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội...

Ngành Giáo dục Thành phố thường xuyên chăm lo, nâng cao chất lượng học tập của các em học sinh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; toàn ngành đã tập trung nâng cao chất lượng học tập của học sinh từ cơ sở (tại các trường) qua đó tổ chức nhiều hội thi, cuộc thi để cho học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi, tinh thần cố gắng trong học tập, rèn luyện cấp thành phố. Tìm kiếm và bồi dưỡng các em tham gia các cuộc thi cấp tỉnh và toàn quốc đạt thành tích.

Hằng năm, học sinh THCS thành phố Thái Nguyên tham cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, năm nào cũng đạt giải cao. Năm 2017, tham dự học sinh giỏi lớp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023