Đội Ngũ Cán Bộ, Giáo Viên Và Học Sinh Trung Học Cơ Sở

- Nguồn ngân sách thành phố: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường công lập: 110.895.000.000 đồng.

- Nguồn kinh phí xã hội hóa: 64.609.000.000 đồng.

- Nguồn kinh phí của các tổ chức, cá nhân xây dựng trường ngoài công lập: 115.900.000.000 đồng [49, tr4]

Như vậy có thể thấy, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên rất quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo... việc kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên được quan tâm đầu tư xây dựng, bên cạnh đó có thể nhận thấy sự đóng góp tích cực của việc xã hội hóa đã huy động được nguồn vốn không hề nhỏ: 64.609.000.000 đồng, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án phát triển giáo dục. Công tác xã hội hóa để phát triển các trường ngoài công lập bậc THCS được thực hiện có hiệu quả, vị trí, chất lượng giáo dục của các trường THCS ngoài công lập ngày một nâng cao. Tính đến năm 2017, 100% các trường THCS thành phố Thái Nguyên không còn phòng học cấp 4, phòng học mái ngói.

2.2.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh Trung học cơ sở

Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên luôn chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định đánh giá giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp. Trong đó, yêu cầu các trường nâng cao hiệu quả tự tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; lưu hồ sơ và báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh theo quy định. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch kiểm tra tại các trường THCS và báo cáo kết quả kiểm tra về UBND thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh theo đúng phân cấp.

Về số lượng, năm học 2010 tổng số giáo viên các trường THCS thành phố Thái Nguyên là 1025 giáo viên, trong đó có 877 giáo viên là nữ, với 387 lớp với 13.391 học sinh. Đối chiếu theo quy định tại Thông tư liên tịch số

35/TTLT/BGD-BNV ngày 23/8/2006 quy định tỷ lệ giáo viên THCS trên lớp là 1,9 GV/lớp thì thừa (tỷ lệ hiện tại là 2,64 GV/lớp) [nguồn: Tác giả tổng hợp].

Năm học 2015, tổng số giáo viên các trường THCS thành phố Thái Nguyên là 1112 giáo viên, trong đó có 941 giáo viên là nữ; với 424 lớp với 16.846 học sinh. Đối chiếu theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/TTLT/BGD-BNV ngày 23/8/2006 quy định tỷ lệ giáo viên THCS trên lớp là 1,9 GV/lớp thì thừa (tỷ lệ hiện tại là 2,62 GV/lớp) [nguồn: Tác giả tổng hợp].

Năm học 2017, tổng số giáo viên các trường THCS thành phố Thái Nguyên là 1113 giáo viên, trong đó có 988 giáo viên là nữ; với 444 lớp với

17.044 học sinh. Đối chiếu theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/TTLT/BGD-BNV ngày 23/8/2006 quy định tỷ lệ giáo viên THCS trên lớp là 1,9 GV/lớp thì thừa (tỷ lệ hiện tại là 2,5 GV/lớp) [nguồn: Tác giả tổng hợp].

Như vậy chúng ta có thể thấy tỷ lệ giáo viên/lớp bậc THCS Thành phố qua một số năm học tuy có giảm nhưng đối chiếu so với quy định thì hiện nay vẫn đang thừa giáo viên.

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên THCS thành phố Thái Nguyên đều có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, tận tụy, gắn bó với nghề và có uy tín đối với học sinh, nhân dân và trong đồng nghiệp. Luôn tin tưởng vào con đường đổi mới của Đảng, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đoàn kết, thương yêu học sinh, giúp đỡ đồng nghiệp, có nghị lực để vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Công tác chuyên môn của đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường THCS không ngừng được nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo..., Từ năm 2009 để thực hiện chủ trương thay đổi sách giáo khoa của Quốc hội đề ra, ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã làm tốt công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên bậc THCS theo hướng phát triển giáo dục mới và nghiên cứu, củng cố kiến thức trước những thay đổi trong bộ sách giáo khoa mới khi ban hành. Hằng năm UBND thành phố đều dành ngân sách để triển khai thực hiện

công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên THCS thành phố. Với những nỗ lực đó, từ năm học 2011 đến năm 2017, 100% giáo viên của các trường THCS thành phố Thái Nguyên đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

- Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.

- Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học.

- Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục.

- Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội.

- Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp.

Bảng 2.2. Tỷ lệ giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn (2010-2017)


STT

Giáo viên

THCS

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Tổng số

1025

1014

1031

1002

1093

1112

1112

1113

1

Số giáo viên

đạt chuẩn

1012

1014

1031

1002

1093

1112

1112

1113

2

Tỷ lệ đạt

chuẩn

98,7%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Giáo dục trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 2009 - 2017 - 7

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên)


Như vậy qua bảng thống kê có thể trừ năm 2010, còn lại các năm từ 2011- 2017, tất cả giáo viên các trường THCS trong Thành phố đều đạt chuẩn.

Sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, sự tăng trưởng dân số đã làm cho số lượng học sinh các cấp học nói chung, bậc giáo dục THCS nói riêng tăng lên hằng năm, cụ thể:

Bảng 2.3. Tổng số học sinh THCS thành phố Thái Nguyên (2010-2017)


Học sinh

THCS

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Tổng số

13391

13510

13845

14370

16079

16846

16467

16738

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên).

Cơ sở vật chất được chú trọng, chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng cao đã giúp cho chất lượng học tập của học sinh THCS ngày càng tăng. Hằng năm, Tỉ lệ huy động trẻ từ 11 đến 14 tuổi vào học THCS luôn đạt 100% kế hoạch đề ra; tỷ lệ tốt nghiệp THCS luôn đạt từ 98% trở lên. Tính đến năm học 2015-2016, tỷ lệ học sinh được xếp loại khá giỏi đạt 70% tăng 2,3% so với năm học 2010-2011, tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình - yếu là 30% giảm 2,3% so với năm học 2010-2011.

Bảng 2.4. So sánh chất lượng học sinh bậc THCS năm học 2010-2011 với năm học 2015-2016



Năm học 2010-2011


Năm học 2015-2016

So sánh năm học 2010-2011 với

năm học 2015-2016

Tỷ lệ tăng

Tỷ lệ giảm


Học lực:


Giỏi- Khá


Trung bình - Yếu


Giỏi-Khá

Trung bình -

Yếu


Giỏi - Khá


Trung bình - Yếu


67,7%

32,3%

70%

30%

2,3%

2,3%

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên)


Bên cạnh nâng cao chất lượng học tập của học sinh, các trường học còn chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Do đó, tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt trong các năm học đều tăng. Năm 2010 bậc THCS số học sinh đạt hạnh kiểm tốt đạt 78,1% đến năm 2015 tỷ lệ số học sinh bậc THCS đạt hạnh kiểm tốt là 86% (tăng 7,9% so với năm 2010) và năm 2017 tỷ lệ học sinh bậc THCS đạt hạnh kiểm tốt đạt 88,46% (tăng 2,46% so với năm 2015 và 10,36% so với năm 2010).

Hạnh kiểm tốt qua một số năm


2010


2015


2017

Biểu đổ 2.1. Đánh giá hạnh kiểm tốt qua một số năm học (đơn vị tính %)

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên).


2.3. Chương trình và các hoạt động giáo dục

2.3.1. Chương trình giáo dục

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực giáo dục mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thông. Từ năm 2009 đến nay, bậc THCS ngành Giáo dục Thành phố đang tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông Cấp trung học cơ sở được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo. Trong đó giáo dục THCS được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp 6 đến lớp

9. Học sinh vào lớp 6 sau khi hoàn thành Chương trình Tiểu học có độ tuổi là 11 tuổi. Việc tuyển sinh vào lớp 6 được tổ chức theo đúng quy chế tuyển sinh ban hành kèm theo Quyết định 12/2006/BGD&ĐT ngày 5/4/2006 của Bộ giáo dục và đào tạo.

Nói đến khái niệm Chương trình giáo dục thì từ lâu nay, khái niệm này còn được nhìn nhận dưới nhiều phương diện, góc độ khác nhau. Tuy nhiên về

cơ bản, hiện nay chương trình giáo dục được xem như là tập hợp các mục tiêu và giá trị có thể được hình thành ở người học thông qua các hoạt động được kế hoạch hoá và tổ chức trong nhà trường, gắn liền với đời sống xã hội. Mức độ đạt các mục tiêu ấy là thể hiện tính hiệu quả của một chương trình giáo dục. “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hay trình độ đào tạo”. Chương trình giáo dục là sự kết hợp của Chương trình giáo dục tổng thể và chương trình môn học được quy định chi tiết, cụ thể trong Luật giáo dục 2005, Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Theo quy định của Luật giáo dục, Chương trình giáo dục Trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Đội ngũ giáo viên THCS thành phố Thái Nguyên đã thực hiện nghiêm túc mục tiêu, phạm vi, kế hoạch, cấu trúc và yêu cầu đối với nội dung được quy định trong Chương trình giáo dục Trung học cơ sở, cụ thể:

Về kế hoạch giáo dục THCS: Tuân thủ thời lượng mỗi năm học ít nhất là 35 tuần. Đối với các trường, lớp dạy học 6 buổi/tuần, mỗi buổi học không quá 5 tiết học; các trường lớp dạy học 2 buổi/ngày hoặc nhiều hơn 6 buổi/tuần, mỗi ngày học không quá 8 tiết học. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục.

Về thực hiện tốt nội dung Chương trình giáo dục THCS theo yêu cầu phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở Tiểu học, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp.

Về sách giáo khoa phải cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên biệt, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Về chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình giáo dục THCS: Đội ngũ giáo viên THCS thành phố Thái Nguyên đã thực hiện tốt chuẩn kiến thức, kĩ năng đầy đủ theo các hướng:

Đáp ứng các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được; Cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập. Yêu cầu về thái độ được xác định cho cả cấp học; Đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình giáo dục THCS đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.

Về phương pháp - hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục THCS: giáo viên THCS thành phố Thái Nguyên đã thực hiện nghiêm, chủ động học hỏi, nghiên cứu, ứng dụng nhiều phương pháp theo hướng chủ động, tích cực, hiệu quả trong quá trình dạy học trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, quy định của Chương trình giáo dục THCS đề ra:

- Phương pháp dạy học của giáo viên phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng phối hợp, hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh để đem lại tiết học hiệu quả, niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.

- Hình thức tổ chức giáo dục THCS bao gồm các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục trên lớp, trong và ngoài nhà trường. Các hình thức tổ chức giáo dục phải đảm bảo cân đối, hài hòa giữa dạy học các môn học và hoạt động giáo dục; giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân; bảo đảm chất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng và tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của học sinh.

- Giáo viên luôn chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể.

Về đánh giá kết quả giáo dục, các trường thực hiện:

- Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục THCS, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học các giáo viên luôn bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực; việc đánh giá căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, cấp học; phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, của cộng đồng; kết hợp giữa hình thức trắc nhiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác; sử dụng công cụ đánh giá thích hợp.

Ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã thực hiện nghiêm quy định việc đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên hoặc chỉ đánh giá bằng nhận xét của giáo viên cho từng môn học và hoạt động giáo dục. Sau mỗi lớp và sau cấp học có đánh giá, xếp loại kết quả giáo dục của học sinh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023