Cơ Sở Vật Chất Xây Dựng Cơ Bản Thcs Năm Học 2005-2006

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hoá các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Nhà nước quy định cơ sở giáo dục phổ thông gồm: Trường tiểu học; Trường trung học sơ sở; Trường trung học phổ thông; Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục. Nhà trường thuộc các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục đều chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân mở trường dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.

Luật quy định: Bậc Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Thực hiện Luật giáo dục và chủ trương của Bộ, ngành Giáo dục Thành phố đã tập trung chỉ đạo các nhà trường nghiêm túc thực hiện, theo đó tiếp tục chia tách các trường Phổ thông cơ sở thành trường Tiểu học và Trường THCS. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, khuyến khích thành lập, xây dựng các trường dân lập, tư thục.

Đến năm 2000 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 41/2000/NQ-QH10 ngày 09/12/2000 về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ năm 2001 đến 2010 nhằm mục tiêu bảo đảm cho hầu hết thanh niên, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ trung học cơ sở trước khi hết

tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được thực hiện đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu sau:

Đối với xã, phường, thị trấn trực thuộc thành phố Thái Nguyên: Huy động số học sinh tốt nghiệp tiểu học hằng năm vào học trung học cơ sở đạt tỷ lệ từ 95% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 80% trở lên. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trung học cơ sở; giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học; bảo đảm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm từ 90% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 75% trở lên. Bảo đảm tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đạt trình độ trung học cơ sở từ 80% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 70% trở lên.

Đối với thành phố Thái Nguyên: Bảo đảm 90% số xã, phường, thị trấn trực thuộc thành phố đạt các mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XIV (14/11- 16/11/2000) đã thông qua Nghị quyết số 02 ngày 29/6/2001 của Ban Thường vụ Thành ủy Thái Nguyên về xây dựng và phát triển thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến năm 2005. Thành ủy đã đề ra Chương trình hành động 10 điểm, trong đó có điểm 4: “Phát triển văn hóa - xã hội, xây dựng nếp sống văn minh đô thị để thành phố xứng đáng là trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục của vùng Việt Bắc”. Qua đó, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo Thành phố tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong năm học 2000-2001 số học sinh các cấp lên lớp đạt bình quân 97%, số học sinh tốt nghiệp THCS đạt 97,5%. Chủ trương khai thác các nguồn vốn, quản lý tập trung nguồn thu tiền đóng góp xây dựng của học sinh để đầu tư kiên cố hóa trường lớp bước đầu triển khai thực hiện đạt kết quả. Năm 2000 số trường tiểu học và THCS đạt 59,1% trên

tổng số trường của địa bàn Thành phố có nhà cao tầng. Năm 2001 đã xây dựng mới được 11 nhà lớp học cao tầng với 86 phòng học kiên cố với tổng số vốn trên 6 tỷ đồng [10].

Năm học 2001-2002 ở bậc trung học cơ sở, số học sinh lên lớp đạt 99,7%, trong đó số khá, giỏi là 71,5% (tăng 2,05%); số học sinh tốt nghiệp đạt 89,52%, trong đó có 37,62% khá, giỏi. Trong năm học này, Thành phố đã đầu tư trên 6 tỷ đồng để xây dựng thêm 92 phòng học kiên cố.

Năm học 2002-2003 việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41/2000/NQ- QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội về thực hiện phổ cập giáo dục THCS và chủ trương của Bộ Giáo dục về đổi mới chương trình sách giáo khoa lớp 1 và lớp 6 đảm bảo yêu cầu đề ra. Sau hai năm thực hiện việc quản lý điều hành tập trung nguồn thu tiền đóng góp xây dựng của học sinh để kiên cố hóa trường lớp được khẳng định là chủ trương đúng đắn. Đến năm 2002 đã có 59,5% số trường THCS có nhà cao tầng, chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học nâng lên. Năm học 2002-2003 tỷ lệ học sinh lên lớp THCS đạt 99,7%; tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 88,9%.

Năm học 2003-2004, thành phố Thái Nguyên nhận bàn giao 01 trường THCS dân lập từ tỉnh về thành phố quản lý. Năm học này đã có 60% số trường trên địa bàn có nhà cao tầng, riêng trong năm 2003 đã đầu tư xây dựng được 5 trường học kiên cố (50 phòng học) với tổng số kinh phí 7,9 tỷ đồng. Tính đến năm học 2003-2004 bậc THCS Thành phố có 27 trường đáp ứng nhu cầu học tập của 16.155 học sinh.

Công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, giáo viên được các trường học quan tâm. Tính riêng năm 2003 các bậc học của thành phố Thái Nguyên đã có 78 giáo viên được cử đi học cao học và có 16 người nhận được bằng thạc sỹ. Các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường, công tác khuyến học được quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển giáo dục toàn diện, đảm bảo công bằng trong giáo dục. Năm 2003 đã có 24/25 xã, phường có Hội khuyến học...

Với những thành tựu về kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục... đã góp phần tạo tiền đề cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên phấn đấu xây dựng Thành phố trở thành đô thị loại II theo tiêu chuẩn do Nhà nước quy định. Ngày 14/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 135/2002/QĐ-TTG công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II.

Như vậy, Ngành Giáo dục Thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2000- 2005 đã đóng góp tích cực vào thành tích sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thái Nguyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi năm 2002 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Thành phố Thái Nguyên năm 2004 cũng được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Năm 2005 Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ 2006. Theo Luật này học sinh học hết chương trình THCS có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh cấp bằng tốt nghiệp THCS, đồng nghĩa với việc bãi bỏ thi tốt nghiệp THCS thay bằng hình thức xét tốt nghiệp THCS được thực hiện từ năm 2006.

Để triển khai thực hiện tốt Luật giáo dục sửa đổi 2005, ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về giáo dục và đào tạo và Quyết định số 553/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục bậc Trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015; thực hiện Quyết định số 2826/2006/QĐ-UBND ngày 18/12/2006 của UBND tỉnh Thái Nguyên… Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã tích cực tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh chỉ đạo các trường THCS tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2005-2006 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 97,15% (trong đó loại giỏi đạt 54,68%, loại khá đạt 30,34%).

Để đảm bảo những yêu cầu tốt nhất đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân thành phố Thái Nguyên. Trong hai năm 2006-2007 Thành phố đã

quan tâm, đầu tư xây dựng được 02 trường (THCS Tân Thành, THCS Quang Trung) đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010 để nâng cao chất lượng dạy học [13]. Ngoài ra, Thành phố còn quan tâm đa dạng hóa các loại hình trường lớp để tạo điều kiện thuận lợi cho người học, mở rộng các loại hình trường học (công lập, dân lập, tư thục) ở các cấp học, bậc học; linh hoạt các hình thức giáo dục thường xuyên, đưa lớp học đến khu dân cư…

Năm 2006 trên địa bàn Thành phố có tổng số 94 trường (mầm non, tiểu học, THCS) với 815 lớp, 26.850 học sinh và 2.247 giáo viên, trong đó hệ thống cơ sở vật chất xây dựng cơ bản bậc THCS trong năm học này hiện có như sau:

Bảng 1.1. Cơ sở vật chất xây dựng cơ bản THCS năm học 2005-2006


STT


Bậc học


Tổng số lớp

Tổng số phòng học


Nhà thư viện


Nhà thí nghiệm


Phòng bộ môn


Phòng Máy tính

Nhà làm việc hiệu

bộ


Nhà hội trường


Nhà vệ sinh

Tổng số chỗ ngồi học sinh

T.số phòng

Phòng Cấp 4

Cao tầng

Phòng tạm

Tổng số

Lớp mới

1

THCS

361

415

98

268

49

15

15

12

7

21

4

49

13886

1853

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Giáo dục trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 2009 - 2017 - 5

Nguồn: [25]

Nhiều trường chú trọng đầu tư trang thiết bị dạy học: Máy tính, đầu video, tăng âm, sách giáo khoa, sách tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy - học (bảng 1.2).

Bảng 1.2. Trang thiết bị dạy học THCS năm học 2005-2006



Số TT


Tên đơn vị

Trường

Thiết bị đồng bộ

T.số máy vi tính


T.số Vô tuyến


T.số đầu video


T.số Radio catset


T.số tăng âm


Sách giáo khoa


Sách tham khảo

Tổng số

Đồng bộ Cấp 1

Đồng bộ Cấp 2

1

THCS

(cấp 2)

128


128

95


35

32

38

12.580

15.900

Nguồn: [25]

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2006 Ngành tổ chức xét tốt nghiệp THCS. Năm học 2007-2008 đã tổ chức xét tốt nghiệp THCS cho 3.349/3.396 học sinh = 98,62%, trong đó xếp loại giỏi là 749 em

học sinh, khá 1.351 em học sinh, trung bình 1.249 em học sinh. Việc xét tốt nghiệp thực hiện nghiêm túc theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/4/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS.

Ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã có nhiều biện pháp nhằm quy tụ được những nhà giáo ưu tú, giàu kinh nghiệm để nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học theo từng trình độ tiếp thu của học sinh, làm cho học sinh có hứng thú học tập, nỗ lực khắc phục khó khăn trong học tập để đạt kết quả tốt. Không chỉ vậy, Ngành còn tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và công tác phổ cập giáo dục nói riêng.


Tiểu kết chương 1

Thành phố Thái Nguyên có vị trí địa lý quan trọng, là đầu mối giao thông giữa các địa phương trong tỉnh và giữa các tỉnh trong vùng Việt Bắc, giữa vùng Việt Bắc với đồng bằng Sông Hồng. Thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, thương mại và là một trong ba trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của đất nước…

Là đơn vị hành chính có dân số đông nhất của tỉnh Thái Nguyên, cho nên số lượng các trường phổ thông nói chung và trường phổ thông cơ sở, THCS nói riêng của thành phố Thái Nguyên cũng nhiều hơn so với các thành phố, thị xã, huyện khác, đòi hỏi ngành Giáo dục Thành phố phải đề ra và tiến hành triển khai nhiều biện pháp để phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân vì sự phát triển kinh tế - xã hội.

Giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1985, thực hiện nhiệm vụ của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục giao cho, các trường phổ thông cơ sở của thành phố Thái Nguyên đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành việc dạy văn hóa,

phổ cập cấp I bổ túc văn hóa cho nhân dân đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn thành phố.

Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2008, ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã có những bước phát triển vượt bậc, chuyển biến về chất; công tác xây dựng, kiên cố hóa trường lớp, trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học được quan tâm đầu tư, xây dựng, trang bị... công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, giáo viên trong đó cán bộ, giáo viên bậc phổ thông cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục năm 1981; thực hiện Luật Giáo dục 1998; phổ cập giáo dục THCS theo Nghị quyết 41/2000/NQ-QH10; thực hiện Luật Giáo dục (sửa đổi năm 2005)...

Bằng sự nỗ lực, quyết tâm, được sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố, các trường THCS của thành phố đã đạt được những kết quả to lớn. Đến năm 2004 thành phố Thái Nguyên được công nhận đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Đến năm 2008 thành phố có 27 trường THCS (trong đó có 06 trường THCS đạt chuẩn quốc gia: Tân Thành, Quang Trung, Tân Long, Độc Lập, Nha Trang, Chu Văn An,) đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn; chất lượng giáo dục, đào tạo bậc THCS ngày càng nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt học lực khá giỏi và hạnh kiểm tốt tăng hằng năm. Chất lượng đội ngũ giáo viên bậc THCS không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2017

2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và triển khai thực hiện ở Thái Nguyên

Ngày 25/11/2009, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua Luật số 44/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục 2005 để thực hiện trong cả nước. Theo đó, Luật Giáo dục năm 2009 sửa đổi, bổ sung chi tiết, cụ thể hơn về chương trình giáo dục, về phổ cập giáo dục, về đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, về phân cấp rõ ràng trách nhiệm trong sự nghiệp phát triển giáo dục, giáo trình sử dụng trong các cơ sở giáo dục… tác động trực tiếp đến bậc học THCS.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên khóa XVIII, Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 3264/2011/QĐ-UBND ngày 23/12/2011 về việc phê duyệt Chương trình phát triển giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 để triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ tỉnh.

Chương trình đã đề ra quan điểm đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện giáo dục, tiếp cận với trình độ giáo dục tiên tiến; Phát triển quy mô trường lớp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Thực hiện chuyển đổi loại hình trường ra ngoài công lập, cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao, tăng cường đầu tư cho giáo dục ở các vùng miền khó khăn. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên; tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến khác trong dạy học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023