Thực Trạng Sử Dụng Các Hình Thức Tổ Chức Giáo Dục Kỷ Luật Cho Sinh Viên Tại Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Đại Học Thái Nguyên Hiện Nay

- Thứ hai, các phương pháp đưa ra để trưng cầu ý kiến được thực hiện với các mức độ cụ thể khác nhau. Cụ thể như sau:

“Phương pháp đàm thoại” ( X =2.81; xếp TB1) và “Phương pháp thuyết phục” ( X =2.72; xếp TB2) là hai phương pháp được đánh giá ở mức độ cao nhất - mức độ tương đối tốt. Tại Trung tâm GDQP&AN, nội dung giáo dục kỷ luật cho SV không được tổ chức giảng dạy độc lập, riêng lẻ mà được lồng ghép vào chương trình học quốc phòngan ninh chính khóa và thông qua giờ phổ biến quy chế và thông qua các hoạt động ngoại khóa. Trong khi đó, nội dung môn học GDQP&AN gồm hai học phần lý thuyết, một học phần thiên về thực hành, các học phần lý thuyết với nội dung dài và tương đối khó nên giảng viên thường sử dụng phương pháp thuyết phục và đàm thoại để làm rõ vấn đề nhanh và hiệu quả. Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi nhận thấy việc lựa chọn dùng hai phương pháp này nhiều không chỉ do nội dung chương trình mà còn phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ giảng viên. Như đã phân tích ở trên, đội ngũ giảng viên là sĩ quan biệt phái phần lớn chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ sư phạm, chỉ có một số thầy giáo được đào tạo đúng chuyên ngành sư phạm tại các học viện, nhà trường quân đội. Cùng với đó, giảng viên dân sự đều là học văn bằng hai (thời gian đào tạo từ 18 tháng đến 24 tháng), trước đó có thể lại chưa được học qua sư phạm. Do đó, việc sử dụng hai phương pháp đàm thoại và thuyết phục trở nên phổ biến ở mỗi thầy giáo và mỗi lớp học. Chính vì vậy, hai phương pháp này được đánh giá ở mức độ tương đối tốt.

Theo đánh giá của GV, “Phương pháp luyện tập” ( X =2,30; xếp TB 10) và “Phương pháp trách phạt” ( X =2.36; xếp TB9) được thực hiện ở mức thấp nhất - mức chưa tốt. Nội dung giáo dục kỷ luật được lồng ghép, tích hợp trong môn học GDQP&AN. Học phần 3 của môn học này là Quân sự. Đây là học phần tập trung vào

các nội dung thực hành là chính. Vì vậy, phương pháp tập luyện và rèn luyện được GV sử dụng để giáo dục kỷ luật cho SV. Thông qua quá trình học tập, SV hình thành và phát triển cho bản thân mình ý chí, nghị lực vượt khó, vượt khổ, kiên trì, bền bỉ, nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, các phương pháp này được thực hiện chưa tốt.

Qua tìm hiểu, thầy giáo Ng.X.H cho biết: “Mặc dù khóa học tại Trung tâm quốc phòng hướng tới mục tiêu là không chỉ trang bị kiến thức về giáo dục, quốc phòng mà còn rèn luyện, hình thành cho các em những thói quen, nếp sinh hoạt quân đội. Tuy nhiên đa phần các em đều đang trong giai đoạn làm quen là chính, bên cạnh đó, nhiều em còn khá nhút nhát, yếu đuối. Do vậy, chúng tôi sử dụng các phương pháp động viên, thuyết phục, khen thưởng các em là chính ít khi sử dụng phương pháp trách phạt”.

Các phương pháp còn lại gồm: phương pháp đòi hỏi sư phạm, phương pháp thi đua, phương pháp khen thưởng và phương pháp nêu gương tốt cũng được đánh giá ở mức độ chưa tốt.

Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, chúng tôi có trao đổi với thiếu tá M.H.T - Giảng viên kiêm cán bộ khung, thầy cho biết: “Các em SV khi khi vào trong Trung tâm sẽ ở tại đây 35 ngày. Tại đây, các em sẽ cùng ăn, cùng ở, cùng học tập và sinh hoạt. Do đó, bên cạnh việc tích hợp nội dung giáo dục kỷ luật cho SV thông qua môn học GDQP&AN, nội dung này còn được lồng ghép qua các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể như: tập thể dục buổi sáng, giao lưu bóng đá, xem phim… Lấy tập thể để rèn cá nhân và lấy cá nhân để rèn tập thể là phương châm được thực hiện tại đây”.

Như vậy, qua khảo sát chúng ta thấy các phương pháp giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm được sử dụng chưa tốt. Do vậy, nó có ảnh hưởng đến việc thực hiện nội dung và lựa chọn hình thức giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm.

2.2.3.4. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên hiện nay

Về hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho SV, để tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7 (ở phiếu điều tra số 1) gồm 4 hình thức và 4 mức độ tương ứng. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của giảng viên về việc sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay

TT

Hình thức

Mức độ

Tổng

X

TB

4

3

2

1

1

Thông qua dạy học trên giảng đường và

ngoài thao trường tại Trung tâm.

5

16

12

0

92

2,78

1

2

Thông qua tổ chức hướng dẫn hoạt động

tự học, tự luyện tập cho SV ở Trung tâm.

2

12

19

0

82

2.48

3


3

Thông qua tổ chức các chế độ rèn luyện của đơn vị quân đội và quy chế, quy định

ở Trung tâm.


1


12


20


0


80


2.42


4


4

Thông qua sinh hoạt chính trị, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu điều lệnh, điều lệ quân đội, pháp luật Nhà nước, các cuộc vận động duy trì kỷ luật

quân đội… tại Trung tâm.


2


18


13


0


88


2.66


2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên - 9

Qua bảng số liệu bảng 2.9 cho thấy: Các hình thức giáo dục kỷ luật tại Trung tâm GDQP&AN được tổ chức đa dạng, phong phú với các mức độ khác nhau. Cụ thể như sau:

“Giáo dục Thông qua dạy học trên giảng đường và ngoài thao trường tại Trung tâm” là hình thức được sử dụng nhiều nhất, đạt ở mức tương đối thường xuyên ( X = 2.78; xếp TB1).

Hình thức thứ hai được đánh giá ở mức độ tương đối tốt đó là “Giáo dục

thông qua sinh hoạt chính trị, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu điều lệnh, điều lệ quân đội, pháp luật Nhà nước, các cuộc vận động duy trì kỷ luật quân đội….” ( X = 2.60; xếp TB2). Được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám đốc, Đoàn Thanh niên, Trung tâm GDQP&AN thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể như:

bóng đá, bóng chuyền; các chương trình giao lưu như: chúng tôi là chiến sĩ TUEBA, chúng tôi là chiến sĩ Y dược... Thông qua các chương trình tập thể như vậy, đã tạo mối quan hệ gắn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cũng như làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho SV khi các em tham gia học tập tại Trung tâm.

Một hình thức giáo dục khá quan trọng, nhưng cán bộ GV chỉ đánh giá kết quả thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng đó là: “Giáo dục thông qua tổ chức hướng dẫn hoạt động tự học, tự luyện tập cho SV ở Trung tâm” ( X = 2,48; xếp TB3).

SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên, với ý nghĩa đặc thù SV

học tập và rèn luyện trong môi trường quân đội gắn liền với việc thực hiện các chế độ, nền nếp của quân đội nên “tự học” của SV tại Trung tâm GDQP&AN không đơn thuần dùng để chỉ sự tự động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ, hành động và các phẩm chất, động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh một tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nào đó mà còn mang ý nghĩa đặc thù của môi trường quân đội. Bởi vậy, quan niệm “tự học” ở đây còn phải bao gồm cả việc tự rèn luyện của người học để hình thành nhân cách người quân nhân trong SV từ kiến thức quân sự, tác phong, kỷ luật quân đội đến những kỹ năng, kỹ xảo chiến đấu… Tuy nhiên, đáng tiếc là GV chỉ đánh giá kết quả thực hiện ở mức độ 3.

Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này, chúng tôi được biết:

Thứ nhất, do SV chưa xác định rõ cho mình mục đích, động cơ trong học tập, chưa có kế hoạch tự học khoa học, lúng túng trong việc xác định phương pháp tự học phù hợp cho mình và cho từng môn học cụ thể. Vì vậy, việc tự học chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Thứ hai, GV, cán bộ quản lý có thời điểm còn ít quan tâm tới hoạt động tự học của SV, chưa chú trọng bồi dưỡng, hướng dẫn cho SV phương pháp học tập của từng nội dung, từng môn học; chưa rèn luyện những kỹ năng tự thực hành cho SV; chưa kiểm tra, đánh giá việc tự học một cách thường xuyên; Thứ ba, việc quản lý, duy trì thời gian tự học của Trung tâm chủ yếu là để quản lý nền nếp chế độ, đôi khi còn thiếu sự hướng dẫn, kiểm tra tính hiệu quả. Bên cạnh đó thời gian tự học còn ít, phụ thuộc vào khung giờ theo chế độ trong ngày; Thứ tư, cơ sở vật chất, sách báo, tài liệu tham khảo liên quan đến môn học chưa phong phú, chưa hấp dẫn; Thứ năm, ý thức tự kiểm tra, đánh giá và cải tiến hoạt động tự học của SV chưa cao.

Do đặc thù là đơn vị đào tạo, phục vụ SV chuyên về GDQP&AN. SV sinh hoạt và học tập tại đơn vị với số lượng đông, trong thời gian ngắn cho nên việc triển khai hình thức “Giáo dục thông qua tổ chức các chế độ rèn luyện của đơn vị quân đội và quy chế, quy định ở Trung tâm” chỉ được tổ chức ở mức độ thấp ( X = 2,42; xếp TB4).

Trung tâm GDQP&AN không chỉ là nơi trang bị những kiến thức, những kỹ năng cơ bản về QP-AN và ý thức bảo vệ Tổ quốc theo chương trình của Bộ GD&ĐT, mà Trung tâm còn là nơi trực tiếp quản lý, rèn luyện, duy trì chế độ đối với SV theo mô hình giống như quân đội. Tuy nhiên, thực tế ở Trung tâm GDQP&AN, việc tổ chức giáo dục kỷ luật cho SV thông qua tổ chức các chế độ rèn luyện của đơn vị quân đội và quy chế, quy định ở Trung tâm GDQP&AN còn thấp.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, thầy giáo P.Đ.Q cho biết: “Trước hết phải nói đến đó là hiệu quả các biện pháp quản lý chấp hành chế độ của SV còn có những hạn chế nhất định: Trung tâm khi xây dựng kế hoạch quản lý, chấp hành chế độ, quy định đối với SV còn chưa bám sát thực tiễn. Còn có hiện tượng xem nhẹ, sao chép kế hoạch từ năm trước sang năm sau, chưa bám sát vào đặc điểm từng đối tượng SV và điều kiện cơ sở vật chất của Trung tâm, do đó tính khả thi của kế hoạch không cao. Bên cạnh đó, nội dung rèn luyện chấp hành chế độ, quy định của SV còn dàn trải, hình thức. Về phương pháp, một số chủ thể quản lý, nhất là cán bộ trực tiếp quản lý SV chưa thực sự linh hoạt, khéo léo trong quản lý, rèn luyện, duy trì chế độ đối với SV; Khen thưởng, xử phạt chưa được chú trọng, việc biểu dương người tốt, việc tốt chưa được quan tâm; hoặc chưa chú ý đến đặc điểm ngành nghề”.

Như vậy, tại Trung tâm đã tiến hành nhiều hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho SV. Các hình thức được tổ chức thực hiện với mức độ khác nhau song đều góp phần vào quá trình rèn luyện và phát triển cho SV khi học tập và rèn luyện tại đơn vị.

2.2.2.5. Thực trạng các hình thức kiểm tra, đánh giá giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên hiện nay

Về hình thức kiểm tra, đánh giá giáo dục kỷ luật cho SV, để tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 (ở phiếu điều tra số 1) gồm 3 hình thức và 4 mức độ tương ứng. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của GV về các hình thức kiểm tra, đánh giá giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay.

STT

Hình thức kiểm tra, đánh giá

Mức độ

Tổng

X

TB

4

3

2

1


1

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: kiểm tra buổi sáng, kiểm tra buổi chiều, kiểm tra buổi tối việc thực hiện nghiêm túc các chế độ luyện tập, sinh hoạt, học tập ở thao

trường, trên lớp và sinh hoạt ký túc xá…


5


16


12


0


92


2.78


1


2

Kiểm tra, đánh giá định kỳ: kiểm tra, đánh giá, nhận xét việc thực hiện nghiêm các chế độ quy định của nhà trường, trung tâm

vào cuối tuần, cuối tháng ở Trung tâm.


2


12


19


0


82


2.48


3


3

Kiểm tra, đánh giá tổng kết: kiểm tra tiến hành ở cuối khoá để đánh giá, nhận xét đúng sự thay đổi của SV về nhận thức, thái độ và thói quen hành vi kỷ luật đạt được

sau một khoá đào tạo.


2


18


13


0


88


2.66


2

Qua bảng số liệu bảng 2.10 cho thấy: Các hình thức kiểm tra, đánh giá giáo dục tính kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên được tổ chức đa dạng, phong phú với các mức độ khác nhau ( X từ 2,48 - mức độ ít thường xuyên đến 2,78 đạt mức độ thường xuyên). Cụ thể như sau:

“Kiểm tra, đánh giá thường xuyên” là hình thức kiểm tra, đánh giá được sử dụng nhiều nhất, đạt ở mức tương đối thường tốt ( X = 2.78; xếp TB1).

Hình thức thứ hai được đánh giá ở mức độ tương đối tốt đó là “Kiểm tra, đánh


giá tổng kết” ( X = 2.66; xếp TB2).


“Kiểm tra, đánh giá định kỳ” được đánh giá ở mức chưa được tốt lắm ( X = 2,48; xếp TB3).

Như vậy, tại Trung tâm đã tiến hành nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá giáo dục kỷ luật cho SV. Các hình thức được tổ chức thực hiện với mức độ khác nhau. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này, chúng tôi được biết: Khi tham gia học tập

rèn luyện tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên SV phải ăn, ở tập trung nội trú. Tuy nhiên, SV được phân nhỏ ở theo các dãy nhà ký túc xá, mỗi dãy ký túc xá do một Cán bộ quản lý sinh viên trực tiếp quản lý. Do vậy, việc kiểm tra, đánh giá giáo dục kỷ luật cho SV có sự không đồng đều. Điều đó cho thấy, việc thống nhất các phương pháp, cách thức quản lý, duy trì kỷ luật đối với SV của Cán bộ quản lý SV đóng vai trò hết sức quan trọng.

2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên hiện nay

Trên cơ sở kết quả thực trạng thu được ở trên, chúng tôi nhận thấy đa số giảng viên và SV nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kỷ luật. Tuy nhiên, GV thực hiện các mục tiêu giáo dục, sử dụng các phương pháp và hình thức giáo dục nhìn chung chưa tốt, trong quá trình giáo dục vẫn còn một số hạn chế như: SV chưa xác định rõ cho mình mục đích, động cơ trong học tập, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo chưa tự giác học tập, cơ sở vật chất xuống cấp… Do đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm để từ đó tìm ra các cách thức để tháo gỡ những khó khăn gặp phải. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9 gồm 8 nội dung và 4 mức độ. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.11 và 2.12

Bảng 2.11. Đánh giá của giảng viên về các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay.

TT

Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ

Tổng

X

TB

4

3

2

1

1

Nhận thức về lối sống của SV hiện nay

5

16

12

0

92

2,78

2

2

Ý thức tự rèn luyện của SV

4

16

13

0

90

2.72

3

3

Thói quen sinh hoạt, học tập của SV

2

18

13

0

88

2.66

4

4

Quan điểm, thái độ của đội ngũ GV

GDQP&AN về giáo dục kỷ luật cho SV

6

15

12

0

93

2.81

1

5

Môi trường quân đội và đặc điểm quá trình

đào tạo của Trung tâm GDQP&AN.

2

15

16

0

85

2.57

5

6

Đường lối, chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước

1

12

20

0

80

2.42

7

7

Các phong trào hoạt động chung ở Trung

tâm.

2

12

19

0

82

2.48

6

8

Sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội

đối với việc giáo dục kỷ luật.

1

10

22

0

78

2,36

8

Kết quả bảng 2.11 cho thấy: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục tính kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN, trong đó mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến quá trình giáo dục kỷ luật cho SV cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

Mức độ ảnh hưởng thấp nhất là yếu tố “Sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội đối với việc giáo dục kỷ luật” ( X =236, sếp TB8).

Tiếp theo là sự ảnh hưởng của yếu tố: “Đường lối, chủ trương, chính sách của


Đảng và Nhà nước” ( X =2,42; xếp TB7).

Sở dĩ hai yếu tố này ảnh hưởng thấp nhất đến quá trình giáo dục kỷ luật cho SV, bởi vì các em đang còn gia đoạn đi học, thời gian chủ yếu là học tập và rèn luyện ở trên giảng đường, ở Trung tâm, các em chỉ quan tâm đến các yêu cầu, quy định của nhà trường, đến thầy cô và bạn bè chứ ít quan tâm đến các yếu tố bên ngoài xã hội.

Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến giáo dục kỷ luật cho SV là: “Quan điểm, thái độ của đội ngũ GV GDQP&AN về giáo dục kỷ luật cho SV” ( X =2,81; xếp TB1). Trung tâm có đội ngũ GV là sĩ quan biệt phái vừa có trình độ, vừa có kinh nghiệm thực tiễn ở các đơn vị quân đội, nhiều đồng chí đã qua chiến đấu hoặc công tác nơi biên giới hải đảo đây là những kinh nghiệm, những nhân chứng bổ ích cho GDQP&AN đối với SV. Trong quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng quân sự, QPAN và ý thức bảo vệ Tổ quốc cho SV, mọi tư thế, tác phong, cử chỉ hành động đến ngôn ngữ của cán bộ GV đều tác động trực tiếp đến các em. Các em SV quan sát, cảm nhận, tiếp nhận và lấy hình ảnh của chính các thầy giáo làm hình mẫu để rèn luyện và phấn đấu. Vì vậy, yếu tố này được đánh giá cao mức độ ảnh hưởng của nó đến quá trình giáo dục kỷ luật của SV.

Theo đánh giá của Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm thì đội ngũ GV đang thực hiện điều này rất tốt, đặc biệt là đội ngũ sĩ quan biệt phái, luôn duy trì thực hiện đúng lễ tiết, tác phong của người lính, xứng danh anh bộ đội cụ Hồ, là tấm gương để mỗi thế hệ SV noi gương học tập và rèn luyện.

Trên thực tế chúng ta biết rằng, dù người thầy có tốt và tâm huyết đến đâu mà học trò không nỗ lực phấn đấu thì cũng không đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì thế, các yếu tố “Nhận thức về lối sống của SV hiện nay” ( X =2,78; xếp TB2), và “Ý thức tự rèn luyện của SV” ( X =2,73; xếp TB3) và “Thói quen sinh hoạt, học tập của SV” ( X =2,66; xếp TB4) cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình giáo dục kỷ luật cho SV.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí