Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 16

Thời

gian

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS



- GV kết luận:

Tài nguyên biển đảo mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Tài nguyên biển đảo cũng có hạn, nếu không biết khai thác và sử dụng hợp lí sẽ bị cạn kiệt.

Bảo vệ tài nguyên tbiển đảo

là trách nhiệm của tất cả mọi người trong đó có HS.

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến

- HS lắng nghe.


10

phút


Hoạt động 3: Những việc cần làm để bảo vệ tài nguyên biển đảo Mục tiêu: HS biết xác định những việc làm để bảo vệ tài nguyên biển đảo.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo chủ đề: Những việc cần làm để bảo vệ tài nghuyên thiên nhiên.

- GV yêu cầu một vài nhóm trình bày;

- GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp.

- GV kết luận:

Không khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng: nước, chất đốt, sách vở, đồ dùng, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên biển,

các vườn Quốc gia ngập mặn,


- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện từng nhóm trình bày;

- Thảo luận chung cả lớp;

- HS lắng nghe.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 16

Thời

gian

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS



... là những việc cần làm để

bảo vệ tài nguyên thiên nhiên biển đảo.



10

phút


Hoạt động 4: Trình bày kết quả diều tra, tìm hiểu về một nguồn tài nguyên biển đảo hoặc của đất nước và biện pháp bảo vệ.

Mục tiêu: HS có thể biết về một nguồn tài nguyên biển đảo của đất nước và có ý thức quan tâm bảo vệ.

- GV hướng dẫn cho HS thực hiện tiết kiệm các nguồn năng lượng: điện, nước, chất đốt, sách vở, năng lượng, ..

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả (kết hợp giũa trình bày bằng lời với tranh ảnh và viết ra giấy);

- GV hướng dẫn tập thể lớp chất vấn nhận xét;

- GV kết luận:

GV khen những nhóm có kết quả làm việc tốt và nhắc nhở HS cả lớp hãy thực hiện các biện pháp các em vừa đề xuất để bảo vệ nguồn tài

nguyên ở địa phương.

- HS thực hành ngay trên lớp theo mô hình tổ, nhóm.

- Các nhóm HS tiến hành điều tra, tìm hiểu về một nguồn tài nguyên biển đảo ở đất nước và bàn biện pháp để bảo vệ tài nguyên này.

- Nhóm trình bày tiến hành bảo vệ ý kiến.

- HS thảo luận chung về các biện pháp cần thiết để giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên biển

đảo.


10

phút

Hoạt động 5: Trò chơi Phóng viên Mục tiêu: Củng cố

bài học cho HS

- GV phổ biến luật chơi như sau: Một vài HS trong lớp thay nhau đóng vai phóng

viên và phóng vấn các bạn

- HS thực hiện trò chơi.

Thời

gian

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS



trong lớp về những vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên biển đảo. Các câu hỏi có thể là:

+ Theo bạn thế nào là tài nguyên biển đảo?

+ Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên biển đảo?

+ Bạn hãy kể một vài tài nguyên biển đảo của đất nước mà em biết?

+ Hãy kể một việc bạn đã làm để góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên biển đảo.

- GV hướng dẫn cả lớp bình chọn một phóng viên có câu hỏi hay nhất, HS trả lời có

câu trả lời hay nhất.


- HS thực hiện bình chọn.

Thời


V. Kết thúc

- Giáo viên nhận xét và trao nhiệm vụ mới cho HS.

Phụ lục 4

BÀI ĐÁNH GIÁ SAU HOẠT ĐỘNG GDNGLL


Câu 1: Sự kiện nào dưới đây diễn ra vào năm 1959 có liên quan đến biển, đảo Việt Nam?

A. Thành lập đoàn “tàu không số” B.Thành lập đội Hoàng Sa

C. Mở đường mòn Hồ Chí Minh trên biển

D. Cả A và C đều đúng.


Câu 2: Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam hiện nay trực thuộc đơn vị hành chính của tỉnh, thành phố nào?

A. Phú yên, Quảng Ngãi B. Đà Nẵng, Phú yên

C. Quảng Ngãi, Khánh Hòa. D. Khánh Hòa, Đà Nẵng


Câu 3: Đội “Hoàng Sa” kiêm quản Bắc Hải được thành lập vào thời gian nào?

A. Thời các chúa Nguyễn B. Thời Tây Sơn

C. Thời các vua Nguyễn D. Thế kỉ thứ X.


Câu 4: Tài liệu cổ nào của nước ta dưới đây có ghi chép tư liệu về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

A. Lịch triều hiến chương loại chí B. Phủ biên tạp lục

C. Đại Nam thực lục D. Tất cả các bộ sử trên


Câu 5: Quần đảo Trường Sa hiện nay trực thuộc đơn vị hành chính của tỉnh nào?

A. Phú yên B. Đà Nẵng

C. Khánh Hòa D. Quảng Ngãi.

Câu 6: Quá trình xác lập thất sự và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được bắt đầu vào thời gian nào?

A. Thời Lí - Trần B. Thời cổ đại

C. Thời chúa Nguyễn D. Thế kỉ XIX

Câu 7: Hãy kể tên các huyện thị, thành phố có biển, đảo hiện nay ở Khánh Hòa?

…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………… Câu 8: Trước tình hình chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đang bị

xâm phạm, em cần phải làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

B. ĐÁP ÁN

Câu 1 - C; Câu 2 - D; Câu 3 - A; Câu 4 - D; Câu 5 - C; Câu 6 - C. (Từ

câu 1 đến câu 6 mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm).

Câu 7: (trả lời đúng hết được 2 điểm)

- Các huyện thị, thành phố có biển, đảo hiện nay ở Khánh Hòa là: thành phố Cam Ranh, thành phố Nha Trang, thị xã Ninh Hòa, huyện Cam Lâm, huyện Vạn Ninh, huyện đảo Trường Sa.

Câu 8: (Mỗi ý trả lời đúng và đầy đủ được 3 điểm)

- Tuyên truyền, đấu tranh hòa bình theo đúng luật pháp quốc tế và luật pháp của Việt Nam đối với các hành động gây hấn, khiêu khích, xâm phạm vùng biển, đảo Việt Nam của nước ngoài.

- Lên án, tố cáo các hành động sai trái của các nước bên ngoài đối với chủ quyền biển, đảo của Việt Nam cho bạn bè quốc tế được biết nhằm nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của họ trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Phụ lục 5

KẾ HOẠCH NGOẠI KHÓA: BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM


- Đơn vị thực hiện: THCS Phan Bội Châu, Tứ Kỳ, Hải Dương

- Thời gian: thứ 6, tuần 19, ngày 28 tháng 12 năm 2015

- Đối tượng: Học sinh toàn trường, Học sinh trực tiếp tham gia các đội chơi: khối 9. Học sinh tham gia phần chơi dành cho khán giả: toàn trường

I. MỤC ĐÍCH

- Thực hiện nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là phấn đấu đạt trường trọng điểm chất lượng cao và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Thế kỉ XXI là thế kỉ của biển, các quốc gia đều vươn ra biển làm giàu từ biển. Thế nên biển nói chung và Biển Đông nói riêng trở thành điểm nóng, là nguyên nhân gây ra các sự tranh chấp khu vực.

- Để góp phần tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo của quốc gia, dân tộc Việt Nam đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; bồi dưỡng tình yêu Tổ quốc, tinh thần trách nhiệm của lớp trẻ trước các vấn đề của đất nước; rèn các kĩ năng sống cho học sinh qua các họat ngoài giờ lên lớp, giúp học sinh giải trí sau một thời gian học tập miệt mài, say mê, tổ KHXH kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức ngoại khóa thứ nhất: Biển, đảo Việt Nam.

- Tổ chức ngoại khóa đảm bảo mục tiêu: hấp dẫn, bổ ích

II. KẾ HOẠCH CỤ THỂ

1. Nội dung chương trình ngoại khóa

Gồm các phần sau:

Phần 1:Xem phim tư liệu: Kí sự biển, đảo, tập 1

Phần 2. Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam: trả lời các câu hỏi, gồm:

- Khởi động: mỗi đội có 60 giây trả lời nhanh các câu hỏi.

- Trò chơi: ô chữ.

Phần 3. Em làm hướng dẫn viên du lịch về Biển, đảo Việt Nam

- Các đội bắt thăm đề tài: giới thiệu về các huyện đảo (gồm lời giới thiệu và trình chiếu trên Power)

Phần 4:Nghe cựu quân nhân kể chuyện về Trường Sa.

Phần 5. Trò chơi: Bảo vệ đảo xa

2. Phân công nhiệm vụ:



STT


Nội dung công việc

Thời gian tiến hành

Người phụ trách

Thời gian

hoàn thành- kiểm tra


Ghi chú


1

- Xây dựng kế hoạch ngoại khóa, thảo luận nhóm thực hiện,phân công công việc, báo cáo ban chuyên môn, đề nghị hỗ trợ phần trang trí khánh tiết, loa máy,

máy quay camera


- Tuần 16


- Tuần 17


- Đ/c Đào




2

- Đĩa phim tư liệu

- Thiết kế màn hình ngoại khóa

- Đặt vấn đề về nội dung nói chuyện, mời cựu quân nhân nói chuyện về Trường Sa

- Duyệt kiến thức chuyên môn trong các câu hỏi của đ/c Đào

- Thiết kế và tổ chức trò

chơi giành cho khán giả


- Tuần 17


- Tuần 18


- Tuần 18


- Đ/c Phương


- Thứ 7, tuần 18


- Thứ 7 tuần 18



3

- Viết lời dẫn chương trình của ngoại khóa

- Thiết kế câu hỏi phần khởi động

- Thiết kế trò chơi ô chữ

- Phân công giám khảo, thư kí, chuẩn bị phần thưởng cho học sinh


- Tuần 18


- Đ/c Đào


- Thứ 5 tuần 18


STT


Nội dung công việc

Thời gian tiến hành

Người phụ trách

Thời gian

hoàn thành- kiểm tra


Ghi chú


4

- Chọn đề tài, tổ chức bắt thăm cho các đội chơi

- Hướng dẫn các đội chơi về nội dung, cách thức chuẩn bị.

- Phân công các giáo viên hỗ trợ các đội chơi về nội dung, trình chiếu

- Biểu điểm, phiếu điểm


- Thứ 7, tuần 18


- Đ/c Hương


- Thứ 4, tuần 19



5

- Thiết kế trò chơi vận động, hướng dẫn các đội chơi

- Tham mưu trang trí khánh tiết

- Tập, duyệt Văn nghệ đ/c Chuyên


- Thứ 2,tuần 19


- Đ/c Nguyễn Văn Khánh


- Đ/c Hà


- Thứ 5, tuần 19

Kèm theo phân công chuẩn bị phần 3 ở trang sau


6


- Phân công phụ trách các đội chơi


Tuần 18

- Đ/c Phạm Nga

- Đ/c Bùi Hương




7

Chuẩn bị phần thưởng:

- Đội chơi

- Khán giả


Tuần 19

- Đ/c Phạm Thảo

- Phạm Hương


Thứ 4, tuần 19



8

- Đề nghị BGH, CĐ hỗ trợ khánh tiết, loa máy,

máy quay camera


- Tuần 18


- Đ/c Đào


Thứ 5, tuần 19


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023