PHỤ LỤC
Phụ lục 1
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT
(Dành cho GV)
Để tìm hiểu về thực trạng giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, trân trọng đề nghị các thầy/cô cho biết ý kiến ý kiến đánh giá của mình bằng cách đánh dấu (√) vào các nội dung cho là phù hợp sau đây?
Câu 1: Theo thầy/cô, việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL có cần thiết không?
□ Rất cần thiết
□ Bình thường
□ Không cần thiết
Câu 2: Thầy/cô đã tiến hành việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL với tần suất như thế nào?
□ Thường xuyên
□ Thỉnh thoảng
□ Hiếm khi
□ Không bao giờ
Câu 3: Thầy/cô hãy cho biết nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL được thực hiện như thế nào?
Kết quả câu trả lời | ||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Hiếm khi | Không bao giờ | |
Giáo dục cho HS có được nhận thức đúng đắn về chủ quyền biển, đảo của quốc gia. | ||||
Giáo dục cho HS niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhân dân mình trong lao động, sản xuất, chiến đấu và học tập trên biển, đảo quê hương. | ||||
Giáo dục cho HS hiểu biết về bản sắc văn hóa mang đậm tính độc đáo của nhân dân gắn liền với biển cả và hải đảo. | ||||
Giáo dục cho HS ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhân dân đối với biển, đảo một cách tự giác. |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Cho Học Sinh Tiến Hành Triển Lãm Sưu Tầm Tài Liệu, Hiện Vật Lịch Sử Gắn Liền Với Chủ Đề Biển, Đảo
- Bảng Tần Xuất Điểm Kiểm Tra Của Lớp Tn Và Đc
- Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 14
- Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 16
- Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 17
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Câu 4: Phương pháp mà thầy/cô thường sử dụng để giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS thông qua hoạt động GDNGLL là gì?
□ Thảo luận
□ Đóng kịch
□ Giao nhiệm vụ
□ Trò chơi
□ Phương pháp khác
Câu 5: Những hình thức thầy/cô thường sử dụng để giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL như thế nào?
□ Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần
□ Tổ chức các hoạt động cao điểm từng tháng
□ Các hình thức khác ……………………………………………
Câu 6: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL?
□ Nhận thức của các lực lượng giáo dục
□ Tính tích cực, chủ động của HS
□ Cơ sở vật chất giáo dục
□ Năng lực tổ chức của GV
Thầy/cô cho biết thêm một số thông tin cơ bản:
Họ và tên:………………………………………………………………… Tuổi: ……...……………………………………………………………… Chức vụ: ………………………………………………………………… Môn dạy: ……………….………………………………………………..
Trân trọng cảm ơn!
Phụ lục 2
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT
(Dành cho HS)
Tình yêu biển, đảo hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của người HS. Các em hãy cho biết ý kiến ý kiến đánh giá của cá nhân mình bằng cách đánh dấu (√) vào các nội dung cho là phù hợp sau đây?
Câu 1: Em có thích tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức về biển, đảo Việt Nam không?
□ Rất yêu thích
□ Bình thường
□ Không thích
Câu 2: Theo em có cần thiết phải giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS bằng các hoạt động GDNGLL không?
□ Rất cần thiết
□ Cần thiết
□ Bình thường
□ Không cần thiết
Câu 3: Những phương pháp mà thầy/cô thường sử dụng để giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL?
□ Thảo luận
□ Đóng kịch
□ Giao nhiệm vụ
□ Trò chơi
□ Phương pháp khác
Các em cho biết thêm một số thông tin cơ bản:
Họ và tên:………………………………………………………………… Tuổi: ……...……………………………………………………………… Lớp: ……………………………………………………………………… Trường: ……………….…………………………………………………..
Trân trọng cảm ơn!
Phụ lục 3
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GDNGLL SỐ 1
(Ví dụ về giáo án thực nghiệm)
I. Thông tin chung
- Tên chủ điểm: Uống nước, nhớ nguồn
- Tên hoạt động: Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
- Người soạn thảo: Hoàng Văn Huyên
- Người dạy: Ngô Quang Huy
- Đơn vị: Trường THCS Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
- Lớp: 7A
- Ngày soạn: 9/12/2015
- Ngày dạy: 19/12/2015
II. Mục tiêu
- Kiến thức: Xác định được vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo của Việt Nam. Nêu được đặc điểm biển của Việt Nam. Liệt kê được tên đảo, quần đảo nước ta.
- Kĩ năng: Rèn được kĩ năng khai thác, sưu tầm chọn lọc sách và tư liệu tham khảo về biển, đảo trên thư viện nhà trường. Rèn được kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin trong sách và tư liệu tham khảo về chủ đề biển, đảo. Kĩ năng báo
cáo trình bày trước đám đông.
- Thái độ: Hình thành lòng tự hào về biển, đảo quê hương Phát biểu được tình cảm của cá nhân sau khi tham gia hoạt động giáo dục tình yêu biển, đảo.
III. Chuẩn bị
- Chuẩn bị các đầu sách và tư liệu khác nhau về biển, đảo trong thư viện nhà trường, tạo không gian thư viện phù hợp với hoạt động GDNGLL
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đan xen với sự hỗ trợ của các phương tiện giáo dục như máy tính, loa, âm thanh…
IV. Kế hoạch hoạt động
Nội dung | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
3 phút | Hoạt động khởi động: Hát tập thể: Trên biển quê hương | GV phát động hoạt động, nhằm thu hút sự chú ý của HS vào hoạt động GV tuyên bố lí do và chủ đề hoạt động ngày hôm nay của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp | HS tiến hành hoạt động hát tập thể. HS lắng nghe, tiếp thu. |
15 phút | Hoạt động báo cáo của các Tổ trong lớp về nhiệm vụ tìm hiểu thực tế về biển, đảo | GV yêu cầu HS báo cáo theo Tổ các nhiệm vụ đã giao. GV mới HS Tổ khác nhận xét và bổ sung. Sau đó đánh giá chung về hoạt động này. | HS trong tổ cử người báo cáo. HS tham gia phát biểu và nhận xét, lắng nghe. |
20 phút | Hoạt động đọc sách trên thư viện về chủ đề biển, đảo | GV yêu cầu HS tìm các sách, tư liệu trong thư viện về chủ đề biển, đảo theo nhiệm vụ được phân công. - Nhóm 1: Tìm tư liệu về đặc điểm địa lí của biển, đảo. - Nhóm 2: Tìm tư liệu về lịch sử khai thác biển, đảo của nhân dân. - Nhóm 3: Tìm các sách văn thơ ca ngợi biển, đảo của nhân dân. - Nhóm 4: Tìm các sách về nhân vật, con người gắn với biển, đảo. Sau khi HS tìm kiếm trong vòng 5 phút, tiến hành thảo luận và trình bày báo cáo trong vòng 10 phút, GV sẽ tiến hành tóm lại vấn đề. | HS chia nhóm thực hiện các nhiệm vụ được giao. HS tiến hành thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày báo cáo HS lắng nghe, tiếp thu |
5 phút | Hoạt động kết thúc bằng hoạt động tập thể trò chơi ô chữ kì diệu: | Giáo viên nêu luật chơi: ô chữ gồm 13 chữ cái, mỗi học sinh được đoán một chữ từ A - Z. Sau đó kết thúc công bố giải thưởng. | HS tham gia trò chơi. |
2 phút | Hoạt động tổng kết | Giáo viên nhận xét chung về buổi học. | HS lắng nghe. |
M | Ô | I | T | R | Ư | Ơ | N | G | B | I | Ê | N |
V. Kết thúc
- Giáo viên nhận xét và giao nhiệm vụ mới cho HS.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GDNGLL SỐ 2
(Ví dụ về giáo án thực nghiệm)
I. Thông tin chung
- Tên chủ điểm: Uống nước, nhớ nguồn
- Tên hoạt động: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên biển, đảo nước ta
- Người soạn thảo: Hoàng Văn Huyên
- Người dạy: Ngô Quang Huy
- Đơn vị: Trường THCS Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
- Lớp: 7C
- Ngày soạn: 9/12/2015
- Ngày dạy: 19/12/2015
II. Mục tiêu
- HS kể được một vài tài nguyên thiên nhiên của biển, hải đảo ở nước ta.
- Biết vì sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên biển, hải đảo
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên biển, hải đảo bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
III. Chuẩn bị
- Giấy to, bút dạ để ghi kết quả thảo luận nhóm.
- Không gian lớp, hoặc thư viện trường, các tư liệu, sách về biển, đảo.
IV. Kế hoạch hoạt động
Nội dung | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
10 phút | Hoạt động 1: Tìm hiểu về tài nguyên biển đảo Mục tiêu: HS biết thế nào là tài nguyên biển đảo. | - GV yêu cầu HS đọc sách đã sưu tầm và yêu cầu HS làm thảo luận nhóm theo chủ đề: - GV yêu cầu một vài nhóm trình bày; | - HS trao đổi theo nhóm đôi; - HS cử đại diện trình bày. |
Nội dung | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
- Hỏi : Thế nào là tài nguyên thiên nhiên biển đảo? - GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên là những thứ tự nhiên mà có và mang lại lợi ích cho cuộc sống con người; Đất trồng, rừng, đất ven biển, cát, mỏ than, mỏ dầu, gió. ánh sáng mặt trời, biển, hồ, nước tự nhiên, thác nước, túi nước ngầm... là những tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên biển đảo nước ta gồm có: tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, quý hiếm. | - HS lắng nghe. | ||
10 phút | Hoạt động 2: Phân tích thông tin Mục tiêu: HS biết được vì sao phải bảo vệ tài nguyên biển, đảo của nước ta. | - GV yêu cầu HS tìm kiếm nguồn sách có trong thư viện, hoặc trong tủ sách về biển đảo của nhà trường. Trả lời các chủ đề: Tại sao phải bảo vệ tài nguyên biển đảo? - GV yêu cầu một vài nhóm trình bày; | HS thảo luận nhóm . |