Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 14

không những không nắm được kiến thức mà ngược lại những nội dung trong bài không hề để lại ấn tượng gì trong óc các em, các em thấy bình thường, thờ ơ với những vấn đề đó. Do vậy, kết quả học tập không cao. Trong tổng số 42 bài, có 19 bài khá, giỏi; 19 bài trung bình; 4 bài yếu kém. Còn ở lớp TN, GV đã nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung, sử dụng biện pháp: “Khai thác hình thức

đọc sách, tài liệu chuyên đề về chủ đề biển, đảo cho HS THCS” như luận văn

đã đề xuất, GV không chỉ cung cấp cho HS tài liệu về biển, đảo mà còn gợi mở cho HS những tài liệu khác có liên quan đến bài học để HS tự đọc, tự tìm hiểu. Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục GV cho HS trao đổi, thảo luận, tăng cường hình ảnh minh họa, khả năng gây xúc cảm về chủ đề biển, đảo. Vì thế giờ hoạt động diễn ra nhẹ nhàng, HS chăm chú nghe giảng, hứng thú học tập trên tinh thần chủ động khám phá, tích cực, không khí lớp học sôi nổi. Quan trọng nhất vẫn là thông qua hoạt động GDNGLL, đặc biệt là trong giáo dục tình yêu biển, đảo, chúng tôi muốn giúp HS có những hiểu biết sâu sắc hơn những kiến thức thu được, từ đó giáo dục cho các em tình yêu với biển, đảo quê hương.

Có thể nói những phương pháp và hình thức tổ chức mới mẻ trong giờ thực nghiệm đã đem lại hiệu quả trên cả ba mặt: về kiến thức, ki ̃ năng và thái độ, tình cảm. Chính vì vậy kết quả ở lớp TN là trong tổng số 44 bài kiểm tra

thu được, có tới 34 bài đạt loại khá giỏi, 8 bài trung bình và không có bài yếu kém.

Tóm lại, kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi của các biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL mà luận văn đưa ra. Song đây mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, có ý nghĩa phác họa, mang tính chất định hướng, cần tiếp tục hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL cần tuân theo những nguyên tắc nhất định trong đó quan trong nhất là nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục tình yêu biển, đảo với tình yêu quê hương, đất nước.

Từ những nguyên tắc trên, luận văn đã xây dựng biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL, bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo cho HS ở các trường THCS;

- Tăng cường các hoạt động tham quan, trải nghiệm cho HS về chủ đề biển, đảo;

Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 14

- Tổ chức cho HS tiến hành triển lãm sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử gắn liền với chủ đề biển, đảo;

- Khai thác hình thức đọc sách, tài liệu chuyên đề về chủ đề biển, đảo cho HS THCS;

- Kết hơp

chăṭ chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS thông qua hoạt động GDNGLL.

Qua thực nghiệm cho thấy đã khẳng định tính khả thi của các biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL mà luận văn đưa ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của luận văn đặt ra, qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định được giả thuyết khoa học của luận văn là đúng và rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, quá trình “toàn cầu hoá” diễn ra nhanh chóng, tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay thì việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đặt biệt là giáo dục tình yêu biển, đảo của quê hương trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thế hệ trẻ ngày nay, một bộ phận đang dần vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ với tình hình thời sự về biển, đảo quốc gia. Thực trạng đáng báo động trên như một hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà sư phạm về sự cần thiết phải giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS. Góp phần vào thực hiện mục tiêu của sự nghiệp GD&ĐT đối với chiến lược phát triển con người Việt Nam trong thế kỉ XXI.

Thứ hai, hoạt động GDNGLL được xác đinh là có ưu thế trong việc giáo

dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho HS. Giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL giúp các em không chỉ nắm vững, hiểu sâu về kiến thức biển, đảo. Trên cơ sở đó, hình thành trong các em niềm tự hào và tình yêu biển, đảo của Tổ quốc. Cũng chính niềm tự hào, tình yêu đó làm các em thêm gắn bó, thêm yêu đất nước, non sông. Từ đó biến ý thức thành hành động có trách nhiệm bảo vệ biển, đảo của quê hương, sống xứng đáng với thế hệ cha ông đi trước đã đổ mồ hôi, xương máu để bảo vệ quê hương, đất nước như hôm nay.

Thứ ba, để giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua hoạt động GDNGLL đạt hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào người GV trong các nhà trường. Họ phải là những người có định hướng giáo dục rõ ràng, có phương pháp, hình thức tổ chức tốt. Đặc biệt họ

phải là những người “truyền lửa” truyền tình yêu biển, đảo cho các em. Để làm được điều này, trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục, người GV phải lựa chọn và sử dụng các phương pháp hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL phù hợp với nội dung kiến thức biển, đảo để giáo dục cho HS. Từ thực tế giáo dục cho thấy, có rất nhiều biện pháp khác nhau, nhưng trong luận văn này chúng tôi chỉ đưa ra những biện pháp mà có tác dụng hơn trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo phù hợp với đối tượng là các em HS THCS huyện Tứ Kỳ. Tuy nhiên, không có biện pháp nào là “vạn năng” mà các biện pháp

thường kết hợp, hỗ trợ nhau. Những biện pháp sư phạm mà luận văn đưa ra

chỉ là kết quả nghiên cứu ban đầu, mang tính chất định hướng cho việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS.

2. Khuyến nghị

Trên cơ sở kết quả đạt được của luận văn, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, về nhân

thứ c chung: giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS

thông hoạt động GDNGLL không chỉ đơn thuần là cung cấp, mở rộng kiến thức mà đồng thời còn phải giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho HS, giáo dục tình yêu biển, đảo của quê hương, như một phẩm chất không thể thiếu được của con người Việt Nam trong thời đại mới.

Thứ hai, đối với giá o viên: để đạt hiệu quả cao trong tổ chức giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông hoạt động GDNGLL phụ thuộc vào chất lượng giáo dục của người GV. Do đó cần phải là thay đổi suy nghĩ cũng như cách nhìn nhận của GV về hoạt động GDNGLL, không coi đây là những tiết học cho có hoặc sử dụng để dạy bù. Tiếp đó là việc chuẩn bị của GV một

cách chu đáo, kĩ lưỡng. Ngoài các tài liệu được cung cấp, cần tìm hiểu thêm các kiến thức về biển, đảo kết hợp với phương pháp, hình thức tổ chức mới mẻ, phù hợp thì hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao.

Thứ ba, đối vớ i nhà trườ ng trong công tá c chỉ đao

hoat

đôn

g giá o duc:

hoạt động GDNGLL mặc dù thời lượng ít, song tác dụng giáo dục là rất lớn. Vì

vậy muốn đạt hiệu quả cao trong giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS cần kết hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy học trên lớp với với hoạt động giáo dục ngoài giờ trên lớp, phải để cho những hoạt động giáo dục ngoài giờ trên lớp thực sự hiệu quả.

Thứ tư, đối với ngà nh Giáo duc và Đào tao: cần có sự quan tâm sâu sắc,

chỉ đạo cu ̣ thể của các cấp lãnh đạo, sư ̣ phối hơp các ban ngành có liên quan,

đặc biệt là của Phòng GD&ĐT huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trong việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL cho các nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Vân Anh (2014), Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), GD&ĐT thời kỳ đổi mới - chủ trương và thực hiện, đánh giá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung tâm thông tin công tác tư tưởng phối hợp với Cục chính trị Quân chủng hải quân (2007), Biển và hải đảo Việt Nam. NXB Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Bảo (2009), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5. Bộ GD&ĐT (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ GD&ĐT (2011), Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh THPT. NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ GD&ĐT (1994), Biển - đảo Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Bộ ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Vụ Thông Tin và Báo chí, Hà Nội, ngày 7/8/1979.

9. C. Mác và Ph. Ăng ghen (1995), Toàn tâp̣ , Tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Phạm Văn Đồng (1993), Hồ Chí Minh và con người Viêt Nam trên con

đường dân giàu, nướ c mạnh, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội

12. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Quỳnh Giao, Nguyễn Tuấn Phương, Chu Thị Minh Tâm (2006), Thực hành tổ chức các hoạt động gíao dục ngoài giờ lên lớp, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Về phát triển toàn diện con người thời

kỳ công nghiêp

hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Phan Thị Hiến (2012), Giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho HS trong dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

16. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam: Từ điển bách khoa Viêṭ Nam, Tập 1, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.2005.

17. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam: Từ điển bách

khoa Viêṭ Nam, Tâp 4, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.2005.

18. Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2014), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: “Định hướng nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo cho HS phổ thông”.

19. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (đồng chủ biên) (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

20. Phan Ngọc Liên (2005), “Về chủ nghĩa yêu nước và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục lí luận, số 1, tr.8.

21. Luâṭ giáo duc

(2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Cao Minh (1999), Truyền thống yêu nước trong lịch sử Việt Nam, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

23. Hồ Chí Minh (1960), Nói chuyện về nhiêm đồng, NXB Giáo dục, Hà Nội.

vu ̣ giáo dục thiếu niên nhi

24. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, (2002), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Lê Tám (1978), Giáo dục truyền thống, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

26. Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Thái Hoàng (1994), Tìm hiểu hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, Bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc. NXB Quân Đội Nhân Dân.

27. Hà Nhật Thăng (chủ biên) (1999), Hoạt động giáo dục ở trường THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Hà Nhật Thăng (chủ biên) (2000), Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

29. Trần Quốc Tuấn (1986), “Giáo dục lòng yêu quê hương cho HS THPT qua dạy học lịch sử địa phương (tỉnh Nghĩa Bình)”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

30. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), Trần Viết Thụ, Đặng Văn Hồ, Trần Văn Cường (2005), Hệ thống các phương pháp dạy học ở trường THCS, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

31. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục hiện đại (Những nội dung cơ bản). NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

32. Từ điển tiếng Việt phổ thông (1975), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

33. Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), tập 4, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam.

34. Nguyễn Công Uẩn (Chủ biên) (2001), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

35. V.A. Xukhômlixki (1981), Giáo dục con người chân chính như thế nào?, NXB Giáo dục, Hà Nội.

36. Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học. NXB Hà Nội.

37. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Bộ GD&ĐT, Trung tâm Ngôn ngữ văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023