Bảng Tần Xuất Điểm Kiểm Tra Của Lớp Tn Và Đc

Còn biện pháp “Kết hơp

chăt

chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và

ngoài nhà trường trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS thông qua hoạt động GDNGLL” lại mang tính chất điều kiện nhằm hỗ trợ việc triển khai các biện pháp ở trên, giúp các biện pháp đó có đủ cơ sở vật chất, hạ tầng và sự hỗ trợ về cả nhân lực, tài lực, thời lực cho nhà trường, GV thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS.

3.4. Thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm hiệu quả của những biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua hoạt động GDNGLL mà luận văn đã đề xuất. Qua đó chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học trong đề tài nghiên cứu.

Kết quả thực nghiệm sẽ chứng tỏ tính khoa học của những biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua hoạt động GDNGLL. Đồng thời giúp luận văn thu hoạch những bài học kinh nghiệm thực tiễn cho quá trình tổ chức hoạt động giáo dục về chủ đề tình yêu biển, đảo cho HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS.

3.4.2. Đối tượng thực nghiệm

Địa bàn thực nghiệm: Chúng tôi chọn trường THCS Minh Đức - huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương để tiến hành thực nghiệm.

Thời gian thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm các tác động sư phạm vào thời gian tháng 12/2015, là thời gian thực hiện chủ điểm “Uống nước nhớ nguồn” ở trường THCS.

Đối tượng thực nghiệm: Căn cứ vào nội dung của đề tài nghiên cứu, chúng tôi chọn khối lớp 7, trong đó:

- Lớp 7A: Lớp tiến hành thực nghiệm;

- Lớp 7B: Lớp tiến hành đối chứng.

Lớp TN và lớp ĐC được lựa chọn theo nguyên tắc sau:

- Sĩ số bằng nhau;

- Đặc điểm lứa tuổi, kết quả học tập và trình độ ngang bằng nhau, đều thuộc phạm vi đối tượng nghiên cứu trong đề tài luận văn của chúng tôi.

3.4.3. Nội dung thực nghiệm

- Nội dung thực nghiệm: tiến hành thực nghiệm biện pháp thứ 4 đã đề xuất là: Khai thác hình thức đọc sách, tài liệu chuyên đề về chủ đề biển, đảo cho HS THCS.

Để thực nghiệm đạt hiệu quả, chính xác, chúng tôi chuẩn bị hai kế hoạch hoạt động GDNGLL như sau:

Giáo án kiểu 1: Giáo án soạn theo phương pháp thông thường, phản ánh tình hình thực tiễn ở trường THCS Minh Đức đang thực hiện.

Giáo án kiểu 2: Giáo án thực nghiệm có khai thác hình thức đọc sách, tài liệu chuyên đề về chủ đề biển, đảo cho HS THCS.

GV được mời thực nghiệm là thầy Ngô Quang Huy, trình độ cử nhân

Lich sử - Giáo duc công dân, thâm niên công tác 12 năm, có kinh nghiệm giảng

dạy, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao. Chúng tôi đã gặp GV thực nghiệm để trao đổi, trình bày về mục đích thực nghiệm, nội dung hoạt động, phương pháp và hình thức tổ chức, giáo án hoạt động GDNGLL cho việc TN được trao cho GV trước một tuần để thầy có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu.

3.4.4. Phương pháp thực nghiệm

Việc thực nghiệm được tiến hành đồng thời ở 2 lớp 7A và 7B.

+ Lớp TN (lớp 7A): Bài giảng dựa trên giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ kiểu 2.

+ Lớp ĐC (lớp 7B): Bài giảng được tiến hành thông thường theo giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ kiểu 1.

Chúng tôi tiến hành dự giờ dạy ở cả hai lớp TN và đối chứng. Để có cơ sở đánh giá các biện pháp giáo dục như đã đề xuất ở luận văn, cuối mỗi giờ học chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra kiến thức ngắn trong vòng 10 phút ngay tại

lớp với nội dung câu hỏi và thời gian giống nhau, sau đó công tác tiến hành chấm bài và rút ra kết luận.

3.4.5. Quy trình thực nghiệm

- Bước 1: Ra đề kiểm tra 10 phút ngay sau tổ chức hoạt động GDNGLL nhằm mục đích xác định kiến thức của HS vừa tiếp thu. Các đề bài kiểm tra được sử dụng như nhau ở cả lớp TN và lớp ĐC, cùng biểu điểm và GV chấm.

- Bước 2: Chấm bài kiểm tra.

- Bước 3: Sắp xếp kết quả kiểm tra kiến thức theo thứ tự từ điểm 0 đến điểm 10 và phân loại theo 4 nhóm:

+ Nhóm đạt yêu cầu rất cao: có các điểm 9, 10

+ Nhóm đạt yêu cầu cao: có các điểm 7, 8

+ Nhóm đạt yêu cầu: có các điểm 5, 6

+ Nhóm chưa đạt yêu cầu: có các điểm dưới 5

- Bước 4: Phân tích kết quả thực nghiệm.

- Bước 5: Nhận xét.

3.4.6. Các tham số đặc trưng


* Điểm trung bình cộng ( X ): Tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu.

x 1

N

10


in

ni xi

Trong đó: ni là tần số các giá trị xi; xi là điểm số N là số HS tham gia thực nghiệm

* Phương sai S2: Là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng:

10

N 1

S2 1

n (x


x)2

i i

i1


Trong đó: N là số HS của mỗi nhóm thực nghiệm. f = (N−1): Được gọi là bậc tự do.

* Độ lệch chuẩn: Là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng

S2

S

Nếu giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít bị phân tán.

* Hệ số biến thiên V chỉ mức độ phân tán:

V S

X


.100%

+ Nếu V trong khoảng 0 - 10%: Độ dao động nhỏ.

+ Nếu V trong khoảng 10 - 30%: Độ dao động trung bình.

+ Nếu V trong khoảng 30 - 100%: Độ dao động lớn.

Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình thì kết quả thu được đáng tin cậy, ngược lại với độ dao động lớn thì kết quả thu được không đáng tin cậy.

fi

* Tần suất:


3.4.7. Kết quả thực nghiệm

A N

* Phân tích kết quả định lượng:

Kết quả sau khi chấm bài kiểm tra và phân loại, chúng tôi thu được tần số điểm như sau:

Bảng 3.1. Bảng tần xuất điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC


Đối

tượng

số

Điểm Xi


X

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

TN

44

0

0

0

0

2

3

7

8

9

10

5

7,57

ĐC

42

0

0

0

2

5

5

8

8

6

6

2

6,59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.


Số liệu trong bảng 3.3 cho chúng ta thấy giá trị trung bình ( X ) điểm thực hiện bài kiểm tra của các lớp TN cao hơn các lớp ĐC lần lượt là (7,57 > 6,59) và (7.61 > 6,53). Từ số liệu của bảng này, dùng Excel xây dựng được biểu đồ tần suất điểm số của các lớp TN và ĐC qua bài kiểm tra như sau:

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích qua bài kiểm tra của HS

Điểm Xi (X)

Số HS đạt điểm Xi

% HS đạt điểm Xi

% HS đạt điểm Xi

trở xuống

TN

ĐC

TN

ĐC

TN

ĐC

0

0

0

0.00

0.00

0.00

0.00

1

0

0

0.00

0.00

0.00

0.00

2

0

0

0.00

0.00

0.00

0.00

3

0

2

0.00

4.76

0.00

4.76

4

2

5

4.55

11.90

4.55

16.66

5

3

5

6.82

11.90

11.37

28.56

6

7

8

15.91

19.05

27.28

47.61

7

8

8

18.18

19.05

45.46

66.66

8

9

6

20.45

14.29

65.91

80.95

9

10

6

22.73

14.29

88.64

95.24

10

5

2

11.36

4.76

100.00

100.00

Tổng

44

42

100.00

100.00



Số liệu ở bảng này cho biết tỉ lệ phần trăm các HS đạt điểm số từ các giá trị Xi trở xuống. Ví dụ, tần xuất điểm 7 trở xuống ở lớp ĐC là 66.66%, trong khi đó ở lớp TN chỉ là 45,46%. Như vậy, số điểm dưới 7 của lớp TN thấp hơn 0,5 lần số điểm 7 của lớp ĐC.

Từ số liệu của bảng 3.4 và 3.5 ta có thể vẽ được đồ thị tần suất lũy tích điểm bài kiểm tra của lớp ĐC và TN như sau:

Hình 3 1 Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra Trong hình 3 1 ta thấy 1


Hình 3.1. Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra

Trong hình 3.1, ta thấy đường tần suất lũy tích điểm thực hiện bài kiểm tra của lớp TN nằm hầu hết về bên phải và phía dưới đường tần suất lũy tích của lớp ĐC. Như vậy, kết quả điểm số HS ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Từ kết quả trên tiến hành phân loại kết quả của HS để thấy được kết quả của các đối tượng HS yếu, kém của từng lớp TN và ĐC, cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Phân loại kết quả học tập của HS (%) bài kiểm tra


Đối tượng

Chưa đạt yêu cầu

(0-4)

Đạt yêu cầu


(5,6)

Đạt yêu cầu cao

(7,8)

Đạt yêu cầu rất cao

(9,10)

TN

4.55

22.73

38.63

34.09

ĐC

16.66

30.95

33.34

19.05

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ HS chưa đạt yêu cầu về kiến thức (0-4 điểm) của lớp TN thấp hơn hẳn so với của lớp ĐC. Như vậy kết quả điểm số HS ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Có thể xây dựng biểu đồ mô tả kết quả

này như sau:

Hình 3 2 Đồ thị cột biểu diễn kết quả kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC 2


Hình 3.2. Đồ thị cột biểu diễn kết quả kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC

Từ hình trên, nhận thấy giá trị của Mode của lớp TN là điểm đạt yêu cầu cao (7 - 8 điểm), còn Mode của lớp ĐC là điểm đạt yêu cầu (5 - 6 điểm). Từ những giá trị Mode trở xuống, tần suất điểm của các lớp TN nhỏ hơn các lớp ĐC. Ngược lại, từ những giá trị Mode trở lên thì tần suất điểm của các lớp TN lớn hơn các lớp ĐC. Đặc biệt là không có HS nào ở lớp TN có điểm yếu kém (0

- 4 điểm). Điều này cho phép khẳng định rằng kết quả thực hiện kiểm tra của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.

Để có kết luận khách quan về hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học, chúng tôi tiến hành xử lí kết quả thu được bằng phương pháp thống kê toán học theo từng cặp nhóm trong từng bài.

Bảng 3.4. Bảng thống kê các tham số đặc trưng (giá trị trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên, p độc lập của các lớp TN và ĐC)

Tham số đặc trưng




X

7.57

6.59

S2

2.72

3.56

S

1.65

1.88

V

21.79

28.53

P độc lập

0.0065

Đối tượng

TN ĐC


Qua kết quả thực nghiệm sư phạm được trình bày ở bảng 3.4 cho thấy chất lượng về kiến thức biển, đảo của HS khối TN thu được cao hơn HS khối lớp ĐC, thể hiện ở các tham số đặc trưng được cụ thể hóa bằng số liệu sau:

Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn của lớp ĐC thể hiện ở cả 3 bài kiểm tra của HS.

Cũng dựa vào bảng 3.4 thì các giá trị S và V của lớp TN luôn thấp hơn của lớp ĐC chứng tỏ chất lượng của lớp TN tốt hơn và đều hơn so với lớp ĐC. V nằm trong khoảng 10-30%, vì vậy kết quả thu được đáng tin cậy. Giá trị p < 0,05 cho thấy kiểm tra sau tác động giữa lớp TN và ĐC là có ý nghĩa về khoa học. Mức độ ảnh hưởng đều nằm trong mức độ trung bình.

* Phân tích kết quả định tính:

Sau khi chấm kết quả kiểm tra, chúng tôi đã tiến hành họp để rút kinh nghiệm với GV dạy, tổ bộ môn, đại diện BGH nhà trường và đưa ra một số ý kiến.

Về nội dung hoạt động GDNGLL, cả hai lớp TN và đối chứng đều đảm bảo yêu cầu của một giờ học, song ở lớp TN, GV không chỉ giành thời gian khắc sâu kiến thức cơ bản mà còn đi sâu, nhấn mạnh những nội dung giáo dục biển, đảo mà có tác dụng giáo dục tình yêu biển, đảo đối với HS. Vì vậy, HS không chỉ hứng thú hơn với giờ học mà thái độ, tình cảm của các em cũng thay đổi. Các em sôi nổi, chủ động tìm hiểu những vấn đề về địa phương mà các em vừa được học.

Về phương pháp và hình thức tổ chức, ở lớp ĐC và lớp TN có sự khác nhau. Ở lớp ĐC, GV tổ chức các hoạt động giáo dục bình thường theo phương pháp, hình thức truyền thống, không đi sâu, không nhấn mạnh đến những nội dung có tác dụng giáo dục tình yêu biển, đảo. Trong quá trình hoạt động GV làm việc là chủ yếu, HS thụ động quan sát, và nghe. Thêm vào đó, GV không chú trọng đến công tác thực hành, không tạo điều kiện và cơ hội cho HS thảo luận và trình bày quan điểm của mình. Giờ học diễn ra đơn điệu, tẻ nhạt. HS

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí