Hoàn Thiện Công Tác Lập Kế Hoạch, Xây Dựng Chương Trình Đào Tạo

3.2.2 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, xây dựng chương trình đào tạo

Kế hoạch và chương trình đào tạo có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo; kế hoạch ổn định và xây dựng chương đào tạo trình phù hợp là điều kiện tốt để nâng cao chất đào tạo. Qua phân tích thực trạng cho thấy, công tác lập kế hoạch và xây dựng chương trình đào tạo của nhà trường còn thủ công và ngắn hạn đặc biệt đối với các kế hoạch tác nghiệp; chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Do đó, cần có kế hoạch đào tạo lại và tập huấn cho các đội ngũ làm công tác kế hoạch tại các phòng ban để có thể áp dụng tốt khoa học công nghệ vào việc lập kế hoạch.

Về chương trình đào tạo: Trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo của Nhà trường bộc lộ nhiều bất cập, cần điều chỉnh một số nội dung của các môn học cho phù hợp với điều kiện thực tiễn như: Kết cấu giữa lý thuyết và thực hành, kết cấu giữa kiến thức ngành và cơ sở ngành; thay đổi số giờ thảo luận nhóm, tự học; thời gian thực tập, kiến tập của một khoá học... Quá trình chỉnh sửa chương trình đào tạo cần đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và tiếp cận được với chương trình đào tạo quốc tế. Do vậy, khi xây dựng chương trình đào tạo cần xây dựng trên cơ sở


nghiên cứu nhiều chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng tiên tiến trên thế giới.

3.2.3. Đổi mới phương pháp tiếp cận học lý thuyết và thực hành của học sinh sinh viên

Với thói quen từ thời phổ thông là trông chờ chủ yếu vào thầy cô, nhiều sinh viên chưa sử dụng tốt khoảng thời gian không có giờ lên lớp. Thay vì lên thư viện tìm hiểu đào sâu những vấn đề đã được thầy cô hướng dẫn thì nhiều sinh viên dùng khoảng thời gian này để vui chơi, giải trí hoặc đi làm thêm.

Vì vậy, cần phải xóa bỏ hoàn toàn tình trạng thụ động trong học tập hiện nay của HSSV bằng cách tạo ra quá trình dạy - học mềm dẻo linh hoạt, phát triển năng lực tư duy độc lập sáng tạo của HSSV, giáo viên là chủ thể giữ vai trò chủ đạo, người học là trung tâm.

1. Giảng viên cần hướng dẫn HSSV tư duy phản biện, ra các câu hỏi trước buộc HSSV phải chuẩn bị trước khi lên lớp.

2. Nhiệt tình giải đáp các ý kiến thắc mắc của HSSV. Mở rộng vấn đề có liên quan mà không có trong giáo trình nhưng gần gũi trong cuộc sống thực tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

3. Buộc HSSV phải liên hệ thực tế, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.

4. Đòi hỏi sinh viên phải tập trung cao khi nghe giảng lý thuyết, cẩn thận khi làm bài thực hành, đặc biệt làm phải biết làm việc nhóm, thảo luận đàm phán...

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu - 11

5. Tạo hứng thú cho người học đối với bài giảng bằng những câu chuyện nhỏ của thực tế, hài hước...

6. HSSV cũng cần phải thay đổi phương pháp học truyền thống nghe - chép và học thuộc bằng cách tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài, phát biểu ý kiến, thảo luận nhóm, liên hệ kiến thức đã học vào thực tế, tìm cách áp dụng thực tế...

3.2.4 Đổi mới cơ chế, chính sách đào tạo

- Để đảm bảo việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch thì cần phải có một cơ chế và chính sách đào tạo hợp lý, đặc biệt tập trung cho việc đào tạo dài hạn. Cơ chế, chính sách thoả đáng và hiệu quả sẽ gắn kết được Nhà trường và đơn vị sử dụng nhân lực với nhau.


- Nhà trường cũng cần phải có một cơ chế kích thích công bằng, tạo động lực phát triển. Điều đó có nghĩa là phải có sự đánh giá khách quan, đúng, kịp thời kể cả đối với CBCNV và HSSV.

Đối với giảng viên, giáo viên, CBCNV: Cần xây dựng mức thưởng thoả đáng cho các danh hiệu thi đua. Muốn làm được điều đó thì các tiêu thức đánh giá phải được quy định rõ ràng, tránh tình trạng bình xét ngẫu hứng, theo quan điểm cá nhân, thiên vị làm mất vai trò của công tác thi đua. Đối với HSSV cần xây dựng cơ chế kích thích tinh thần học tập, rèn luyện bằng cả vật chất và tinh thần. Tức là đối với những HSSV đạt DHTĐ giỏi, xuất sắc...phải có mức tiền thưởng tương xứng hơn với sự phấn đấu của các em trong suốt 1 học kỳ, năm học hay toàn khoá học. Ngoài ra, đối với những HSSV đạt kết quả rèn luyện xuất sắc, tích cực tham gia các phong trào của Đoàn, của Hội thì sẽ được xem xét giới thiệu cho đi học các lớp bồi dưỡng đối tượng đảng.

3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học

Qua đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị học thực hành của nhà trường cho thấy: Cơ sở vật chất của Nhà trường còn thiếu và yếu. Điều này gây ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp dạy học và mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà trường cần:

Tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư đi dần vào hoàn thiện các cơ sở vật chất như: Hệ thống giảng đường đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, đầu tư thêm hệ thống cây xanh, biển chỉ dẫn trong khuôn viên Nhà trường, ký túc xá và các dịch vụ đi kèm.

Đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ và hỗ trợ quá trình dạy học như: Máy chiếu, máy tính, micoro, internet; cố định hoá các thiết bị tại giảng đường; có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình sử dụng.

Thư viện cũng cần phải được thay đổi về cung cách quản lý và phục vụ người đọc; tăng số lượng các đầu sách; các tài liệu tham khảo; tăng cường hệ thống máy tính kết nối internet. Có chính sách khuyến khích HSSV tự học, tự nghiên cứu tại thư viện; cần gắn kết các hoạt động trong đào tạo với thư viện để nâng cao hiệu quả sự phục vụ của thư viện.


3.2.6. Đổi mới phương pháp dạy học và công tác kiểm tra, đánh giá trong đào tạo

- Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và thực hành của HSSV làm cho HSSV tích cực, chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức và nghiên cứu tìm tòi những nội dung mới.

Đổi mới phương pháp dạy học là phải phối hợp sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Phương pháp dạy học luôn phải gắn với hình thức tổ chức dạy học, mỗi phương pháp dạy học sẽ thích ứng cao với những hình thức tổ chức dạy học nhất định. Đồng thời, đổi mới phương pháp dạy học trước tiên cần phải đổi mới tư duy trong dạy học của giáo viên và cán bộ quản lý. Trên cơ sở đó, lựa chọn các nội dung dạy học cơ bản, thiết thực; tăng thời gian cho các hoạt động thực hành cơ bản, thực hành nâng cao phù hợp với điều kiện thực tiễn và đối tượng người học.

- Công tác kiểm tra, đánh giá trong đào tạo: Trong bối cảnh hiện nay, để đào tạo được nguồn nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội và theo kịp đà của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì trước hết HSSV cần phải được trang bị đầy đủ về các kiến thức chuyên môn, sau đó là đến các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, tổ chức công việc, ngoại ngữ, tin học...

Vì vậy khâu kiểm tra và tổ chức thi cần phải thực hiện một cách chặt chẽ để hướng tới mục tiêu kết quả thật, chất lượng thật. Việc tổ chức thi và đánh giá kết quả chặt chẽ còn làm cho người học có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện bản thân để đạt được kết quả cao như mong muốn.

3.2.7. Tăng cường liên kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp

- Đối với nhà trường: Mỗi CBCNV trong nhà trường cần phải có trách nhiệm đầy đủ với học trò của mình và nhà trường cần cam kết với xã hội về chất lượng sản phẩm của mình thì sẽ nhanh chóng khắc phục được tình trạng đào tạo lạc hậu kém chất lượng như hiện nay. Mặt khác, cần tiếp nhận thông tin phản hồi từ thị trường lao động đặc biệt là các doanh nghiệp đã và đang sử dụng “sản phẩm” của nhà trường. Nhà trường cũng có thể lập các cơ sở dịch vụ phù hợp với các ngành


nghề đào tạo của nhà trường để HSSV thực hành và hoạt động tạo thêm kinh phí cho hoạt động đào tạo của nhà trường. Hợp đồng với các doanh nghiệp về việc đào tạo tại chỗ có chất lượng.

- Đối với các doanh nghiệp: Muốn có nguồn lao động có chất lượng, phù hợp với yêu cầu của mình thì nên chủ động góp sức tạo ra nguồn lao động có chất lượng bằng cách ký kết các hợp đồng đào tạo; tạo các điều kiện thuận lợi để HSSV của nhà trường đến thực tập.Trong thời gian HSSV thực tập, doanh nghiệp có thể phát hiện những HSSV tài, giỏi để có kế hoạch hỗ trợ, bồi dưỡng hoặc cam kết tuyển dụng sau khi ra trường. Doanh nghiệp cũng nên quan tâm, đóng góp ý kiến cho chủ trương, kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo của nhà trường.

3.3. Các kiến nghị

3.3.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục chuyên nghiệp kết hợp thực hiện phân cấp quản lý. Trong những năm qua, nhà nước đã thực hiện chính sách xã hội hoá giáo dục. Qua đó đã nâng cao được chất lượng cơ sở hạ tầng của nhà trường, cơ sở đào tạo; gắn kết được mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, xã hội hoá giáo dục thường mang cả những đặc tính của thị trường (các yếu tố cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, giá cả, nhiều người tham gia vào quá trình...). Do đó, cần có chuẩn mực để quản lý và kiểm định chất lượng đầu ra tại các cơ sở đào tạo.

- Tạo môi trường cạnh tranh trong đào tạo nhưng cần có quy định chuẩn và kiểm soát được chất lượng đầu ra của các trường, các cơ sở đào tạo, qua đó nâng cao được chất lượng đào tạo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từng bước giao thêm quyền tự chủ cho nhà trường gồm các quyền: Xác định mức thu học phí, các khoản đóng góp; sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo...

- Bên cạnh đó, Bộ cũng cần tăng cường thanh kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường. Việc giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường tự xây dựng căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ giáo viên của từng trường là rất phù hợp, tuy nhiên trong thực tiễn vẫn còn hiện tượng các trường khai báo với Bộ không trung thực về số lượng đội ngũ giáo viên và quy mô về cơ sở vật chất kỹ thuật phục


vụ giảng dạy. Hậu quả tất yếu chính là việc không đảm bảo chuẩn tỷ lệ học sinh sinh viên trên một giáo viên của Bộ hoặc chất lượng tuyển sinh đầu vào không đạt chuẩn. Điều này tạo ra sự căng thẳng trong việc giảng dạy của giáo viên, làm cho giáo viên khó khăn trong việc truyền đạt nội dung kiến thức vì trình độ nhận thức của HSSV không đồng đều do đầu vào không đảm bảo theo chuẩn, chất lượng giảng dạy theo đó mà không đảm bảo.

3.3.2. Với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Có cơ chế khuyến khích các trường tăng cường liên kết với các cơ sở thực tế, đặc biệt là các công ty du lịch, các khách sạn để một mặt vừa giúp các trường gia tăng nguồn thu, vừa là cơ hội để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của mình ngày một tốt hơn. Ngoài việc liên kết, Bộ khuyến khích các trường tự mở thêm các công ty du lịch, tự xây dựng các khách sạn vừa là nơi để giảng viên, học sinh sinh viên thực hành nghề nghiệp, vừa tổ chức kinh doanh để tăng nguồn thu, tăng thu nhập hợp pháp cho giáo viên.

- Dành kinh phí hỗ trợ cho các trường nhiều hơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường.

- Để khuyến khích đội ngũ giảng viên nâng cao trình độ, hằng năm Bộ nên hỗ trợ kinh phí nhiều hơn cho mục đích đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học... Ngoài ra, Bộ cũng nên chia sẻ cho các trường một số đề tài nghiên cứu cấp bộ để định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường, giúp thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường.

- Tạo cơ chế cho các trường linh hoạt hơn trong việc tuyển dụng giảng viên, bố trí, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo. Thực tế hiện nay, các trường đã được tự chủ trong công tác tuyển sinh. Số lượng tuyển sinh hằng năm căn cứ vào năng lực thực tế tại trường mình.

- Mặc dù không quản lý trực tiếp các trường, song Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà trực tiếp là Tổng cục Du lịch và các Vụ chức năng là cơ quan hỗ trợ đắc lực các trường trong việc xây dựng chương trình đào tạo, cung cấp tài liệu hỗ trợ quá trình đào tạo của các trường. Chính vì vậy kiến nghị với Tổng cục Du lịch và các Vụ chức năng của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần tổ chức nhiều hơn nữa


các lớp tập huấn cho đào tạo viên đối với các nghề cơ bản trong hoạt động kinh doanh du lịch. Ngoài đào tạo cơ bản cần đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho giảng viên các trường. Không những tổ chức các lớp học trong nước mà nên tiến hành các khóa học tại nước ngoài nhiều hơn nữa để giúp đội ngũ giảng viên có cơ hội học hỏi công nghệ du lịch trên thế giới, từ đó đổi mới kiến thức giảng dạy hằng ngày nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024