Biện Pháp Giáo Dục Tình Yêu Biển, Đảo Cho Hoc Sinh Trung Học Cơ Sở

dục tình yêu biển, đảo nói riêng thì mới xây dựng được vững chắc và có được phương hướng hành động đúng. Đó chính là mối quan hệ chuyển hóa qua lại giữa “nhận thức - tình cảm - niềm tin - hành động”.

3.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn cũng là một nguyên tắc cơ bản trong phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thực tiễn là nơi để kiểm nghiệm các kết quả của hoạt động nhận thức và là nơi để vận dụng các kết quả đó để cải tạo thế giới. Việc xác định các biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL phải dựa trên những cơ sở thực tiễn cơ bản sau:

Đảm bảo đáp ứng được những đặc điểm, yêu cầu và điều kiện thực tiễn của việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GDNGLL ở trường THCS. Đặc biệt trong điều kiện thực tiễn hiện nay, việc đẩy mạnh vai trò của các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức, tư tưởng và tình cảm cho thanh, thiếu niên là rất cần thiết. Đảm bảo phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, đó là chuyển từ giáo dục truyền đạt kiến thức sang giáo dục nhằm hình thành năng lực cho người học. Chính vì vậy, giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS cần lưu ý tới các điều kiện nhằm đáp ứng đổi mới trên từ điều kiện trường, lớp, trang thiết bị dạy học, địa điểm thực hành, quỹ thời gian học tập, điều kiện thực

hành, điều kiện tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể của HS.

Bên cạnh đó phải đảm đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, từng vùng, miền để áp dụng đạt hiệu quả. Nhất là những vùng không giáp với biển, đảo của đất nước như huyện Tứ Kỳ thì việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh thông qua hoạt động GDNGLL cần có những điều kiện khác biệt lớn so với các địa phương có biển, đảo khác.

3.1.6. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề ra phải có tính khả thi, có thể thực hiện được trong những điều kiện cụ thể. Trong quá trình giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS

THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL, các biện pháp đề ra phải ngang tầm với quyền hạn và trách nhiệm của nhà trường THCS, khả năng của đội ngũ GV và phù hợp với trình độ và đặc điểm tâm sinh lí của HS từng trường THCS, từng khối lớp. Hay nói cách khác, nhà

trường, GV và HS là những chủ thể trực tiếp tham gia quá trình giáo dục tình

yêu biển, đảo thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL cần đáp ứng đủ các điều kiện để thực hiện các biện pháp đề ra.

Các biện pháp đề ra phải có khả năng ứng dụng rộng rãi ở các địa bàn khác nhau có điều kiện tương đương, đặc biệt là tương đương về điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của HS. Các biện pháp đề ra phải đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế, tiết kiệm được thời gian và công sức nhưng vẫn đạt được chất lượng theo yêu cầu đào tạo đề ra.

Trên đây là một số nguyên tắc để tiến hành đề xuất các biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL.

3.2. Biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho hoc sinh Trung học cơ sở

thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu hoạt động GDNGLL là nhằm “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo

đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mi, nghề nghiệp…” [27, tr.16]. Vì vậy, hoạt động

GDNGLL hướng vào giáo dục tình yêu biển, đảo có vai trò rất quan trọng, có tác dụng rất lớn với HS bởi trong đó những cá tính, phẩm chất, ý thức khuynh hướng của HS bộc lộ rõ nét, góp phần phát triển năng lực HS, “hoạt động

GDNGLL mở ra khả năng rộng lớn để hình thành thói quen, kĩ năng về trí tuệ và thực hành cho HS trong học tập” [28, tr.17]. Qua đó giáo dục tinh thần, tình cảm, đạo đức, nhân cách và truyền thống cho HS được tốt hơn và hiệu quả hơn.

Vì vậy, đối với giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL cần có biện pháp cụ thể.

3.2.1. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo cho cho hoc

* Mục đích biện pháp:

sinh THCS

Thông qua các hoạt động GDNGLL bổ ích, HS sẽ hứng thú tìm hiểu về những kiến thức lịch sử để tham gia hoạt động. Từ đó, kiến thức về biển, đảo của HS sẽ được khắc sâu, nâng hiệu quả chất lượng hoạt động GDNGLL.

Nhưng quan trọng hơn cả, ngoài ý nghĩa về mặt kiến thức, kĩ năng, hoạt động GDNGLL còn có ý nghĩa giáo dục to lớn.

Với các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo mà góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, tình yêu biển, đảo quê hương, lòng yêu quê hương, đất nước cho HS, khiến các em có ý thức, trách nhiệm hơn với biển, đảo quê hương mình. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay thì vấn đề này càng được quan tâm hơn.

* Nội dung biện pháp:

Đây là một hình thức hoạt động GDNGLL có tính chất tổng hợp, khó thực hiện nhưng lại rất bổ ích, thu hút đông đảo HS trong trường tham gia. Do đó nội dung biện pháp phải thực hiện đó là tổ chức các cuộc thi về biển, đảo quốc gia cho HS THCS với các mục tiêu như sau:

Về kiến thức: làm cho HS biết được những nét khái quát về vị trí địa lí của biển, đảo, thiên nhiên, con người và lịch sử hình thành và khai phá biển, đảo của nhân dân. Hiểu được truyền thống lao động cần cù, truyền thống hiếu

học, truyền thống văn hóa và đặc biệt là truyền thống yêu quê hương, đất nước của người dân trên biển. Hiểu được những tiềm năng chính của biển, đảo quê hương trong phát triển kinh tế hiện nay.

Về kĩ năng: làm cho HS xác định vị trí vùng biển và hải đảo của nước ta trên bản đồ. Rèn các kĩ năng làm việc nhóm, tìm kiếm, phân tích và xử lí thông tin trong tài liệu, báo chí, Internet, ngoài thực tế để bổ sung và làm giàu tri thức

về biển, đảo. Bồi dưỡng kĩ năng thuyết trình.

Về thái độ: bồi dưỡng tình yêu biển, đảo quê hương, giáo dục cho HS lòng tự hào và trân trọng đối với những di tích lịch sử biển, đảo của đất

nước, những đóng góp, hi sinh của thế hệ cha ông trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quê hương, đất nước. Hình thành những phẩm chất tốt đẹp của người công dân, có trách nhiệm với quê hương, đất nước, vì cộng đồng.

* Cách thức thực hiện:

Muốn tổ chức hoạt động GDNGLL này có hiệu quả, phải có sự chuẩn bị công phu, kĩ lưỡng.

Sau đây minh hoa

một trong các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo như sau:

Xác định chủ đề: “Biển, đảo Việt Nam trong trái tim em”. Xây dựng kế hoạch cuộc thi.

- Thời gian tổ chức: Ngày sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của tháng 12 (ngày phát động chủ điểm Uống nước nhớ nguồn);

- Địa điểm tiến hành: Sân trường THCS;

- Thời gian chuẩn bị: Phát động trước 1 tháng;

- Thành phần tham gia: HS các khối lớp;

- Phân công công tác chuẩn bị: Phân công công việc cụ thể cho mỗi bộ phận: phụ trách nhóm chơi, phụ trách văn nghệ, phụ trách nội dung thi, phụ trách cơ sở vật chất (âm thanh, loa máy, đồng hồ tính giờ, người dẫn chương trình, ban giám khảo…).

Cấu tạo nội dung thi:

- Phần 1: Thi tìm hiểu về biển, đảo dưới hình thức “Ai nhanh hơn”. Phần này gồm 20 câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm. Bộ câu hỏi phải đảm bảo kiến thức theo mục đích yêu cầu được đề ra. GV đọc câu hỏi và các phương án lựa chọn.

Đội nào bấm chuông trước được quyền trả lời. Với phần thi này rèn các em kĩ năng ghi nhớ kiến thức, phản xạ nhanh.

- Phần 2: Mỗi đội chơi nhận một bảng ghi hoặc tờ giấy A0 để điền tên tỉnh/thành có các thắng cảnh nêu trong ô. Ví dụ:

Di tích

Tỉnh/Thành phố

01

Vịnh Hạ Long


02

Đảo Cô Tô


03

Đảo Cát Bà


04

Đảo Hòn Dấu


05

Cù lao Chàm


06

Bán đảo Sơn Trà


07

Đảo Phú Quốc


08

Côn Đảo


09

Quần đảo Trường Sa


10

Quần đảo Hoàng Sa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 11

STT


Sau 5 phút các đội sẽ đưa ra đáp án của mình.

- Phần 3: Hát, múa, diễn kịch theo chủ đề “Biển, đảo quê hương”. Phần thi này thể hiện năng khiếu của các nhóm chơi, đồng thời làm cho bầu không khí sôi động, hấp dẫn hơn. Khuyến khích những thể loại văn nghệ dân gia như chèo, quan họ, trống quân, ... Qua các bài hát, múa về biển, đảo quê hương góp phần khơi dậy lòng tự hào, tình yêu biển, đảo, yêu quê hương, đất nước của HS.

- Phần 4: Thi hùng biện theo chủ đề. Đây là phần thi tương đối khó bởi nó đòi hỏi sự tổng hợp về kiến thức và kĩ năng của HS. HS phải có sự am hiểu sâu sắc những kiến thức về chủ đề mình hùng biện. Đồng thời phải có những kĩ

năng phân tích, tổng hợp tài liệu và kĩ năng làm việc nhóm. Bài hùng biện có

thể do một cá nhân trình bày song nó lại thể hiện sự làm việc của cả nhóm. Đặc biệt khi các em hùng biện trước đám đông phải mạnh dạn, tự tin, ngôn ngữ khúc triết, trong sáng, truyền cảm. Để bài hùng biện có thêm sức thuyết phục, hiệu quả các em có thể sử dụng đồ dùng trực quan minh họa bằng phần mềm Power Point. Những nội dung được thể hiện trong bài hùng biện cụ thể như:

Nội dung 1: Tiềm năng và thách thức trong việc phát triển các làng nghề nghề cá ở nước ta.

Nội dung 2: Với tư cách là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu cho du khách về tài nguyên du lịch biển của nước ta.

Đánh giá, tổng kết, trao giải: Ban tổ chức tổng hợp điểm và sắp xếp giải thưởng. GV trình bày bản tổng kết những nội dung cơ bản về chủ đề của buổi ngoại khóa. Trao giải thưởng.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Để việc giáo dục đạt hiệu quả cần có sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự nỗ lực của chính GV giảng dạy bộ môn kết hợp chặt chẽ với nhà trường, có như vậy mới nâng cao hiệu quả giáo dục.

Những cuộc thi như cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo được tổ chức cần sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội Cựu chiến binh, Đội TNTP Hồ Chí Minh của nhà trường, GV chủ nhiệm và GV bộ môn liên quan. Thậm chí có cả sự tham gia của hội phụ huynh và chính quyền xã.

3.2.2. Tăng cường các hoạt động tham quan, trải nghiệm cho học sinh về chủ đề biển, đảo

* Mục đích biện pháp:

Tham quan có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động GDNGLL và hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông, đặc biệt là trong giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS bởi “những di tích - chứng nhân xác nhận có thể gây xúc động mạnh mẽ, cụ thể hóa kiến thức lịch sử, nâng cao hứng thú với hiện vật lịch sử” [20, tr.8]. Vì vậy, việc tăng cường các hoạt động tham quan, trải nghiệm cho HS về chủ đề biển, đảo có ý nghĩa to lớn. Bởi tham quan là một hoạt động được tiến hành ngoài lớp nên rất phù hợp với sở thích của các em. Nó không chỉ là cơ hội để các em thỏa mãn trí tò mò, khám phá những điều mới lạ, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS.

Trước hết nó góp phần tạo những biểu tượng mang tính chất lịch sử cụ thể, sống động có liên quan tới kiến thức biển, đảo của các em, giúp các em nhớ chính xác, hiểu đúng đắn lịch sử biển, đảo quốc gia.

Việc tham quan, trải nghiệm nhằm kiểm tra, sửa chữa, làm chính xác, cụ thể hóa thêm những tri thức về biển, đảo của HS, nâng cao chất lượng học tập của các em. Đồng thời, các kĩ năng như quan sát, tư duy, thực hành bộ môn

được rèn luyện, phát huy nhiều hơn. Ngoài ra các em còn thể hiện rõ cảm xúc

lịch sử và tình yêu biển, đảo khi tham quan các di tích danh thắng biển, đảo quê hương. Đó là niềm vui sướng, những rung cảm, ấn tượng khó phai khi tận mắt chiêm ngưỡng những di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của biển, đảo Tổ quốc. Từ đó làm tăng thêm tình yêu, lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của mình với biển, đảo quê hương.

* Nội dung biện pháp:

Trên thực tế, có thể tổ chức hai loại tham quan trải nghiệm chủ yếu thông qua hoạt động GDNGLL, phù hợp với yêu cầu học tập của HS và điều kiện tổ chức của GV cũng như nhà trường trong giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ.

Thứ nhất, những cuộc tham quan phục vụ trực tiếp nội dung bổ sung thêm các kiến thức về biển, đảo, có thể là tham quan tại trong nhà bảo tàng, hoặc bài học tại thực địa ở địa phương nơi trường đóng.

Thứ hai, những cuộc tham quan mang tính chất một hoạt động GDNGLL tại một di tích lịch sử gần hoặc xa trường, có thể là tham quan trải nghiệm tại một danh thắng biển, đảo,... hoặc một di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với lịch sử khai thác biển, đảo của dân tộc. Công việc này đòi hỏi nhiều điều kiện khó khăn, phức tạp để tổ chức nên không được tiến hành thường xuyên.

Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS nhưng trên thực tế, việc tổ chức tham quan, trải nghiệm với chủ đề biển, đảo cho HS các trường THCS trên địa bàn huyện Tứ Kỳ nói riêng và cả nước nói chung hiện nay ít được tiến hành.

* Cách thức thực hiện:

Hoạt động tham quan trải nghiệm về chủ đề biển, đảo có thể được GV tổ chức vào đầu/cuối năm học hoặc nhân dịp các ngày lễ lớn của dân tộc như ngày thành lập Đảng 3/2, ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5, ngày Quốc Khánh 2/9, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12… hay những ngày kỉ

niệm, ngày lễ lớn của địa phương như ngày thành lập huyện Tứ Kỳ, thành lâp̣

Chi bô ̣đảng đầu tiên của huyêṇ , thành lập tỉnh Hải Dương.

Để buổi tham quan trải nghiệm về chủ đề biển, đảo đạt hiệu quả cao, người GV phải xác định mục đích, ý nghĩa, tìm hiểu đối tượng cần tham quan chứ không phải thích thì dẫn HS đi. Sau đó vạch kế hoạch tham quan, trong đó phải ấn định thời gian bắt đầu và kết thúc, dự kiến công việc của từng HS.

Trước buổi tham quan trải nghiệm về chủ đề biển, đảo GV phải tập trung, nhắc nhở HS về phạm vi tham quan; thời gian tham quan phụ thuộc vào các điều kiện đưa đón, khoảng cách với địa điểm trải nghiệm, không vượt quá 1 ngày (quy ra tiết học là 8 tiết học), nếu kéo dài hơn hứng thú của HS sẽ giảm và mệt mỏi; hướng dẫn các em quan sát, thu thập tài liệu, thảo luận làm cơ sở cho bài thu hoạch sau buổi tham quan.

Trong bài thu hoạch, ngoài những kiến thức lịch sử các em thu được các em còn nêu lên cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá, thậm chí là cả những ý kiến đóng góp về địa điểm tham quan. GV có thể thu lại và chấm để biết được đánh giá của các em và rút kinh nghiệm cho lần sau.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Để thực hiện tốt việc tham quan trải nghiệm về chủ đề biển, đảo phụ thuộc vào nhiều điều kiện như cơ sở hạ tầng, điều kiện tài chính. Song nhà trường nên nên cố gắng trong cả khóa học tổ chức cho HS tham quan trải nghiệm ít nhất 1 lần trong năm học. Đặc biệt nếu ở địa phương có các viện bảo tàng thì GV nên tổ chức cho HS đi thăm.

Huyện Tứ Kỳ không phải là huyện ven hiển nên việc tiếp cận các danh thắng biển, đảo chủ yếu là các kênh gián tiếp, song lại rất gần các danh thắng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023