Sự Hình Thành Tính Trách Nhiệm Của Trẻ 5-6 Tuổi

đưa ra những phán đoán sáng suốt về các quyết định tác động đến môi trường sinh học, vật lý và xã hội.

1.2.4. Sự hình thành tính trách nhiệm của trẻ 5-6 tuổi

Theo Huitt.W (2004), sự phát triển đạo đức và nhân cách bao gồm sự phát triển của nhận thức, hệ giá trị (chuẩn mực hành vi của chủ thể) và hành vi. Quá trình này diễn ra như sau: Dựa trên cơ sở những kiến thức hiện tại và các chuẩn mực giá trị đang có, cá nhân suy ngẫm, đánh giá đạo đức một cách phê phán và sáng tạo. Những kiến thức và suy ngẫm này sẽ ảnh hưởng đến những gì cá nhân sẵn sàng cam kết, đặt mục tiêu, lập kế hoạch, và cố gắng để hoàn thành. Sau khi cá nhân thực hiện những cam kết và kế hoạch, nó sẽ bổ sung vào nền tảng kiến thức, cách suy ngẫm và củng cố các giá trị của họ. Ba thành phần này sau đó ảnh hưởng đến thành phần cuối cùng, hành vi công khai ra bên ngoài [68].

Đối với trẻ em, M.Montessori nhấn mạnh yếu tố xúc cảm trong quá trình hình thành TTN của trẻ [26]. Dựa trên mô hình lý thuyết sự phát triển đạo đức và nhân cách của Huitt.W (2004) và quan điểm của M.Montessori, chúng tôi cho rằng: sự hình thành TTN của trẻ diễn ra trong quá trình trẻ hoạt động nhằm thõa mãn nhu cầu, xúc cảm cá nhân. Thông qua hoạt động đáp ứng các nhu cầu của cá nhân, trẻ sẽ lĩnh hội được các kinh nghiệm, hiểu biết về việc mình cần làm, vì sao cần phải làm và nếu không làm thì sẽ phải gánh chịu hậu quả. Dựa trên trải nghiệm đã có và những suy ngẫm tự rút ra cho bản thân, trẻ sẽ có thái độ trách nhiệm hơn: tự giác, tự nguyện làm việc của mình, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và chủ động nhận trách nhiệm với hậu quả xấu do mình gây ra. Quá trình này được diễn ra thường xuyên và lặp lại ở các môi trường sống của trẻ (gia đình, lớp học, cộng đồng xã hội) và phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ. Quá trình này diễn ra theo ba giai đoạn sau đây:

Giai đoạn thứ nhất, “Nhận thức cảm tính”, trẻ có nhận thức ban đầu về việc cần làm và xuất hiện nhu cầu, xúc cảm, mong muốn được làm việc. Xúc cảm là cái đầu tiên xuất hiện khi trẻ nhận biết được đối tượng trong môi trường xung quanh. Từ đó nó thôi thúc trẻ hành động hoặc cản trở trẻ làm công việc cho cá nhân hoặc cho người khác, cho môi trường nếu xúc cảm đó là tích cực hay tiêu cực. Nếu xúc cảm tích cực, trẻ sẽ hành động tốt đẹp, đúng với sự mong đợi của người lớn. Nếu xúc cảm tiêu cực, trẻ sẽ có hành động ngược lại. Chẳng hạn trẻ thích một món ăn thì không cần ai nhắc nhở, trẻ sẽ tự xúc ăn và ăn ngon lành, nếu món ăn mà trẻ không thích, trẻ sẽ ăn uể oải, và thậm chí bỏ thừa thức ăn.

Giai đoạn thứ hai, “Hành động”, trẻ hành động theo xúc cảm, nhu cầu của bản thân. Ở giai đoạn này, trẻ chỉ đơn giản làm vì mình thích, hoặc làm vì vâng lời người lớn, để được khen là em bé ngoan. Trẻ chưa có nhận thức rõ ràng rằng mình cần làm công việc đó vì nó mang lại lợi ích, sự tốt đẹp cho bản thân trẻ, người khác,

môi trường. Chỉ có quan sát trẻ bằng con mắt tán thưởng và phát hiện, thử tìm hiểu những mục đích và nguyện vọng thực sự của trẻ, tìm ra được những vấn đề mà trẻ quan tâm, chúng ta mới có thể đánh giá được hành động của trẻ tốt xấu thế nào, mới có thể giúp trẻ có được cách biểu đạt có hiệu quả hơn [12, tr185]. Cảm xúc và nhận thức có mối liên hệ mật thiết trong hoạt động của não, giải quyết một chủ đề nhận thức được cho là hoàn toàn hợp lý [110]. Do đó, cần nhận thấy cảm xúc là một đòn bẩy quan trọng trong phát triển TTN cho trẻ.

Giai đoạn thứ ba, “Nhận thức lý tính và tự ý thức”, trẻ có ý thức thực hiện trách nhiệm (về cả nhận thức và thái độ). Trẻ hiểu ra việc mình làm là tốt/chưa tốt, hoàn thành/chưa hoàn thành, mình đã nỗ lực cố gắng hay chưa nỗ lực cố gắng và mình phải chịu hậu quả gì. Trẻ làm việc vì bị thôi thúc từ động cơ bên trong, từ bản thân đối tượng của hành động. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân, lần sau muốn làm tốt thì phải có trách nhiệm hơn. Khi nhận thức rõ về quyền và trách nhiệm, trẻ tự giác thực hiện việc của mình. Nhận thức được quyền của người khác, trẻ sẽ không vi phạm quyền của người khác và nỗ lực thực hiện, sẵn sàng chịu hậu quả về hành động do mình gây ra.

Quá trình hình thành TTN ở trẻ em diễn ra qua ba giai đoạn, được thể hiện qua sơ đồ 1.2 dưới đây:

NHẬN THỨC CẢM TÍNH

(Kinh nghiệm và xúc cảm)



HÀNH ĐỘNG

(Hành động dựa trên kinh nghiệm)



NHẬN THỨC LÝ TÍNH VÀ TỰ Ý THỨC

(Hiểu và tự giác thực hiện)

Sơ đồ 1.2. Sự hình thành tính trách nhiệm của trẻ 5-6 tuổi

Ba giai đoạn này có liên quan mật thiết với nhau và mỗi lần trải qua các giai đoạn này là một lần củng cố thêm cảm xúc, kĩ năng hành động, giúp trẻ ngày càng có ý thức hơn về trách nhiệm đối với bản thân, mọi người và môi trường xung quanh.

1.2.5. Đặc điểm tâm lý và biểu hiện tính trách nhiệm của trẻ 5-6 tuổi

1.2.5.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi

Trẻ 5-6 tuổi có những đặc điểm tâm lí- xã hội cơ bản, là nền tảng cho sự hình thành TTN của trẻ, sau đây:

- Nhận thức: Giai đoạn 5-6 tuổi, bên cạnh tư duy trực quan đã phát triển ở lứa tuổi trước đó, tư duy hình tượng và tư duy lôgic đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tư duy lôgic [38]. Vì vậy trẻ có khả năng phân biệt đúng, sai; tốt, xấu. Trẻ có thể phán đoán một sự việc để đưa ra quyết định hành động phù hợp. Đây là một thuận lợi cho quá trình giáo TTN cho trẻ dựa trên việc hướng dẫn trẻ nhận biết thế nào là có trách nhiệm (đúng/tốt), thế nào là chưa có trách nhiệm (sai/xấu) và đưa trẻ vào các tình huống phải lựa chọn để hành động như thế nào cho đúng trách nhiệm của mình và thể hiện là người có trách nhiệm.

- Nhu cầu: Theo thuyết nhu cầu của Maslow [92], hệ thống nhu cầu của trẻ được chia thành năm tầng. Nhu cầu sinh lý (physiological), là các nhu cầu căn bản nhất thuộc về cơ thể, bao gồm thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. Nhu cầu an toàn (safety) – trẻ cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, hoạt động, gia đình, tài sản được đảm bảo. Nhu cầu giao lưu tình cảm/thuộc về nhóm xã hội (love/belonging) – trẻ muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè cùng chơi. Nhu cầu được tôn trọng (esteem), trẻ cần có cảm giác được tôn trọng, yêu mến, được tin tưởng. Và cuối cùng, nhu cầu được khẳng định (self - actualization), trẻ muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, và được công nhận là giỏi, là đáng khen. Trẻ hành động nhằm thỏa mãn các nhu cầu của bản thân. Do đó, nếu người lớn đáp ứng được các nhu cầu của trẻ một cách chính đáng sẽ thúc đẩy trẻ hành động có trách nhiệm một cách tự nguyện nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.

- Xúc cảm, tình cảm:

Ở trẻ 5-6 tuổi, đời sống xúc cảm phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Các sắc thái xúc cảm trong quan hệ với các đối tượng ở lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, được hình thành như: xúc cảm với cô giáo, với người thân, với người lạ; xúc cảm với các con vật, cây cối. Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ vẫn chưa ổn định, phụ thuộc vào tình huống, bối cảnh giao tiếp [38].

Về tình cảm, lứa tuổi này đã có các tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Tình cảm trí tuệ: vui thích, hứng thú, say mê, tò mò, ham hiểu biết, lạc quan đối với tri thức mới, điều mới mà mình chưa biết. Tình cảm đạo đức: yêu cái tốt, ghét cái xấu, mong muốn làm việc tốt; được hình thành khi trẻ lĩnh hội được

các chuẩn mực hành vi tốt, xấu qua hoạt động vui chơi, giao tiếp, lao động, sinh hoạt với mọi người xung quanh. Tình cảm thẩm mỹ: từ nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học, qua các tác phẩm nghệ thuật (thơ ca, truyện kể, tranh, ảnh), trẻ ý thức được về cái đẹp, cái xấu; tình cảm thẩm mỹ phát triển.

- Sự phát triển ý chí:

Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giao cho nhiều việc nhỏ... trẻ đã có thể xác định rõ mục đích của hành động. Trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Tính mục đích càng ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn thành công việc. Tính kế hoạch xuất hiện, trẻ biết sắp xếp "công việc" vui chơi và lao động (quét nhà, nhặt rau) để khi mẹ về là mọi việc phải xong cho mẹ hài lòng. “Trẻ biết được mình cần những gì, mình phải làm gì, đó chính là ý chí của chúng. Sự phát triển ý chí lấy kinh nghiệm làm nền tảng, nó dần được hình thành trong quá trình trẻ trưởng thành. Trẻ sẽ dẹp bỏ hết những áp lực bên ngoài, chọn cho mình một cách tự nhiên những việc phải làm, đồng thời sẽ không ngừng lặp lại những việc này, điều đó nói lên rằng trẻ có nhận thức nhất định về hành vi của mình” [12].

- Sự xác định ý thức bản ngã:

Tự ý thức xuất hiện từ 3 tuổi, nhưng đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ mới hiểu được mình như thế nào, có những phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, và tại sao mình có hành động này hay hành động khác... Ý thức bản ngã được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công và thất bại của mình, về những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, về những khả năng và sự bất lực [38].

Để đánh giá bản thân một cách đúng đắn, đầu tiên đứa trẻ phải học cách đánh giá người khác và nghe những người xung quanh đánh giá mình. Thoạt đầu sự đánh giá của trẻ về người khác còn phụ thuộc nhiều vào thái độ của trẻ đối với người này. Chẳng hạn mọi đứa trẻ đều đánh giá mẹ mình bao giờ cũng tốt. Cuối tuổi mẫu giáo lớn, trẻ có kỹ năng so sánh mình với người khác, điều này là cơ sở để tự đánh giá một cách đúng đắn hơn và cũng là cơ sở để noi gương những người tốt, việc tốt.

Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình dần dần phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc xã hội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội.

1.2.5.2. Biểu hiện tính trách nhiệm của trẻ 5-6 tuổi

Michael P. Mueller và cộng sự đã tổng hợp các nghiên cứu trước đây và chỉ ra rằng: Biểu hiện một người có trách nhiệm là: đáng tin cậy (mọi người có thể phụ thuộc vào họ để đưa ra những quyết định đúng đắn), đúng kế hoạch về thời gian,

suy nghĩ ra cách để hành động, có cảm nhận chung về những hành động nên được thực hiện trong xã hội (được quy định bởi chuẩn mực văn hóa, hay tiêu chuẩn sống của thời đại) [84, tr.18]. Tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ về giáo dục trách nhiệm cho trẻ em cũng đồng quan điểm khi đưa ra các biểu hiện trách nhiệm: “Có trách nhiệm có nghĩa là đáng tin cậy, giữ lời hứa và tôn trọng các cam kết của chúng ta” [101, tr.14].

Theo Diane Tillman và Diana Hsu (2008) có 8 điểm suy ngẫm về trách nhiệm mà trẻ 3-7 tuổi có thể suy ngẫm được, cũng được coi là biểu hiện trách nhiệm của trẻ 3-7 tuổi như sau: 1- Làm xong công việc của mình, 2- Quan tâm; 3- Cố gắng làm hết khả năng; 4- Cùng làm việc; 5- Chăm sóc, giữ gìn đồ vật; 6- Giúp đỡ người khác khi họ cần; 7- Công bằng; 8- Góp phần tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn [10, tr.123].

M. Montessori đưa ra các nhận định về đặc điểm tính cách nói chung của trẻ em, “hành động nói lên tính cách thực sự của trẻ” thể hiện ở bảy điểm sau: tự mình giải quyết vấn đề một cách rất nhân tính; chỉ đưa tay ra khi bạn bè thực sự cần sự giúp đỡ; không cho rằng một đứa trẻ mắc lỗi là do cố ý; có khả năng giúp đỡ động viên và an ủi kẻ yếu; có thiên hướng bảo vệ động vật; không có lòng đố kị; và giữa trẻ em với nhau có tinh thần tập thể rất rõ ràng. Theo đó, có thể thấy rằng, bản chất tính cách tự nhiên của trẻ nhỏ đã có trách nhiệm với mọi người và mọi vật xung quanh [12, tr.181-184].

Keri Powers Pye trong cuốn sách “Hướng dẫn các bài học về trách nhiệm” (Responsibility Classroom Guidance Lesson) dành cho trẻ mầm non và học sinh lớp một đã đưa ra năm biểu hiện trách nhiệm: 1- Biết điều gì được mong đợi (Knowing What is expected); 2- Giữ lời hứa (Keep Commetments); 3- Làm việc tốt nhất có thể (Do my best); 4- Không đổ lỗi (Don’t make excuse); 5- Sửa chữa sai lầm (Fix my mistakes) [76].

Dựa trên đặc điểm tâm lý xã hội của trẻ 5-6 tuổi và các biểu hiện trách nhiệm được các nhà nghiên cứu chỉ ra trong các nghiên cứu trên, luận án xác định biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi bao gồm:

(1) Nhận thức về trách nhiệm:

- Biết điều gì cần phải làm và muốn làm;

- Hiểu tại sao cần phải làm việc đó;

- Hiểu mỗi người phải tự chịu hậu quả việc mình làm.

(2) Hành động thực hiện trách nhiệm:

- Thực hiện đúng việc cần làm, muốn làm;

- Hoàn thành được việc cần làm, muốn làm;

- Đánh giá đúng kết quả và dám nhận hậu quả (nhận lỗi và sửa sai khi không hoàn thành công việc).

(3) Thái độ có trách nhiệm:

- Tự giác thực hiện việc cần làm; hứa sẽ làm;

- Kiên trì, nỗ lực để hoàn thành tốt việc đang làm;

- Công bằng khi đánh giá và chủ động nhận lỗi/khắc phục hậu quả do mình

gây ra.

Các biểu hiện về nhận thức, hành động, thái độ đều được thể hiện trong trách

nhiệm của trẻ với ba đối tượng: bản thân, người khác và môi trường, được miêu tả cụ thể trong bảng dưới đây.

Bảng 1.1. Biểu hiện tính trách nhiệm của trẻ 5-6 tuổi


Loại trách

nhiệm

Nhận thức

Hành động

Thái độ


Trách nhiệm với bản thân

- Kể tên các công việc cần phải làm để phục vụ và bảo đảm an toàn cho bản thân (ăn, mặc, vệ sinh, chơi, học luôn vui vẻ, thoải mái).

- Trình bày được mỗi người đều phải tự chăm sóc và bảo vệ cơ thể theo khả năng của mình.

- Giải thích được nếu không chăm sóc cho bản thân tốt thì sẽ ốm

đau, mệt mỏi

- Luôn thực hiện các công việc tự phục vụ;

- Hoàn thành tốt và đúng thời gian các công việc tự phục vụ;

- Đánh giá đúng kết quả tự phục vụ và nhận lỗi/sửa sai khi không làm tốt công việc cá nhân.

- Tự giác làm các công việc tự phục vụ

- Vui vẻ, cố gắng làm tốt các công việc của cá nhân.

- Tự nhận lỗi và sửa sai khi không làm tốt các việc cho bản thân


Trách nhiệm với người khác (bố mẹ, người thân; cô giáo, các bạn)

- Nêu được các việc nên làm (chào hỏi, giúp đỡ, chăm sóc, giữ lời hứa,…) và không nên làm (nói dối, tranh giành, lấy trộm đồ, làm hỏng đồ, chen lấn xô đẩy,…) với người khác;

- Giải thích được tại

sao nên và không nên làm những việc đó với

- Luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh;

- Thực hiện tốt những công việc được phân công hoặc được đề nghị giúp đỡ;

- Nhận lỗi, sửa sai khi có lời nói, hành động không đúng với người khác.

- Vui vẻ với mọi người xung quanh;

- Chủ động quan tâm, giúp đỡ người khác khi họ cần;

- Sẵn sàng nhận lỗi/sửa lỗi khi có hành động không đúng với người khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - 5


Loại trách

nhiệm

Nhận thức

Hành động

Thái độ


mọi người xung quanh;

- Hiểu mỗi người đều phải chịu hậu quả về hành động đã gây ra

cho người khác.




Trách nhiệm với môi trường (Đồ vật, động vật, thực vật, nơi hoạt động)

- Nêu được những việc cần làm (chăm sóc cây cối, các con vật, giữ sạch nơi ở, chơi, sinh hoạt, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, vật liệu) và không nên làm (bứt hoa, bẻ cành, đánh đập con vật, để rác, vệ sinh bừa bãi...) với môi trường xung quanh

- Giải thích được nếu có hành động đúng sẽ giúp cho môi trường, hoặc không đúng sẽ ảnh hưởng xấu cho môi trường;

- Trình bày được mỗi người cần phải biết nhận lỗi và sửa sai khi gây ra hậu quả xấu với

môi trường

- Thực hiện các hành động bảo vệ môi trường: Giữ gìn, bảo quản đồ dùng, đồ chơi; chăm sóc cây trồng/vật nuôi; giữ vệ sinh nơi hoạt động; tiết kiệm điện, nước và nguyên vật liệu.

- Thực hiện tốt các hành động bảo vệ môi trường.

- Nhận lỗi và sửa chữa khi có hành động gây tổn hại cho môi trường.

- Hứng thú khám phá môi trường xung quanh (cây cối, con vật, đồ vật); yêu quý, giữ gìn đồ chơi, nơi hoạt động;

- Tự giác, tự nguyện thực hiện các công việc chăm sóc động thực vật, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, nơi hoạt động;

- Tự nhận lỗi và sửa sai khi có hành động không đúng với cây cối, con vật, đồ vật, nơi hoạt động.


1.3. Quyền trẻ em với việc giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.3.1. Khái niệm “Quyền trẻ em”

Theo Ziba Vaghri, Adem Arkadas, 2010, QTE có nghĩa là điều mọi trẻ em đều được hưởng, như sự an toàn và nuôi dưỡng trong thời thơ ấu, được phát triển hết khả năng của mình, không bị bạo lực, được bảo vệ khỏi bị bỏ rơi và bóc lột; có sức khỏe tốt, được học tập và vui chơi; tức là trẻ được tận hưởng tuổi thơ của mình một cách trọn vẹn. Quyền của trẻ em là quyền hợp pháp, được đảm bảo trong luật pháp quốc tế với Công ước Liên hợp quốc về QTE (CRC) được các quốc gia thành viên thông qua năm 1989 [109, tr.20]. Dựa trên nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng “Quyền trẻ em là điều trẻ em đáng được hưởng và được đảm bảo bởi pháp luật”.

Quyền của trẻ em cũng là Quyền con người. Đây là những quyền áp dụng cho tất cả mọi trẻ em, không phân biệt tuổi tác, giới tính, quốc tịch hoặc các đặc điểm khác. Do đó, trẻ em có các quyền giống như người lớn. Khi chúng ta nói về quyền của một đứa trẻ, chúng ta muốn nói đến quyền con người của đứa trẻ. Trẻ em ở các độ tuổi và giới tính khác nhau có những sở thích và nhu cầu khác nhau. Nhưng bất chấp sự khác biệt, trẻ em có quyền bình đẳng. Tất cả trẻ đều có quyền được đối xử bình đẳng.

Quyền khác với nhu cầu. Nhu cầu: điều kiện cơ bản để con người tồn tại như một con người. Quyền: những điều mà theo công bằng và chính đáng thì một con người phải được hưởng hoặc được làm. Tuy nhiên, nhu cầu có thể được đáp ứng hoặc không được đáp ứng. Khi nói về nhu cầu, người ta không nghĩ đến việc ai có trách nhiệm đáp ứng. Nhưng khi đề cập đến "quyền", xã hội phải có trách nhiệm đáp ứng. Các “nhu cầu” cơ bản nhất được đề cập như là các “quyền” [59]

1.3.2. Các Quyền cơ bản của trẻ em

Công ước Liên Hợp Quốc về QTE được ban hành ngày 20/11/1989 theo quyết định của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (có hiệu lực từ ngày 2/9/1990, được Việt Nam phê duyệt ngày 20/12/1990). Mục đích của việc thông qua công ước là để nhấn mạnh một điều mà người lớn thường quên - một đứa trẻ là con người cùng với tất cả các quyền mà cha mẹ có. Công ước về quyền trẻ em coi trẻ em là đối tượng của pháp luật, hay nói cách khác là trẻ em là chủ thể của các quyền. Điều này có nghĩa là trẻ em là một cá nhân có Quyền con người và không ai có quyền chủ sở hữu đối với trẻ em, kể cả cha mẹ. Công ước đã quy định các Quyền của trẻ em được pháp luật bảo vệ [24], [42], gồm bốn nhóm Quyền sau:

- Nhóm Quyền sống còn: Quyền được sống; Quyền có họ tên, quốc tịch; Quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc; Quyền được bảo đảm đến mức tối đa có thể được để sống còn và phát triển.

- Nhóm Quyền được bảo vệ: Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc; Quyền không bị tách rời cha mẹ; Quyền được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột; Quyền được bảo vệ khỏi sự tra tấn, đánh đập…

- Nhóm Quyền tham gia: Quyền tự do bày tỏ ý kiến; Quyền tự do kết giao, hội họp, tụ tập một cách hòa bình; Quyền được hình thành những quan điểm riêng.

- Nhóm Quyền phát triển: Quyền được chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh; Quyền được học hành, giáo dục, phát triển tài năng; Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi; Quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền được thông tin; Quyền được có mức sống đủ.

Để đảm bảo thực hiện QTE, trong Công ước có bốn điều được coi là

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí