Biện Pháp 3: Hướng Dẫn Cha Mẹ Giáo Dục Ttn Cho Trẻ Thông Qua Các Hoạt Động Khác

làm được mộ công việc giúp đỡ người khác, hay chia sẻ, quan tâm, hỏi han người khác, cha mẹ cần nhìn thấy và ghi nhận, đưa ra những lời khen kịp thời. Đối với những hành vi chưa tốt, chưa đúng của trẻ với người khác như đánh bạn, tranh giành với em, thờ ơ với người đã tặng quà, vô tâm với ông bà đã già yếu, cha mẹ cũng cần trao đổi, chia sẻ và bày tỏ sự tin tưởng rằng, đó là hành động không cố ý của trẻ, và tin rằng trẻ sẽ để ý hơn, quan tâm hơn, nhường nhịn và chia sẻ hơn với những người xung quanh mình.

Ví dụ tình huống: Trẻ không thích món quà sinh nhật được tặng

- Con đã cảm ơn dì vì món quà sinh nhật dì đã gửi tặng con chưa?

- Con không thích món quà đó đâu mẹ.

- Nhưng dì đã dành thời gian để làm món quà đó tặng cho con đấy. Con cần nói cho dì biết là con yêu quý món quà đó và biết ơn vì dì đã tặng nó cho con.

- Bây giờ mẹ sẽ gọi điện cho dì để con nói chuyện nhé. Sau đó, mẹ cũng phải gọi điện cho bác Trung vì hôm nay bác đã gửi rau ở quê lên cho nhà mình.

d) Hướng dẫn cha mẹ dạy con lao động, chăm sóc môi trường

Trong các cuộc họp phụ huynh, trao đổi cá nhân và các tài liệu hướng dẫn, giáo viên đưa ra những gợi ý, khuyến khích cha mẹ trao quyền lựa chọn cho trẻ trong lao động, chăm sóc môi trường bằng những cách sau.

Thỏa thuận với con các công việc cần làm: Thỏa thuận này giúp trẻ quyết định làm gì, thời gian nào để chơi hoặc thực hiện các hoạt động, quyết định hoạt động nào trẻ muốn tự làm, hoạt động nào trẻ muốn cha mẹ hướng dẫn. Trao quyền cho trẻ em lựa chọn được thể hiện bằng hình ảnh khuyến khích trẻ suy nghĩ trước khi làm. Mỗi ngày, trẻ em được giao một hợp đồng với các bức ảnh nhỏ các biểu tượng ở bên trái của tờ giấy đại diện cho hoạt động đã lên kế hoạch của cha mẹ. Trẻ em chọn hoạt động muốn thực hiện bằng cách xem xét các tùy chọn trên danh sách các công việc (có thể danh sách trên giấy hoặc được cha mẹ liệt kê bằng lời nói). Thỏa thuận cho phép trẻ em kiểm soát việc quyết định khi nào chuyển sang hoạt động khác mà không phụ thuộc vào người lớn. Cha mẹ và trẻ đánh giá kết quả vào cuối ngày, hoặc sau khi trẻ hoàn thành. Cha mẹ cần động viên, khuyến khích trẻ phản ánh và chia sẻ kết quả của chúng. Cách làm này khác với kế hoạch ở chỗ thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động trẻ em chọn từ các hoạt động có sẵn được đề xuất từ phía người lớn, thể hiện sự cam kết của trẻ đối với việc thực hiện và phát huy hiệu quả nhất trong các hoạt động chơi và lao động của trẻ.

Gợi ý cho cha mẹ các cách thức hướng dẫn con thực hiện công việc lao động (chăm sóc nhà cửa, cây trồng, vật nuôi trong nhà): Đầu tiên, cha mẹ cần xác định những công việc nào trẻ có thể làm được dựa trên thỏa thuận giữa trẻ và cha mẹ. Tiếp theo, với mỗi công việc, cha mẹ nên đưa ra các nguyên tắc hoặc các bước để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

thực hiện. Cha mẹ cần suy nghĩ về cách làm đúng và khoa học nhất, sau đó dùng các từ đơn giản, ngắn gọn, chính xác để hướng dẫn trẻ. Mỗi công việc khác nhau sẽ có các bước thực hiện khác nhau. Bằng kinh nghiệm cuộc sống, cha mẹ sẽ tìm ra được các bước thực hiện đó và hướng dẫn trẻ bằng lời một cách ngắn gọn kèm theo hành động mẫu nếu cần thiết.

Ví dụ: Hướng dẫn con cách dọn đồ chơi

Giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - 16

Cha mẹ có thể hướng dẫn con cách dọn đồ chơi theo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Vứt bỏ

Cha mẹ hãy hướng dẫn con khi dọn đồ chơi, hãy xem những đồ chơi nào đã hỏng, đứt, gãy, sắc nhọn, bẩn không rửa sạch được nữa thì loại bỏ bớt, để có chỗ cho những đồ chơi còn chơi được.

Nguyên tắc 2: Phân loại

Cha mẹ cần dạy con cách phân loại đồ chơi theo nhóm như đồ chơi toán học, đồ chơi xếp hình, đồ chơi nấu ăn, bộ thẻ số, chữ,…Mỗi nhóm, loại đồ chơi có một hộp, rổ đựng riêng.

Nguyên tắc 3: Đúng vị trí

Cha mẹ cần quy định vị trí cất đồ chơi của trẻ và yêu cầu trẻ cất đúng vị trí. Vị trí cất đồ chơi có thể chuẩn bị cho trẻ là một giá đựng đồ chơi, hoặc một vài hộp đựng. Trên giá có thể gắn nhãn tên và hình ảnh đồ chơi để trẻ dễ nhận ra khi cất. Lưu ý rằng: cha mẹ để con tự quyết định vị trí cất đồ chơi sẽ có hiệu quả hơn so với việc cha mẹ định sẵn vị trí. Nguyên tắc này cũng nên áp dụng với việc trẻ cất các đồ dùng khác sau khi sử dụng.

Nguyên tắc 4: Số lượng

Số lượng đồ chơi để trên giá đồ chơi của trẻ nên vừa phải, để trẻ chơi không bày bừa và dễ chọn lựa khi chơi, dễ sắp xếp khi cất dọn. Muốn vậy, cha mẹ nên cất những đồ chơi con ít chơi hơn hoặc không chơi đến; một thời gian lại mang ra và cất những đồ chơi con đã chơi nhiều lần trước đó. Như vậy, trẻ luôn có cảm giác có đồ chơi mới. Những đồ chơi được để trên giá là những đồ chơi trẻ thích.

Cha mẹ nên sắp xếp lại toàn bộ chỗ ở của trẻ khoảng 3-4 tháng một lần. Khi sửa sang, bảo dưỡng phòng của trẻ, cha mẹ không nên tùy tiện quyết định mà hãy để cho trẻ tự suy nghĩ cách làm sao để tốt hơn, tiện dụng hơn.

3.2.3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn cha mẹ giáo dục TTN cho trẻ thông qua các hoạt động khác

a) Mục đích- ý nghĩa:

Trong cuộc sống, có nhiều hoạt động mang đến cơ hội để GDTTN cho trẻ. Cha mẹ cần nhìn thấy những cơ hội đó để tận dụng hiệu quả vào quá trình giáo dục trẻ ở gia đình. Nhà trường và GV cần hướng dẫn cha mẹ bằng cách chuyển các

nhiệm vụ ở nhà trường đến với cha mẹ, giúp cha mẹ thấy được sự phong phú, đa dạng của các hoạt động và các kĩ năng của cha mẹ sẽ được hình thành từ đó.

b) Nội dung:

- Triển khai các dự án học tập đòi hỏi sự phối hợp của cha mẹ

- Hướng dẫn cha mẹ đọc, kể tác phẩm văn học truyền đạt giá trị trách nhiệm cho trẻ

- Hướng dẫn cha mẹ đánh giá TTN của trẻ

c) Cách tiến hành:

Triển khai các dự án học tập đòi hỏi sự phối hợp của cha mẹ

Các dự án học tập của trẻ em nếu chỉ diễn ra ở trường học sẽ hạn chế ở trẻ cơ hội vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn và sự tham gia của cha mẹ. Nếu tăng cường sử dụng những dự án này có sự tham gia của cha mẹ nhiều hơn sẽ phát huy được vai trò của họ trong giáo dục TTN cho trẻ. Giáo viên giới thiệu cho cha mẹ một số cách tham gia và phối hợp thực hiện các dự án, chương trình hoạt động cùng con do nhà trường và giáo viên phát động. Ở mỗi dự án cụ thể, giáo viên có thể gửi thông báo, hướng dẫn hoặc trao đổi trực tiếp với cha mẹ trong giờ đón, trả trẻ. Với những dự án mới, giáo viên có thể gửi kèm ảnh minh họa sản phẩm để cha mẹ tham khảo. Dưới đây là một số cách tham gia của cha mẹ ở hai mức độ:

- Tham gia tại trường mầm non:

+ Là người trợ giúp GV trong lớp học: khách mời, chuyên gia tư vấn, người hướng dẫn trẻ;

+ Giúp lập kế hoạch và theo dõi các chuyến đi tham quan, các sự kiện khác diễn ra bên ngoài trường mầm non;

+ Tổ chức hoặc hỗ trợ duy trì một câu lạc bộ hoặc nhóm có cùng sở thích (ví dụ: câu lạc bộ cờ vua, võ thuật);

+ Hỗ trợ tổ chức chương trình thể thao, nghệ thuật, khoa học, lễ hội cho trẻ của nhà trường;

+ Hỗ trợ nhà trường chuẩn bị các đề xuất tài trợ, các chiến dịch viết thư, hoặc thông cáo báo chí, hoặc trợ giúp với các nhu cầu quản trị khác;

+ Tham gia xây dựng thư viện trường học.

- Hỗ trợ trẻ tại gia đình:

+ Giúp trẻ tìm hiểu thông tin để làm giàu vốn kinh nghiệm cho trẻ chuẩn bị tham gia vào dự án,

+ Cùng trẻ chuẩn bị sản phẩm, học liệu để mang đến lớp học,

+ Cùng trẻ thực hiện bài tập, nhiệm vụ về nhà và gửi báo cáo bằng hình ảnh, video.

Ở mức độ tham gia nào, cha mẹ cũng cần thể hiện trách nhiệm của mình để trẻ

noi theo, đồng thời vừa đảm bảo các Quyền học tập, vui chơi, tham gia của trẻ vừa đảm bảo hỗ trợ trẻ hoàn thành trách nhiệm được giao.

Ví dụ: Dự án “Hộp thư yêu thương”

Giáo viên cùng trẻ lập một hộp thư nhỏ ở cửa lớp và trang trí thật đẹp. Giáo viên thông báo tới cha mẹ trẻ về mục đích của hộp thư: Nhận những bức thư của cha mẹ, nội dung thư có thể là lời nhắn gửi, chia sẻ tâm tư, tình cảm, niềm tin của cha mẹ đối với trẻ. Trong thư, cha mẹ cũng ghi rõ có cho phép giáo viên đọc cho cả lớp nghe hay đọc cho cá nhân trẻ. Khi nhận thư, giáo viên hỏi ý kiến trẻ có đồng ý đọc cho các bạn nghe cùng hay không. Mỗi ngày, trẻ em sẽ háo hức chờ đợi được mở bức thư. Do vậy, cha mẹ cần dành thời gian cho việc viết thư để đóng góp cho thành công của dự án, điều quan trọng là tạo thêm mối liên kết bền chặt hơn giữa trẻ và cha mẹ. Trẻ hiểu rằng, dù rất bận rộn nhưng cha mẹ vẫn dành thời gian quan tâm và trao mọi yêu thương đến con ngay cả khi con đã ở trong lớp học.

Dự án: “Chiếc đèn lồng trung thu”

Sắp đến trung thu, giáo viên cùng trẻ trò chuyện về chiếc đèn lồng trung thu, sau đó giới thiệu với trẻ những kiểu dáng đèn lồng khác nhau. Giáo viên khơi gợi trẻ ý tưởng suy nghĩ về chiếc đèn lồng mà mình muốn làm và vẽ ra giấy. Sau đó giáo viên gửi những bức vẽ của trẻ về cho gia đình và đề nghị cha mẹ cùng con làm chiếc đèn lồng, chuẩn bị cho Tết trung thu. Giáo viên cũng nên gửi kèm bản hướng dẫn cách làm một vài kiểu đèn lồng cụ thể, được làm từ vật liệu dễ tìm kiếm và dễ thực hiện về kĩ thuật để gợi ý cha mẹ. Qua hoạt động này, trẻ phải có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao là chuẩn bị chiếc đèn lồng cho riêng mình để vui tết Trung thu. Cha mẹ cũng có trách nhiệm hỗ trợ trẻ hoàn thành sản phẩm. Nếu không có sản phẩm, trẻ sẽ tự rút ra bài học cho mình khi đã không có trách nhiệm với chính bản thân mình sẽ không được hưởng Quyền vui chơi một cách trọn vẹn (không có đồ chơi đèn lồng).

Hướng dẫn cha mẹ đọc, kể tác phẩm văn học truyền đạt giá trị trách nhiệm cho trẻ

Văn học là một phương tiện giáo dục rất hiệu quả. Những hình tượng nhân vật trong câu chuyện, các bài thơ và vở kịch có thể ảnh hưởng đến trẻ em gần như với người lớn. Do đó, đọc sách cho trẻ và cùng trẻ, hay khuyến khích trẻ lớn hơn tự đọc và nói chuyện với trẻ về những cuốn sách đã đọc là những cách quan trọng để giúp trẻ em tìm hiểu và phát triển giá trị trách nhiệm và các giá trị khác. Để hướng dẫn phụ huynh truyền đạt giá trị thông qua tác phẩm văn học, giáo viên có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tư vấn cho cha mẹ chọn sách/truyện

Giáo viên gợi ý cho cha mẹ có thể lựa chọn sách truyện từ các nguồn có sẵn

như truyện cổ tích, truyện dân gian: Tích Chu, Sự tích hoa cúc trắng, Ba cô gái, Ai đáng khen nhiều hơn, Kiến và Châu Chấu,…, đồng thời giới thiệu sách truyện mới để cha mẹ tham khảo trên mạng, đặt mua hoặc mua ở các hiệu sách. Một số truyện hiện đại có nội dung giáo dục giá trị trách nhiệm như: Con chỉ quên (I just forgot) – Tác giả Mercer Mayer, Cửa hàng thú cưng của Authur (Authur’s Pet Bussiness) – Tác giả Tomie DePaola, Quả trứng của Chim Cánh Cụt Hoàng Đế (The Emperor’s Egg) – Tác giả Martin Jenkins,…

Bước 2: Hướng dẫn cha mẹ trò chuyện với trẻ về nội dung truyện

Cha mẹ nên được biết rằng, chỉ đọc truyện, kể chuyện cho trẻ nghe là chưa đủ. Cha mẹ nên trò chuyện với trẻ về những gì trẻ đang đọc để xem trẻ hiểu chủ đề hoặc thông điệp của truyện như thế nào. Hãy kiên nhẫn và lắng nghe cẩn thận ý tưởng của trẻ em. Nếu ý tưởng của trẻ quá xa so với tiêu chuẩn, hãy nói chuyện với trẻ về cách trẻ hiểu ý đó, có thể trẻ đã hiểu nhầm một từ hoặc bị thiếu sót một số thông tin quan trọng. Đọc lại các phần của câu chuyện với trẻ và nói về ý nghĩa/bài học của truyện.

Trong quá trình trò chuyện, điều quan trọng là đặt câu hỏi về nội dung truyện để định hướng trẻ suy nghĩ và thảo luận. Sử dụng những câu hỏi như sau để giúp trẻ suy nghĩ về giá trị của câu chuyện:

Câu hỏi giúp trẻ suy nghĩ về động cơ hành động của nhân vật

- Những người trong truyện đã hành động như thế nào?

- Họ có động cơ tốt hay xấu?

- Ai là anh hùng? Tại sao họ là anh hùng?

- Có nhân vật xấu không? Tại sao họ lại là người xấu?

Câu hỏi giúp trẻ hiểu về cách nhân vật đưa ra các phán đoán và ra quyết định

- Mọi người có đưa ra quyết định tốt không? Tại sao có/tại sao không?

Câu hỏi giúp trẻ phân tích hành động

- Mọi người đã thực hiện các quyết định của họ như thế nào? Họ thực hiện các bước nào?

- Họ có gặp khó khăn gì không? Họ đã vượt qua khó khăn bằng cách nào?

Câu hỏi khơi gợi ở trẻ sự nhạy cảm, đồng cảm với các nhân vật

- Mọi người có nghĩ đến lợi ích của người khác không?

- Câu chuyện có một kết thúc tốt hay xấu? Nó tốt cho ai? Điều xấu xảy ra với ai?

- Làm thế nào câu chuyện có thể trở nên tốt hơn cho tất cả mọi người?

Bước 3: Hướng dẫn cha mẹ định hướng trẻ vận dụng vào thực tiễn

Sau mỗi câu chuyện, trẻ sẽ rút ra được bài học cho mình. Cha mẹ có thể nâng cao nhận thức của trẻ hơn bằng cách định hướng cho trẻ suy nghĩ và vận dụng vào

thực tiễn. Cuộc thảo luận với trẻ không nên chỉ dừng lại ở các nhân vật trong truyện mà hãy dẫn dắt đến suy nghĩa, hành động đối với bản thân trẻ. Thông qua các tình huống giả định mà cha mẹ đặt ra hoặc những tình huống đã xảy ra trong quá khứ mà chưa được giải quyết triệt để, cha mẹ có thể dẫn dắt trẻ suy nghĩ lại hoặc định hướng hành động đúng cho bản thân theo cách có trách nhiệm, dựa trên bài học vừa được lĩnh hội trong câu chuyện.

Hướng dẫn cha mẹ đánh giá TTN của trẻ

- Đánh giá dựa trên kết quả công việc của trẻ

Với những công việc đã trở thành thói quen hàng ngày, cha mẹ có thể đánh giá trẻ vào cuối ngày. Với những công việc mới được giao, cha mẹ nên đánh giá ngay sau khi trẻ hoàn thành. Việc đánh giá nên bắt đầu từ trẻ tự nhận xét, báo cáo kết quả công việc trước, có thể bắt đầu bằng câu hỏi “Con đã làm xong chưa?”, sau đó cha mẹ có thể kiểm tra và khẳng định kết quả công việc đã hoàn thành hay chưa, có hoàn thành tốt không.

- Đánh giá sự cố gắng, nỗ lực vượt khó

TTN được bộ lộ trong những tình huống khó khăn. Do đó, đánh giá TTN của trẻ cũng cần đặt trọng tâm vào việc nhìn nhận sự cố gắng, nỗ lực vượt khó của trẻ. Cha mẹ có thể quan sát trẻ thực hiện công việc, với yêu cầu cao hơn như: đòi hỏi thao tác, kĩ thuật khó hơn, hay đòi hỏi cách làm khác so với bình thường mới có thể giải quyết được. Qua quan sát, cha mẹ có thể thấy được trẻ có kiên trì làm đi làm lại không, có tìm các cách khác nhau để đạt được không, như thế chính là nỗ lực vượt khó, là biểu hiện quan trọng của TTN.

- Đánh giá tinh thần, thái độ với công việc

Bằng quan sát hàng ngày, cha mẹ có thể biết được trẻ tự giác thực hiện công việc hay cần nhắc nhở, trẻ có thích làm công việc đó không, nếu không thích, không muốn làm, trẻ có đề nghị được thay đổi không. Trong giao tiếp, ứng xử với mọi người trong gia đình, việc trẻ tự giác giúp đỡ hoặc vui vẻ, sẵn sàng giúp đỡ cha mẹ khi được đề nghị, là biểu hiện tích cực của trẻ có trách nhiệm.

Việc công nhận hay không công nhận, hài lòng hay không hài lòng với việc trẻ làm nên được thể hiện rõ ràng để trẻ biết, trên cơ sở tôn trọng trẻ. Một cái gật đầu, một nụ hôn, một cái ôm, một lời khen là những cách bày tỏ cần thiết khi trẻ thực hiện đúng trách nhiệm. Nếu trẻ làm không đúng, cha mẹ không nên trách phạt nặng lời hoặc dùng đòn roi mà nên tạo cơ hội cho trẻ được làm lại, cam kết thực hiện vào lần sau. Nếu có thỏa thuận, quy định trước với trẻ về công việc phải hoàn thành cũng như hậu quả sẽ chịu nếu không làm, thì kết quả trẻ thực hiện đúng cam kết sẽ cao hơn so với việc cha mẹ áp đặt.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi dựa trên QTE có mối quan hệ tác động, hỗ trợ và thống nhất với nhau, trong đó nhóm biện pháp xây dựng môi trường giáo dục TTN dựa trên Quyền trẻ em phù hợp với trẻ 5-6 tuổi được thực hiện đầu tiên, làm tiền đề để thực hiện nhóm biện pháp thứ hai “Tổ chức các hoạt động đa dạng cho trẻ trải nghiệm việc ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình”. Nhóm biện pháp phối hợp với gia đình là biện pháp hỗ trợ, có tác dụng củng cố, rèn luyện thói quen có trách nhiệm cho trẻ trở nên bền vững. Các biện pháp giáo dục TTN cho trẻ cần được sử dụng phối hợp linh hoạt dựa vào quá trình hình thành TTN, nội dung giáo dục TTN và khả năng của trẻ 5-6 tuổi.

Quá trình hình thành TTN của trẻ em diễn ra theo ba giai đoạn: “Nhận thức cảm tính”, “Hành động”, “Nhận thức lý tính và tự ý thức”. Khi áp dụng các BP giáo dục TTN cần hướng tới thúc đẩy các giai đoạn này và theo logic của quá trình hình thành TTN. Đó là sử dụng các BP tác động đến nhận thức và xúc cảm của trẻ trước, sau đó tạo cơ hội cho trẻ được thực hành trải nghiệm trong thực tiễn nhằm giúp trẻ rút ra kinh nghiệm (nhận thức đúng hơn), thực hành kĩ năng hành động trong các hoạt động thực tiễn. Để thúc đẩy giai đoạn thứ ba, các BP liên quan đến tổ chức hoạt động trải nghiệm đa dạng có vai trò quan trọng. Trong cả ba giai đoạn hình thành TTN của trẻ đều cần sử dụng BP phối hợp với gia đình.

Dựa vào khả năng của mỗi trẻ, GV phối hợp các BP như sau: Xây dựng môi trường hoạt động bắt đầu từ lựa chọn sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi, giáo cụ, tài liệu, nguyên vật liệu đảm bảo các trẻ đều tìm được những học liệu phù hợp cho riêng mình. Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm đa dạng, giáo viên cũng lựa chọn những hoạt động vừa sức, đề xuất các nhiệm vụ phù hợp với khả năng cá nhân trẻ để trẻ có thể thực hiện được trong thời gian cho phép. Các hướng dẫn dành cho phụ huynh cũng nên có những gợi ý riêng ở những trường hợp trẻ đặc biệt như có khả năng nổi trội hay thiếu nhiều kĩ năng.

Nội dung GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi dựa trên QTE có ba nội dung chính: giáo dục nhận thức về Quyền và Trách nhiệm; giáo dục kĩ năng- hành vi thực hiện trách nhiệm; giáo dục tình cảm, thái độ trách nhiệm. Các biện pháp đều hướng tới thực hiện ba nội dung này, trong đó nhóm BP xây dựng môi trường có vai trò chuẩn bị về nội dung; nhóm BP tổ chức hoạt động trải nghiệm có vai trò thực hiện triển khai nội dung; nhóm BP phối hợp gia đình có vai trò củng cố những nội dung trẻ đã học. Trong nhóm BP tổ chức hoạt động trải nghiệm, BP tổ chức hoạt động khám phá Quyền và Trách nhiệm có ưu thế để giáo dục nhận thức; BP tổ chức hoạt động chơi và tổ chức hoạt động lao động có ưu thế để thực hiện nội dung GD kĩ năng- hành vi và thái độ.

Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

TÍNH TRÁCH NHIỆM

BP1: Xây dựng MT vật chất an toàn, định hướng rõ Quyền và

Nhóm BP 1: Xây dựng

môi trường giáo dục TTN dựa trên QTE phù hợp với trẻ 5-6 tuổi

Trách nhiệm của trẻ trong các hoạt động, sinh hoạt ở trường MN


BP2: Xây dựng MT tâm lý thoải mái, tôn trọng, bình đẳng cho mọi trẻ em



Nhóm BP 2: Tổ chức các HĐ đa dạng cho trẻ trải nghiệm việc ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình

BP1: Tổ chức HĐ học giúp trẻ trải nghiệm khám phá Quyền và Trách nhiệm của trẻ em


BP2: Tổ chức HĐ chơi cho trẻ trải nghiệm thực hiện Quyền và Trách nhiệm


BP3: Tổ chức HĐ lao động cho trẻ trải nghiệm thực hành Quyền và Trách nhiệm trong đời sống



Nhóm BP 3: Phối hợp

gia đình giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi dựa trên

Quyền trẻ em

BP1: Cung cấp tư liệu cho cha mẹ trong việc giáo dục TTN dựa trên QTE cho trẻ 5-6 tuổi

BP2: Hướng dẫn cha mẹ những kĩ năng cần thiết về giáo dục TTN dựa trên QTE

BP3: Hướng dẫn cha mẹ giáo dục TTN cho trẻ thông qua các hoạt động khác

QUYỀN TRẺ EM

Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí