Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay - 12


trình lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên, cán bộ gương mẫu chấp hành pháp luật, kỷ luật quân đội, gắn ý thức chấp hành của mỗi người, trách nhiệm giáo dục, quản lý kỷ luật của đơn vị do mỗi người phụ trách với bình xét đảng viên, nhận xét cán bộ hàng năm để nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong chấp hành pháp luật, kỷ luật quân đội. Cần ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Kỷ luật sắt được thi hành từ trên xuống dưới, trách nhiệm của mỗi người chỉ huy quân sự và chính trị viên phải phân định rõ ràng” [20 tr.61]. Sự mẫu mực của người chỉ huy, cán bộ chính trị sẽ là tấm gương sáng đầy sức thuyết phục để cấp dưới noi theo.

- Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức cho học viên

Việc phổ cập các quy phạm pháp luật trong xã hội tác động rất lớn đến ý thức và hành vi hợp pháp của các cá nhân. Luật pháp muốn phát huy được hiệu lực, hiệu quả thì ngoài sức mạnh của công quyền, bằng sự cưỡng chế thì còn cần huy động cả sức mạnh của tư tưởng và của tinh thần, pháp luật phải được con người nhận thức như là vấn đề cần thiết và có cơ sở, phải tạo niềm tin và sự tôn trọng đối với pháp luật. Giáo dục đạo đức kết hợp với GDPL là điều kiện không thể thiếu được để hình thành hành vi hợp pháp và hợp đạo đức, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật. Quan niệm của con người về pháp luật, về đạo đức chính là yếu tố quyết định hành vi của họ. Hiệu quả đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật sẽ được nâng cao nếu như chúng ta quan tâm xây dựng môi trường xã hội - pháp lý cho những hành vi hợp pháp, hợp đạo đức và đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. Nếu làm được như vậy, công tác GDPL sẽ có những bước phát triển mới.

Pháp luật chỉ có thể thực hiện được vai trò là phương tiện điều chỉnh hàng đầu nếu có sự hỗ trợ của các qui phạm xã hội khác, đặc biệt là đạo đức

83


truyền thống và đạo đức tiến bộ. Nếu chỉ sống theo pháp luật thì không bao giờ có thể xây dựng được một xã hội có kỷ cương, trật tự, ổn định và phát triển bền vững. Ngày nay, trước mỗi một việc làm, người ta thường bao giờ cũng đánh giá, bình xét cả về phương diện pháp lý và đạo đức: "Phù hợp hay là không phù hợp". Phải chăng đó cũng là những tín hiệu đáng mừng xét về mặt ý thức pháp luật và ý thức đạo đức, văn hóa pháp lý và văn hóa đạo đức? Pháp luật có mối quan hệ mật thiết với các lại quy tắc xã hội khác như phong tục, tập quán. truyền thống. Những năm gần đây, những quan điểm, chuẩn mực đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ của nhân loại đã được chuyển hóa vào nội dung và hoạt động của áp dụng pháp luật…

Đối với học viên các trường SQQĐ, với phẩm chất "Bộ đội cụ Hồ", nên một nội dung không thể thiếu đó là kết hợp GDPL với giáo dục tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh trong việc giáo dục và chấp hành kỷ luật quân đội.

- Xây dựng môi trường giáo dục, tăng cường đầu tư bảo đảm điều kiện vật chất cho giáo dục pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Xây dựng một môi trường giáo dục, trực tiếp là môi trường văn hóa pháp lý là yếu tố quan trọng để đổi mới, nâng cao chất lượng GDPL trong các trường SQQĐ. Môi trường văn hóa pháp lý ở đây là tổng hợp những nhân tố tinh thần và vật chất trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào quá trình sống và làm việc theo pháp luật, kỷ luật quân đội của học viên nói chung, của quá trình GDPL nói riêng.

Với quan niệm trên, và trong điều kiện của nhà trường SQQĐ hiện nay thì vấn đề xây dựng môi trường giáo dục, môi trường văn hóa pháp lý lại càng quan trọng, cấp bách. Điều này có lý do:

Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay - 12

Một là, hiện nay Quân đội là một trong những trọng điểm chống phá

quyết liệt của các thế lực thù địch , của chiến lươc “diễn biến hòa bình”. Vì

vậy, tổ chức một môi trường văn hóa pháp lý trong các trường SQQĐ, nơi có


84


cả một lớp người rất trẻ, năng động đầy hứng thú, nhưng phần lớn lại chưa từng trải và chín muồi về chính trị càng có ý nghĩa to lớn;

Hai là, do yêu cầu quản lý học viên, xây dựng nhà trường chính quy đòi hỏi phải phát huy tính tự giác, chủ động và sáng tạo của học viên. Nhưng điều đó khó có thể đạt được nếu chỉ đơn giản dựa vào mệnh lệnh hành chính và kỷ luật nghiêm khắc. Môi trường giáo dục và văn hóa pháp lý lành mạnh chính là điều kiện thuận lợi để học viên tự giáo dục, rèn luyện;

Ba là, môi trường văn hóa pháp lý lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình GDPL, đảm bảo được yêu cầu chất lượng giáo dục. Đó là vì với môi trường có truyền thống tốt đẹp, nếp sống và mức văn hóa cao; dân chủ không ngừng được củng cố và mở rộng; cán bộ, học viên đoàn kết, thương yêu gắn bó chặt chẽ với nhau; mọi hoạt động đều tuân thủ đúng chế độ, quy định của Quân đội; đời sống vật chất ngày càng được đảm bảo và nâng cao; quan hệ với đơn vị bạn, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương gắn bó chặt chẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để hoạt động GDPL được tốt. Trong mọi tập thể mọi quân nhân có tính kỷ luật tự giác, nghiêm minh luôn có thái độ đúng đắn, rõ ràng, tinh thần đấu tranh thẳng thắn với mọi biểu hiện sai trái thì việc GDPL rất thuận lợi. Nếu địa bàn nơi đóng quân tình hình an ninh, chính trị giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, kinh tế, văn hóa phát triển thì GDPL nhất định sẽ đạt hiệu quả cao. Với ý nghĩa đó môi trường văn hóa pháp lý tích cực thật sự là nhân tố rất cần thiết cho hoạt động GDPL.

Thực tiễn những năm qua, đầu tư cho hoạt động GDPL trong các trường SQQĐ còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Hơn nữa trong điều kiện hiện nay, nâng cao chất lượng GDPL thì vấn đề đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất cho GDPL lại càng có vai trò quan trọng. Điều này đòi hỏi: Phải xác định đúng lĩnh vực, vấn đề trọng tâm đầu tư. Luận văn cho rằng đó là đầu tư cho việc tăng cường đào tạo cán bộ giảng dạy, cho việc biên


soạn giáo trình, bài giảng, cho công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, cho việc nghiên cứu thực tiễn, cho việc trang bị cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục, mà trực tiếp là cho việc xây dựng cải tạo các lớp học, nơi làm việc cho giáo viên, thư viện, tủ sách pháp luật, các phương tiện nghe nhìn…

Để đảm bảo những điều kiện vật chất cho GDPL cần có sự phân phối và quản lý ngân sách đầu tư công bằng, hợp lý và chặt chẽ. Điều này đòi hỏi

Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng , Cục Tuyên huấn /Tổng cuc

Chính tri ,

Cục Nhà

trường/Bô ̣Tổng Tham mưu phối hợp với Cục Tài chính Bộ quốc phòng lập kế hoạch đầu tư quản lý ngân sách công bằng, nghiêm minh.

* Một số giải pháp cụ thể

- Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong giáo dục pháp luật cho học viên

Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong GDPL cho học viên ở các nhà trường SQQĐ trong giai đoạn hiện nay là giải pháp rất quan trọng để tạo ra sự thống nhất về nhận thức và hành động của các tổ chức, lực lượng trong quá trình GDPL cho học viên, làm cho quá trình GDPL thành quá trình tự giác, tích cực, chủ động của các tổ chức, lực lượng và mỗi cán bộ, học viên. Đó là quá trình làm cho các tổ chức, lực lượng và mỗi cán bộ, học viên hiểu rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của GDPL trong xây dựng đơn vị và bồi dưỡng nhân cách người sĩ quan tương lai.

Nhận thức là cơ sở của hành động, có vai trò quan trọng trong chỉ đạo và định hướng cho hoạt động thực tiễn của con người. Do đó, chỉ có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc mới có trách nhiệm cao và hành động đúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm trọn nhiệm vụ cách mạng được” [17,tr.50]. Với ý nghĩa đó, GDPL chỉ có thể thu được kết quả tốt khi mọi cán bộ, đảng viên, các tổ chức, các lực lượng trong các trường SQQĐ có nhận thức đúng, trách nhiệm cao về GDPL


cho học viên, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục sát đối tượng.

Thực tiễn công tác GDPL cho học viên ở các nhà trường SQQĐ vừa qua đã cho thấy: Trình độ nhận thức, vai trò, trách nhiệm và năng lực của các tổ chức, các lực lượng trong nhà trường luôn là nhân tố hàng đầu, quyết định

chất lượng, hiêu quả công tác GDPL cho học viên. Những ưu điểm, thành tưu

đạt được đều bắt nguồn từ chính nhận thức, thái độ, trách nhiệm đúng đắn và năng lực tổ chức thực tiễn của lãnh đạo, chỉ huy các cấp và cán bộ, giảng viên, học viên, lực lượng trực tiếp GDPL cho học viên. Ngược lại, nếu nhận thức chưa đầy đủ, phát huy trách nhiệm chưa cao của không ít tổ chức, lực lượng trong nhà trường, là nguyên nhân chủ yếu cản trở quá trình bồi dưỡng GDPL cho học viên. Vì vậy, để GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ có hiệu quả cao, trước hết phải nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong nhà trường đối vối công tác này.

Để tạo nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với công tác GDPL cho học viên, cần tập trung vào các nội dung sau:

Trướ c hết, giáo dục cho mọi đối tượng trong nhà trường nắm vững các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về những vấn đề liên quan đến pháp luật; về xây dựng con người mới; về nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, tăng cường quản lý kỷ luật, xây dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực.

Hai là, nâng cao nhận thức của các tổ chức, các lực lượng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của GDPL trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong Quân đội có phẩm chất, năng lực toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. GDPL phải được xác định là nội dung quan trọng trong


chương trình giáo dục, đào tạo; yêu cầu phẩm chất, năng lực của người cán bộ, sĩ quan trong giai đoạn mới mà Nghị quyết số 93 và 94 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trun g ương) đề ra. GDPL còn là cách thức chủ yếu trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản của Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội và những chế độ quy định của nhà

trường. Trên cơ sở đó phát huy vai trò của chủ thể bồi dưỡng và vai trò của người học rèn luyện phấn đấu trong thực tiễn một cách đúng đắn.

Các tổ chức, các lực lượng trong các nhà trường SQQĐ cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc mối quan hệ giữa hiệu quả GDPL với thực hiện mô hình mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Đây là mối quan hệ biện chứng, có tính nhân quả, trong đó mô hình, mục tiêu đào tạo quy định, chi phối nội dung, phương pháp GDPL, quyết định hiệu quả GDPL. Ngược lại, nội dung, phương pháp GDPL làm cho mô hình, mục tiêu được thực hiện và ngày càng hoàn thiện. Vì vậy, hiệu quả GDPL cao sẽ góp phần quan trọng làm cho mô hình, mục tiêu đào tạo được thực hiện tốt. Hiệu quả GDPL thấp sẽ ảnh hưởng không tốt, thậm chí không hoàn thành mục tiêu đào tạo. Nhận thức đầy đủ và sâu sắc vấn đề này là điều kiện cơ bản để xác định đúng thái độ, trách nhiệm và hành động nhằm nâng cao hiệu quả GDPL.

Ba là, phát huy vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi lực lượng, trong GDPL. GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ là một trong những nội dung giáo dục, đào tạo của nhà trường; là trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi lực lượng; là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành. Do vậy, đòi hỏi mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi người phải nhận thức đúng và làm tròn trách nhiệm của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Theo đó , công tác

GDPL phải đươc

thể hiên

trong nghi ̣quyết , trong chủ trương lan

h đao

, trong

kế hoac̣ h thưc

hiên

và trong phân công trách nhiêm

đến từ ng tổ chứ c , từ ng ca

nhân; phải gắn và quy trách nhiệm trong đánh giá chất lượng đảng viên , tổ


chứ c đảng, trong thi đua…mới tao

ra đôn

g lưc

và tính hiêu

quả trong công tác

GDPL. Đây là vấn đề quan trọng, trực tiếp phát huy sức mạnh tổng hợp nâng

cao chất lượng đào tao si ̃ quan hiện nay.

Bốn là, nhận rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình GDPL. Một trong những vấn đề quan trọng mà lãnh đạo, chỉ huy và học viên cần nhận thức rõ là: GDPL, nâng cao VHPL hiện nay có nhiều thuận lợi, song cũng không ít khó khăn phức tạp, chịu sự tác động, chi phối của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Đây cũng là một quá trình phải được tiến hành thường xuyên liên tục và thông qua các hoạt động thực tiễn huấn luyện đào tạo, sẵn sàng chiến đấu, lao động và sinh hoạt với yêu cầu ngày càng cao.

- Đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình GDPL, tổ chức tốt các hình thức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức cơ bản, hệ thống về pháp luật cho học viên.

Đây là giải pháp trung tâm, là vấn đề có ý nghĩa quyết định chất lượng, hiệu quả GDPL cho học viên.

Đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình GDPL trong các nhà trường SQQĐ cần được xác định theo 2 nhóm đối tượng: Các trường đào taọ

sỹ quan chính trị; các trường đào tao sỹ quan chỉ huy - tham mưu. Đối với cả

2 nhóm đối tượng đó, nội dung giảng dạy pháp luật chỉ đành 50 - 60% thời gian giảng dạy các kiến thức pháp luật đại cương chung (trong đó đặc biệt chú trọng pháp luật về quốc phòng); còn lại 40 - 50% thời gian giành cho pháp luật chuyên ngành với từng đối tượng. Đổi mới, hoàn thiện nội dung GDPL hướng vào việc nâng cao nhận thức, phát triển, hoàn thiện niềm tin và ý chí quyết tâm chấp hành pháp luật, chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những tác động, ảnh hưởng xấu trong chấp hành pháp luật; đấu tranh phê phán, chống lại những nhận thức, biểu hiện sai trái làm suy giảm tính tổ chức, tính kỷ luật; nắm chắc các bước, các biện pháp và các hình thức xử lý, thi hành pháp luật, kỷ luật.


- Có nội dung, chương trình giáo dục pháp luật cụ thể cho từng loại trường đào tạo sĩ quan quân đội.

Việc xác định nội dung GDPL cụ thể, thiết thực cho các trường SQQĐ có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo, mục tiêu đào tạo. Hiện nay - như phần thực trạng đã nêu - Nội dung GDPL trong trường SQQĐ vẫn còn nhiều bất cập. Vì thế, việc đổi mới GDPL đòi hỏi phải khắc phục những hạn chế trên, xây dựng được nội dung giáo dục mới phù hợp. Nội dung đó cần xây dựng trên cơ sở các căn cứ sau:

- Căn cứ vào mục tiêu đào tạo nói chung;

- Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của từng trường;

- Căn cứ vào khối lượng tri thức pháp luật trong tổng số khối lượng kiến thức đào tạo Đại học quân sự; quỹ thời gian;

- Ngoài ra, việc xây dựng nội dung giảng dạy pháp luật cũng cần phải tính đến thực trạng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luâṭ; căn cứ vào sự phát triển của pháp luật hiện hành; vào đặc điểm học viên, kinh nghiệm thực tế...

Từ các căn cứ trên, nội dung giảng dạy pháp luật trong các trường SQQĐ phải bao gồm những bộ phận tri thức cơ bản có mối liên hệ bổ sung, hỗ trợ cho nhau như sau:

Bộ phận thứ nhất - Nội dung phần này bao gồm tri thức lý luận cơ bản về nhà nước pháp luật, gọi là môn học nhà nước và pháp luật với chương trình có hai phần, 90 tiết:

- Phần lý luận chung bao gồm:

Bài một: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn nhà nước và pháp luật, với hai tiết giảng

Bài hai: Nguồn gốc, bản chất, chức năng, kiểu và hình thức của nhà nước, với 6 tiết giảng

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí