Bài ba: Nguồn gốc, bản chất, kiểu, hỉnh thức và vai trò của pháp luật, với 6 tiết giảng
Bài bốn: Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN và pháp luật XHCN, với 6 tiết giảng
Bài năm: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật XHCN với 6 tiết giảng Bài sáu: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, với 4 tiết giảng
Thảo luận lần một: Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật, với 6 tiết Phần các ngành luật cơ bản:
Bài bảy: Luật Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, với 6 tiết giảng Bài tám: Luật Hành chính, với 6 tiết giảng
Bài chín: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự, với 6 tiết giảng
Bài mười: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự, với 6 tiết giảng Bài mười một:Luật Hôn nhân gia đình, với 4 tiết giảng
Bài mười hai: Luật Kinh tế, với 4 tiết giảng
Bài mười ba: Cơ sở pháp luật về quốc phòng, với 6 tiết giảng Bài mười bốn: Ý thức pháp luật XHCN, với 4 tiết giảng
Có thể bạn quan tâm!
- Quán Triệt Các Quan Điểm Của Đảng Về Giáo Dục Pháp Luật
- Những Giải Pháp Cơ Bản Nâng Cao Gdpl Cho Học Viên Ở Các Trường Sqqđ Trong Giai Đoạn Hiện Nay
- Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay - 12
- Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay - 14
- Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay - 15
- Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay - 16
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Thảo luận lần hai: Những vấn đề cơ bản về các ngành luật của nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam, với 6 tiết
Hướng dẫn ôn và thi, với 8 tiết
Bộ phận thứ hai - Nội dung này gồm các tri thức pháp lý liên quan tới mục tiêu đào tạo từng loại sĩ quan trong các trường SQQĐ, và bao gồm cả những nội dung theo kế hoạch từng năm của Tổng cục Chính trị. Trước mắt, và về cơ bản các trường SQQĐ cần tập trung phổ biến, giảng dạy bộ Luật
Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Hôi đồng nhân dân và Ủ y ban
nhân dân, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Nghĩa vụ quân sự, Điều lệnh quản lý bộ đội, các chỉ thị hướng dẫn về xây dựng đơn vị vững mạnh, toàn diện, xây dựng nhà trường chíhn quy, rèn luyện kỷ luật của BQP;
10 lời thề, 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân, về chức trách quân nhân, ý thức chấp hành mệnh lệnh, trách nhiệm công tác, phẩm chất đạo đức, lối sống và một số luật, pháp lệnh, quy định có liên quan trực tiếp đến việc điều chỉnh hành vi của quân nhân, đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của quân đội, nhà trường, các văn bản liên quan đến mục tiêu đào tạo và công tác sau này của học viên.
Để thực tốt các nội dung GDPL, vấn đề hiện nay là cần tiến hành tổng kết đánh giá nội dung giảng dạy pháp luật ở các trường, từ đó có cơ sở khoa học - thực tiễn cho việc xác định nội dung chung, nội dung cụ thể phù hợp cho từng trường, và đăc biệt là BQP, các cơ quan hữu quan phải tăng cường công tác chỉ đạo, đầu tư thích đáng cho việc biên soạn giáo trình, các tài liệu GDPL chuyên đề, các tài liệu tham khảo, bổ trợ cho GDPL mang tính cập nhật.
- Đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật trong các trường sỹ quan quân đội.
Theo giải pháp này và trong điều kiện hiện nay, việc đổi mới GDPL trong các trường SQQĐ cần phải theo phương châm đa dạng hóa các hình thức giáo dục, đồng thời tập trung sử dụng tốt các hình thức sau:
Thứ nhất : Hình thức giảng dạy pháp luật, điều lệnh, chế độ, nội quy của Quân đội cho học viên. Phù hợp với chức năng của nhà trường, hình thức này phải được coi là hình thức cơ bản, quan trọng trong tất cả các hình thức GDPL, có tác dụng trực tiếp đến việc hình thành ý thức pháp luật, cung cấp một cách có hệ thống những trí thức lý luận và thực tiễn pháp lý có hiệu quả cho học viên. Để hình thức này phát huy tác dung đòi hỏi những nội dung GDPL phải là những vấn đề cơ bản, thiết thực, được trình bầy một cách có hệ thống, phân tích cặn kẽ, từ đó để học viên có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, đáp ứng được với đòi hỏi của cuộc sống nói chung, hoạt động quân sự nói riêng; các giảng viên pháp luật phải không ngừng mở rộng về kiến thức, nâng
cao về nghệ thuật, phương pháp dạy học đại học; từng bước thay thế kiểu giảng pháp luật độc thoại bằng các hình thức sư phạm tích cực, chuyển từ cách học lấy giáo viên làm trung tâm sang cách học lấy học viên làm trung tâm, coi học viên là chủ thể của quá trình chiếm lĩnh tri thức pháp luật; giảm thời gian lên lớp, tăng thời gian tự học; thực hiện dân chủ hóa trong dạy và học, giáo viên chỉ đóng góp vai tró hướng dẫn, gợi ý, nhận xét, giáo viên và học viên cùng nghiên cứu, trao đổi, tranh luận.
Thứ hai : Hình thức GDPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Các phương tiện thông tin đại chúng có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cho đối tượng GDPL. So với hình thức giảng dạy - hình thức giáo dục cơ bản, có hiệu quả cao, nhưng chỉ được
thực hiện trong những điều kiện nhất định, gặp nhiều hạn chế về măt thời gian
- thì việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, giáo dục chẳng những khắc phục được hạn chế này mà còn có những thế mạnh khác, như truyền tải được nhiều nội dung, có tính trực quan, sinh động, do đó thường thu hút đông đảo đối tượng tham gia và đưa lại kết quả giáo dục rất tốt. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng trong các trường SQQĐ khá phong phú, đa dạng, tương đối tốt. Vấn đề là phải khai thác và sử dụng nó như thế nào? Kinh nghiêm thực tế ở một số các trường SQQĐ cho thấy hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong GDPL phụ thuộc vào yếu tố trách nhiệm, nhiệt tình và tính sáng tạo của chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị và người chỉ huy. Mỗi loại phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, báo chí, pa nô, áp phích,…đều có thể truyền tải được những lượng thông tin khác nhau tác động vào học viên theo những cách thức riêng, cần phải biết, sử dụng một cách hợp lí, sáng tạo ưu thế từng loại, cũng như kết hợp chặt chẽ các loại phương tiện đó với nhau để tạo nên sự tác động tổng hợp vào học viên. Trong các phương tiện thông tin đại chúng cần phải chú trọng khai thác thông tin truyền thông nội bộ.
Phương tiện này cho phép truyền tải nhanh, kịp thời, với lượng thông tin phong phú về pháp luật, về tình hình chấp hành pháp luật , chấp hà nh điều lệnh Quân đội trong đơn vị, ngoài xã hội; kịp thời biểu dương những tấm gương tốt, việc tốt trong GDPL và đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỉ luật quân đội.
Thứ ba : Tăng cường hình thức tự học, tự tìm hiểu về pháp luật của học viên.
Cùng với việc tham gia học tập theo kế hoạch quy định, hoạt động tự học tập, tìm hiểu về pháp luật của học viên có ý nghĩa quan trong. Đó chính là quá trình tự giáo dục của học viên. Thông qua hoạt động này mà mỗi học viên tự bồi dưỡng, nâng cao về trình độ pháp luật cho mình một cách chủ động linh hoạt. trong đó điều kiện trương trình, nội dung, thời gian GDPL còn ít, số lượng văn bản ngày càng nhiều thì đẩy mạnh việc tự học, tự tìm hiểu về pháp luật càng trở thành một hình thức quan trọng. Để phát huy mặt tích cực của hình thức này, cùng với việc xây dựng ý thức tự giác học tập, cần phải có sự hướng dẫn, tạo điều kiện cần thiết về tài liệu, thời gian, với những biện pháp
khuyến khích, động viên hăng say, phấn khởi tự học. Xây dưn trò của tủ sách pháp luật tại các đơn vị quản lý học viên.
g phát huy vai
Thứ tư : Những hình thức hoạt động giáo dục ngoại khóa.
Đây là các hình thức phong phú, sinh động. Qua các hình thức này chủ thể giáo dục bổ sung, củng cố những tri thức pháp luật mà học viên đã được học trên lớp, trực tiếp bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho đối tượng pháp luật. Việc áp dụng các hình thức giáo dục ngoại khoá trong các trường SQQĐ có rất nhiều thuận lợi, ít tốn kém, song đòi hỏi công tác chỉ đạo chặt chẽ, kế hoạch chu đáo, cụ thể, tập trung vào các hoạt động chính sau:
- Mời các lãnh đạo, các chuyên gia làm công tác pháp luật, cán bộ chỉ huy lãnh đạo nói chuyện, giảng giải các chuyên đề về pháp luật, điều lệnh, chế độ quy định của Quân đội cho học viên;
- Tổ chức diễn đàn, hội thảo, thi tìm hiểu về pháp luật, điều lệnh Quân đội, đọc sách pháp luật, các văn bản luật; tổ chức thi tìm hiểu truyền thống, thi nét đẹp quân nhân.
Thứ năm : GDPL thông qua các hoạt động thực tiễn.
Hình thức này là cần thiết nhằm thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, cũng là quá trình biến giáo dục của nhà trường thành tự giáo dục, rèn luyện của mỗi học viên. GDPL thông qua hoạt động thực tiễn trong các trường SQQĐ phải hết sức linh hoạt, song qua thực tế, có các hình thức cụ thể, phổ biến sau:
- Tổ chức thành phong trào thi đua nhằm khắc phục mặt yếu về chấp hành pháp luật, như : “tháng, tuần điều lệnh”, “ tuần rèn luyện tác phong chính quy”, phong trào “tháng, tuần tự giác, tự quản, rèn luyện”, mô hình” lớp học, nhà ở kiểu mẫu”,…Trong các phong trào trên, học viên có bản cam kết và tự giác thực hiện; kết thúc các đợt vận động đều có đánh giá và khen thưởng;
- Tổ chức các tổ đội, lớp xung kích rèn luyện kỉ luật, chấp hành điều lệnh;
- Tổ chức xây dựng những điển hình, cá nhân và tập thể chấp hành nghiêm kỉ luật quân đội, nhân rộng mô hình “Chi đoàn đại đội không có thanh niên đảo ngũ, bỏ ngũ” , “Chi đoàn không có đoàn viên vi phạm kỉ luật”…qua các phong trào này để phát động học tập, giữ nghiêm pháp luật, kỉ luật bằng những hình thức kỉ luật mang tính giáo dục đối với những học viên vi phạm;
- Phổ biến rộng rãi cho học viên về các vụ việc vi phạm pháp luật và kỉ luật điển hình, hoặc cho họ tham gia một số phiên tòa xét xử mang tính chất giáo dục cao.
Thứ sáu : Tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật, như làm báo tường, biểu diễn văn nghệ, sáng tác thơ ca có nội dung về pháp luật, về điều lệnh Quân đội.
Thứ bảy : Tổ chức các hoạt động dưới dạng “tuần sách báo pháp lý”,
tọa đàm tìm hiểu các bộ luật, văn bản quy pham phòng, an ninh….
pháp luật về lin
h vưc
quốc
Mỗi hình thức GDPL trên đều có tác dụng và hiệu quả nhất định, đều giúp cho học viên nâng cao trình độ văn hóa pháp lý, bồi dưỡng tình cảm, lòng tin và ý thức tuân thủ pháp luật. Để sử dụng, phát huy tốt và kết hợp linh hoạt các hình thức này, đòi hỏi cấp ủy và người chỉ huy phải có sự thống nhất nhận thức, thống nhất trong chỉ đạo, và hết sức cụ thể, sáng tạo, xác định được hình thức chủ đạo
trong từng điều kiện, hoàn cảnh và nhiệm vụ của mỗi trường.
- Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ giảng dạy pháp luật và cán bộ quản lý học viên.
Thứ nhất : Về cán bộ giảng dạy pháp luật.
Nếu hình thức giảng dạy pháp luật là hình thức chủ đạo thì chất lượng, hiệu quả giáo dục suy cho cùng phụ thuộc vào đội ngũ giảng dạy. Trong điều kiện của các nhà trường quân đội, nhất là thực trạng đội ngũ này ở các trường SQQĐ thì đây lại càng là vấn đề bức xúc. Điều này đỏi hỏi :
Một là, khẩn trương xây dựng quy hoạch tổng thể về đội ngũ giảng dạy pháp luật. Đây là công tác quan trọng, có tác dụng lâu dài, đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu, khảo sát tỉ mỉ, công phu thực trạng đội ngũ dảng dạy ở các trường, căn cứ vào mục tiêu đào tạo, chức năng, nhiêm vụ cụ thể của từng trường để có quy hoạch đồng bộ, vừa đáp ứng mục tiêu trước mắt, vừa cho lâu dài, từ đó làm căn cứ cho việc xây dựng cụ thể kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đào tạo giảng dạy pháp luật ở từng trường.
Hai là, liên quan đến vấn đề quy hoạch đào tạo cần nghiên cứu thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ giảng dạy pháp luật; trên cơ sở tiêu chuẩn để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho sát hợp. Trong điều kiện hiện nay, đội ngũ giảng dạy pháp luật ở các trường SQQĐ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, thiếu về số lượng,yếu về chất lượng thì vấn đề xác định tiêu chuẩn chức danh phải hết sức cẩn trọng, không quá thấp vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, nhưng quá cao lại không mang tính thực tiễn, không phù hợp với tình hình cụ thể.
Luận văn cho rằng tiêu chuẩn của người cán bộ giảng dạy pháp luật trong các trường SQQĐ hiện nay cần đáp ứng các vấn đề sau :
- Đạt tiêu chuẩn chung của cán bộ quân đội về trình độ chỉ huy, quản lý theo quy định tại Nghị quyết 94-NQ/ĐUQSTW ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (Nay là Quân ủy trung ương) ;
- Có bằng tốt nghiệp đại học về luật trở lên ;
- Say mê trong nghiên cứu khoa học pháp lý, bám sát thực tiễn quân sự.
Từ các tiêu chuẩn chức danh trên, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng dạy pháp luật cần bám sát chủ trương : “ưu tiên xây dựng và kiện toàn đội ngũ giáo viên chuyên trách dạy môn pháp luật” . Chủ trương này đặt ra một số vấn đề :
1. Cục Nhà trường/Bô ̣Tổng Tham mưu cần phối hợp với Vụ Pháp chế
Bô ̣Quốc phòng , Cục Cán bộ/Tổng cuc Chính tri ̣ , Cục Quân lực /Bô ̣Tổng
Tham mưu nghiên cứu chính thức hóa tiêu chuẩn chức danh nhằm tạo cơ sở pháp lý cho một số cán bộ ở các cơ quan pháp luật, pháp chế trong quân đội đủ điều kiện tiến hành giảng dạy;
2. Kết hợp linh hoạt hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tranh thủ sự giúp đỡ của cá cơ quan , tổ chức bên ngoà i nhằm đẩy mạnh tốc độ và chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nội dung GDPL mới;
3. Về số lượng giảng viên pháp luật, ít nhất mỗi trường phải có từ ba đến năm giáo viên. Trong khi chưa có đủ số cán bộ giảng dạy cần mở rộng liên kết giảng dạy, tuyển chọn, điều động số cán bộ qua thực tiễn làm công tác pháp luật, có khả năng giảng dạy tăng cường cho các trường.
Thứ hai : Về cán bộ quản lý.
Đặc trưng của cán bộ GDPL trong các trường SQQĐ là sự tham gia của các cán bộ quản lý học viên vào quá trình giáo dục. Nói cách khác, những người này cũng là chủ thể GDPL. Thực tiễn GDPL trong các trường SQQĐ
cho thấy các quán bộ quản lý học viên có vai trò hết sức quan trọng trong GDPL, cụ thể là :
1. Đây là những người trực tiếp quản lý học viên trong quá trình rèn luyên, chấp hành pháp luật và điều lệnh Quân đội;
2. Bản thân họ có tác động giáo dục mạnh mẽ, liên tục, thường xuyên, nhất là giáo dục điều lệnh Quân đội;
3. Đây là những người có trách nhiệm tham gia giảng dạy, hướng dẫn một số vấn đề về pháp luật và điều lệnh Quân đội theo quyết định của chỉ huy nhà trường quân đội.
Từ vị trí và vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý học viên cho thấy việc đổi mới, nâng cao chất lượng GDPL trong các trường SQQĐ không thể không chú ý, đào tạo đội ngũ này. Phù hợp với thực trạng và yêu cầu của GDPL hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đơn vị học viên cần chú ý các vấn đề sau :
- Cán bộ quản lý đơn vị học viên phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực điều hành, nắm vững điều lệnh quản lí bộ đội. Người chỉ huy quản lý đơn vị học viên chỉ có thể tiến hành tốt họat động GDPL khi họ mẫu mực về phẩm chất đạo đức, là tấm gương sáng về chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, đồng thời phải giỏi về tổ chức, quản lý, điều hành mọi mặt hoạt động đời sống của đơn vị;
- Để có những phẩm chất, năng lực đáp ưng yêu cầu quản lý bộ độ bằng pháp luật, các cấp ủy Đảng và người chỉ huy cần thường xuyên chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, lập trường cách mạng, lối sống tốt đẹp, những kinh nghiệm quản lý, chỉ huy cho cán bộ quản lý cơ sở; việc giáo dục, bồi dưỡng cần được tiến hành thông qua các hình thức cụ thể như : giao nhiệm vụ, hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra, sơ kết, tổng kết, vừa coi trọng việc giáo dục bồi dưỡng tại chức, vừa quan tâm đến việc cử đi học tập trung;