Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay - 14


- Khi bố trí cán bộ quản lý giáo dục phải theo Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mới được sửa đổi bổ sung có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2015.

- Tóm lại : Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác GDPL trong các trường SQQĐ hiện nay cần phải có “chính sách giữ gìn và thu hút người giỏi bố trí làm giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; ưu tiên các trường được tuyển chọn cán bộ đơn vị; tuyển chọn quản lý các học viên tốt nghiệp loại giỏi đã qua công tác thực tế để đưa về trường ” [12].

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tổng kết rút kinh nghiệm

công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Kiểm tra, giám sát việc giáo dục, chấp hành pháp luật, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định là khâu rất quan trọng của quá trình GDPL. Có kiểm tra giám sát thường xuyên, sâu xát mới có thể kịp thời phát hiện những thiếu xót, khuyết điểm, nguyên nhân, từ đó có biện pháp uốn nắn, khắc phục, xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật, đồng thời phát hiện gương người tốt, việc tốt trong rèn luyện, học tập để biểu dương, khen thưởng. Công tác kiểm tra, giám sát quá trình GDPL, chấp hành pháp luật, điều lệnh chỉ thực sự đạt hiệu quả khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động kiểm tra giám sát của cấp trên với cấp dưới, khi phát động được phong trào quần chúng cùng tham gia, và điều quan trọng là các cán bộ chỉ huy và cơ quan các cấp cần xây dựng và thực hiện tốt nề nếp, chế độ kiểm tra.

Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình GDPL ở các trường SQQĐ là trách nhiệm của chỉ huy các cấp, nó vừa là quá trình GDPL, vừa là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tổng kết rút kinh nghiệm là đánh giá thực chất hiệu quả GDPL nhằm tìm ra những ưu, nhược điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quá trình GDPL để làm cơ sở bổ sung, hoàn thiện nội dung,

chương trình, kế hoạch, tổ chức phương pháp và hình thức GDPL sát với mục đích, yêu cầu đặt ra trong GDPL.


Mục tiêu đào tạo ở các trường SQQĐ là cung cấp những cán bộ ưu tú cho các đơn vị trong toàn quân. Vì vậy công tác tổng kết rút kinh nghiệm về GDPL, kỷ luật quân đội không chỉ trong phạm vi các trường SQQĐ, trong thời gian đào tạo, mà còn phải chú ý theo dõi khảo sát thực tế công tác của đội ngũ sỹ quan sau khi tốt nghiệp về công tác tại đơn vị để xác định chính xác hiệu quả chất lượng đào tạo. Việc tổng kết, rút kinh nghiệm như vậy có thể được tiến hành sau một khoảng thời gian thích hợp, nhưng phải mang tính toàn diện, trên các mặt, bám sát mục đích, yêu cầu đào tạo, GDPL. Việc đánh giá phải sát, đúng với chất lượng thực tế và phải so sánh hiệu quả GDPL giữa các khóa học, năm học, tìm ra ưu, nhược điểm và nguyên nhân bài học trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Phát huy tính tích cực, chủ động của học viên trong tự giáo dục, rèn luyện bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật

Phát huy tính tích cực, tự giác của từng học viên trong tự bồi dưỡng GDPL là giải pháp cơ bản, quan trọng và có tính quyết định trực tiếp tới kết quả GDPL cho học viên.

Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay - 14

Tự giáo dục, rèn luyện GDPL là quá trình người học tự tổ chức các hoạt động của mình trên cơ sở lặp đi lặp lại nhiều lần, chuẩn xác các yêu cầu của pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội, của nhà trường, trở thành thói quen, hành vi trong học tập rèn luyện và sinh hoạt hàng ngày. Thực chất đó là sự tích luỹ kinh nghiệm, cách ứng xử đúng đắn, tự mình vượt qua những khó khăn, phức tạp để hình thành thói quen, hành vi tốt, phù hợp với yêu cầu hoạt động quân sự, khắc phục những nét tiêu cực trong tính cách, củng cố ý chí, giúp người học viên tự tin, tự kìm chế, bình tĩnh xử lý đúng đắn các mối quan hệ.

Trong quá trình tự giáo dục, người học viên phải luôn luôn có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm cao, tự giác, say mê với động cơ nội tại bên trong


thúc giục tham gia các hoạt động để tiếp nhận thông tin, tri thức, kinh nghiệm và rèn luyện bản lĩnh, ý chí , quyết tâm ... Đồng thờ i, cần phải có sự định hướng, tạo điều kiện giúp đỡ của chủ thể quá trình giáo dục, rèn luyện thì quá trình tự giáo dục, rèn luyện mới đạt hiệu quả cao.

Thực tế trong những năm qua ở các trường SQQĐ, vấn đề tự GDPL của học viên đã được cấp uỷ, chỉ huy các cấp coi trọng. Tuy nhiên, về phía người học, vẫn còn một bộ phận học viên coi nhẹ tự bồi dưỡng, rèn luyện, chưa tích cực, tự giác trong tự học, tự rèn, còn để cho cán bộ, giáo viên đôn đốc, nhắc nhở nhiều. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong bồi dưỡng rèn luyện GDPL của học viên các trường SQQĐ.

Để phát huy tốt vai trò tích cực, tự giác của từng học viên trong tự bồi dưỡng GDPL của học viên ở các trường SQQĐ hiện nay, lãnh đạo, chỉ huy các cấp, đội ngũ cán bộ quản lý và học viên cần làm tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, xây dựng động cơ phấn đấu không ngừng cho mỗi học viên

Nhu cầu, động cơ, thái độ trách nhiệm đúng đắn là yếu tố bên trong, tạo sức mạnh nội lực thôi thúc tính tích cực, chủ động sáng tạo tự GDPL của học viên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi học viên phải luôn ỷ thức rõ trách nhiệm trước tổ chức đảng, lãnh đạo, chỉ huy và tập thể đơn vị về quá trình tự bồi dưỡng rèn luyện của mình, luôn coi đây là công việc thường xuyên hàng ngày và thực hiện trong suốt cả cuộc đời. Động cơ bắt nguồn từ nhu cầu, với người học viên, động cơ đúng phải xuất phát từ việc nhận thức được và có nhu cầu học tốt, rèn nghiêm để đáp ứng sự nghiệp phấn đấu lâu dài. Nhu cầu học pháp luật và chấp hành pháp luật vừa để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đòi hỏi của đất nước, của Quân đội trong thời kỳ mới ; vừa thỏa mãn lợi ích của bản thân

người học viên, hình thành ở họ một tình cảm cách mạng trong sáng, niềm tin

vững chắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ qụốc, vào sự nghiệp xây dựng Quân đội vững mạnh. Trên cơ sở đó hình thành ở người học một thái độ


tích cực, tự giác, một động cơ phấn đấu không ngừng trong hoạt động học tập lĩnh hội tri thức và rèn luyện những phẩm chất bền vững của người cán bộ sĩ quan tương lai.

Để xây dựng động cơ, ngay từ khi nhập học, học viên phải được học tập, quán triệt kỹ về mục tiêu yêu cầu của khoá học và từng năm học; quán triệt kỹ về quy chế huấn luyện; nắm chương trình cơ bản được đào tạo; hiểu được vai trò, vị trí và chức trách, nhiệm vụ của họ sau khi ra trường. Trong quá trình học tập, học viên phải được thông tin tuyên truyền, GDPL, thường xuyên củng cố tình cảm, lòng yêu nghề nghiệp đã chọn và quyết tâm phấn đấu để đạt mục tiêu nguyện vọng của mình.

Thứ hai, bồi dưỡng xây dựng lòng ham hiểu biết, tác phong nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật

Học tập, nghiên cứu khám phá thế giới để phục vụ cho cuộc sống là bản chất của con người. Xây dựng lòng ham hiểu biết, tác phong nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật trước hết phải duy trì chế độ đọc báo, nghe đài, đặc biệt với chương trình “Nhà nước và Pháp luật”. Cán bộ quản lý - một trong những

chủ thể trực tiếp - “người thầy thứ hai” của quá trình đào tạo phải biết tổ chức hướng dẫn, định hướng cho học viên những vấn đề mang tính thời sự, những khó khăn, bức xúc cần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn Nhà nước và pháp luật, tạo cho học viên thói quen tư duy độc lập, phương pháp xem xét, đánh giá và có chính kiến về từng vấn đề được nghiên cứu.

Mỗi học viên phải thường xuyên quán triệt sâu sắc về vai trò của pháp

luật, ý nghĩa của việc tuân thủ pháp luật trong cuộc sống. Ngoài những kiến thức cơ bản được trang bị trong chương trình học chính khoá, các đơn vị quản lý học viên nên xây dựng tủ (ngăn) sách báo pháp luật. Học viên phải có quỹ thời gian nhất định cho kế hoạch tự học tập nghiên cứu các nội dung khác nhau, trong đó có nội dung pháp luật. Thường xuyên mở các cuộc thi tìm hiểu


về pháp luật, các cuộc thi trả lời nhanh, xử lý tình huống “kỷ luật dân vận”, “tác phong chính quy”, “an toàn giao thông” để học viên kiểm nghiệm, củng cố kiến thức cũng như khuyến khích, động viên tinh thần tích cực học hỏi, mở rộng hiểu biết.

Thứ ba, xây dựng thói quen sống và hành động theo pháp luật

Để có ý thức pháp luật cao, học viên không chỉ cần ham học hỏi, nghiên cứu, trau dồi tri thức pháp luật mà còn phải có thói quen hành xử hợp pháp. Hành động theo pháp luật là khẩụ hiệu, là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi công dân, song để xây dựng cho mọi người có thói quen đó như nhu cầu cơm ăn, nước uống hàng ngày thì phải có một quá trình rèn luyện công phu và nghiêm túc.

Thói quen sống và hành động theo pháp luật của người học viên trước hết là thói quen thực hiện đúng và nghiêm túc điều lệnh, kỷ luật quân đội được cụ thể hoá bằng các quy định hành chính quân sự, quy chế giáo dục, đào tạo và các quy chế, quy định khác của nhà trường như: nội vụ, vệ sinh, đóng quân canh phòng, nghỉ ngơi, đi lại, vui chơi giải trí, đọc báo, nghe đài, hành quân dã ngoại, bảo quản vũ khí, khí tài, quân trang quân dụng, tăng gia sản xuất, hoạt động dân vận...

Học viên còn phải được rèn luyện thói quen xem xét, đánh giá các vấn đề của đời sống xã hội đang diễn ra, đặc biệt là xem xét về tình hình, hiệu quả của việc thi hành pháp luật của xã hội. Họ phải có thái độ với các hành vi pháp luật của những người xung quanh, ủng hộ cái đúng, cái hợp pháp, đấu tranh với các hành vi phi pháp, phi đạo đức.

Nhà nước ta coi trọng quản lý xã hội bằng pháp luật nhưng không xem nhẹ việc giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng cho công dân. Vì vậy, có những hành vi không vi phạm pháp luật nhưng không phù hợp với đạo đức con người mới cũng phải đấu tranh, giáo dục theo chuẩn mực đạo đức cách mạng.


Xây dựng, giáo dục đạo đức cho học viên cũng là vấn đề quan trọng để nâng cao ý thức pháp luật, là biện pháp để hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng ở họ những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Thứ tư, lãnh đạo, chỉ huy đại đội, tiểu đoàn quản lý học viên thường xuyên hướng dẫn, giúp học viên xây dựng nội dung, kế hoạch, biện pháp cụ thể tự bồi dưỡng rèn luyện

Căn cứ vào đặc điểm nhiệm vụ của đơn vị, mục tiêu, yêu cầu đào tạo, đặc điểm của học viên. Hướng dẫn học viên lập kế hoạch tự bồi dưỡng, xác định rõ phương hướng, mục tiêu, yêu cầu cần đạt tới đối với mỗi người học. Tạo điều kiện cho học viên tìm hiểu, học tập các tấm gương tiêu biểu về học tập, tu dưỡng; rèn luyện vượt khó của những lớp học viên đi trước; gắn chặt việc xây dựng động cơ học tập đúng đắn với rèn luyện tính tự giác chấp hành quy chế, quy định của đơn vị. Giúp học viên nắm được con đường, cách thức tự bồi dưỡng GDPL có hiệu quả, thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Cán bộ khung quản lý học viên phải sâu sát, quan tâm tới điều kiện tự bồi dưỡng, rèn luyện của học viên cả về tinh thần và vật chất, phải tạo điểu kiện cho học viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn tự quản lý, tự giáo dục như hoạt động phương pháp, thực hành, thực tập, thực tế và diễn tập, hội thao quân sự ở các cương vị trung đội trưởng, cán bộ đại đội; qua tổ chức các hoạt động kết nghĩa, giao lưu văn hoá, văn nghệ, hành quân dã ngoại, tuyên truyền viên trẻ, thi tìm hiểu... Thông qua các hoạt động này, cần phải tăng cường đưa ra các tình huống pháp luật, chấp hành kỷ luật mà thực tiễn đang đặt ra, qua đó giúp học viên có điều kiện bồi dưỡng thêm tri thức pháp luật, điều lệnh, điều lệ, phương pháp ứng xử trong các quan hệ pháp luật, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học viên. Mặt khác, qua hoạt động thực tiễn đó giúp học viên tự kiểm tra đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của


bản thân từ đó xác định biện pháp tự rèn luyện mình, nhanh chóng điều chỉnh hành vi thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” một cách có văn hoá.

- Xây dựng và phát huy vai trò môi trường văn hoá pháp luật ở các nhà trường sĩ quan quân đội.

Đây là giải pháp quan trọng, trực tiếp tác động đến tiến trình và nâng cao hiệu quả GDPL cho học viên ở các nhà trường SQQĐ hiện nay.

Môi trường VHPL là tổng hòa các giá trị văn hoá và thiết chế pháp luật xã hội được con người sáng tạo ra và được thể hiện trong các hoạt động pháp luật của xã hội, của tập thể và được thẩm thấu, trở thành ý thức, hành vi của mỗi cá nhân, kết thành kinh nghiệm, thói quen và nhu cầu thường trực trong ứng xử các quan hệ pháp luật của họ.

Môi trường VHPL lành mạnh có tác động tích cực đến việc hình thành và phát triển trình độ VHPL của mỗi quân nhân. Trong môi trường đó, người học viên được tiếp nhận, xử lý, nội tâm hoá các giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực quy phạm pháp luật, đạo đức, hình thành ở họ những phẩm chất xã hội quân sự cần thiết của người SQQĐ, làm cho họ có đủ khả năng hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Môi trường VHPL lành mạnh là nơi giúp cho học viên đấu tranh động cơ, giải quyết những mâu thuẫn bên trong để hướng vào hình thành, nâng cao VHPL. Đồng thời, tạo điều kiện cho học viên phát huy dân chủ kỷ luật, đề cao được tự phê bình và phê bình, đủ sức ngăn ngừa, loại bỏ những tiêu cực, thói quen xấu, hành vi tự do, vô tổ chức kỷ luật xâm nhập vào mỗi thành viên và đơn vị.

Hiện nay, những tiêu cực do mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đang hằng ngày, hằng giờ tác động vào hoạt động học tập, rèn luyện của học viên. Vì vậy, xây dựng và phát huy vai trò môi trường VHPL ở các nhà trường SQQĐ là một giải pháp rất quan trọng đối với GDPL


cho học viên .

Xây dựng môi trường VHPL của đơn vị học viên là tổng thể các hoạt động tích cực, sáng tạo, có mục đích của lãnh đạo, chỉ huy và mọi cán bộ, học viên trong đơn vị, nhằm tạo lập và phát triển những yếu tố, giá trị VHPL của môi trường đơn vị để giáo dục, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, học viên và góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực.

Trên đây là những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả GDPL trong các trường SQQĐ. Những giải pháp này là một thể thống nhất, trong đó mỗi giải pháp đều có vai trò, tác dụng riêng nhưng lại có liên quan chặt chẽ, tác động qua lại, bổ sung hỗ trợ cho nhau. Điều này đòi hỏi cấp ủy và người chỉ huy cần nắm vững, tích cực, chủ động khai thác thế mạnh của từng giải pháp, đồng thời có sự linh hoạt trong việc kết hợp các giải pháp đó với nhau. Làm được như vậy công tác GDPL trong các trường SQQĐ nhất định sẽ đạt hiệu quả cao.


Kết luận chương 3


GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ trong giai đoạn hiện nay có nhiều thuận lợi rất cơ bản, song cũng gặp không ít khó khăn. GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ phải hướng vào quán triệt và thực hiện triệt để, đúng đắn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội; hướng vào xây dựng phẩm chất nhân cách người học viên

; thực hiện có kết quả mục tiêu, yêu cầu đào tạo, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực.

GDPL cho học viên ở các trường SQQĐ trong giai đoạn hiện nay cần quán triệt, thực hiện tốt yêu cầu và tiến hành đồng bộ các giải pháp được

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí