Nội Dung Thực Hiện Chính Sách Pháp Luật Về Quản Lý Viên Chức Ngành Giáo Dục


chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; quy định việc áp dụng chức danh công chức đối với vị trí việc làm ở các bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính và các vị trí việc làm khác không giữ chức danh nghề nghiệp và không hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập; Chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định về lập hồ sơ, quản lý hồ sơ; số hiệu viên chức; thẻ và chế độ đeo thẻ của viên chức; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức; Phối hợp với các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tổ chức và công nhận kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng II lên hạng I; giám sát, kiểm tra việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo về quản lý viên chức; Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về viên chức; Có ý kiến với đề nghị của bộ, ngành, địa phương về bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương trước thời hạn đối với chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương chuyên viên cao cấp.

Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về viên chức.

Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập: Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp; quyết định nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức; căn cứ ý kiến của Bộ Nội vụ về điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, quyết định bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương trước thời hạn đối với viên chức tương đương chuyên viên cao cấp; quyết định bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức tương đương chuyên viên chính trở xuống; Quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người


làm việc theo phân công, phân cấp và theo quy định của Đảng và của pháp luật; Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tương đương chuyên viên chính đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ quản lý về chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; Tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tương đương cán sự, chuyên viên đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 30 Nghị định 161/2018/NĐ/CP.

Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành: Ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ; Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tương đương chuyên viên cao cấp theo quy định tại Điều 30 Nghị định 161/2018/NĐ/CP

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về viên chức.Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp; quyết định nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức; căn cứ ý kiến của Bộ Nội vụ về điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, quyết định bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương trước thời hạn đối với viên chức tương đương chuyên viên cao cấp; quyết định bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức tương đương chuyên viên chính trở xuống; Quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc theo phân công, phân cấp và theo quy định của Đảng và của pháp luật; Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tương đương chuyên viên chính đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của bộ quản lý về chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành. Tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề


nghiệp viên chức tương đương cán sự, chuyên viên đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 30 Nghị định 161/2018/NĐ/CP.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

1.3.3. Nội dung thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục

Để tiến hành thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụcđòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành những hoạt động sau:

Thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 6

Một là, lập kế hoạch, ban hành văn bản, chính sách để triển khai văn bản pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục. Để đưa các quy định pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục do cơ quan lập pháp ban hành, đòi hỏi hệ thống cơ quan hành chính phải thực hiện quyền lập quy và quyền hành chính. Cụ thể, trong thẩm quyền do pháp luật quy định ban hành văn bản, chính sách để hướng dẫn triển khai Luật Viên chức. Đồng thời lên kế hoạch để triển khai thực hiện. Đây là hoạt động đầu tiên trong nội dung thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục.

Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục

Tổ chức bộ máy và con người sẽ quyết định chất lượng, cách thức tiến hành tổ chức thực hiện pháp luật về về quản lý viên chức ngành giáo dục. Trong hệ thống bộ máy nhà nước việc phân công trách nhiệm cơ quan, con người nào tham gia tiến hành thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụcchính là một nội dung trong công tác tổ chức. Cụ thể đối với việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụcdo hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tiến hành mà đứng đầu là Chính phủ - thống nhất quản lý nhà nước về quản lý viên chức ngành giáo dục đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai. Bộ Nội vụ với chức năng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về quản lý viên chức nói chung trong đó có viên chức ngành giáo dục. Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp Bộ Nội vụ quản lý viên chức ngành. Theo phân cấp hành chính, ở địa phương là UBND các cấp và hệ thống cơ quan chuyên môn thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục.


Ba là, triển khai thực hiện các nội dung quản lý viên chức ngành giáo dục. Trên cơ sở các nội dung đã phân tích ở mục 1.2.2; có 9 nội dung về quản lý viên chức nói chung và viên chức ngành giáo dục nói riêng. Vì vậy, các chủ thể có thẩm quyền để tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý giáo dục cần tổ chức để triển khai 9 nội dung đó trên thực tế.

Bốn là, tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụcđể nâng cao nhận thức của các chủ thể và đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Đây là hình thức quan trọng trong việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục thể hiện bản chất Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; thể hiện hình thức quản lý thuyết phục giáo dục trong quản lý hành chính nhà nước.

Năm là, tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm về quản lý viên chức ngành giáo

dục.

Đây cũng là một nội dung trong công tác tổ chức thực hiện. Bởi lẽ khi ban

hành những chính sách, pháp luật và thực hiện; một nội dung không thể thiếu đó là giám sát, kiểm tra, theo dõi việc triển khai những chính sách, pháp luật để đảm bảo những quy định đó được thực hiện đúng đắn trên thực tế. Thanh tra, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cấp trên với cấp dưới (trong mối quan hệ trực thuộc) nhằm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới khi thấy cần thiết hoặc trong trường hợp cần kiểm tra một vấn đề cụ thể nào đó. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra, thanh tra, cơ quan cấp trên hoặc thủ trưởng cơ quan có quyền áp dụng các biện pháp kỷ luật, biện pháp bồi thường thiệt hại vật chất hoặc áp dụng các biện pháp tác động tích cực với đối tượng kiểm tra như động viên, khen thưởng về vật chất hoặc tinh thần.

Sáu là, sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật quản lý viên chức ngành giáo dục. Đây cũng là một nội dung trong hoạt động tổ chức thực hiện nhằm rút kinh nghiệm thực tế triển khai, đánh giá tình hình và đề ra giải pháp khắc phục.

Sơ kết, tổng kết là nhìn nhận đánh giá chung và rút ra những kết luận về những việc đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.



dục

1.3.4. Vai trò tổ chức thực hiện pháp luật quản lý viên chức ngành giáo


Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một Nhà nước pháp quyền có hiệu

lực mạnh là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Xuất phát từ luận điểm trên, thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụccó những vai trò sau:

Một là góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ.

Thông qua việc tổ chức thực hiện các nội dung quản lý viên chức đồng nghĩa với việc triển khai các hoạt động đảm bảo chế độ, chính sách, điều kiện cho viên chức chức làm việc. Mặt khác giúp phát huy vai trò cá nhân và thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng nhằm xác định trách nhiệm của chủ thể quản lý, từ đó xử lý sai phạm kịp thời, chính xác và có cơ sở để đánh giá, khen thưởng, động viên đội ngũ viên chức nâng cao trách nhiệm trong thực thi chuyên môn.Đồng thời, tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức bằng cách kích thích, động viên; uốn nắn lệch lạc, sai sót nhằm giảm bớt thất thoát, sai lệch trong quá trình quản lý.

Hai là, tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mọi cá nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả.Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của viên chức.

Thông qua việc tổ chức thực hiện pháp luật vềquản lý viên chức ngành giáo dục là hoạt động có mục đích nhằm làm cho các quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức đi vào cuộc sống thực tiễn. Do vậy, có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích, động viên đội ngũ viên chức phát huy khả năng, yên tâm cống hiến, phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật của viên chức đều phải chịu các chế tài nghiêm khắc. Vì vậy, trong quá trình quản lý, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật quản lý viên chức không thể tùy tiện vi phạm mà không bị trừng phạt.Điều đó, góp phần đảm bảo lợi ích của cơ quan quản lý viên chức, của nhân dân và nhà nước, bởi thước đo sự hài lòng của người dân đối với viên chức ngành giáo dục là chất lượng, chuyên môn.


Ba là, một phương thức góp phần bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về về quản lý viên chức ngành giáo dục, các cơ quan chức năng và các cán bộ, công chức phải bảo đảm tuân thủ nguyên tắc pháp chế một cách tuyệt đối, nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, mọi hành vi vi phạm nguyên tắc này đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật; góp phần giữ vững trật tự kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Bốn là,thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụccó vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước; làm cho các quy định pháp luật triển khai trong thực tế một cách “sinh động” cụ thể nhất; đồng thời là thước đo kiểm nghiệm tính hợp pháp, hợp lý các quy định pháp luật.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 luận văn đã giải quyết những nội dung cơ bản của lý luận về chính sách công, thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục như sau:

1. Các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài như: Chính sách, chính sách công, viên chức, viên chức ngành giáo dục, quản lý viên chức ngành giáo dục, thực hiện pháp luật.

2. Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, luận văn xác định có 9 nội dung thực hiện quản lý viên chức. Từ đó luận văn nghiên cứu các nội dung tổ chức thực hiện quản lý viên chức ngành giáo dục bao gồm: Một là, lập kế hoạch, ban hành văn bản, chính sách để triển khai văn bản pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục. Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục. Ba là, triển khai thực hiện các nội dung quản lý viên chức ngành giáo dục. Bốn là, tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục.để nâng cao nhận thức của các chủ thể và đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Năm là, tiến


hành kiểm soát và xử lý vi phạm về quản lý viên chức ngành giáo dục. Sáulà, sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật quản lý viên chức ngành giáo dục.

3. Luận văn xác định các chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức bao gồm cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý viên chức ngành giáo dục.


Chương 2

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Tổng quan về thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và đội ngũ viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Khái quát tình hình tự nhiên - xã hội phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Đắk Lắk, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên. Thành phố có diện tích tự nhiên là 37.718 ha chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có ranh giới hành chính là phía Bắc giáp huyện Cư M’Gar; phía Nam giáp huyện Krông Ana, huyện Cư Kuin; phía Đông giáp huyện Krông Pắk; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông). Buôn Ma Thuột là đầu mối huyết mạch giao thông, nối với thành phố Đà Lạt qua huyện Lắk qua quốc lộ 27, nối liền với tỉnh Khánh Hòa qua Ninh Hòa bằng quốc lộ 26, nối với thành phố Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Phước, bằng quốc lộ 14, nối liền với Yok Đôn Buôn Đôn bằng tỉnh lộ số 1 và nối với Pleiku, Kontum bằng quốc lộ 14. Thành phố Buôn Ma Thuột có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.Thành phố Buôn Ma Thuột là thành phố năng động, phát triển nhanh nhất Tây Nguyên. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 13.5%. Năm 2018, tổng thu ngân sách nhà nước đạt gần 2.500 tỷ đồng, tổng chi ngân sách nhà nước gần 1.183 tỷ đồng, huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 9.086 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được 9.109 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng là 44,87%, ngành thương mại - dịch vụ đạt 49,81%, ngành nông - lâm nghiệp là 5,32%. Về hệ thống giao thông đường nội thành được nhựa hóa 98%.Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố năm 2020 là 109 triệu /người/năm.

Thành phố Buôn Ma Thuột được chia làm 21 đơn vị hành chính, bao gồm 13 phường và 8 xã (với 248 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó: 72 thôn, 142 tổ dân phố,

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 19/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí