Giọng Thơ Trữ Tình, Hồn Nhiên, Trong Sáng, Nồng Nàn Mà Sâu Lắng

lớp người vào thời buổi đô thị hóa như hiện nay: Dọc con đường nhộn nhịp sông quê/ Không còn câu ví đúm/ Níu đôi hài trắng/ Không còn khung cửi/ Níu vạt áo pắn/ Váy trắng áo trắng/ Cô dâu sang sông (Đưa dâu); có khi là lặp cụm từ thể hiện tình cảm yêu quý của cô gái Mường đối với chàng trai như: Rau này/ của quý đất Mường để lâu/ của ngon đất Mường để dành/ như nắm thuốc uống vào người thêm sống lâu/ như nắm thuốc uống vào người trông thêm rộng/ như nắm thuốc vào người mạnh như con hổ báo/ như được chạm vào môi Ma Rượu/ như được miếng bùa trong tay được bạn tình đống lửa /(Mời rau).

Trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai , ta nhận thấy tác giả hay sử dụng các điệp từ, điệp ngữ ở các khổ thơ, điều này đã tạo nên các cảm xúc, những nỗi niềm, trăn trở.. cứ ám ảnh người đọc. Có thể thấy ở các bài như Những người bạn tôi, Thì thầm cùng em, Bài hát của con, Hát mời, chú răng sữa, Thao thức, Mời rượu, Nương quê tôi, Ban mai ...

Có thể thấy, với sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ thơ với những từ ngữ giầu hình ảnh, giầu sức liên tưởng và việc sử dụng một cách hợp lí hiệu quả các biện pháp tu từ, Bùi Thị Tuyết Mai đã tạo cho mình một nét riêng. Với hệ thống ngôn ngữ thơ mà Bùi Thị Tuyết Mai đã sử dụng, chị đã chứng tỏ cho độc giả thấy được khả năng quan sát tinh tế, khả năng thể hiện đầy sáng tạo của nhà thơ. Qua tìm hiểu ngôn ngữ thơ Bùi Thị Tuyết Mai, có thể khẳng định: Ở thơ chị có sự kết hợp hài hòa giữa thứ ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian với ngôn ngữ biểu cảm giàu tính tạo hình, đa nghĩa, đa sắc, đa thanh mang tính hiện đại. Ngôn ngữ thơ Bùi Thị Tuyết Mai chính là tâm hồn chị- một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, khao khát vươn tới cái mới, vừa dịu dàng, kín đáo muốn giữ gìn cái truyền thống.

3.3. Giọng điệu thơ

Trong văn chương nghệ thuật, giọng điệu giữ vai trò trọng yếu, in đậm dấu ấn sáng tạo của nhà thơ. Không có giọng điệu, coi như nhà văn không có phong

cách, không thể hiện được cách nhìn nhận của riêng cá nhân đối với cuộc sống. Dưới góc nhìn của lí luận văn học, giọng điệu được được hiểu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hình tượng được miêu tả. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả. Vì vậy giọng điệu không chỉ có vai trò tạo nên phong cách của nhà thơ mà còn có tác dụng truyền cảm xúc cho người đọc. Giọng điệu trong tác phẩm văn học thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ không đơn điệu.

Thơ trữ tình bản thân nó đã rất khác với các thể loại văn học khác, nó như là một bản tự thuật tâm trạng. Trong thơ thể hiện những mảnh tâm trạng điển hình, những lát cắt của cảm xúc mãnh liệt. Bởi vậy, ngoài âm và nghĩa ra còn có giọng. Giọng thơ ít nhiều thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả. Trong thơ nữ Việt Nam, ta thấy có vô vàn những giọng thơ khác nhau như: Giọng hồn nhiên mà sâu lắng của Lâm Thị Mĩ Dạ; Giọng nồng nàn, say đắm ở Xuân Quỳnh; Giọng chính luận, trữ tình trong thơ của Ý Nhi; Giọng cay đắng có phần xót xa của Đoàn Thị Lam Luyến... và Bùi Thị Tuyết Mai thì sở hữu giọng điệu trữ tình, hồn nhiên, nồng nàn, sâu lắng đôi khi có tính suy tư, triết lí.

3.3.1. Giọng thơ trữ tình, hồn nhiên, trong sáng, nồng nàn mà sâu lắng

Có thể nói chất giọng trữ tình nồng nàn, sâu lắng rất giầu nữ tính là một đặc điểm nổi bật trong thơ của cấc cây bút nữ nói chung, và Bùi Thị Tuyết Mai cũng không nằm ngoài nét đặc trưng ấy. Đây là giọng điệu cơ bản, bao trùm hầu hết các bài thơ của chị, từ những bài viết về quê hương yêu đất nước nói chung, về gia đình, những bài thơ viết cho riêng bản thân chị... tất cả đều được dệt bằng một thứ cảm xúc mãnh liệt, say đắm, nồng nàn, tha thiết.

Giọng điệu trữ tình trong thơ chị được thể hiện ở những cung bậc cảm xúc đan xen vào nhau: lúc reo ca, mừng vui; lúc thâm trầm, sâu lắng; lúc khắc khoải,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

âu lo; lúc khát khao, cháy bỏng; lúc day dứt, xót xa... tất cả như được kìm nén trong từng dòng thơ của chị.

Trong các sáng tác viết về quê hương miền núi thân yêu, bao giờ nhà thơ cũng viết với một giọng tự hào cùng lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc đối với mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng chị khôn lớn, trưởng thành: Tôi sinh ra giữa vũ trụ Mường/ Ba tầng bốn thế giới/ Xênh xang áo váy/ Tôi lớn lên bằng lời ru nhưng nhức hồ bóng nhiều đời/ Gió nương/ Mật ong, ớt ré và mắc khén (Tháng giêng); Rồi đây giấc ngủ của con chắc sẽ bớt êm đềm/ Con sẽ khát lời ru của Mẹ/ Con sẽ nhớ Mẹ nhiều đêm/ Mẹ/ Quê hương (Tạm biệt Mẹ yêu).

Thơ Bùi Thị Tuyết Mai - 12

Việc nhắc nhở các con luôn nhớ và tự hào về quê hương miền núi cũng chính là lời chiêm nghiệm được rút ra từ những bước thăng trầm của cuộc dời. Giọng thơ thầm thì như lời tâm sự mà chất chứa nỗi niềm lớn lao mang tầm dân tộc. Dù có đi đâu về đâu nhưng cũng không bao giờ được đánh mất cội nguồn; là người miền núi phải luôn biết hướng về quê hương, phải biết ơn cha mẹ, bản làng, biết ơn suối rừng… đã nuôi mình khôn lớn. Những kỉ niệm về quê hương yêu dấu luôn trở đi trở lại trong kí ức của người con xa quê nên mỗi khi nhớ về quê hương thì những hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi, thân thương lại hiện lên trong tâm khảm. Từ giọng điệu sôi nổi, thiết tha khi ca ngợi vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên và con người xứ sở, câu thơ lại trầm xuống đầy day dứt, nhớ thương: Rất lâu/ Mới có được bước chân đầu tiên ra ngõ/ Những nếp áo vẫn còn ấm hơi bàn tay Mẹ/ Bái ca lên đường/ Mỗi bước chúng ta/ Có hơi ấm quê nhà/ Lặng lẽ hát (Lên đường); Nghe khói chiều về/ Tiếng đào củ dưới chân đồi rời rạc/ Người tưới rau trên nương buồn không hát/ Chim hẻo hót xua mặt trời/ Chiếc khăn vắt trên vai nặng trĩu/ Bầy gà râm ran lục tục trong em/ Khát khao nở nhiều như ngô vãi/ Ai hẹn để trăng mờ/ Sương rơi như/ Giời khóc/ Em xốc lại thắt lưng cho chặt/ Điu con xuống núi/ Tìm Anh (Dưới bóng trăng chiều)...

Giọng điệu nhớ thương, da diết ấy cất lên làm xao động lòng ta, nó đã chạm được vào nỗi lòng sâu kín của người đọc. Bùi Thị Tuyết Mai đã nói thay

được tình cảm của rất nhiều người con xa xứ bằng một lối nói giản dị nhưng chất chứa đầy tâm trạng. Có lẽ, phải có một vốn sống thực tế giàu có và một tình yêu hết mực thì mới viết nên những vần thơ khắc khoải, da diết, đầy nỗi nhớ thương như vậy. Nhưng trong thơ chị không phải chỉ có giọng điệu da diết, buồn, nhớ thương, cúng có khi, giọng thơ lại mang vẻ tươi trẻ, phơi phới niềm vui và tin yêu, mến phục khi chị viết về tình yêu của bố mẹ bởi một phần nhờ chất giọng trong trẻo đầy tin yêu, phấn chấn đó: Không thẳng nếp vải em làm hoa văn/ Không ngay hàng bông em làm dây buộc/ Cha yêu Mẹ chặt hơn bền hơn chốn ở nơi ăn thuở trước (Răng khểnh)...

Đọc thơ Bùi Thị Tuyết Mai, chúng ta có cảm giác là chị muốn kí thác, gửi gắm vào đó những nỗi niềm của riêng mình về cuộc sống gia đình đầy âu lo về một hạnh phúc rất thực, rất hư, rất chông chênh, dễ vỡ. Vì thế thơ chị cứ thiết tha, ngọt ngào cứ đắng cay, chua xót... với những lời bộc bạch, thổ lộ. Viết cho con, giọng thơ của chị như dịu lại, ngân dài trong tình yêu mênh mông, mang âm hưởng của những lời ru ngọt ngào, êm ái: Chiều nay tan tầm mẹ chưa về/ Như mọi khi/ Con đừng lo cho mẹ/ Mẹ còn đi đón khách xa/ Từ trên núi xuống/ con đã lớn/ Hãy giúp mẹ tự ăn/ Chăm sóc Miu và Cún/ Mẹ yêu con (Dặn con); Chào Mẹ/ Cún với Miu ngủ hết cả rồi, sao bây giờ Mẹ mới về?/ Ôi! Mặt trời của Mẹ, xe chở đường xa/ chở Con mong Mẹ nên mãi mới đến nhà (Mẹ và Con); Ngủ đi/ Đôi chân quen leo dốc ngược/ Ngủ ngoan/ Con chim chích tìm mồi quanh hiên (Ru con)... Các câu thơ trong bài thơ Dặn con chủ yếu là vần bằng (21/41) tạo cảm giác nhẹ nhàng, êm ái. Từng câu thơ như những lời ru vỗ về ngọt ngào của một người mẹ hiền nhân hậu. Bằng giọng thơ mang âm điệu lời ru này, chị đã tạo cho mình một giọng ân tình, dung dị mà hồn nhiên, đượm chất dân gian, đượm chất sâu lắng, ngọt ngào của tình mẫu tử. Trong các bài thơ viết về hình tượng người Mẹ, người đọc có thể thấy ấm ủ trong đó tình yêu thương vô bờ bến, sự ngưỡng mộ và lòng tự hào, biết ơn cha mẹ của thi sĩ: Cha yêu/ Vì em quanh năm ôm lưng mẹ/ Cha chiều/ Vì suốt đời mẹ làm dẹp lòng cha (Ớp pu); Có phải

Pố Mế em là đũa ngọc bọc vàng ròng/ Đũa ngà trong bạc nén/ Yêu nhau nên men ngọt/ Nên hương quế hương hồi (Em di qua). Chất giọng tâm tình, bày tỏ tấm lòng mến yêu, quý trọng của một người con gái khi thấu hiểu hết được tình yêu mà mẹ dành cho cha.

Nếu như ở mảng thơ viết về những người thân yêu trong gia đình, ta luôn thấy tiếng thơ Bùi Thị Tuyết Mai đã thể hiện lòng yêu mến, sự trân trọng với giọng điệu tha thiết thì đến mảng thơ tình yêu, giọng điệu thơ chị trở nên linh hoạt, mọi cảm xúc trong tình yêu đã được tác giả thể hiện với những sắc thái giọng điệu khác nhau. Đọc thơ chị, chúng ta thấy nổi lên hình ảnh một nhân vật trữ tình có trái tim nồng nhiệt, sô nổi, chân thành; một tâm hồn thấm đẫm yêu thương, đa tình lãng mạn: Yêu lấp lóa thác nước ban đêm/ Sáng nay đầy ống/ Yêu mơ mộng từ đụn khói chiều/ Sáng nay đầy vườn/ .../ Yêu đặn đầy từng ngụm trăng lên/ Sáng nay đầy môi/ Yêu hao gầy từng hòn cuội nhỏ/ Sáng nay trắng muốt (Nắng lên) ... Ở đây ta bắt gặp một tình yêu sôi nổi, nồng nhiệt đến độ đầy đặn, hao gầy của người con gái vùng cao. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đã bộc lộ một tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt. Với chủ đề tình yêu xưa nay, chúng ta bắt gặp rất nhiều trong các bài thơ tình của các nữ sĩ với nhiều cách thê hiện khác nhau: Đó là sự nồng nhiệt, cuồng say và khao khát hạnh phúc đến độ tột cùng: Em cũng yêu anh như yêu sông, yêu bể/ như ánh mặt trời như thể vầng trăng/ Đôi ta yêu nhau trời đất chẳng sánh bằng (Đừng hứa sẽ cho nhau- Đoàn Thị Lam Luyến); hay niềm hạnh phúc tràn trề qua cách nói giàu hình ảnh trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa: Ta như hạt sương rơi/ anh ủ trong cánh hông đỏ thắm/ Gió ru lời mê đắm/ Cầu vồng mới bắc phía xa (Mùa chuồn chuồn bay thấp); thì ở thơ của nữ thi sĩ dân tộc Mường này, chúng ta thấy được niềm hạnh phúc tràn trề bằng cách nói giàu hình ảnh: Khẽ khàng anh thở/ Như con gà muốn gáy/ Như bầy vịt con muốn nở/ Mặt trời muốn lên/ Mặt trăng muốn nở (Lời hát); Anh hiện ra/ và em mọc cánh/ Hơi ấm nảy mầm tinh khiết/ mùa xuân/ Hạt mầm em đi lên bằng hơi thở của anh/ không nghỉ suốt đêm/ không ngừng nghỉ khi bóng chiều

đã tắt/ chở theo râm ran tiếng bầy chim hát/ Tiếng ạ ời vàng rực chiều nay (Hoa của đất); Anh/ cuối đêm/ Tràn về/ Làm ngày nở sớm/ Những chồi hoa nụ mầm/ Rạo rực (Ngày hoa). Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo và cách dùng động từ , nảy mầm, không nghỉ, không ngừng, râm ran ... Bùi Thị Tuyết Mai đã diễn tả sâu sắc niềm hạnh phúc căng tràn khi được yêu thương hết mình giống như hạt mầm, nụ mầm được được sinh ra, ủ ấp và lớn lên từ chính hơi thở của anh.

Viết về tình yêu, giọng điêụ trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai cũng thay đổi theo từng nhịp trôi của thời gian, tuổi tác. Không còn cái vẻ hồn nhiên trong sáng thuở ban đầu, cũng không còn cái vẻ rạo rực, sôi nổi khi được yêu thương thời tuổi trẻ nữa mà giọng thơ trở nên thâm trầm, lắng sâu hơn khi chị viết về tình yêu ở các tuổi “chín muồi”: Bình rượu/ Người đàn bà đắng cay mặn ngọt/ Lẩn vào trong/ Rượu/ Gọi người đàn ông/ Như ong gọi hoa/ Bong ra khỏi bình (Rượu)...

Trong tình yêu, người phụ nữ luôn là người khao khát vươn tới sự tròn vẹn, sự quan tâm chia sẻ của người đàn ông, nhưng không phải lúc nào họ cũng có được một tình yêu lí tưởng, một gia đình êm đềm, hạnh phúc; nhiều khi họ phải chịu nhiều mất mát đau thương, những bi kịch ngang trái trong tình yêu. Đã từng trải nghiệm tình yêu dang dở; từng đón nhận bao nỗi buồn đau, giọng điệu trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai chất chứa nỗi niềm xót xa cho tình yêu dang dở, nỗi nhớ khôn nguôi: Người gieo rồi người không gặt/ Để lại tôi thương nhớ cồn cào/ Âm ấm gió, Âm ấm mây/ Bước chân người gieo hạt/ Lại một mùa mang nỗi nhớ đi xa (Ngày tàn). Câu hỏi tu từ về việc ra đi của chàng trai không những không được giải đáp mà còn như khắc sâu thêm nỗi đau đớn, xót xa cho vết thương lòng của người con gái. Một nỗi buồn sâu lắng, xót xa nhưng không bi lụy được dệt nên bởi một loạt từ gieo, gặt kết hợp với câu hỏi nghi vấn như xoáy sâu vào tâm trạng của người con gái, đã góp phần tạo nên giọng điệu tiếc nuối, xót xa. Giọng thơ đó còn được thể hiện trong nỗi nghẹn ngào, cay đắng khi tình yêu không đơm hoa, kết trái, mặc dù trái tim vẫn thao thức tìm nhau. Sự cô đơn, nỗi buồn luôn

hiện hữu trong thơ chị: Bây giờ/ anh đã xa như tiếng chiêng ngân/ mại mùa ủ/ mùa dùi cần/ mùa vào rừng một mình hái lá làm men/ Em còn nhớ (Em còn nhớ)...

Có thể nói giọng điệu trữ tình trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai chính là giọng điệu tâm hồn, giọng điệu tâm trạng của cái tôi cá nhân muốn bộc bạch đến tận cùng những nỗi niềm, những tình cảm sâu kín nhất. Đọc những bài thơ của chị, ta như bị cuốn vào dòng tâm trạng ấy. Đó là sự cuốn hút riêng của một giọng thơ vừa sôi nổi, rạo rực, vừa đằm thắm, sâu lắng của nữ thi sĩ trí thức miền núi này.

3.3.2. Giọng thơ giàu chất suy tư, triết lí

Thơ là dòng chảy của cảm xúc, dòng chảy của những suy tư mang chất trí tuệ. Nói đến chất trí tuệ trong thơ là muốn nói đến năng lực khái quát hóa, đến chiều sâu tư tưởng, đến ý nghĩa triết học trong thơ. Một trong những yếu tố góp phần làm nên sự sâu sắc, trí tuệ ấy cho thơ Bùi Thị Tuyết Mai chính là giọng điệu thơ giàu chất suy tư, triết lí trong các sáng tác của chị. Đây chính là điểm độc đáo làm nên phong cách trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai. Và cũng chính diều này là biểu hiện rõ nhất của tâm hồn, trí tuệ của người phụ nữ trí thức dân tộc miền núi thời kì hiện đại. Với đặc điểm tâm hồn và suy nghĩ của phái nữ, các nhà thơ thường đi vào đề tài tình yêu với cách thể hiện tinh tế, với giọng điệu dịu dàng tha thiết, quan tâm nhiều đến đời sống tình cảm của cá nhân mà ít quan tâm đến các vấn đề “vĩ mô” của xã hội như các nhà thơ nam giới. Nhưng riêng với Bùi Thị Tuyết Mai, ta nhận thấy trong thơ của chị lại xuất hiện khá nhiều bài thơ đề cập đến các vấn đề xã hội có tầm khái quát lớn. Cái tôi trong thơ chị lúc này tập trung vào những suy nghĩ thấm thía về số phận con người, về cuộc sống. Ví dụ như: Tôi muốn/ Mọi đứa trẻ trên đời đề lớn lên từ nguồn suối ngọt/ Tắm ngày thanh bình/ Những dòng nhựa trong mình căng đầy/ Bằng bặc gió/ nâu đỏ/ Những nụ cười nồng nồng hoa cỏ/ Suốt đời không còn biết khổ đau (Ngày vỡ); Nếu mầm của sự sinh sôi là nụ cười/ Thì con sẽ vùi một hạt nước mắt/ Bởi con tin khi nỗi buồn kết hạt/ Những giọt vô tư/ Không thể nở ra những hạt khổ đau

(Gọi)... Và có lẽ chính điều này đã làm nên chất “nghĩ”, chất trí tuệ và góp phần tạo nên tính trí thức cho những vần thơ của chị.

Chị sinh ra và lớn lên trong thời bình, không phải chịu những hiểm nguy, mất mát của cuộc chiến tranh nhưng trong một số bài thơ của Bùi Thị Tuyết Mai vẫn phảng phất đâu đó nỗi đau thời hậu chiến: Gọi những hồn ma đang quằn quại dưới mồ/ Tôi nghe tiếng khóc than ai oán của trẻ em vùng chiến tranh/ Quấn họng súng vào những tên lính/ Săn đi săn chính đồng loại của mình (Tôi đốt bóng mình); Tối vẫn thấy những đứa trẻ ăn mày/ Những người đói quắt queo ngay tại gốc/ Và đàn đàn lũ lũ những cơn lốc/ Bùn lầy lửa chiến tranh (Ngày vỡ)...

Khi ngưỡng vọng lên núi nàng Tô Thị, chị đã suy nghĩ và chiêm nghiệm: Nắng/ Mằn mặn thẳng ngay/ Dào qua mặt đá Vọng phu/ Dào qua khuôn mặt ghen vợ/ Ngời ngời cát trắng (Nắng). Qua hình ành đá Vọng phu tác giả đã khắc họa nên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thật giản dị, khiêm nhường, đầy hi sinh thầm lặng nhưng cũng đầy oan trái, thiệt thòi. Nhà thơ nói đến họ không chỉ bằng sự tri ân mà còn bằng cả niềm thông cảm, xót xa. Giọng thơ khái quát triết lí đã đưa ra ý nghĩa của câu thơ vượt qua ranh giới của cảm xúc cá nhân về số phận người phụ nữ Việt Nam trong thơ chị.

Bùi Thị Tuyết Mai thường thành công ở những vần thơ trữ tình, những vần thơ triết lí một cách nhẹ nhàng của chị thường cũng đã để lại ấn tượng sâu sắc. Nó thể hiện sự trải đời, chiêm nghiệm: Lúc giàu nhớ lo khi đói/ Lúc có nhớ giúp người nghèo (Lời xóm lời làng; Bình rượu/ Người đàn bà đắng cay mặn ngọt/ Lẩn vào trong/ Rượu/ Gọi người đàn ông/ Như ong gọi hoa/ Bong ra khỏi bình (Rượu).

Thân phận người phụ nữ phải chịu “đắng cay mặn ngọt” xuất hiện nhiều trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai, nhưng chị không than vãn, không oán trách, căm hận cuộc đời. Trong thơ chị hay triết lí về những điều giản dị quanh mình, như là tiếng nói của một người đàn bà đa cảm đầy yêu thương, trong trẻo, hồn nhiên,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023