Góp Phần Tăng Trưởng Kinh Tế, Gia Tăng Thu Nh Ập Quốc Dân


1.1.4.1. Góp phần tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nh ập quốc dân

Nhìn chung, ở các nước trên thế giới số lượng DNNVV thường chiếm từ 90% đến 95% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế và giải quyết việc làm cho khoản 2/3 lực lượng lao động xã hội. Với số lượng lớn các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thu hút phần lớn lao động làm việc trong các lĩnh vực sản xuất , thương mại, dịch vụ… DNNVV tạo ra một phần lớn sản xuất xã hội và thu nhập quốc dân.

Ở Việt Nam, do DNNVV chiếm một tỷ lệ chủ yếu trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên tỷ lệ đóng góp của chúng cho GDP được xem như là rất đáng kể. Nhiều nghiên cứu cho rằng sự đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ ít nhất bằng sự đóng góp của khu vực ngoài quốc doanh (khoảng 4 0% GDP)

1.1.4.2. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tham gia vào quá trình phân phối lại thu nhập, giúp ổn định xã hội

Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm thì đây là một thế mạnh rõ rệt của DNNVV và là nguyên nhân chủ yếu khiến cho các nước phải đặc biệt chú trọng phát triển DNNVV. Thực tiễn đã cho thấy do việc tạo lập DNNVV dễ dàng, vốn đầu tư không lớn, phân bố rộng khắp nên là nơi có nhiều thuận lợi nhất để tiếp nhận số lượng lớn lao động giản đơn. Bên cạnh đó, sự phát triển DNNVV ở nông thôn sẽ góp phần làm giảm áp lực di dân vào các đô thị do thu hút những lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, dịch vụ nhưng không phải chuyển ra các vùng thành thị.

Theo thống kê chưa đầy đủ, DNNVV ở nước ta hiện nay tạo ra khoảng 51%

việc làm phi nông nghiệp nông thôn, khoảng 28-30% lực lượng lao động cả nước, nhưng triển vọng thu hút lao động rất lớn vì suất đầu tư cho một chỗ làm việc ở đây thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp lớn, chủ yếu là do chi phí thấp và thu hút được các nguồn vốn rải rác trong dân. Lượng vốn trung bình cho một chỗ làm việc trong một doanh nghiệp tư nhân chỉ có 35 triệu đồng và trong công ty trách nhiệm hữu hạn là 45 triệu đồng, trong khi lượng vốn t rung bình cho một chỗ làm việc tại doanh nghiệp nhà nước là 87,5 triệu đồng.

1.1.4.3. Là khu vực thu hút tích cực và có khả năng huy động các nguồn vốn, nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển

Với việc tạo lập DNNVV không cần nhiều vốn, phân bố rộng khắp các vùng lãnh thổ, thu hút vốn nhanh cho phép doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng lao động, tiền vốn mà các doanh nghiệp lớn khó thực hiện. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, DNNVV có thể dễ dàng huy động vốn từ các nguồn nhàn rỗi như vay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.


bạn bè, người thân. Lao động thì thường sử dụng chủ yếu trong gia đình hoặc tuyển dụng tại chỗ không tốn chi phí đào tạo. Thực tế cho thấy, việc tạo lập DNNVV là một phương thức có hiệu quả để khai thác mọi nguồn lực trong nước như lao động, tiền vốn, tài nguyên sẵn có tại địa phương phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.

Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 5

Ở Việt Nam, trong thời kỳ 2005-2010, vốn đầu tư của khu vực dân cư và tư

nhân là 980 nghìn tỷ đồng, chiếm 32% trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là

3.062 nghìn tỷ đồn g (tương đương 150 tỷ USD). Theo kế hoạch phát triển KTXH thời kỳ 2010-2020, để bảo đảm tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 7% -8% và hơn nữa, vốn huy động của khu vực dân cư và tư nhân (chủ yếu là DNNVV) phải đạt 6.230 nghìn tỷ đồng, chiếm 35% so với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 17.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 850 tỷ USD)

1.1.4.4. Làm cho nền kinh tế năng động hơn, góp phần to lớn đối với quá t rình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Do yêu cầu vốn ít, quy mô nhỏ, đồng thời phần lớn lại thuộc kinh tế tư n hân, chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình, cho nên DNNVV có yêu cầu tự thân và cũng có nhiều khả năng cải tiến mẫu mã, thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ,….góp phần làm cho nền kinh tế năng động hơn, thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Việc phát triển DNNVV sẽ tạo ra những chuyển biến hết sức quan trọng về cơ cấu lãnh thổ, phân bố dân cư…. Ở nước ta, từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, thuần nông là chủ yếu đã và đang chuyển dần s ang một nền kinh tế có đủ cơ cấu theo hướng tiến lên xã hội văn minh, hiện đại. Rất dễ thấy là mấy năm gần đây, bộ mặt kinh tế, xã hội của nhiều vùng nông thôn đã có thay đổi: nhiều thị trấn, thị tứ đông đúc, nhộn nhịp hơn trước, nhiều cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới được hình thành, đi đôi với việc bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển như giao thông, lưới điện…

1.1.4.5. Góp phần đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng cho xã hội, phát triển các ngành nghề truyền thống, tăng nguồn hàng xuất khẩu

Tuy có quy mô hạn chế nhưng với số lượng lớn, DNNVV đã tạo thành mạng

lưới kinh doanh rộng khắp, với ưu thế về vốn và sự năng độ ng sẵn có, thương mại tư nhân (chủ yếu là DNNVV) chi phối hầu hết hoạt động bán lẻ trên thị trường. Phần lớn DNNVV có khả năng đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các tầng lớp dân cư và sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làm cho thị trường ngày càng sôi động, tác động đáng kể đến quá trình sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân.


Với những ưu thế của riêng mình, DNNVV năng động đầu tư vào các ngành nghề có nhiều lợi thế so sánh, đặc biệt là đối với các ngành nghề truyền thống ở các địa phương, tạo ra nhiều loại hàng hóa phong phú đa dạng và cung cấp hàng hóa phục vụ xuất khẩu, nhất là thủ công mỹ nghệ truyền thống, chế biến nông sản, thủy sản... góp phần tích cực tăng kim ngạch xuất khẩu.

1.1.4.6. Là bộ phận cần thiết trong quá trình liên kết sản xuất của các doanh nghiệp lớn, là cơ sở hình thành những doanh nghiệp lớn trong tương lai

Mối liên kết giữa DNNVV và doanh nghiệp lớn, kể cả các tập đoàn xuyên quốc gia hình thành và phát triển trong việc cung ứng nguyên vật liệu, thực hiện thầu phụ, dần hình thành mạng lưới công nghiệp bổ trợ và đặc biệt là tạo ra mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm, cung cấp các vật tư đầu vào với giá rẻ hơn, do đó góp phần hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp lớn. Ngược lại, các doanh nghiệp lớn bảo đảm vững chắc cho DNNVV về thị trường, tài chính, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý.

Thực tế trong quá trình hoạt động, từ doanh nghiệp “vệ tinh” hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn, nhiều DNNVV đã tích lũy vốn, kinh nghiệm và trở nên lớn mạnh, dần trở thành các công ty lớn, các tập đoàn kinh tế lớn trên thị trường.

1.1.4.7. Góp phần đào tạo, bồi dưỡng do anh nhân – nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội

Trong thực tế, DNNVV là nơi đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một đội ngũ doanh

nhân mới phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường. Với việc dễ dàng tạo l ập và khởi sự doanh nghiệp, DNNVV là nơi sàng lọc, đào luyện các nhà quản trị doanh nghiệp thông qua thực tiễn kinh doanh, đúc kết những kinh nghiệm về quản lý và tiếp cận thị trường, từ đó xuất hiện lớp doanh nhân năng động, sản xuất kinh doanh giỏi.

1.1.5. Vốn và nhu cầu vốn tín dụng của DNNVV

1.1.5.1. Cấu trúc vốn của DNNVV

Để thành lập và đi vào hoạt động doanh nghiệp không thể không có vốn, nó là điều kiện tiên quyết của doanh nghiệp, điều này cũng được thể hiện rõ trong khái niệm về doanh nghiệp là “có tài sản”. Trong mọi loại hình doan h nghiệp, vốn thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ, do đó doanh nghiệp luôn chú ý tới việc huy động, quản lý và luân chuyển vốn. Tùy theo loại hình doanh nghiệp và đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau. Qua bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp cho


thấy cấu trúc vốn của doanh nghiệp bao gồm 02 phần riêng biệt là nợ phải trả (còn gọi là vốn nợ) và vốn chủ sở hữu.

- Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. Bao gồm:

+ Vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu, v ốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp.

+ Các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá.

+ Vốn khác của chủ sở hữu như nhận biếu, tặng, tài trợ, cấp phát không hoàn lại… được ghi tăng vốn

+ Vốn được bổ sung từ kết quả sản xu ất, kinh doanh của doanh nghiệp

+ Lợi nhuận chưa phân phối

+ Chênh lệch đánh giá lại tài sản, tỷ giá hối đoái

+ Các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế

+ Cổ phiếu quỹ…

- Vốn nợ (nợ phải trả)

Là các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho chủ nợ (ngân hàng, người lao động, đối tác, nhà nước…). Vốn nợ của doanh nghiệp bao gồm:

+ Vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

+ Phải trả cho đối tác hoặc đối tác ứng tiền trước

+ Phát hành trái phiếu

+ Nợ nhà nước và người lao động

+ Các khoản phải trả khác

Vốn chủ sở hữu là điều kiện quyết định cho việc thành lập và đi vào hoạt động của doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn phát sinh vốn nợ. Tùy theo điều kiện và loại hình mà doanh nghiệp huy động linh hoạt và có hiệu quả 02 nguồn vốn nêu trên trong quá trình hoạt động của mình.

1.1.5.2. Nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV

Trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp cho thấy vốn nợ là không thể thiếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp , các khoản công nợ được xem là gắn liền với


quá trình hoạt động của doanh nghiệp, bên cạnh đó vốn tín dụng ngân hàng là cần thiết để bổ sung sự thiếu hụt trong nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế không doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình và ít có doanh nghiệp nào sử dụng 100% vốn chủ sở hữu cho hoạt động kinh doanh, công nợ không phải lúc nào cũng thanh khoản nhanh, hàng hóa không phải lúc nào cũng tiêu thụ hết, các vòng luân chuyển của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi, ngoài ra việc sử dụng hoàn toàn vốn chủ sở hữu không phải luôn luôn có hiệu quả, bên cạnh đó là sự tối ưu hiệu quả trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp,… và vốn tín dụng ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc nêu trên, cũng như sự ra đời của tín dụng ng ân hàng cũng xuất phát từ những yêu cầu trên của nền kinh tế.

Do đó cho thấy, nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp là một tồn tại khách quan trong hoạt động của doanh nghiệp. Đề hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế và doanh nghiệp.

1.2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.2.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng

1.2.1.1. Khái niệm tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của nó gắn với nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ.

Tín dụng phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa 2 loại chủ thể: người có vốn dư thừa và người cần được bù đắp nhu cầu vốn tạm thời thiếu, trên cơ sở sự tin tưởng lẫn nhau và trên nguyên tắc có hoàn trả lại cả vốn và lãi.

Theo các tác giả cuốn giáo trình “Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng” (Học viện Ngân hàng), tín dụng được định nghĩa như sau: “ Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sa ng người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu” [10]. Hoặc theo các tác giả cuốn sách “Tiền tệ ngân hàng” (Đại học Ngân hàng TP.HCM), khái niệm tín dụng được nêu ra nh ư sau: “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng trên cơ sở phải có sự hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn ban đầu” [6].


1.2.1.2. Bản chất của tín dụng

Phân tích cụ thể hơn về nội dung củ a các định nghĩa, khái niệm tín dụng nêu trên, có thể nhận thấy rằng, nhìn bề ngoài, tín dụng được biểu hiện là sự vận động của vốn (hay gọi chung là giá trị vốn tín dụng), bao gồm vốn bằng tiền / và hiện vật, giữa hai loại chủ thể: người có vốn và người c ần vốn. Trong mối quan hệ này, người có vốn chuyển giao tạm thời quyền sử dụng giá trị vốn tín dụng cho người cần vốn, trong một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau và trên nguyên tắc có hoàn trả lại cả vốn ban đầu và kèm theo phần giá trị gia tăng (lãi).

Có thể thấy rõ hơn bản chất của tín dụng thông qua sơ đồ phân tích sự vận động của giá trị vốn tín dụng lần lượt qua 3 giai đoạn: giai đoạn cho vay, sử dụng vốn vay và hoàn trả.

Hình 1.1: Sơ đồ vận động của giá trị vốn tín dụng

Giá trị vốn tín dụng

(1) Cho vay


(3) Hoàn trả

CHTHCHO VAY

CHTHỂ ĐI VAY

(2) Sử dụng vốn vay

Giá trị vốn tín dụng + Lãi

Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1, cho vay: người cho vay chuyển giao tạm thời quyền sử dụng giá trị vốn tín dụng cho người vay;

- Giai đoạn 2, sử dụng vốn vay: người vay toàn quyền sử dụng giá trị vốn tín dụng vào những mục đích đã được dự kiến trước (sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng,…);

- Giai đoạn 3, hoàn trả: kết thúc thời gian sử dụng giá trị vốn tín dụng như đã thỏa thuận, người vay phải hoàn trả lại đầy đủ giá trị vốn tín dụng ban đầu và kèm theo khoản lãi theo cam kết.

Tóm lại: Điểm căn bản để phân biệt bản chất của quan hệ tín dụng với các quan hệ tài chính tiền tệ khác ở chỗ :

Một là: trong quan hệ tín dụng chỉ có sự chuyển giao quyền sử dụng đối với vốn tiền tệ / và hiện vật, chứ không có sự chuyển giao quyền sở hữu chúng;

Hai là: chỉ chuyển giao tạm thời, có nghĩa là chỉ có thời hạn nhất định;

Ba là: người được sử dụng vốn phải trả một khoản lãi. Đó cũng ch ính là cái giá phải trả cho quyền được sử dụng vốn vay.


1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng ngân hàng

1.2.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ giao dịch về tài sản (tiền / và hiện vật) giữa một bên là ngân hàng (hay các định chế tài chính trung gian) đóng vai trò người cho vay và một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế - xã hội, đóng vai trò người đi vay.

NHTM là một định chế tài chính trung gian, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Vì thế, để có thể đóng vai trò người cho vay, trước hết ngân hàng đã là người đi vay. Chính vì vậy, đi sâu tìm hiểu về tín dụng ngân hàng, ta có thể thấy rõ thuật ngữ TDNH chính là sự biểu hiện hai mặt thống nhất trong một hoạt động. Cụ thể là khi sử dụng thuật ngữ TDNH cũng có nghĩa là một mặt nói tới hoạt động huy động vốn (nghiệp vụ tài sản Nợ), đồng thời mặt khác nói tới hoạt động cho vay (nghiệp vụ tài sản Có) của NHTM.

1.2.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Thứ nhất, chủ thể tham gia gồm một bên là ngân hàng và bên còn lại là các chủ thể khác trong nền kinh tế như các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân,… Một trong những chức năng hết sức quan trọng của NHTM là trung gian tín dụng. Với chức năng này, một mặt ngân hàng tập trung huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi sử dụng nó để cho vay, đầu tư…, chính điều này giúp ngân hàng có thể tập trung được nguồn vốn lớn, người có nhu cầu vốn có thể vay ngân hàng để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau.

Thứ hai, vốn tín dụng cấp chủ yếu là tiền tệ, cũng có thể là tài sản. Ngân hàng có thể cho vay bằng tiền hoặc tài sản dưới hình thức cho thuê tài chính. Đây là đặc điểm nổi bật của tín dụng ngân hàng so với tín dụng thương mại chỉ thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá, cần phải có sự trùng hợp nhu cầu về loại hàng hoá, thời gian, không gian… của các chủ thể tham gia. Nhờ vào đặc điểm này mà phạm vi và quy mô của tín dụng ngân hàng lớn hơn rất nhiều so với tín dụng thương mại và các loại hình tín dụng khác.

Thứ ba, thời hạn của tín dụng ngân hàng cũng rất linh hoạt, có thể là ngắn hạn, trung hoặc dài hạn do tín dụng ngân hàng chủ yếu sử dụng vốn tiền tệ, lại tập hợp được số đông người tham gia qua chức năng trung gian của ngân hàng. Với khả năng cung ứng tín dụng với mọi thời hạn khác nhau, tín dụng ngân hàng đã mở ra khả năng thu hút rộng rãi mọi đối tượng tham gia giao dịch, tạo ưu thế vượt trội so với các hình thức tín dụng khác.


Thứ tư, công cụ của tín dụng ngân hàng cũng rất linh hoạt, có thể là kỳ phiếu trái phiếu ngân hàng, các hợp đồng tín dụng… Ngân hàng huy động và sử dụng vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, trong quá trình đó, ngân hàng đã tạo ra các công cụ tín dụng có thể lưu thông nhằm tăng tính thanh khoản cho bản thân ngân hàng và cả cho khách hàng của mình.

Cuối cùng, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng mang tính chất gián tiếp, trong đó ngân hàng là trung gian tín dụng giữa những người tiết kiệm và những người cần vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. Những người tiết kiệm và những người cần vốn không trực tiếp gặp nhau, do đó không cần phải có sự trùng hợp nhu cầu về thời gian, về khối lượng,… mới chuyển giao vốn được. Đặc điểm này khiến ngân hàng trở thành cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tập trung được nguồn vốn tiết kiệm to lớn trong công chúng để đầu tư có hiệu quả cho nền kinh tế.

1.2.3. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại được coi là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng là h oạt động mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Nhìn một cách khái quát, hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại bao gồm hai mặt: Một mặt là tạo lập nguồn vốn, mà trước hết và chủ yếu

là từ việc huy động vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế xã hội. Mặc khác là sử dụng nguồn vốn đã được tạo lập để cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

1.2.3.1. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

- Mở tài khoản và nhận tiền gửi

Trong giao dịch giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, việc mở tài khoản được coi là dịch vụ đơn giản nhất, nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng. Nó mở đầu và đặt cơ sở cho các dịch vụ đa dạng mà mỗi ngân hàng thương mại sẽ cung cấp cho khách hàng của mình trong suốt thời gian tồn tại giao dịch giữa các bên.

Trong suốt thời gian tồn tại của tài khoản tại ngân hàng, trên tài khoản của khách hàng luôn tồn tại một số dư nhất định để sẵn sàng thực hiện các dịch vụ cần thiết tại ngân hàng. Với ngân hàng, số dư trên tài khoản của khách hàng đã tạo ra nguồn vốn huy động mà ng ân hàng có thể sử dụng vào hoạt động cho vay của mình.

Tùy theo từng đối tượng khách hàng và trên cơ sở nhu cầu của họ, ngân hàng thương mại có thể mở các loại tài khoản chủ yếu: Tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn….

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022