Bộ An ninh Nội địa, Bộ Tư pháp, Cục Điều tra Liên bang; Cộng đồng Tình báo. (2) Tiếp tục thay đổi hoạt động của Bộ Ngoại giao theo hướng ngoại giao chuyển đổi, thúc đẩy nền dân chủ hiệu quả và chủ quyền có trách nhiệm. (3) Nâng cao khả năng của các cơ quan trong việc lập kế hoạch, chuẩn bị, phối hợp, gắn kết và thực hiện các phản ứng trong tất cả các tình huống khủng hoảng bất ngờ và các thách thức lâu dài.
Nằm trong chiến lược cải cách bộ máy chính quyền theo hướng phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực quốc gia, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ của chính quyền Barack Obama nhấn mạnh đến sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ và cơ quan chức năng nhằm tăng cường tính hiệu quả triển khai thực hiện chính sách của chính quyền. Nói cách khác, việc bảo đảm an ninh quốc gia của Mỹ là trách nhiệm của tất cả các bộ, cơ quan chức năng trên các lĩnh vực, như quân sự có Bộ Quốc phòng; đối ngoại có Bộ Ngoại giao; kinh tế có Văn phòng Quản lý và Ngân sách, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Năng lượng, Bộ Nông nghiệp, Đại diện Thương mại Mỹ ở nước ngoài, Cục Dự trữ Liên bang và các định chế khác; an ninh có Bộ An ninh nội địa, Cộng đồng Tình báo. Ngoài ra, còn có sự phối hợp của phương tiện truyền thông, thành phần tư nhân và người dân Mỹ.
2.3.3. Lĩnh vực Đối ngoại
2.3.3.1. Chiến lược đối với các khu vực trọng điểm trên thế giới
- Với châu Âu: Nhìn chung, chính sách của Mỹ đối với châu Âu giai đoạn 1993 - 2012 đều nhất quán coi trọng vai trò của châu Âu, NATO trong chiến lược của Mỹ, bởi châu Âu là đồng minh của Mỹ, NATO là tổ chức quân sự do Mỹ lãnh đạo nhằm thúc đẩy các mục tiêu an ninh của Mỹ. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc khối VACSAVA sụp đổ nhưng khối NATO vẫn tồn tại và mở rộng. NATO mở rộng thì ảnh hưởng của Mỹ tại châu Âu lại càng lớn, vì Mỹ có tiếng nói quyết định trong NATO. Chiến lược an ninh
quốc gia của chính quyền Bill Clinton xác định lợi ích của châu Âu gắn liền lợi ích của Mỹ. “Khi châu Âu hòa bình, ổn định, nước Mỹ sẽ an toàn hơn. Khi châu Âu thịnh vượng, nước Mỹ cũng thịnh vượng”62. Chính quyền George W. Bush khẳng định trong chiến lược an ninh quốc gia rằng: “NATO vẫn là trụ cột sống còn trong chính sách đối ngoại của Mỹ”63. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Barack Obama tiếp tục khẳng định: “Mối quan hệ với các đồng minh châu Âu vẫn là hòn đá tảng trong chiến lược can dự của Mỹ với thế giới”64.
Mục tiêu chiến lược và chủ trương của Mỹ đối với châu Âu được xác định trong các bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ dưới ba đời Tổng thống giai đoạn này là duy trì châu Âu, NATO dưới sự lãnh đạo của Mỹ nhằm huy động sức mạnh của đồng minh trong đối phó với các nguy cơ, thách thức và thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của Mỹ; duy trì châu Âu thành một khối thống nhất, an ninh, ổn định và phát triển; củng cố và hỗ trợ quá trình cải cách thị trường và dân chủ ở các nước Đông Âu; duy trì và củng cố hiệu quả của các tổ chức an ninh châu Âu, đặc biệt là thúc đẩy vai trò và mở rộng NATO: ngoài 12 quốc gia đầu tiên có 16 quốc gia ký hiệp ước vào NATO: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ (1952); Tây Đức (1955); Tây Ban Nha (1982); Séc, Hungary, Ba La (1999); Bungari, Estonia, Latvia, Lithuavia, Romania, Slovakia, Slovenia (2004); Albania, Croatia (2009), coi đây là phương tiện chủ yếu giúp Mỹ duy trì vai trò lãnh đạo và ảnh hưởng đối với các vấn đề an ninh châu Âu.
- Với châu Á - Thái Bình Dương: Sau chiến tranh lạnh, châu Á - Thái Bình Dương nổi lên như một thị trường giàu tiềm năng, có vị trí kinh tế toàn cầu ngày càng lớn, tập trung nhiều cường quốc và là khu vực có sự ổn định
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 6
- Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 7
- Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 8
- Chiến Lược Đối Với Các Nước Lớn
- Được Định Hướng Bởi Đạo Luật Goldwater-Nichols
- Mục Tiêu Chiến Lược Là Bất Biến
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
62 National Security Strategy 1997, tlđd, tr. 2 63 National Security Strategy 2006, tlđd, tr.38 64 National Security Strategy 2010, tlđd,tr. 41
tương đối. Là siêu cường duy nhất còn lại và là một cường quốc châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích to lớn về chính trị, an ninh ở khu vực này.
Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực chiến lược có ý nghĩa ngày càng quan trọng đối với nền an ninh và sự phồn thịnh của Mỹ. Hơn thế nữa, châu Á - Thái Bình Dương còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ65. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh nói chung và giai đoạn 1993 - 2012 nói riêng, các chính quyền Tổng thống Mỹ đều rất coi trọng thúc đẩy chính sách tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương xuất phát từ vai trò quan trọng của khu vực này đối với lợi ích và an ninh nước Mỹ. Các Tổng thống Mỹ đều xác định châu Á - Thái Bình Dương có vai trò quan trọng đối
với lợi ích, an ninh nước Mỹ. Chính quyền Bill Clinton đánh giá: “Sức mạnh kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào khả năng nắm bắt cơ hội ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là khu vực có nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, chiếm 1/2 GDP của toàn cầu. 60% hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang các nền kinh tế APEC”66.
Chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 của Tổng thống Bill Clinton và Chiến lược an ninh quốc gia năm 2006 của Tổng thống George W. Bush có chung đặc điểm là đều khẳng định Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương. Chính quyền George W. Bush tuyên bố: “Mỹ là quốc gia Thái Bình Dương với nhiều lợi ích ở Đông Á và Đông Nam Á”67. Tuy nhiên, chính quyền George W. Bush coi trọng thúc đẩy lợi ích an ninh, cụ thể là chống khủng bố, ở khu vực châu Á, bởi nhiều quốc gia ở châu Á có tỷ lệ người Hồi giáo lớn, có nhiều tổ chức khủng bố ẩn náu. Trong khi đó, chính quyền Bill Clinton có cách tiếp cận tổng quan hơn trong chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương.
65 Chính sách Đối Ngoại của Hoa Kỳ sau Chiến tranh Lạnh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2000
66 National Security Strategy 1997, tlđd,tr. 21
Chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 xác định một trong những ưu tiên chiến lược là thúc đẩy xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình mới, ổn đinh, phát triển, trong đó lợi ích an ninh gắn liền với tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy dân chủ nhân quyền để củng cố vai trò của Mỹ như một lực lượng duy trì ổn định trong một khu vực châu Á - Thái Bình Dương liên kết hơn. Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, chính quyền Barack Obama nhấn mạnh hơn đến vai trò kinh tế của châu Á trong chiến lược toàn cầu của Mỹ: “Tăng trưởng kinh tế năng động của châu Á có liên quan đến thịnh vượng của nước Mỹ trong tương lai và sự nổi lên như một trong những trung tâm
ảnh hưởng đã làm cho khu vực này ngày càng trở nên quan trọng”68.
Xuất phát từ những đánh giá trên về vai trò của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, các chính quyền Mỹ giai đoạn này cơ bản đều tương đồng về các biện pháp triển khai chiến lược. Về kinh tế, các chính quyền Mỹ đều nhấn mạnh đến việc thúc đẩy vai trò của các tổ chức, định chế hợp tác đa phương, tích cực đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác kinh tế mới trong khu vực như APEC, ASEAN, Hiệp định Đối tác Tăng cường Mỹ - ASEAN, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); thúc đẩy các nước trong khu vực gia nhập WTO (như Trung Quốc, Đài Loan, Nga trong các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton; Việt Nam, Campuchia trong các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush). Về an ninh - quân sự, các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy vai trò của các đồng minh trong khu vực, gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và Philippines; tăng cường hợp tác với các trung tâm quyền lực như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ trong đối phó với các mối đe dọa về an ninh, các thách thức mang tính khu vực và
toàn cầu; duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực như một biện pháp thiết thực để tăng cường vai trò của Mỹ trong đảm bảo an ninh, ổn định.
Với khu vực Đông Nam Á, các chính quyền Mỹ đều xác định vai trò ngày càng quan trọng của khu vực này trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ. Chính quyền Bill Clinton xác định, lợi ích chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á tập trung vào vấn đề an ninh, các quan hệ kinh tế, ngăn chặn xung đột. Biện pháp tiếp cận của Mỹ là tăng cường mối quan hệ thiết thực với ASEAN, nhất là trong khuôn khổ ARF; theo đuổi các mục tiêu song phương với từng nước thành viên ASEAN nhằm ngăn chặn nguy cơ bất ổn về chính trị ở khu vực, thúc đẩy cải cách kinh tế thị trường, khuyến khích cải cách dân chủ và cải thiện về nhân quyền.
Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush xác định, ở Đông Nam Á, Mỹ sẽ được hưởng lợi từ một khu vực có nền kinh tế tự do, năng động; thúc đẩy mở rộng tự do chính trị ở khu vực. Để thúc đẩy hơn nữa tự do về kinh tế, chính trị, Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh, đối tác chủ chốt ở khu vực, gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand.
Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Barack Obama khẳng định, Mỹ sẽ theo đuổi một vai trò mạnh mẽ hơn trong các cấu trúc đa phương ở khu vực như ASEAN, APEC, TPP và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS)... Từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đến năm 1998 đến nay, hợp tác Đông Á tiến triển rất nhanh, giành được thành quả về nhiều mặt. Trung Quốc dần dần phát triển hai phương án hiệp định thương mại tự do tương đối thành thục (FTA - tức là “ASEAN+3” bao gồm các nước ASEAN+ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc; và “ASEAN+6” bao gồm các nước ASEAN+Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia và Niu Dilân). Điều này cho thấy sự phát triển của Trung Quốc thời gian gần đây cũng là một việc mà chính quyền Obama phải quan tâm nhiều.
Mặt khác, việc Mỹ củng cố vị thế lãnh đạo và tăng cường hợp tác về kinh tế với các nước khác ở khu vực này là có lợi cho Mỹ, giúp Mỹ thoát khỏi cảnh khó khăn về kinh tế hiện nay, tạo ra cơ hội việc làm quý giá trong nước. Vì vậy, nhu cầu bức thiết của Mỹ là cần chuyển trọng tâm chiến lược về mọi mặt, đặc biệt là an ninh sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính vì vậy, ngay sau khi lên cầm quyền, Tổng thống B.Obama đã đưa ra những điều chỉnh lớn về chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Chính quyền B.Obama có thể được gọi là “chiến lược can dự trở lại”, chiến lược này được đưa ra là dựa trên cơ sở xem xét lại chính sách ngoại giao và chính trị cường quyền của chủ nghĩa đơn phương Bush con; là sự mở rộng và khẳng định lại đối với chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Chính quyền B.Clinton. Năm 2011, chính quyền B.Obama tuyên bố rằng, Mỹ cần thiết phải “chuyển trọng tâm” (sau này đổi lại là “tái cân bằng”) trong chính sách đối ngoại. Theo đó, sẽ giảm bớt sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông, Afghanistan và chú ý nhiều hơn đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á. Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton chính thức sử dụng từ “trở lại” châu Á trong bài báo đăng trên tạp chí Chính sách Đối ngoại tháng 11/2011. Quy mô quân sự của chính sách “Trở lại” hoặc “Tái cân bằng” được nhắc đến thường xuyên ở Nhà Trắng.
- Với Tây Bán Cầu: Đây là khu vực được Mỹ xác định như khung sườn an ninh của nước Mỹ. Bởi vì, xây dựng một nền kinh tế Tây Bán Cầu mới là rất quan trọng với Mỹ, không chỉ để giải quyết vấn đề độc lập năng lượng mà còn tăng khả năng cạnh tranh công nghiệp. Châu Mỹ La Tinh là nơi sinh sống của 900 triệu người (chiếm khoảng 12% dân số thế giới) đại diện cho nền kinh tế trị giá 6 nghìn tỷ USD - ngang bằng với Trung Quốc. Thêm vào đó, lục địa này trẻ hơn và đô thị hóa nhanh hơn châu Á, xứng đáng là một "đối tác
.
hiệu suất cao” của Mỹ. Ngoài ra, các nền kinh tế Mỹ La tinh không cảm thấy mối đe dọa từ Hoa Kỳ lớn như Trung Quốc - đối tác thường xuyên bán phá giá tất cả mọi thứ từ quần áo đến điện thoại di động vào khu vực, đe dọa đến 90% sản xuất xuất khẩu của Mỹ La Tinh và làm các nước này bị thâm hụt thương mại69 Do đó, các Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong giai đoạn này đều tập trung vào việc thúc đẩy môi trường an ninh khu vực, tăng cường liên kết kinh tế, thúc đẩy cải cách dân chủ ở một số quốc gia. Những cải thiện về an ninh ở khu vực này gồm giải pháp cho những căng thẳng biên giới,
kiểm soát các phong trào nổi loạn và phổ biến vũ khí sẽ là điểm nhấn cần thiết để thúc đẩy tiến trình chính trị và kinh tế. Về kinh tế, Mỹ sẽ thực hiện liên kết kinh tế giữa Mỹ và các nước trong khu vực thông qua NAFTA mà Mỹ đóng vai trò chi phối, lãnh đạo; thông qua OAS để phát triển kinh tế, áp đặt mô hình chủ nghĩa tự do mới về kinh tế cho các quốc gia này, nhằm duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực.
- Với Trung Đông, Nam Á: Đây là những khu vực có liên quan đến lợi ích kinh tế của Mỹ, nhất là nguồn cung cấp dầu lửa. Đây còn là một trong những cái nôi của các tổ chức khủng bố quốc tế và có đồng minh thân cận Israel, nên trong các chiến lược an ninh quốc gia, các chính quyền Mỹ giai đoạn này đều đặt mục tiêu đạt đột phá trong tiến trình hòa bình Trung Đông, tiếp tục bảo vệ an ninh Israel, các nước bạn bè Arab; bảo đảm sự tiếp cận thuận lợi của Mỹ đối với các nguồn dầu lửa của khu vực. Điểm khác biệt trong chiến lược an ninh của Mỹ giai đoạn này là việc xác định Iraq từ một trong những quốc gia thù địch của nước Mỹ (cùng CHDCND Triều Tiên, Iran trong liên minh “trục ma quỷ”) dưới thời Bill Clinton thành quốc gia đối tác
69 Hoa Kỳ đừng quên Mỹ Latinh tại địa chỉ: http://petrotimes.vn/hoa-ky-dung-quen-my-la-tinh- 46179.html
của Mỹ dưới thời George W. Bush (sau khi lật đổ Tổng thống Saddam Hussein năm 2003).
Với Nam Á, các bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đều nhấn mạnh đến mục tiêu thúc đẩy khu vực này có được “dân chủ, ổn định” thông qua nỗ lực giải quyết các cuộc xung đột kéo dài và các biện pháp xây dựng lòng tin. Cụ thể, Mỹ sẽ thúc đẩy Ấn Độ và Pakistan ký kết hiệp định cắt giảm vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo. Mỹ khẳng định, xây dựng mối quan hệ hợp tác đồng minh thân thiết với Ấn Độ sẽ có lợi cho cả hai bên và Ấn Độ và với tiềm lực quốc phòng và tham vọng của mình có đủ khả năng trở thành “người bảo hộ” an ninh Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Sự ổn định ở khu vực và các mối quan hệ song phương được tăng cường yế tố quan trọng đối với lợi ích của Mỹ ở khu vực.
- Với châu Phi: Đây là một khu vực có vai trò quan trong trong thúc đẩy lợi ích chiến lược, an ninh của nước Mỹ, bởi châu Phi có nguồn khoáng sản, nguồn cung cấp dầu mỏ lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng bố, sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Do đó, các chính quyền Mỹ đều coi trọng thúc đẩy chiến lược tại khu vực này. Tuy nhiên, cách tiếp cận và ưu tiên chiến lược sự khác nhau dưới thời các tổng thống. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton xác định, đây là một khu vực có thể tạo ra những mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia nghiệm trọng, từ chủ nghĩa khủng bố được các nhà nước bảo trợ, tội phạm quốc tế, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Do đó, Mỹ cần phải tích cực can dự một cách có hiệu quả vào khu vực, tập trung vào các biện pháp chính như phát huy vai trò và mở rộng Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), hỗ trợ xây dựng châu Phi thành khu vực không có vũ khí hạt nhân, tăng cường hợp tác nhằm chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chấm dứt sự hậu thuẫn của Sudan đối với chủ nghĩa