Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Giáo Dục Hành Vi Văn Hóa Vệ Sinh Cho Trẻ Mẫu Giáo Bé Ở Trường Ở Mầm Non

trẻ em, mục đích giáo dục là hạnh phúc. Về phương pháp giáo dục, ông chủ trương tìm cách ngăn cản thói hư tật xấu đột nhập trái tim con người, cần chuẩn bị cho trẻ em có khả năng đấu tranh loại bỏ thãi hư tật xấu. Do đó, phải thay đổi phương pháp, biện pháp giáo dục theo lứa tuổi.

Trong học thuyết của Mác - Lênin khi bàn đến vấn đề chung của giáo dục và giáo dục gia đình cho rằng: Giáo dục con cái là chức năng quan trọng của gia đình, muốn giáo dục thế hệ trẻ, thì ngay từ khi mới ra đời phải củng cố quan hệ gia đình và tổ chức tốt các mối quan hệ gia đình.

A.X.Macrenco (1888 - 1939) khi bàn về giáo dục con người ông đã đưa ra các nguyên tắc: Giáo dục trẻ em trước hết là trách nhiệm của cha mẹ, giáo dục trẻ phải chú ý các đặc điểm của trẻ, giáo dục phải bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Giáo dục gia đình cần có những nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức riêng.

Nhà giáo dục Nga L.F.Ôxtroxcaia đã dày công nghiên cứu quá trình giáo dục trẻ trong gia đình và khẳng định: Những phẩm chất tốt đẹp và năng lực sáng tạo của con người cần phải xây dựng, rèn luyện, từ rất sớm, trong gia đình. Hành vi của trẻ là kết quả của giáo dục, hành vi tự tiện, bướng bỉnh, nũng nịu của trẻ chứng tỏ sự thiếu uy tín của người lớn trong gia đình. Do đó, giáo dục tính sẵn sàng vâng lời được coi trọng để hình thành ở trẻ những giá trị văn hoá tốt đẹp. Cần lựa chọn các phương pháp sư phạm để tác động đến trẻ tính yêu cầu cao, tính hợp lý của công tác động viên, khuyến khích, nêu gương, lời chỉ bảo và sự giải thích những qui tắc thực hiện hành vi trong giáo dục trẻ.

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, có thể kể đến các công trình nghiên cứu có liên qua của các tác giả: Tác giả Hoàng Thị Phương, Trần Trọng Thủy có khá nhiều công trình nghiên cứu về vệ sinh trẻ em nói chung, giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo nói riêng. Trong công trình nghiên cứu“Giải phẫu sinh lý và vệ sinh phòng bệnh trẻ em” theo tác giả Trần Trọng Thủy, những thói quen hàng ngày cần giáo dục cho trẻ chỉ là những động tác đơn giản như rửa tay, rửa mặt

trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy... Nhưng làm thế nào để hình thành được những hành vi, thói quen này cho phù hợp với yêu cầu lứa tuổi của trẻ nhỏ là vấn đề khoa học cần được người lớn quan tâm một cách đúng mức [17].

Bên cạnh đó, tác giả Hoàng Thị Phương cũng đề cập khá rõ đến nội dung, phương pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh và cách đánh giá mức độ hình thành thói quen hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ trong giáo trình “Vệ sinh trẻ em” [16].

Tác giả Nguyễn Lân, trong tác phẩm “Con người văn minh sống như thế nào” đã nêu rõ: Con người văn minh trước hết phải coi trọng giá trị của con người nói chung, luôn có ý thức vươn đến cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp thể hiện trong mọi mặt từ lời nói, dáng điệu, cử chỉ, hành vi, cách ăn mặc, cách trang trí nơi ở,… Thực hiện nếp sống văn minh trong gia đình, với xóm làng, trên đường phố. Với cách đánh giá với những giá trị của con người sống trong xã hội hiện đại cần phải làm, chúng ta có thể qua đây sử dụng một số mẫu chuẩn hành vi văn hoá cần giáo dục trẻ trong gia đình [14].

Theo tác giả Phạm Khắc Chương và Nguyễn Thị Bích Hồng trong tác phẩm “Giáo dục gia đình” đã khái quát một số nội dung cơ bản của giáo dục trong gia đình như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

+ Giáo dục hành vi đạo đức: Hình thành những quy tắc, chuẩn mực, đạo đức.

+ Giáo dục thái độ, kỹ năng lao động

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên - 3

+ Giáo dục thể chất thẩm mỹ [12].

Tác giả Võ Nguyên Du với công trình nghiên cứu “Một số nội dung và biện pháp giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ em trong gia đình” đã phân tích rất rõ các nội dung giáo dục hành vi văn hoá, căn cứ theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng, biện pháp giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ cần được tiến hành theo các nhóm biện pháp tác động: Giữa trẻ em với cha mẹ và người lớn

trong gia đình; giữa trẻ em với cộng đồng dân cư trên địa bàn sinh sống. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đưa ra những biện pháp giáo dục cụ thể trong giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ trong gia đình hiện nay [6].

Trong giáo trình “Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em” của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã khái quát các vấn đề lý luận về giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em như khái niệm chung về hành vi văn hóa, quá trình hình thành phát triển hành vi văn hóa, nội dung, phương pháp giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ dưới 6 tuổi, giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đặc biệt [22].

Ngoài ra, còn rất nhiều công trình có giá trị thực tiễn đã được các nhà khoa học nghiên cứu như: Tác giả Vũ Văn Dân với công trình nghiên cứu “Lối sống văn hoá và giáo dục lối sống văn hoá cho học sinh” trình bày rất cụ thể các mặt biểu hiện của lối sống văn hoá trên bình diện lý luận và thực tiễn cuộc sống [5]. Tác giả Lưu Thu Thuỷ nghiên cứu về “Quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học” đã chứng minh hiệu quả giáo dục được nâng cao nếu thực hiện theo mét quy trình tác động gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị; Giai đoạn tác động; Giai đoạn đánh giá [18]. Tác giả Ngô Huyền Nhung với đề cương bài giảng “Vệ sinh trong dạy học ở trường mầm non” đã khái quát một số vấn đề chung về vệ sinh trong dạy học ở trường mầm non, việc tổ chức vệ sinh trong dạy học và một số hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non. [15].

Tác giả Tào Thị Hồng Vân nghiên cứu về vấn đề “Văn hóa học đường dưới góc độ văn hóa vệ sinh của lứa tuổi mẫu giáo trong trường mầm non”. Trong bài viết này tác giả đưa ra khái niệm hành vi văn hóa vệ sinh, các nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh và biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mầm non. Tuy nhiên bài viết mới đi nghiên cứu các nội dung về mặt lý luận chưa đề cập đến thực tiễn của công tác giáo dục này [28].

Qua nghiên cứu các công trình của các tác giả trong và ngoài nước chúng tôi nhận thấy: Việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ đã được quan tâm từ rất

lâu trong gia đình cũng như nhà trường. Cốt lõi là giáo dục cho trẻ nhận thức đúng đắn các giá trị văn hoá qua các mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống, nhằm hình thành những phẩm chất tốt đẹp ở mỗi cá nhân.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ là một quá trình toàn vẹn với hệ thống các thành tố giáo dục: Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc, phương pháp, nhà giáo dục và đối tượng giáo dục. Là quá trình tác động chủ đạo của nhà giáo dục và người được giáo dục tự giác, tích cực chuyển hoá những yêu cầu của các chuẩn mực hành vi đã quy định thành thói quen tương ứng.

Nội dung và phương thức thể hiện hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ do thực tiễn cuộc sống và những truyền thống văn hóa quy định, vì vậy không ngừng biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay theo các nhóm biện pháp tác động: Giữa trẻ em với cha mẹ và người lớn trong gia đình; giữa trẻ em với cộng đồng dân cư trên địa bàn sinh sống. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đưa ra những biện pháp giáo dục cụ thể trong giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé. Song các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo giúp chúng tôi nghiên cứu biện pháp giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên.

1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1. Khái niệm giáo dục

Có nhiều cách hiểu khác nhau về giáo dục, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi theo quan điểm của nhóm tác giả Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trần Thị Minh Huế, Lê Công Thành trong công trình nghiên cứu “Giáo dục học đại cương”….quan niệm:

Giáo dục (theo nghĩa rộng) (quá trình sư phạm tổng thể): “Là quá trình hình thành và phát triển nhân cách, quá trình xã hội được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, diễn ra trên bình diện cá nhân hay tập thể được thực hiện thông qua hoạt động và giao lưu giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục nhằm giúp người học chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội lịch sử” [21].

Giáo dục (theo nghĩa hẹp): Là quá trình bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể trong đó chủ yếu nhằm hình thành cho con người lý tưởng, niềm tin, động cơ trong sáng, trên cơ sở đó mà hình thành thái độ, tình cảm, những nét tính cách phù hợp với hệ thống giá trị xã hội, góp phần hình thành nhân cách, đạo đức của con người [21].

1.2.2. Hành vi văn hóa vệ sinh

Để hiểu rõ được khái niệm văn hóa vệ sinh, trước hết nhóm nghiên cứu đi tìm hiểu khái niệm về hành vi.

Theo từ điển Tiếng Việt: Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định [26].

Theo từ điển thuật ngữ Tâm lý học Mỹ: Hành vi là thuật ngữ khái quát chỉ những hoạt động, phản ứng, phản hồi, di chuyển và tiến trình đó có thể đo lường được của bất cứ cá nhân nào [7].

Khái niệm hành vi: được hiểu là một hành động hay nhiều hành động phức tạp trước một sự việc, hiện tượng mà các hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan. Mỗi hành vi của một người là biểu hiện của các yếu tố cấu thành nên nó, đó là kiến thức, niềm tin, thái độ, cách thực hành (hay kỹ năng) của người đó trong một hoàn cảnh hay tình huống cụ thể nào đó. Một hành vi có thể thấy ở một cá nhân, cũng có thể thấy trong thực hành của một nhóm cá nhân hay cả một cộng đồng. Hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài có thể trở thành thói quen.

Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết hành vi là cách ứng xử của con người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định với sự điều khiển, điều chỉnh của tâm lý, ý thức người đó [22].

Định nghĩa văn hóa được cộng đồng thế giới sử dụng nhiều và được nhiều người trích dẫn hơn cả là định nghĩa của UNESCO: Văn hóa là tổng thể

những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và cảm xúc quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội mà nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin [27].

Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [20].

Khái niệm vệ sinh là những quy tắc giữ gìn sự sạch sẽ cho bản thân và môi trường xung quanh nhằm phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Vệ sinh là biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Để vệ sinh trở thành thói quen văn hóa mỗi người cần phải có một quá trình tập luyện, rèn luyện và đấu tranh với bản thân.

Từ những quan điểm trên theo chúng tôi “Hành vi văn hóa vệ sinh là những hành vi vệ sinh diễn ra trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày được chủ thể tiến hành một cách khoa học hướng tới việc củng cố, bảo vệ sức khỏe của chủ thể”. Hành vi vệ sinh văn hóa ở đây có thể hiểu như hành vi vệ sinh thân thể sạch sẽ, hành vi ăn uống có văn hóa vệ sinh, hành vi giữ trang phục, đồ dùng cá nhân gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, hành vi giao tiếp có văn hóa…

1.2.3. Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục tới đối tượng giáo dục để hình thành ở trẻ nhận thức, thái độ, hành vi văn hóa vệ sinh phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với chuẩn mực về vệ sinh văn hóa nhằm giúp trẻ có cuộc sống khỏe mạnh và đạt được những mục đích của quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh là quá trình bộ phận trong quá trình giáo dục, chăm sóc trẻ ở trường mầm non. Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ hướng vào việc hình thành cho trẻ có nhận thức, thái độ đúng đắn về các hành vi văn hóa vệ sinh, đồng thời giáo viên có những tác động có mục đích, có kế hoạch đến trẻ để hình thành ở trẻ những hành vi văn hóa vệ sinh phù hợp với lứa tuổi với chương trình giáo dục trẻ ở trường mầm non nhằm đạt được mục tiêu của quá trình giáo dục nói chung và giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ ở trường mầm non nói riêng.

1.3. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường ở mầm non

1.3.1. Một số đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo bé

* Sự thay đổi hoạt động chủ đạo:

Cuối tuổi ấu nhi, ở trẻ xuất hiện một mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập đang phát triển mạnh và một bên là khả năng còn quá non yếu của trẻ. Tình trạng trẻ em luôn đòi hỏi “ Để con tự làm lấy” còn người lớn thì luôn “Cấm không được làm” đã dẫn đến những mâu thuẫn giữa trẻ và người lớn. Để giải quyết mâu thuẫn này, trẻ phải tìm đến một hoạt động mới: Hoạt động vui chơi mà thực chất là trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ). Hoạt động với đồ vật nguyên là hoạt động chủ đạo của tuổi ấu nhi, nay lùi xuống hàng thứ hai, nhường chỗ cho hoạt động vui chơi nổi lên chiếm vị trí ưu thế và giữ vai trò chủ đạo để tạo ra một diễn biến cơ bản trong tâm lý của trẻ, tức là bắt đầu hình một nhân cách. Tuy nhiên vì mới chuyển sang vị trí hoạt động chủ đạo nên hoạt động vui chơi chưa thể đạt tới dạng chính thức mà chỉ mới ở dạng sơ khai của nó. Chính vì vậy mà hoạt động vui chơi cỡ độ tuổi này có những đặc điểm sau đây:

+ Do vốn sống của trẻ còn quá ít ỏi nên việc mô phỏng lại đời sống xã hội của người lớn còn hạn chế. Những mảng cuộc sống được đưa vào trò chơi chưa nhiều, chưa rộng, chỉ mới quanh quẩn với những sự việc gần gũi đối với trẻ.

+ Nét đặc trưng của trò chơi ĐVTCĐ là ở chỗ trẻ phải hoạt động cùng nhau để mô phỏng lại những mối quan hệ của người lớn trong xã hội. Nhưng ở tuổi mẫu giáo bé trẻ chưa quen phối hợp hoạt động với nhau, cho nên tuy hoạt động vui chơi được chuyển sang hoạt động chủ đạo nhưng vẫn còn bị hoạt động cũ, hoạt động với đồ vật chi phối.

+ Ở tuổi mẫu giáo bé, trò chơi ĐVTCĐ vừa mới xuất hiện còn rất no yếu, nhưng nó vẫn tạo ra ở trẻ một cấu tạo tâm lý mới, một nhân cách hết sức đơn giản, nhưng đó lại chính là xu hướng phát triển cơ bản của trẻ. Do đó giáo viên cần tập trung mọi cố gắng để làm cho hoạt động vui chơi phát triển thật mạnh mẽ.

* Sự phát triển của các quá trình tâm lý:

- Chú ý: Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ ở độ tuổi này được hình thành và phát triển mạnh do sự tiếp xúc với nhiều dạng đồ vật, những loại âm thanh, màu sắc, độ di động khác nhau, kích thích phản xạ định hướng của trẻ. Những thay đổi cơ bản trong các phẩm chất chú ý của trẻ:

+ Khối lượng chú ý tăng đáng kể: Khối lượng chú ý không chỉ là số lượng đồ vật trong cùng một thời điểm trẻ tri giác được nhiều, mà ngay một vật trẻ chú ý được nhiều thuộc tính, tính chất hơn. Khối lượng chú ý của trẻ cũng tăng lên dưới tác động của ngôn ngữ và hình ảnh.

+ Tính bền vững của chú ý: Tính bền vững của chú ý tăng đáng kể. Theo số liệu nghiên cứu thì trẻ 3 - 4 tuổi chú ý được 27 phút so với trẻ 1 tuổi là 14,5 phút.

+ Tính chủ định của chú ý phát triển mạnh.

- Tri giác: Ở độ tuổi này đã làm chủ được tri giác của mình, dưới sự hướng dẫn bằng lời của người lớn trẻ đã biết quan sát nhất là những đồ vật quen thuộc.Trẻ tự tổ chức được quá trình tri giác của mình. Trong quan sát trẻ rất tò mò, ham hiểu biết, hay đặt câu hỏi…Tính đúng đắn trong việc phân biệt màu sắc, kích thước… cao hơn. Sự phát triển tri giác thể hiện ở tính đúng đắn

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí