Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT TẮT


STT

VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

CBQL

Cán bộ quản lý

2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh

4

HVVHVS

Hành vi văn hóa vệ sinh

5

NXB

Nhà xuất bản

6

SL

Số liệu

7

TB

Trung bình

8

TB

Trung bình

9

TL

Tỷ lệ

10

TP

Thành phố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên - 2


Số hóa bởi Trung tâm Học liệiuv– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về khái niệm hành vi văn hóa vệ sinh 40

Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh 41

Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về mục đích của giáo dục hành vi văn

hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé 42

Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc giáo dục hành vi

văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé 43

Bảng 2.5: Thực trạng nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh 44

Bảng 2.6: Thực trạng sử dụng phương pháp trong giáo dục hành vi văn

hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé 47

Bảng 2.7: Thực trạng con đường giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh 49

Bảng 2.8: Đánh giá của GV về mức độ nhận thức của trẻ trong thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh 52

Bảng 2.9: Đánh giá của GV về mức độ thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh

của trẻ mẫu giáo bé 57

Bảng 2.10: Điều kiện ảnh hưởng đến việc hình thành hành vi văn hoá vệ

sinh cho trẻ mẫu giáo bé 61

Bảng 2.11: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hành vi văn hoá vệ

sinh cho trẻ mẫu giáo bé 61

Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ cần thiết các biện pháp giáo dục giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm

non Thành phố Thái Nguyên 86

Bảng 3.2: Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường

mầm non Thành phố Thái Nguyên 88


Số hóa bởi Trung tâm Học liệuv– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện thực trạng nội dung giáo dục hành vi văn

hóa vệ sinh của trẻ 45

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ đánh giá của GV về mức độ thực hiện hành vi văn

hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo bé 57

Biểu đồ 2.3: Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hành vi văn

hoá vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé 62


Số hóa bởi Trung tâm Học liệvu i– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp ủy đảng, chính quyền, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Trẻ em được tiếp cận với giáo dục sớm sẽ thúc đẩy quá trình học tập, phát triển về thể chất, nhân cách, trí tuệ trong giai đoạn tiếp theo, nhất là trẻ mẫu giáo - thời kỳ có tính quyết định để tạo tiền đề phát triển toàn diện trong tương lai.

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, ngoài yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng hợp lý, yếu tố chăm sóc vệ sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi cá nhân. Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức và thói quen vệ sinh giúp trẻ sống khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh hành vi văn hóa, văn minh phòng chống bệnh tật là việc làm rất quan trọng, đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường mầm non. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần có sự phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh, bởi không phải trẻ nào cũng có thói quen vệ sinh thường xuyên và đúng quy trình. Để tạo được thói quen cho trẻ thì cô giáo, phụ huynh phải thường xuyên rèn luyện, nhắc nhở bằng nhiều cách thức khác nhau, giúp trẻ dễ hiểu, để trẻ đi đến việc hình thành thói quen văn hóa vệ sinh bằng con đường ngắn nhất.

Trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có 45 trường mầm non (trong đó: 38 trường công lập, 01 trường dân lập, 06 trường tư thục), 20 nhóm trẻ tư thục, 20 lớp mẫu giáo tư thục với 439 lớp, 15.830 trẻ. Đa số các trường đều thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, vì thế 100% trẻ đến trường được chăm sóc giáo dục theo chương trình chăm sóc giáo dục mầm non và học 2 buổi/ngày có ăn bán trú tại trường, được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 4%, tỷ lệ trẻ phát triển đạt yêu cầu: 98%. Tuy nhiên hiệu quả của quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ ở một số trường còn hạn chế, điều này do nhiều nguyên nhân, nếu nghiên cứu được thực trạng giáo dục hành

vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mầm non ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tìm ra nguyên nhân và đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé sẽ có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Xuất phát từ lí do trên tôi chọn đề tài “Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên” cho công trình nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái nguyên, đề tài đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên trong những năm qua đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số những tồn tại nhất định. Nếu nghiên cứu đề xuất được những biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn các trường mầm non thành phố Thái Nguyên thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường Mầm non.

5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

5.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên gồm các nội dung: giáo dục hành vi vệ sinh thân thể, hành vi ăn uống có văn hóa, hoạt động có văn hóa và giao tiếp có văn hóa.

- Phạm vi khảo sát: Khảo sát trên 120 cán bộ quản lý, giáo viên và mẫu giáo bé thuộc 04 trường mầm non: Trường mầm non Quang Trung, Trường mầm non 19/5, Trường mầm non Thái Hải, Trường mầm non PDA. Số liệu khảo sát trong năm học 2014 - 2015.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh…hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Quan sát sư phạm

- Quan sát cách tổ chức tiến hành các hoạt động giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ của giáo viên.

- Quan sát trẻ trong các giờ hoạt động, giờ chơi, giờ ăn,…để thấy được biểu hiện hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ.

7.2.2. Phỏng vấn sâu

- Phỏng vấn trực tiếp giáo viên, trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non, nhằm bổ sung cho kết quả nghiên cứu thực trạng về giáo dục hành vi văn hóa

vệ sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non.

- Trò chuyện, trao đổi với giáo viên, cha mẹ trẻ về vấn đề giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé.

- Trò chuyện đàm thoại với từng trẻ và nhóm trẻ để tìm hiểu nhận thức của trẻ về các hành vi văn hóa vệ sinh và mức độ hình thành các hành vi này ở trẻ.

7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Khảo sát giáo viên về thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non.

7.2.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia

Sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia các lĩnh vực: giáo dục học, tâm lý học, nhà quản lý và giáo viên có kinh nghiệm ở trường mầm non nhằm xác định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non.

7.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng toán thống kê và một số phần mềm tin học để xử lý kết quả điều tra, khảo sát.

8. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 3 chương chính và các phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục. Ba chương chính của luận văn:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non.

Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên

Chương 3: Biện pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA VỆ SINH CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở TRƯỜNG MẦM NON‌

1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em. Vì thế từ lâu nó đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Từ những năm 70 trở lại đây đi sâu nghiên cứu và công bố các tài liệu nói về vấn đề này có một số tác giả A.P.Traboxkaia, L.Nhicaganhen, E.L.Simbireva, H.L.Grigorev…Trong tác phẩm của mình, các tác giả đã chứng minh sự cần thiết phải hình thành các hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ [1][2].

Các tác giả đã phân tích mối liên hệ giữa giáo dục vệ sinh và giáo dục kỉ luật tự giác cho trẻ, chỉ ra con đường cơ bản để giáo dục vệ sinh trên cơ sở phân tích đặc điểm lứa tuổi và nhiệm vụ giáo dục vệ sinh cho trẻ.

A.P.Traboxkaia trong “Những cơ sở lý luận về vệ sinh trẻ em” NXB Giáo dục, 1971 cho rằng, “Những thói quen văn hóa vệ sinh phải bắt buộc giáo dục cho trẻ ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. Kĩ năng vệ sinh hình thành cho trẻ trong quá trình giáo dục dần dần sẽ trở thành kỹ xảo, thói quen của trẻ”. Tác giả đã nêu ra điều kiện để hình thành thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ và đưa ra quan điểm: “Phải dạy trẻ tỉ mỉ cách tiến hành các hành động vệ sinh và cần phải sử dụng các biện pháp phù hợp với chúng” [2].

Quan niệm của Platon (427-348 TrCN) cho rằng: Quá trình đào tạo con người tự do theo nhiều giai đoạn. Thời kỳ “giáo dục mẫu giáo” được tiến hành trong gia đình và do người mẹ đảm nhiệm. Nội dung giáo dục bao gồm văn hoá, thể dục, âm nhạc, triết học, pháp luật, nhằm mục đích hiểu biết về Chân, Thiện, Mỹ. Theo J.J.Rutxô (1712 - 1778) thì: Thiên nhiên tạo ra con người có bản chất tốt đẹp, sống tự do, hạnh phúc. Ông khẳng định, đối tượng giáo dục là

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí