Những Quy Định Chung Khi Tiến Hành Tố Tụng Đối Với Người Dưới 18 Tuổi

thế cho việc giam giữ hoặc bỏ tù [13] được quy định tại Những quy tắc của LHQ về việc bảo vệ người CTN bị tước bỏ tự do [18].

- Một số quy định khác như: không ai dưới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự bị cáo buộc trách nhiệm hình sự [17], trẻ em bị tước tự do (bị bắt giam, phạt tù) được hưởng các quyền về giáo dục, đào tạo nghề, được chăm sóc y tế [18], ưu tiên thành lập các chương trình trợ giúp pháp lý và trợ giúp khác cho trẻ em [17], cha mẹ người giám hộ phải được thông báo về các trường hợp bắt giam người CTN [17], những người có trách nhiệm với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự phải được đào tạo huấn luyện về quyền trẻ em, phải có phẩm chất tư cách chuyên môn [12] được quy định trong các hướng dẫn, quy tắc của LHQ.

- Một số nguyên tắc quan trọng như: quyền giả định vô tội - một người được coi là vô tội cho đến khi hành vi của họ được chứng minh là có tội theo quy định pháp luật [14]; không bị tra tấn đối xử trừng phạt tàn ác vô nhân đạo hạ thấp nhân phẩm [21]; việc giam giữ người CTN phải tách riêng với người trưởng thành [19]; đảm bảo các quyền cơ bản như có luật sư đại diện, cho phép các trẻ em đang bị tạm giam, bị bắt, bị tình nghi, bị cáo buộc, hoặc truy tố về tội hình sự liên hệ với cha mẹ hoặc người giám hộ, … [20] được quy định trong các văn bản của LHQ liên quan đến nhân quyền.

Khung pháp lý riêng biệt: Để thực hiện các nguyên tắc, hướng dẫn về ĐTTT thì các quốc gia thành viên của Công ước LHQ về quyền trẻ em có nhiệm vụ cam kết phổ biến rộng rãi những nguyên tắc và quy định của Công ước này tới công dân của quốc gia đó bằng cách trực tiếp viện dẫn các quy định từ các văn bản từ các văn bản quốc tế hoặc nội luật hóa những quy định đó vào pháp luật quốc gia. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cũng như xem xét khả năng áp dụng thực hiện đồng bộ, mỗi quốc gia được khuyến khích để xây dựng một khung pháp lý riêng biệt về tư pháp người CTN gắn liền với hệ thống pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là

cần phải xem xét để việc xây dựng các văn bản pháp luật quốc gia không được trái với các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế mà LHQ đã đề ra.

Thứ hai, cơ quan/người tiến hành tố tụng. Khi tiến hành tố tụng đối với người NCT bên cạnh những quy định và nguyên tắc nói trên thì LHQ đặt đề ra những quy định tiêu chuẩn nhất định về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Theo đó, các nhân viên cảnh sát, những người thường xuyên hoặc chuyên giải quyết những vấn đề liên quan tới người CTN hoặc những người chủ yếu được giao nhiệm vụ ngăn chặn tội phạm ở người CTN, phải được hướng dẫn và đào tạo một cách đặc biệt. Những tiêu chuẩn chuyên môn và việc đào tạo sâu về chuyên môn là phương tiện trước hết để ngăn sự lạm quyền xảy ra trong quá trình điều tra và giúp cho những hành động, quyết định ở giai đoạn này được thực hiện một cách chính xác, bảo vệ quyền của người CTN. Ở những thành phố lớn, cần thành lập những đơn vị cảnh sát đặc biệt chuyên giải quyết những trường hợp liên quan tới người CTN. Quá trình điều tra không chỉ bao gồm cảnh sát mà còn những người tiến hành tố tụng khác hỗ trợ cho quá trình tố tụng, bao gồm nhưng không giới hạn những đối tượng sau: người hỗ trợ, bào chữa cho người CTN; người hành nghề dịch vụ bảo vệ trẻ em; nhân viên cơ quan phúc lợi trẻ em; công tố viên và luật sư bào chữa; nhân viên ngoại giao, lãnh sự; … [15]. Bên cạnh những kiến thức về luật học, về những quyền mà LHQ cũng như quốc gia dành cho người CTN, sự am hiểu về tâm sinh lý của trẻ em độ tuổi này, kĩ năng thuyết phục, làm việc với trẻ em cũng là những nghiệp vụ chuyên môn cần thiết. Luật mẫu về tư pháp vị thành niên 2013 cũng đã đưa ra điều luật yêu cầu về đặc điểm của cảnh sát, cán bộ điều tra, công tố viên điều tra phải được đào tạo chuyên biệt về làm việc với trẻ em mới có thẩm quyền lấy lời khai [19]. Trong các cơ quan tiến hành tố tụng, nên thành lập những bộ phận chuyên trách tiến hành điều tra các vụ án liên quan đến người CTN. Trong trường hợp quốc gia không đủ điều kiện để thành lập cơ quan chuyên biệt thì trong mỗi cơ quan

tiến hành tố tụng phải có những người tiến hành tố tụng chuyên biệt để giải quyết các vụ án này[15].

Thứ ba, những dịch vụ hỗ trợ. Ngoài việc xây dựng các quy định của pháp luật và đội ngũ tiến hành tố tụng chuyên trách thì cần thiết lập những dịch vụ đặc biệt như quản chế, tư vấn, giám sát cùng với các cơ sở chuyên dụng, ví dụ như là trung tâm điều trị ban ngày, cơ sở chăm sóc và điều trị cho người phạm tội tuổi vị thành niên [12]. Bên cạnh sự hỗ trợ về mặt tình cảm để ba mẹ, người đại diện của người CTN tham dự vào quá trình điều tra thì các quốc gia còn cần phải cung cấp cho họ sự trợ giúp về mặt pháp lý một cách miễn phí. Bên cạnh sự trợ giúp từ những luật sư hay chuyên gia về pháp luật, sự trợ giúp còn có thể đến từ những người khác (ví dụ như nhân viên xã hội) là những người này có đầy đủ kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ để có thể giúp đỡ người CTN trong quá trình điều tra. Ngoài ra, chăm sóc y tế cũng là một dịch vụ hỗ trợ cho người CTN được LHQ chú trọng hướng dẫn. Mỗi trẻ vị thành niên được chăm sóc y tế đầy đủ, cả phòng ngừa và điều trị, bao gồm chăm sóc sức khỏe răng miệng, nhãn khoa và tinh thần, được cung cấp dược phẩm cũng như chế độ ăn uống đặc biệt theo chỉ dẫn y tế. Ngay khi vào trại giam, mỗi trẻ đều có quyền được bác sĩ kiểm tra tình trạng thể chất và tinh thần. Thuốc chỉ nên được dùng khi thực hiện các biện pháp điều tra cần thiết trên cơ sở y tế, bởi những nhân viên có trình độ chuyên môn sau khi có sự đồng ý của người CTN. Đặc biệt, nghiêm cấm dùng thuốc như một phương tiện để thu thập thông tin cũng như thúc đẩy việc trẻ đưa ra lời khai trong quá trình điều tra. Sự chăm sóc, kiểm tra sức khỏe của người CTN phải được diễn ra một cách thường xuyên [18].

Để mô hình ĐTTT theo hướng dẫn của LHQ thật sự có hiệu quả đòi hỏi không chỉ những quy định của pháp luật ghi nhận quyền của người CTN tham gia tố tụng hay nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng mà còn cần đảm

bảo những yếu tố khác như cơ sở vật chất thực hiện quá trình tố tụng, đặc điểm của người tiến hành tố tụng,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Kết luận chương 1

Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 4

Xây dựng mô hình TTHS nói chung và điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện nói riêng là một trong những yêu cầu đặt ra được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Để thật sự hiểu đúng và đầy đủ bản chất điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện cần nghiên cứu và xem xét trên nhiều mặt, đặt vấn đề vào trong tổng thể các mối quan hệ có liên quan để đưa ra cái nhìn toàn diện.

Chương 1 tập trung phân tích, làm rò nhận thức chung về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm cơ bản như điều tra VAHS, người CTN - người dưới 18 tuổi, ĐTTT, từ đó đưa ra định nghĩa khái quát về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện. Thông qua định nghĩa này, luận văn nêu lên được những đặc điểm đặc trưng của điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện so với điều tra các VAHS thông thường, chỉ rò mối quan hệ giữa điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện và điều tra VAHS do người đủ 18 tuổi thực hiện. Bên cạnh đó, chương 1 đã trình bày những quy định chung về ĐTTT đối với người CTN theo hướng dẫn của LHQ bao gồm các cơ sở quy định về ĐTTT và mô hình ĐTTT theo hướng dẫn của LHQ làm nền tảng cho pháp luật Việt Nam xây dựng khung pháp lý riêng đối người dưới 18 tuổi phạm tội, hoàn thiện các quy định của pháp luật phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc quốc tế.

Đồng thời, dựa vào những nhận thức chung này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận và phân tích các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện trong chương sau của luận văn.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

VIỆT NAM VỀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN


2.1. Những quy định chung khi tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi

2.1.1. Nguyên tắc tiến hành tố tụng

Hoạt động TTHS là những hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn có tính phức tạp, được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, hợp lý và khoa học, khi thực hiện sẽ tác động đến các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Vì vậy, pháp luật đòi hỏi các hoạt động này phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc nhất định.

Nguyên tắc của pháp luật TTHS là những tư tưởng, quan điểm, những phương châm và định hướng chi phối hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS. Cụ thể, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTHS bao gồm: bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa; tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân; bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể; bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân, danh dự, uy tính, tài sản của pháp nhân; bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân; suy đoán vô tội; không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm; xác định sự thật vụ án; bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; trách nhiệm của cơ quan/người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trách nhiệm khởi tố và xử lý VAHS; tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra; trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong TTHS; bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành

tố tụng, người tham gia tố tụng; … [27]. Đây là những nguyên tắc chung mà khi tiến hành tố tụng bất kì ở giai đoạn nào từ điều tra, truy tố đến xét xử khi tiến hành tố tụng, các chủ thể tiến hành tố tụng đều phải bắt buộc thực hiện và không được là trái với các nguyên tắc trên.

Với đối tượng áp dụng đặc thù là người dưới 18 tuổi – những người dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ khi tham gia vào quá trình tố tụng. Nếu trong quá trình điều tra các VAHS, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện không đúng, có những hành động không đúng mực sẽ dễ ảnh hưởng dẫn đến tâm lý tiêu cực cho các em và khiến các em mất niềm tin vào các cơ quan thực thi pháp luật. Do đó, BLTTHS 2015 đã quy định những nguyên tắc tiến hành tố tụng riêng biệt đối với người dưới 18 tuổi. Các thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi không chỉ tuân theo nguyên tắc riêng được quy định tại Chương XXVIII của BLTTHS 2015 mà trước hết phải tuân theo những nguyên tắc tiến hành tố tụng cơ bản nêu trên.

BLTTHS 2015 ngoài việc kế thừa những quy định phù hợp của BLTTHS 2003 đã có một bước tiến dài so với BLTTHS 2003 khi có một điều luật - Điều 414 quy định cụ thể rò ràng 7 nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. BLTTHS 2015 đã xây dựng một hệ thống 7 nguyên tắc tiến hành tố tụng riêng đối với người dưới 18 tuổi nhằm bảo đảm mô hình tố tụng thân thiện vừa giải quyết đúng đắn VAHS vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp, nâng cao đến mức đối đa phúc lợi của các em. Những nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tham khảo quy định của Công ước về quyền trẻ em và hướng dẫn, giải thích của LHQ về tư pháp người chưa thành niên, ví dụ nguyên tắc: bảo đảm lợi ích tốt nhất (the best interests); bảo đảm giữ bí mật cá nhân (the right to privacy); bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện (the right to have parents or the guardian participate in the proceedings); tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến (the right to be heard). Khi giải quyết VAHS các thủ tục tiến hành tố tụng cần phải được thực hiện trên

cơ sở cân nhắc sao cho phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, nhận thức, mức độ trưởng thành của người dưới 18 tuổi.

Qua đây, có thể thấy BLTTHS 2015 phần lớn kế thừa và ghi nhận các quy định một cách bao quát hơn, không còn quá cụ thể, chi tiết. Bên cạnh đó, một số quy định một cách chung chung đã không còn mà được nhà làm luật cụ thể hóa thành các quy định cụ thể như:

- Quy định “Hạn chế đến mức thấp nhất số lần tiếp xúc giữa người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên với bị can, bị cáo” được BLTTHS 2015 quy định cụ thể nguyên tắc trong giai đoạn điều tra như hoạt động đối chất “Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án” [27]. Với việc quy định chi tiết hơn, các nhà mong muốn bảo vệ sự an toàn của người bị hại và người làm chứng, bởi lẽ lời khai của hai đối tượng này rất có thể sẽ có thể chống lại lời khai của người bị buộc tội, từ đó tạo nên tâm lý thù hằn, mong muốn trả đũa.

- Quy định “Áp dụng các biện pháp phù hợp, cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo đảm người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên cũng như người thân thích của họ được an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác khi các quyền ấy bị đe dọa hoặc bị xâm hại”. Đối với quy định này BLTTHS 2015 không quy định về nguyên tắc riêng đối với người dưới 18 tuổi mà áp dụng cho tất cả những người bị hại, người làm chứng và người thân thích của họ nói chung tại Chương XXXIV.

- Bên cạnh đó, BLTTHS còn ghi nhận một số nguyên tắc như: bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện, một số chủ thể khác nhằm bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp cho người dưới 18 tuổi; nguyên tắc tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa,

quyền trợ giúp pháp lý của người CTN. Đây là những nguyên tắc mới thể hiện sự tiến bộ của Bộ luật mới nhằm thỏa mãn những yêu cầu mà LHQ ra.

2.1.2. Những vấn đề cần chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi

Trong quá trình giải quyết VAHS, việc xác định đúng đối tượng chứng minh không chỉ là điều kiện cần thiết để nhận thức vụ án được chính xác mà còn giúp cho các Cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở khoa học khi tiến hành các hoạt động tố tụng của mình. Khi tiến hành tố tụng theo thủ tục thông thường những vấn đề phải chứng minh khi điều tra, truy tố, xét xử VAHS được quy định tại Điều 85 BLTTHS 2015. Theo đó, những vấn đề cần được chứng minh trên cơ bản được chia thành ba nhóm vấn đề: Một là, những đối tượng chứng minh thuộc về bản chất của vụ án hay các yếu tố cấu thành tội phạm. Hai là, những đối tượng chứng minh có ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và hình phạt. Ba là, những đối tượng chứng minh tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Các đối tượng chứng minh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, xác định đúng đối tượng chứng minh sẽ giúp cho quá rình giải quyết VAHS mang tính khoa học, khắc phục tình trạng điều tra tràn lan, không có định hướng.

Bên cạnh việc xác định các đối tượng cần chứng minh trên, khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc là người dưới 18 tuổi nhằm đảm bảo tối ưu quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, cũng như áp dụng đúng đắn chính sách hình sự của Nhà nước để giáo dục người phạm tội trở thành người lương thiện, các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xác định thêm những vấn đề sau:

- Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên.

- Ðiều kiện sinh sống và giáo dục.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí