này có thể kiểm soát được nợ xấu tốt hơn các ngân hàng có qui mô nhỏ. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Misra và Dhal (2010).
4.8.2 Các biến không có ý nghĩa thống kê
Mô hình hồi quy chưa tìm thấy kết quả thực nghiệm chứng minh tồn tại mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí trên thu nhập (OPE) và NPL. Thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam có thể dùng để giải thích cho kết quả trên. Cụ thể, chi phí hoạt động tăng có thể do các ngân hàng nâng mức lương lên cao để giữ chân những nhân viên có năng lực, thu hút thêm nhân lực giỏi, có trình độ chuyên môn cao, điều này góp phần hạn chế rủi ro từ nhóm nguyên nhân chủ quan gây ra nợ xấu. Có thể liệt kê một số ngân hàng có chi phí hoạt động tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm xuống như: Ngân hàng Công thương giai đoạn 2009 – 2011, Ngân hàng Đầu tư và phát triển 2008 -2010,…
Với đặc điểm tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại là kết quả của những hợp đồng tín dụng có chất lượng kém từ những năm trước và cách xử lý nợ xấu trong năm hiện tại, nên kết quả điều tra thực nghiệm giai đoạn 2006 – 2016 không tìm ra được bằng chứng nào để kết luận tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản (LA)) có mối quan hệ tích cực với tỷ lệ nợ xấu NHTM.
Kết quả tỷ lệ nợ xấu năm trước (LNPL) không có ý nghĩa thống kê.
Cụ thể, qua dữ liệu thu thập được, nhìn chung các ngân hàng giai đoạn 2013-2015 đều có mức tăng trưởng tín dụng cao nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm so với những năm trước đó. Kết quả này là do có sự can thiệp của Chính phủ sau khi nhận định được tầm quan trọng của vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có những động thái tích cực để phòng ngừa rủi ro nợ xấu có thể xảy ra với ngân hàng mình qua việc nâng cao quá trình giám sát và xử lý tín dụng.
Bảng 4.11: Tóm tắt kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động nợ xấu tại các NHTM Việt Nam
Giải thích ngắn gọn | Kỳ vọng tác động | Kết quả | Mức ý nghĩa | |
Non- performing | Biến phụ thuộc Tỷ lệ nợ xấu NHTM |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Dư Nợ Tín Dụng Trên Tổng Tài Sản (Loan To Assets – La)
- Bảng Mô Tả Các Biến Được Sử Dụng Trong Nghiên Cứu
- Kiểm Định Lựa Chọn Mô Hình Pooled Và Mô Hình Dữ Liệu Bảng Rem
- Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10
- Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 11
- Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
GDP growth | Các biến độc lập Tốc độ tăng trưởng GDP | - | - | 1% |
Inflation growth | Tốc độ tăng trưởng lạm phát | + | - | 1% |
Unemployment (UNE) | Tỷ lệ thất nghiệp | + | + | 1% |
Market interest rate (AWPR) | Lãi suất cho vay trung bình | + | + | 1% |
Oilprice | Giá dầu | - | + | 5% |
Operating expense to Income (OPE) | Tỷ lệ chi phí trên thu nhập | + | Không có ý nghĩa thống kê | |
Return on Assets (ROA) | Suất sinh lợi tài sản | - | - | 1% |
Loans to Assets (LA) | Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản | + | Không có ý nghĩa thống kê | |
Loan growth (GRL) | Tăng trưởng tín dụng | + | - | 1% |
Bank size (SIZE) | Quy mô ngân hàng | - | - | 5% |
Last non- performing loans (LNPL) | Tỷ kệ nợ xấu năm trước | + | Không có ý nghĩa thống kê |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Tóm tắt chương 4
Chương 4, luận văn dựa vào lý thuyết chương 2 để xây dựng giả thiết nghiên cứu cùng với mô hình hồi quy: Pool OLS, REM và FEM, GMM. Kết quả cho thấy có các nhân tố tác động đến nợ xấu: tăng trưởng GDP, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất cho vay trung bình, suất sinh lợi tài sản, tăng trưởng tín dụng, qui mô ngân hàng, giá dầu. Các yếu tố tác động với nợ xấu với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 5%, 1%. Ngoài ra, kết quả cho thấy chưa có mối quan hệ tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, tỷ lê nợ xấu năm trước với nợ xấu. Kết quả nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu Salas và Suarina (2002) và Makri và cộng sự (2014), Collins và Wanjau (2011). Các mẫu ngân hàng trong luận văn có cả ngân hàng có qui mô lớn, vừa và nhỏ nên có thể đại diện cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô và các tố nội tại đến tỷ lệ nợ xấu các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2016. Các yếu tố vĩ mô được nghiên cứu bao gồm: (i) tăng trưởng GDP; (ii) tỷ lệ lạm phát; (iii) tỷ lệ thất nghiệp; (iv) lãi suất cho vay trung bình; (v) giá dầu. Các yếu tố nội tại bao gồm: (vi) tỷ lệ chi phí trên thu nhập, (vii) suất sinh lời tài sản; (viii) tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản; (ix) tăng trưởng tín dụng; (x) quy mô ngân hàng; (xi) tỷ lệ nợ xấu năm trước.
Tác giả lược khảo các cơ sở lý thuyết sẽ là tiền đề xây dựng các giả thuyết nghiên cứu của luận văn. Tiếp sau đó, luận văn sẽ chọn dữ liệu nghiên cứu gồm 24 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2006-2016, tổng cộng gồm 264 quan sát được sử dụng trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng phương pháp hồi quy sai phân GMM (Generalized method of moments) để ước lượng và khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và nội sinh.
Với phương pháp GMM trong nghiên cứu này có thể kết luận: có mối quan hệ trái chiều giữa tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, suất sinh lợi tài sản và qui mô ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu các NHTM tại Việt Nam. Nghĩa là khi kinh tế tăng trưởng hoặc lạm phát tăng, tỷ lệ nợ xấu các NHTM có chiều hướng giảm xuống trong giai đoạn 2006-2016 vừa qua. Ngược lại với mối quan hệ trên tỷ lệ thất nghiệp, giá dầu, lãi suất cho vay trung bình có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Khi thất nghiệp hoặc lãi suất cho vay tăng lên sẽ khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi các khoản cho vay.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại
Đối với các yếu tố nội tại ngân hàng, bài nghiên cứu tìm thấy hiệu suất sử dụng tài sản - lợi nhuận trên tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng và quy mô ngân hàng ảnh hưởng ngược chiều tới nợ xấu. Do đó để làm giảm nợ xấu, các ngân hàng nên thúc đẩy
các biện pháp với hướng tăng hiệu suất sử dụng tài sản, thúc đẩy các gói giải pháp tăng trưởng tín dụng và tích cực tích lũy tổng tài sản trong quá trình hoạt động. Ngoài ra các yếu tố và nhóm giải pháp liên quan tới điều chỉnh hiệu quả chi phí, tăng trưởng cho vay không hiệu quả trong việc kiểm soát nợ xấu.
Đối với các yếu tố vĩ mô, kết quả thực trạng tại Việt Nam tìm thấy tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay trung bình và giá dầu thế giới có ảnh hưởng đến nợ xấu. Trong thời kỳ môi trường tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, lãi suất cho vay trung bình tăng và giá dầu thế giới gia tăng sẽ thúc đẩy việc tăng nợ xấu. Như vậy, trong các thời kỳ này, các nhà quản trị ngân hàng cần chú ý thắt chặt hơn trong các giải pháp kiểm soát nợ xấu. Để làm tốt công tác này, tác giả kiến nghị các nhà quản trị tăng cường giám sát các chỉ tiêu vĩ mô tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp ở các báo cáo tổng cục thống kê, lãi suất cho vay trung bình ở ngân hàng nhà nước và giá dầu thế giới ở Quỹ tiền tệ quốc tế IMF; đặc biệt trong các báo cáo dự báo về tình hình của các nền kinh tế ở Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, và Ngân hàng thế giới WB; từ đó xây dựng các phương pháp dự báo nền kinh tế vĩ mô phù hợp.
Song song với các giải pháp ở trên, xuất phát từ cơ sở các nguyên nhân được đề cập trong luận văn, nhằm hạn chế tình hình nợ xấu phát sinh cao thì việc chấp hành nghiêm túc trích lập dự phòng cũng như các giải pháp xử lý nợ xấu là rất cần thiết. Bởi việc cố tình che giấu nợ xấu, không thực hiện đúng các quy định của ngân hàng nhà nước về nợ xấu nhằm làm cho các báo cáo của ngân hàng chỉn chu. Ngoài ra, cũng nhằm mục đích thu hút các cổ đông góp vốn cũng như việc tạo niềm tin cho các khách hàng. Nhưng điều đó sẽ dẫn đến hậu quả không biết chính xác con số nợ xấu của ngân hàng để có thể xử lý, không trích lập dự phòng đúng, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Việc minh bạch công khai nợ xấu còn có thể giúp nhìn nhận chính xác tình hình nợ xấu thực tế nhằm đưa các giải pháp phù hợp để xử lý.
Ngoài ra việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cần chú trọng đến chất lượng tín dụng để có thể kiểm soát được nợ xấu, không vì áp lực chỉ tiêu doanh số mà chấp nhận
cho vay các khách hàng yếu kém. Bởi đó là mầm mống phát sinh nợ xấu trong tương lai. Nhằm tránh việc chạy theo số lượng, các ngân hàng cần có các chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng, chú trọng đến việc cho vay với những khách hàng có tài chính tốt, có mục đích sử dụng vốn rõ ràng, có năng lực trả nợ và có thiện chí trả nợ.
5.2.2 Kiến nghị đối với nhà nước
Thực hiện mạnh tay xử lý các ngân hàng yếu kém, nhằm giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam nâng cao được chất lượng
Thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại việc bảo hộ của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng nhỏ, năng lực quản lý yếu kém, nợ xấu phát sinh cao. Mặc dù đã có luật phá sản, nhưng thực tế ngân hàng nhà nước vẫn chưa mạnh tay đối với các ngân hàng nhỏ yếu kém, từ đó dẫn đến tâm lý ỷ lại “không thể phá sản” vì đã có ngân hàng nhà nước xử lý, đưa cho các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn của nhà nước quản lý nên không phải lo. Điều đó sẽ không có động lực để các ngân hàng nhỏ tự thân vận động khi gặp khó khăn. Ngoài ra, với khả năng tài chính hạn hẹp, việc đầu tư vào các công nghệ hiện đại cũng như có được nguồn nhân lực chất lượng rất khó khăn. Ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong cuộc chạy đua của các ngân hàng trong hệ thống. Chính vì thế, việc tăng tiềm lực tài chính như sáp nhập các ngân hàng cùng qui mô hoặc xin sáp nhập với các ngân hàng lớn nhằm cải tổ bộ máy hoạt động sẽ mang lại những hướng đi tích cực hơn trong hoạt động ngân hàng, tăng hiệu quả hoạt động làm giảm nợ xấu.
Các nhà quản trị ngân hàng nhà nước nên tích cực phân tích và dự báo dịch chuyển của các yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước, cụ thể tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay trung bình và giá dầu thế giới. Hiểu biết về sự dịch chuyển các yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước, hiện tại và dự đoán tương lai góp phần điều chỉnh trong các giải pháp kiềm chế nợ xấu ngân hàng tại mỗi thời kỳ.
Tích cực xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng
Hiện nay, lượng nợ xấu còn tồn đọng trong các ngân hàng và VAMC vô cùng lớn và chưa thể xử lý được nhiều. Nguyên nhân do các chính sách, quy định vẫn chưa rõ
ràng. Chính vì điều đó đã gây không ít khó khăn trong việc xử lý nợ xấu.
Với sự ra đời của VAMC đã xử lý được một phần nợ xấu, tuy nhiên vẫn không đáng kể. Nguyên nhân:
+ Do nguồn vốn còn hạn chế nên việc xử lý nợ xấu chưa hiệu quả.
+ Chưa có thị trường nợ xấu hoạt động đúng nguyên tắc do đây là ngành kinh doanh có điều kiên nên chỉ có các TCTD mới được tham gia vào thị trường.
+ Nguồn nhân lực của VAMC còn hạn chế chỉ có trụ sở duy nhất ở Hà Nội trong khi đó các nợ xấu mua lại thì có ở mọi nơi.
+ Các thủ tục mua bán chuyển giao còn nhiều khó khăn vướng về các thủ tục pháp lý (các thủ tục liên quan đến giải chấp).
5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
5.3.1 Hạn chế của đề tài
Tuy đã cố gắng hoàn thành đề tài nghiên cứu nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế sau:
Đề tài thu thập số liệu của 264 mẫu quan sát của 24 NHTM tại Việt Nam giai đoạn năm 2006-2016, mẫu quan sát này còn ít so với mẫu nghiên cứu của các nước trên thế giới. Từ đó, kết quả mà nghiên cứu này có được chưa giải thích hết được các yếu tố tác động nợ xấu của các NHTM. Tuy nhiên, mẫu trong nghiên cứu đạt yêu cầu về số lượng mẫu tối thiểu.
Nghiên cứu chỉ xem xét trong phạm vi các NHTM Việt Nam, chưa đề cập đến các loại hình ngân hàng khác như: chi nhánh ngân hàng nước ngoài… Do đó, chưa thể so sánh các loại hình sở hữu về các yếu tố tác động đến nợ xấu.
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ những hạn chế của đề tài, tác xin đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. Thứ nhất mở rộng cỡ mẫu nghiên cứu và số năm nghiên cứu. Thứ hai, sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu thêm các ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo tính chất sở hữu (ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài) để có thể đánh giá
tổng quát hơn tác động của yếu tố này đến. Sau cùng, nghiên cứu các yếu tố định tính, ví dụ như năng suất lao động của nhân viên tín dụng … tác động đến nợ xấu. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ mở rộng hoặc tập trung vào các yếu tố vừa nêu.
Trong phạm vi nghiên bài nghiên cứu này, tác giả dựa trên mô hình đo lường tác động của các yếu tố lên biến phụ thuộc tỷ lệ nợ xấu. Các tác động các yếu này ở thời gian tương ứng đồng thời. Các nghiên cứu sau có thể xây dựng các hướng tiếp cận khác như độ trễ của các yếu tố độc lập ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ xấu.
Tóm tắt chương 5
Tác giả căn cứ vào tình hình nợ xấu tại chương 3 cùng với kết quả mô hình nghiên cứu chương 4 đề xuất một số kiến nghị và giải pháp đối với tình hình nợ xấu tại các NHTM tại Việt Nam nhằm quản lý tốt hơn nưa tình trạng nợ xấu.