Một Số Giải Pháp Cơ Bản Nâng Cao Hiệu Quả Giáo Dục Đạo Đức Quân Nhân Cho Học Viên Trường Sĩ Quan Lục Quân 2 Trong Tình Hình Hiện Nay


luyện một số học viên còn đơn giản vấn đề, năng lực tự giáo dục chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ GDĐĐQN của Nhà trường, chưa kết hợp được phương pháp tự giáo dục với giáo dục, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện có hiệu quả. Có học viên vẫn mang tư tưởng bình quân chủ nghĩa, thỏa mãn với những thứ có sẵn nên thiếu cố gắng vươn lên, ngại khó, ngại khổ trong học tập. Học theo lối thụ động ghi chép, học thuộc những kiến thức được truyền đạt rồi trả bài thi, kiểm tra mà lượng kiến thức không vào trong nhận thức, cũng không trở thành phương pháp luận trong thực hành, xử trí công việc. Trong học tập, rèn luyện, các mối quan hệ hàng ngày còn có học viên thiếu tính tự giác, hoạt động thiếu tính kế hoạch, tiêu chí cụ thể của bản thân, phải đợi đôn đốc, nhắc nhở. Khả năng tìm tòi, nghiên cứu, bổ sung nguồn tri thức mới của một bộ phận học viên còn chậm, dẫn đến thiếu thông tin, kiến thức thực tiễn. Tinh thần đấu tranh, tham gia phản bác các quan điểm sai trái, phản động trên Blog Nhà trường của một số học viên chưa tích cực, chưa gắn với nhiệm vụ. Như vậy, chính sự thiếu tự giác trong tự giáo dục, rèn luyện dẫn đến một số học viên có lúc, có biểu hiện vi phạm chuẩn mực đạo đức của người quân nhân. Qua kết quả tổng hợp số liệu phân loại học tập hàng năm của học viên cho thấy; vẫn có những năm tỷ lệ học viên xếp loại học lực trung bình khá vẫn cao, năm 2016 là 4,65%, năm 2017 là 3,02% và năm 2020 là 3,02%. Kết quả rèn luyện hàng năm, vẫn có một số học viên ý thức rèn luyện chưa cao như: năm 2016 có 0,58% học viên rèn luyện ở mức trung bình, năm 2017 là 0,27% và năm 2019 là 0,18% [Phụ lục 6].

Bốn là, tham gia hoạt động thực tiễn. Một bộ phận học viên chưa phản ánh đúng yêu cầu vừa học tập, vừa rèn luyện trong Nhà trường, vì vậy, trong tham gia các hoạt động; hội thi, hội thao, dọn dẹp vệ sinh khuôn viên doanh trại, khu dân cư, hoạt động tăng gia sản xuất, văn hóa, văn nghệ,… của đơn vị, của xã hội vẫn thiếu tính tích cực, tính chủ động còn bị đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên. Một bộ phận học viên vì nhận thức chưa sâu xa tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của các hoạt động phong trào, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, về nguồn, động viên thăm


hỏi người có công với cách mạng, hoàn cảnh khó khăn, nghĩa tình đồng đội nên còn hời hợt, chủ quan, ít hứng thú khi tham gia.

Năm là, tham gia xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức quân sự. Môi trường văn hóa quân sự là môi trường nhân văn cao cả, nơi người học viên hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, ở một số đơn vị học viên, hoạt động của các tổ chức (trong đó có Đoàn thanh niên, học viên) chủ yếu tuân theo những nguyên tắc chung, theo yêu cầu những quy định của cấp trên, mang tính hình thức, thiếu những quy chế hoạt động cụ thể sát với đơn vị mình. Trong học tập và cuộc sống, việc giải quyết các mối quan hệ cơ bản thường chỉ chú trọng tới nguyên tắc về sự phục tùng một cách cứng nhắc, trong khi đó, ý nghĩa đạo đức, tinh thần nhân ái, trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau giữa cán bộ với học viên, cũng như giữa các học viên với nhau chưa được thể hiện rõ nét. Trong quá trình tham gia bình rèn, đóng góp ý kiến để xây dựng tập thể quân nhân vững mạnh, tạo bầu không khí trong lành vẫn có sự e ngại, rụt rè, ngại phát biểu, ngại ý kiến chưa thực sự thể hiện tình đồng chí đồng đội trong học tập.

2.2.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, một số lực lượng tham gia giáo dục chưa nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của ĐĐQN đối với học viên.

Trong nhiều năm qua, với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên, các chủ thể giáo dục đã có nhiều biện pháp trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ GDĐĐQN cho học viên, góp phần xây dựng Trường SQLQ2 vững mạnh toàn diện. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn một số cấp ủy, chi bộ, cán bộ trực tiếp quản lý học viên vẫn chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ vị trí, vai trò của ĐĐQN, về sự cần thiết phải tiến hành hoạt động GDĐĐQN cho học viên. Do đó, chưa quan tâm đúng mức, trong lãnh đạo, chỉ huy, hướng dẫn hoạt động GDĐĐQN cho học viên.

Trong quá trình GDĐĐQN vẫn còn thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp ủy, chi bộ, cơ quan đơn vị trong Nhà trường về các khâu xây dựng nội dung, chương trình, lập kế hoạch, biện pháp giáo dục sát đúng với từng đối tượng học viên,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


còn ở mức độ chung chung dàn đều cho tất cả các đối tượng. Việc quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của Đảng, của quân đội, Nhà trường về ĐĐQN của một số cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đôi lúc chưa được thường xuyên, chưa có nhiều biện pháp chỉ đạo thực hiện. Tính gương mẫu của một số cán bộ, Đảng viên có thời điểm chưa cao, còn bị lôi cuốn, tác động bởi những tiêu cực của xã hội, ảnh hưởng không tốt đến học viên. Công tác kiểm tra, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, nắm bắt tâm tư tình cảm của học viên ở một số cơ quan, cán bộ quản lý có lúc vẫn chưa kịp thời. Trong Nghị quyết số 21-NQ/ĐU ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Đảng ủy Trường SQLQ2 về việc bổ sung chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 chỉ rõ: “Công tác giáo dục, nắm bắt, quản lý tư tưởng, các mối quan hệ đối với cán bộ, học viên, nhân viên có lúc, có nơi chưa nhạy bén… Một số cấp ủy, chi bộ lãnh đạo chưa toàn diện, tổ chức thực hiện Nghị quyết thiếu tính triệt để; quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên còn thiếu chiều sâu,…” [19].

Giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay - 8

Như vậy, chính những hạn chế về mặt nhận thức, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của một số cấp ủy, chi bộ, cán bộ quản lý học viên là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chất lượng GDĐĐQN cho học viên có lúc chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ GDĐT trong tình hình mới hiện nay.

Thứ hai, quá trình thực hiện đổi mới các nội dung, hình thức, phương pháp để GDĐĐQN cho học viên vẫn còn chưa thường xuyên, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, lồng ghép giữa các hoạt động của đơn vị với thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến làm hạn chế hiệu quả GDĐĐQN cho học viên ở Nhà trường. Hiện nay, trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của cơ chế thị trường, của xu thế hội nhập và mở cửa đã và đang tạo ra những thay đổi trong mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có giáo dục. Để theo kịp với nền giáo dục hiện đại, đồng thời đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu phát triển quân đội, Nhà trường và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần đặt ra những yêu cầu mới đối với nhiệm vụ giáo dục. Trong đó, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp GDĐĐQN phải được xác định là một nội dung trọng tâm, cơ bản, xuyên suốt của quá trình GDĐT trong Nhà trường. Tuy


nhiên, với nhiều lý do khác nhau, việc đổi mới đó vẫn chưa được tiến hành thường xuyên và coi trọng đúng mức. Chương trình giáo dục còn chung chung, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Nội dung giáo dục còn đơn điệu, thiếu tính chiều sâu, còn dàn trải, chưa quan tâm đúng mức tới định hướng nhận thức và hành động cho người học. Hình thức, phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt còn đơn điệu, nặng về lý thuyết hình thức truyền tải thông tin một chiều trong các buổi hội họp, sinh hoạt, giáo dục chính trị, giảng chuyên đề ít phát huy được tính độc lập, sáng tạo vận dụng trong thực tiễn; thiếu lồng ghép giữa các hoạt động của đơn vị với thực hiện nhiệm vụ giáo dục cũng làm giảm hiệu quả GDĐĐQN cho học viên. Quân ủy Trung ương nhấn mạnh: “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đổi mới chưa mạnh mẽ,... chưa theo kịp sự phát triển của tình hình; trước những diễn biến phức tạp của mặt trái cơ chế thị trường, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tác động mạnh vào quân đội, nhưng biện pháp phòng, chống hiệu quả chưa cao, định hướng tư tưởng chưa nhạy bén, kịp thời” [47].

Thứ ba, một số học viên thiếu tính tích cực, chủ động trong giáo dục và tự giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người quân nhân cách mạng.

Cùng với giáo dục thì tự giáo dục, rèn luyện là yêu cầu cơ bản, nhiệm vụ quan trọng ở Trường SQLQ2. Tuy nhiên, theo đánh giá khách quan vẫn có một số học viên tinh thần tự giáo dục, rèn luyện chưa cao, chưa thực sự tích cực tu dưỡng, phấn đấu học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực thực hiện nhiệm vụ nên kết quả học tập, rèn luyện vẫn ở mức thấp, chưa theo kịp với sự phát triển của nhiệm vụ quân đội và Nhà trường trong giai đoạn mới; một số tự bằng lòng với những kiến thức đã có, thiếu tính chủ động, tích cực, tự giác trong nghiên cứu, trong tìm tòi, tiếp nhận những thông tin mới, kiến thức mới. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến mức độ chuyển biến về nhận thức, tinh thần trách nhiệm trong trong tu dưỡng, rèn luyện ĐĐQN của một số học viên có lúc còn chưa cao, còn vi phạm điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội, quy định của đơn vị.


2.3. Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay

2.3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể và lực lượng trong giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2

Đây là giải pháp cơ bản, quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến nâng cao hiệu quả GDĐĐQN cho học viên ở Trường SQLQ2. Giải pháp này vừa bảo đảm quá trình GDĐĐQN cho học viên được tiến hành thuận lợi, vững chắc, đồng thời còn là cơ sở, tiền đề quan trọng để phát huy hiệu quả của quá trình đó đối với thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ GDĐT của Nhà trường.

Giáo dục ĐĐQN là nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong Nhà trường nhưng trực tiếp và quan trọng là cấp ủy, chỉ huy các cấp, các cơ quan, khoa giáo viên và đơn vị quản lý học viên. Tuy nhiên, nhìn từ những bất cập, hạn chế trong công tác GDĐĐQN cho học viên Trường SQLQ2 hiện nay, cũng thấy được một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả GDĐĐQN có lúc chưa cao đó là do nhận thức, trách nhiệm chưa toàn diện của một số chủ thể trong Nhà trường. Vậy, để nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các chủ thể hơn nữa cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, nâng cao nhận thức của các chủ thể về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của GDĐĐQN cho học viên.

Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng mới có hành động đúng.

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng được” [37, tr.360]. Do đó, để nâng cao nhận thức cho chính mình và gắn hoạt động thực tiễn bám sát lý luận, hơn ai hết chủ thể giáo dục là cấp ủy, chỉ huy các cấp, các cơ quan, khoa giáo viên và đơn vị quản lý học viên cần phải:

Xây dựng cho mình nhận thức đúng đắn về vai trò của ĐĐQN và GDĐĐQN cho học viên. Thấy được GDĐĐQN là hoạt động có ý nghĩa quan trọng được tiến hành thường xuyên, liên tục, góp phần nâng cao chất lượng GDĐT của Nhà trường và xây dựng đơn vị quản lý học viên vững mạnh toàn diện. Thấy được nó có ý


nghĩa quan trọng là động tinh thần trực tiếp rèn luyện bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin, lý tưởng, xây dựng lối sống trong sạch lành mạnh, khắc phục khó khăn, gian khổ và nhiệt huyết trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Giúp định hướng chính trị rõ ràng để không bị giao động, ngã nghiêng trước những tác động xấu từ các vấn đề xã hội. Đồng thời góp phần hình thành nhân cách phẩm chất người sỹ quan tương lai cho học viên, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Các chủ thể cũng phải nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của bản thân trong GDĐĐQN cho học viên để từ đó không ngừng học tập, tu dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực, tác phong công tác của bản thân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt học tập chính trị, nghiên cứu quán triệt các nghị quyết của Đảng cũng là biện pháp củng cố nhận thức của các chủ thể. Bởi vì, thông qua các đợt sinh hoạt với chiều sâu là giáo dục, các chủ thể sẽ được lĩnh hội những kiến thức nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác phong công tác làm việc trong tư tưởng Hồ Chí Minh và các nghị quyết, quyết sách đúng đắn của Đảng về đạo đức. Đây là cơ sở thống nhất trong nhận thức và hình thành phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của các chủ thể.

Đẩy mạnh các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong Nhà trường. Cùng với thực hiện tốt công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách, nâng cao nhận thức của các chủ thể được thực hiện qua các hình thức hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong Nhà trường như: thông qua các hình thức thông báo chính trị, kể chuyện chiến đấu, các buổi tọa đàm, giao lưu gặp gỡ gương điển hình tiên tiến, gặp gỡ giữa cán bộ, giảng viên, các học viên với những vị lão thành cách mạng. Thông qua đó, để giáo dục, động viên mọi lực lượng trong Nhà trường, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng tự tin vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong thực hiện chức trách nhiệm vụ.


Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá của các chủ thể đối với thực tiễn nhiệm vụ GDĐĐQN cho học viên ở Nhà trường. Qua các đợt kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GDĐĐQN trong Nhà trường sẽ kiểm nghiệm tính đúng đắn, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm về nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng của các chủ thể, làm bộc lộ năng lực của các chủ thể trong nhận thức và giải quyết vấn đề. Chính thông qua hoạt động thực tiễn cấp ủy, chỉ huy, các cơ quan mới rút ra được những kinh nghiệm, bài học trong công tác lãnh đạo chỉ huy. Đội ngũ giảng viên mới đánh giá được khả năng của bản thân, tiếp tục bổ sung tri thức mới. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện GDĐĐQN cho học viên, cấp ủy, chỉ huy đơn vị phải giao nhiệm vụ, có chỉ tiêu, định mức, thời gian thực hiện cụ thể với từng đối tượng và coi kết quả thực hiện nhiệm vụ trên thực tiễn của mỗi cán bộ, giảng viên, học viên, các tổ chức là một tiêu chí quan trọng đánh giá phẩm chất, năng lực và là nội dung chủ yếu trong phong trào thi đua. Các chủ thể giáo dục phải thường xuyên rút kinh nghiệm, phổ biến nội dung mới, chỉ đạo kịp thời về thực tiễn GDĐĐQN cho học viên. Bản thân mỗi chủ thể giáo dục vừa phải sâu sát cụ thể, sáng tạo trong công việc, vừa phải thường xuyên trau dồi, tự rèn luyện mình. Tổ chức trao đổi nghiêm túc, rút kinh nghiệm, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, chủ động tích cực tu dưỡng, rèn luyện nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bản thân qua thực tế tiến hành mỗi nhiệm vụ cụ thể.

Hai là, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong GDĐĐQN cho học viên.

Phát huy vai trò, trách nhiệm trong GDĐĐQN của các chủ thể vừa là yêu cầu, chức trách nhiệm vụ được giao, vừa thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, năng lực của mình trước nhiệm vụ GDĐT của Nhà trường và sự phát triển nhân cách của người học. Do đó, phát huy trách nhiệm của các chủ thể cần thực hiện các nội dung sau:

Đối với cấp ủy đảng các cấp. Là những chủ thể giữ vai trò lãnh đạo mọi hoạt động trong Nhà trường. Nên, trong GDĐĐQN các cấp ủy đảng cần thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên; nắm vững mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch, nội dung, đối tượng, thực trạng mạnh yếu và nguyên nhân


của GDĐĐQN hiện nay; căn cứ vào tình hình nhiệm vụ thực tiễn của Nhà trường trong giai đoạn mới và từng đối tượng học viên. Từ đó xây dựng các biện pháp giáo dục, kế hoạch, nghị quyết lãnh đạo sát đúng, tình hình nhiệm vụ của năm học, đối tượng học viên và khả năng nhận thức, trình độ người học.

Lãnh đạo xây dựng, phát huy vai trò của các tổ chức, vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ Đảng viên trên cương vị chức trách được giao trong GDĐĐQN cho học viên. Bồi dưỡng năng lực toàn diện cho cấp ủy viên các cấp về lý luận chính trị, quân sự, công tác Đảng, công tác chính trị, những vấn đề cơ bản về chính trị - xã hội. Nâng cao năng lực đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo của đội ngũ cấp ủy các cấp trong GDĐĐQN cho học viên.

Đối với cơ quan Chính trị, Phòng Đào tạo. Phải nhận thức và phát huy đầy đủ trách nhiệm trong tham mưu đề xuất, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động GDĐĐQN cho học viên trong toàn trường theo chức năng, nhiệm vụ. Căn cứ vào nghị quyết lãnh đạo của Đảng ủy Nhà trường và thực trạng GDĐĐQN cho học viên, cơ quan Chính trị cần tham mưu, đề xuất cho Đảng ủy Nhà trường về các nội dung, biện pháp GDĐĐQN cho học viên. Xây dựng tổ chức thực hiện hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị quản lý học viên thực hiện theo đúng kế hoạch. Bên cạnh đó, Phòng đào tạo nâng cao trách nhiệm trong quản lý, điều hành huấn luyện, rà soát nội dung, chương trình GDĐĐQN cho phù hợp với các đối tượng, chú trọng nội dung thực hành, bồi dưỡng, rèn luyện kỷ năng toàn diện cho học viên, sau đó tham mưu đề xuất lên cấp ủy Đảng Nhà trường nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục hiệu quả.

Đối với đội ngũ giảng viên. Là chủ thể tiếp xúc trực tiếp với học viên qua những giờ giảng hàng ngày, có vị trí, vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng GDĐĐQN cho học viên. Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật của người giáo viên, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành phát triển nhân cách, cũng như thái độ, tình cảm, niềm tin ý chí, hành vi ứng xử của học viên. Cho nên, người giáo viên ngoài nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của GDĐĐQN cho học viên và tầm quan trọng của bản thân trong công tác

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí