Các Nguyên Tắc Áp Dụng Giải Thích Hợp Đồng Theo Ý Chí Tuyên Bố Của Các Bên


Như vậy có thể thấy kể cả trên lý thuyết hay thực tiễn áp dụng, việc phân loại một cách độc lập biện pháp nào thuộc về học thuyết nào trên nền tảng nào là cực kỳ khó khăn và mỗi nguyên tắc bản thân nó không thể đứng riêng độc lập, vì bản chất giải thích hợp đồng là cả quá trình kết hợp giữa các nguyên tắc khác nhau và sử dụng các biện pháp cơ bản dựa trên các nguyên tắc đó, dựa vào đặc thù từng trường hợp cụ thể, ta chỉ có thể nhìn nhận vấn đề dưới góc độ mối tương quan liên hệ với nhau, tuy nhiên vẫn cần phải xác định được nền tảng học thuyết xuất phát của nguyên tắc đó, tức là nguyên tắc được xây dựng và phát triển trên cơ sở học thuyết nào, từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng trong thực tiễn, làm rõ được thứ tự ưu tiên cũng như cách thức bổ trợ cho nhau giữa các nguyên tắc.

2.2. CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO Ý CHÍ TUYÊN BỐ CỦA CÁC BÊN

Đối với Bộ luật dân sự 2005, nếu chỉ dựa vào Điều 409 thì ta không thể đánh giá chung được việc giải thích hợp đồng dựa trên nền tảng xuất phát chủ thuyết nào, “ý chí đích thực của các bên giao kết” hay ở “ý chí tuyên bố của các bên”, vấn đề này rất quan trọng đối với việc áp dụng trong thực tiễn, cụ thể là việc thứ tự ưu tiên áp dụng nguyên tắc và từ đó tìm hiểu các biện pháp thích hợp được sử dụng trong trường hợp cụ thể.

Như vậy, đối với cách thức tiếp cận dưới góc độ tìm hiểu học thuyết nền tảng xuất phát để xây dựng các nguyên tắc và thứ tự ưu tiên áp dụng, chỉ có thể căn cứ vào các thể hiện nội dung tại nguyên tắc giải thích hợp đồng ở tầm bao quát ở Điều 126 về Giải thích giao dịch dân sự, theo đó trong trường hợp không xác định được ý muốn đích thực của các bên khi xác lập giao dịch thì ta phải viện dẫn đến hai nguyên tắc theo thứ tự như sau: 1.Theo nghĩa phù hợp với mục


đích của giao dịch, 2. Giải thích theo tập quán nơi giao dịch được xác lập. Tuy nhiên, có thể thấy trên thực tế trong nhiều bộ luật, các biện pháp giải thích hợp đồng cụ thể bất kể được xây dựng dựa trên cơ sở ý chí tuyên bố hay ý chí thực của các bên (đa phần có những hệ thống kết hợp cả 2 học thuyết) thì đều không chỉ gói gọn trong hai nguyên tắc tại Điều 126, thậm chí ngay tại Điều 409 được thể hiện trong cùng một bộ luật thì nhiều nguyên tắc cũng không thể xếp chung vào nhóm nào theo bất cứ cách nhóm loại theo tính chất nào trong các nguyên tắc tại Điều 126 (mặc dù ta đã phân tích Điều 126 như là cái chung, Điều 409 là các quy định cái riêng, chi tiết, cụ thể), thậm chí nếu nhìn nhận khách quan, nền tảng học thuyết của 2 điều khoản này còn có phần không đồng nhất. Mặt khác, chính từ hạn chế trọng việc phân loại không rạch ròi cơ bản về nền tảng học thuyết để phát triển các quy định về giải thích hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 đã dẫn tới việc quy định các nguyên tắc tại Điều 409 mang tính còn mang tính tập hợp, liệt kê, rất khó để có thể sắp xếp và phân loại theo bất cứ hệ thống chuyên biệt nào dựa trên các tiêu chí theo hệ thống dọc, tức cái chung – cái riêng đối với Điều 126 hay một cách tiếp cận vấn đề theo cách thức khác dường như sắp xếp theo trật tự thứ tự ưu tiên những gì thuộc về các tình tiết liên quan trực tiếp đến hợp đồng (như các hoạt động, thói quen đã thiết lập giữa các bên tham gia hợp đồng, các cuộc đàm phán trước đó…) sau đó mới đến những gì về tính chất chung cho tất cả các hợp đồng (như bản chất, mục đích, nội dung của hợp đồng,…).

Như vậy ta sẽ chỉ có thể phân tích các nguyên tắc theo các quy định trong cả hai điều khoản về giải thích hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 theo cách thức liệt kê.


2.2.1. Giải thích hợp đồng theo nghĩa phù hợp với mục đích giao dịch dân sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Theo quy định tại Điều126, Bộ luật dân sự 2005 quy định về giải thích giao dịch dân sự, thì nguyên tắc giải thích giao dịch dân sự theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch dân sự được thực hiện ngay sau nguyên tắc tìm ý chí đích thực của các bên theo thứ tự ưu tiên trước sau:

“1. Trong trường hợp giao dịch dân sự cụ thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:

Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 8

a) Theo ý muốn đích thực của các bên khi xác lập giao dich;

b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;...”

Mục đích của giao dịch dân sự được lý giải tại Điều 123 của Bộ luật dân sự 2005 về mục đích của giao dịch dân sự:

“Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch”

Theo cách quy định mục đích giao dịch dân sự như vậy, một số luật gia Việt Nam cho rằng: “mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lý sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Nói cách khác, mục đích ở đây luôn mang tính pháp lý (mục đích pháp lý). Mục đích pháp lý (mong muốn) đó sẽ trở thành hiện thực, nếu như các bên trong giao dịch thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật [31,tr.118]. Cũng nhiều ý kiến phân tích khác cho rằng mục đích giao dịch là hậu quả pháp lý trực tiếp phát sinh từ giao dịch (phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự) và cho rằng giao dịch không có mục đích hoặc mục đích không đạt được sẽ làm giao dịch vô hiệu [45,tr.35].


Ta chưa bàn tới tính đúng sai của cách định nghĩa và diễn giải ở trên, tuy nhiên, khi nói tới vấn đề mục đích của giao dịch, ta nhận thấy các luật gia Việt Nam tiếp cận tương đối tương đồng với các luật gia của Nhật Bản (mục đích ở đây còn phân ra mục đích kinh tế và mục đích xã hội) và cách thức thể hiện quy định về mục đích giao dịch cũng không khác nhiều với Bộ luật dân sự Nhật Bản. Trong quy định của Bộ luật dân sự 2005 về giải thích hợp đồng nói riêng,

và giải thích giao dịch dân sự nói chung, từ các yếu tố đã quy định về mục đích của giao dịch dân sự, theo hướng tiếp cận như trên, việc áp dụng nguyên tắc giải thích phù hợp với mục đích của giao dịch dân sự có thể coi là khá hợp lý và dựa trên cơ sở khá rõ ràng. Xác định được mục đích của giao dịch sẽ làm rõ được các vấn đề về lợi ích của các bên tham gia hợp đồng, từ đó mà thẩm phán có thể giải thích, làm rõ các điều khoản hoặc nội dung chưa rõ ràng trong hợp đồng hoặc có thể bổ sung lỗ hổng của hợp đồng. Ví dụ, A và B ký kết hợp đồng, theo đó phải A chuyển giao chiếc xe mình cho B và đổi lại B phải trả cho A một khoản tiền do hai bên thỏa thuận về chiếc xe này, số tiền này sẽ được trả làm hai lần; Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, B không giao hết số tiền mua xe cho A trong lần 2 và cho rằng điều khoản có từ “chuyển giao” ở đây chỉ có nghĩa là chuyển quyền sử dụng cho B và hai bên mới chỉ ký kết hợp đồng thuê tài sản, tuy nhiên, có thể thấy bản chất của hợp đồng này là hợp đồng mua bán tài sản, từ đó các điều khoản của hợp đồng này sẽ được giải thích để phù hợp với mục đích của hợp đồng này đó là chuyển quyền sở hữu đối với chiếc xe.

Tuy nhiên, điểm thiếu sót quy định tại Điều 126 của Bộ luật dân sự 2005 chỉ quy định một cách độc lập việc xác định mục đích của giao dịch, không những vậy nó còn đứng ở thứ tự riêng, vậy vấn đề nội dung của giao dịch có được xem xét cùng với mục đích của giao dịch hay không, hay là mối quan hệ


giữa nội dung của hợp đồng và mục đích của nó, trong khi mối liên quan giữa hai vấn đề này được thể hiện tại Điểm b, Khoản 1, Điều 122 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự

b. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội...”

So sánh với một số phân tích theo các quan điểm khác nhau. Theo X.Vacaxum và T.Aritdumi thì “khi xem xét ý nghĩa hành vi theo hình thức bên ngoài của sự thể hiện ý chí thì phải vận dụng những yếu tố nào? Trước hết, cần làm rõ mục đích kinh tế, xã hội của các bên và mối quan hệ của nó với nội dung chung của giao dịch dân sự, thậm chí khi nhiều điểm của giao dịch tưởng như mâu thuẫn nhau, nhưng nếu làm rõ được mục đích căn bản của giao dịch thì có thể hiểu được toàn bộ các quy định của nó …” [64,tr.120]; nghĩa là, việc xác định mục đích căn bản của giao dịch không thể thực thực hiện một cách độc lập mà còn phải dựa vào mối quan hệ của nó đối với nội dung chung của giao dịch dân sự. Mối quan hệ này phần nào phản ánh liên hệ giữa ý chí thực chất của các bên và cách thể hiện của nó thông qua nội dung hợp đồng, mặc dù phần lớn chỉ dựa vào suy đoán.

Có hai vấn đề lớn đối với nguyên tắc phù hợp với mục đích của hợp đồng đó là (1) xác định mục đích của hợp đồng như thế nào và (2) mối liên hệ giữa mục đích của hợp đồng với tính chất của hợp đồng ra sao

Đối với vấn đề xác định mục đích của hợp đồng, thông thường ta có thể phân loại thành hai trường hợp cụ thể: trường hợp thứ nhất, đối với các hợp đồng xác định được các đặc điểm cụ thể và từ các đặc điểm đó phù hợp với các loại


hợp đồng đã được xác định trong quy định của luật mà ta có thể so sánh được mục đích của hợp đồng đó trong luật và mục đích của hợp đồng đó trong thực tiễn có phù hợp hay không (việc nhóm họp và định danh các loại hợp đồng đã được phân tích ở trên), ví dụ hợp đồng mua bán có đặc điểm như tính chất đền bù, là hợp đồng song vụ…. Trường hợp thứ hai, đối với xác hợp đồng khó có thể xác định được là loại hợp đồng nào đã được định danh thì ta có thể phân tích và tổng hợp nhiều yếu tố để phân loại và tìm được mục đích của hợp đồng đó. (1) Yếu tố thứ nhất đó là phân tách các yếu tố riêng biệt trong nội dung hợp đồng đó, xuất phát từ việc khó định danh được hợp đồng do trong hợp đồng có thể là kết hợp nhiều đặc điểm của các loại hợp đồng khác nhau (ví dụ như hợp đồng du lịch bao gồm cả các đặc điểm của hợp đồng vận chuyển, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng dịch vụ tư vấn, hướng dẫn du lịch,...), từ đó ta có thể đánh giá các yếu tố bên trong hợp đồng, các đặc điểm của hợp đồng đó có thể phù hợp với loại hợp đồng nào đã được định danh và từ đó xác định được mục đích của hợp đồng. (2) Yếu tố thứ hai đó là xác định các yếu tố liên quan đến chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, đồng thời kết hợp với các yếu tố khác của hợp đồng (nội dung và mối liên quan giữa các điều khoản, các thói quen, hành vi quy ước các bên thực hiện trước và sau khi ký kết hợp đồng... ) từ đó có thể xác định được mục đích của hợp đồng. Ví dụ như đối với hợp đồng dân sự nói chung trong mối tương quan so sánh với hợp đồng thương mại, chủ thể của hợp đồng dân sự là các cá nhân, tổ chức (có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân), còn đối với hợp đồng thương mại, thì chủ thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (thương nhân) hay một số giao dịch thương mại đòi hỏi chủ thể giao kết hợp đồng phải là pháp nhân.


Vấn đề về xác định mối liên hệ giữa mục đích và tính chất của hợp đồng, sở dĩ cần xác định mối liên hệ trên nhằm đưa ra những căn cứ thiết yếu cho quá trình giải thích, liệu có thể sử dụng 2 yếu tố trên độc lập hay cần thiết phải sử dụng đồng thời trong quá trình giải thích, vai trò của mỗi yếu tố được thể hiện như thế nào.

Như ta đã phân tích, Bộ luật dân sự 2005 quy định nguyên tắc giải thích theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch, theo cách hiểu chung thì các nguyên tắc tại Điều 409 là điều khoản quy định chi tiết, là tập con của quy định tại Điều 126, như vậy nó cũng chứa các quy định các yếu tố để thực hiện nguyên tắc cụ thể tại Điều 409, tất nhiên không bao gồm tất cả các yếu tố cần được xem xét mà phải phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể của từng trường hợp. Tuy nhiên, đối với nguyên tắc giải thích dựa vào mục đích của hợp đồng thì Điều 409 lại không nhắc lại nguyên tắc trên mà chỉ mà chỉ có quy định việc căn cứ dựa vào tính chất của hợp đồng tại Khoản 3: “Khi hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng”.

Có mối liên hệ với Bộ Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế UNIDROIT tại Khoản d Điều 4.3 thì một trong những chi tiết xung quanh hợp đồng phải được căn cứ để xác định ý chí chung của các bên là phải căn cứ cả vào tính chất và mục đích của hợp đồng.

Như vậy, có thể thấy điểm khác biệt căn bản về mối liên hệ giữa tính chất và mục đích cũng có nhiều cách tiếp cận và góc nhìn khác nhau. Theo cách thức thể hiện của UNIDROIT quy định nhóm gộp cả tính chất và mục đích của hợp đồng mà không tách riêng (tất nhiên là đối với UNIDROIT chỉ coi đó là một yếu tố tác động khi đi tìm ý chí chung), còn theo quan điểm cũng có phần tương


đồng với UNIDROIT của X.vacaxum và T.Aritdumi thì cần giải thích dựa vào mối quan hệ giữa mục đích kinh tế, xã hội của hợp đồng và tính chất đó của hợp đồng, tuy nhiên điểm khác ở đây là yếu tố tính chất của hợp đồng và mục đích của hợp đồng đối với Bộ luật dân sự Nhật Bản thì nằm trong mối liên hệ không thể tách rời nhau [64,tr.122]. Trong khi đó hoàn toàn khác biệt với cách thức quy định như trên, Bộ luật dân sự 2005 quy định ở phần chung bao quát tại Điều 126 là nguyên tắc cơ bản của việc giải thích giao dịch dân sự là xác định mục đích của hợp đồng, còn điều 409 thì lại không quy định lại việc xác định mục đích như thế nào và cũng không có một diễn giải nào về sự liên quan giữa mục đích và tính chất hợp đồng, mà chỉ giải thích căn cứ vào tính chất của hợp đồng (nguyên tắc áp dụng tập quán nơi giao dịch được xác lập quy định tại Khoản c, Điểm 1, Điều 126, thì tại Khoản 4, Điều 409 cũng quy định lại một cách chi tiết). Vậy vấn đề ở đây là cách hiểu theo Bộ luật dân sự 2005 phân biệt giữa mục đích và tính chất của hợp đồng là 2 yếu tố tách biệt hoàn toàn hay giữa mục đích và tính chất của hợp đồng theo Điều 126 và Điều 409 là có sự liên quan về nội dung và được thể hiện ở hai tầng lớp khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, ta cần phân tích sự khác nhau và giống nhau giữa tính chất và mục đích của hợp đồng.

Xuất phát từ cách hiểu căn bản, tính chất của hợp đồng là các đặc điểm riêng, toàn bộ các đặc tính để phân biệt loại hợp đồng này với hợp đồng khác (khái niệm tính chất của hợp đồng sẽ được phân tích ở phần sau) còn mục đích của hợp đồng là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia giao kết hợp đồng đó, có thể nhận thấy điểm khác nhau căn bản và mối liên hệ giữa hai yếu tố này, tính chất bao gồm nhiều yếu tố của hợp đồng trong đó có cả mục đích của hợp đồng cũng như các yếu tố khác như song vụ hay đơn vụ, đền bù hay không đền bù... còn mục đích được hiểu là hậu quả pháp lý (bao gồm

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 20/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí