Giải Thích Trên Cơ Sở Mối Liên Hệ Các Điều Khoản Được Thể Hiện Trong Hợp Đồng Và Phù Hợp Toàn Bộ Nội Dung Hợp Đồng.


quyền và nghĩa vụ) mà các bên mong muốn đạt tới khi tham gia giao kết hợp đồng và mục đích đó được xác định theo bản chất của hợp đồng. Do đó, không thể đồng nhất hai yếu tố với nhau lại là một, nhưng mối liên hệ giữa hai yếu tố lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng, hai bên tham gia không nhất thiết phải thỏa thuận tất cả các điều khoản của hợp đồng, nhưng buộc phải có các điều khoản cơ bản thể hiện tính chất của hợp đồng và việc xác định tính chất của hợp đồng này sẽ phải dựa trên các yếu tố trong đó bao gồm mục đích (ta chưa nói đến tính hợp pháp của mục đích), nếu không hợp đồng coi như không có hiệu lực. Như vậy, nếu tách rời hai yếu tố một cách độc lập trong quá trình giải thích, sẽ khó mà xác định được ý chí thực của các bên và ý chí đó được thể hiện ra như thế nào.

2.2.2. Giải thích trên cơ sở mối liên hệ các điều khoản được thể hiện trong hợp đồng và phù hợp toàn bộ nội dung hợp đồng.

Đối với một số luật gia, việc áp dụng nguyên tắc này được xem xét như là một biện pháp để tìm ý chí thực của các bên tham gia hợp đồng và xuất phát từ nền tảng học thuyết ý chí thực [38,tr.264] vì bản chất đây là việc xác định các yếu tố nội tại, thuộc về bản chất của hợp đồng, việc quy định trong hợp đồng coi như là đã thể hiện ý chí của bên tham gia, thể hiện mục đích được hướng đến khi tham gia quan hệ, vì vậy thông thường thì đó là yếu tố đầu tiên để xác định ý chí thực chất của các bên. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng riêng rẽ nguyên tắc này, được phân tích độc lập, thì có những trường hợp phát sinh mâu thuẫn hoặc xung đột giữa “ngôn từ của hợp đồng” hay là cách thể hiện qua các điều khoản trong hợp đồng với “ý chí chung của các bên giao kết” (mà thông thường thì đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu phát sinh tranh chấp và đòi hỏi hoạt động giải thích hợp đồng), thì việc suy luận sử dụng bối cảnh toàn bộ hợp đồng hoặc mối liên kết giữa các điều khoản xác định ý chí thực chất còn mang tính gượng ép. Ví


dụ như bên A là một công ty của Úc, bên B là công ty của Mỹ đã từng ký kết một số hợp đồng mua bán, giá trị trao đổi đều là Dollar Mỹ, tuy nhiên khi hai bên xác lập một hợp đồng mua bán hàng hóa mới khi công ty B chuyển về Úc, trong hợp đồng giao kết giữa hai bên chỉ quy định giá chuyển nhượng là X Dollar, mỗi bên đều có cách hiểu khác nhau về mệnh giá Dollar (Dollar Úc và Dollar Mỹ). Tuy nhiên, trong điều khoản của hợp đồng thì lại có nội dung có quy định rõ Dollar Úc đó là: hai bên điều chỉnh giá khi Dollar Úc thị trường tại thời điểm thực hiện hợp đồng tăng quá giá trị cho phép với thỏa thuận, do đó trong trường hợp này trong quá trình giải thích hợp đồng cần phải xác định giá trị tiền thanh toán trong hợp đồng là đồng Dollar Úc. Như vậy, nếu xét yếu tố liên kết giữa các điều khoản, thì có thể xác định được giải thích cách hiểu mập mờ, không rõ nghĩa về định giá tiền ở trên, nhưng việc xác định mối liên kết trên để mục đích tìm ý chí thực sự trong tình huống này sẽ là gượng ép vì yếu tố lợi ích của các bên tại thời điểm tranh chấp đã được đề cao và bản thân góc độ tiếp cận vấn đề trong hợp đồng của hai bên đã có sự khác biệt so với cách thể hiện ra ngoài nội dung hợp đồng.

Có thể thấy đây là nguyên tắc phổ biến, là yếu tố quan trọng và được quy định trong hầu hết các quy định về giải thích hợp đồng trong luật hợp đồng của các nước hoặc các hợp ước về hợp đồng nói chung, vì đối với hệ thống luật phát triển trên cơ sở học thuyết ý chí thực hay ý chí tuyên bố thì đều phải căn cứ dựa trên cơ sở hợp đồng, điểm khác biệt chỉ nằm ở chỗ vận dụng nội dung này như thế nào trong cách thức quy định.

Điều 1161 Bộ luật dân sự của Pháp quy định:


“Các điều khoản của hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp vơi toàn bộ nội dung hợp đồng”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Bộ dân luật trung kỳ căn bản dựa trên nền tảng luật dân sự của pháp cũng có quy định nguyên tắc này tại Điều 737:

“Phàm các điều khoản trong khế ước, phải châm chước điều nọ với điều kia mà giải nghĩa, ý nghĩa mỗi điều phải tùy theo ý nghĩa của toàn văn mà định.”

Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 9

Theo quy định của UNIDROIT thì nội dung này được thể hiện tại Điều 4.4 (Tham khảo toàn bộ hợp đồng hoặc toàn bộ điều khoản)

Nội dung hợp đồng phải được giải thích trong bối cảnh toàn bộ hợp đồng hoặc toàn bộ điều khoản được thể hiện trong hợp đồng

Tại khoản 6 Điều 409 Bộ luật dân sự 2005 quy định cụ thể:

“Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng”.

Nội dung nguyên tắc này cần lưu ý tới 2 vấn đề chính đó là (1) mối liên hệ giữa các điều khoản và (2) sự phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.

Thứ nhất, với vấn đề mối liên hệ giữa các điều khoản có thể hiểu là sự liên kết giữa các điều khoản đó trong hợp đồng, một điều khoản không thể đứng tách rời về mặt ý nghĩa cũng như ngữ nghĩa, xem xét mỗi điều khoản cần xem xét dưới góc độ mối liên quan tới các điều khoản khác, mỗi điều khoản buộc phải được phân tích dưới góc độ ràng buộc trong một hệ thống các điều khoản hoặc nội dung nhất định.


Thứ hai, sự xem xét mối liên hệ ấy trong quá trình giải thích hợp đồng không thể tách rời nguyên tắc phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng hay tinh thần chung bao quát của hợp đồng, có hai điểm khó khăn đối với việc xem xét sự phù hợp đó là (1) cách hiểu chủ quan của người giải thích có thể dẫn dắt mối liên kết giữa các điều khoản đưa đến một cách hiểu khác về hợp đồng, làm sai lệch đi nội dung của hợp đồng đó, (2) để hiểu được toàn bộ nội dung hợp đồng hay tinh thần chung của hợp đồng đòi hỏi khả năng thực tiễn chuyên sâu của người giải thích.

Như vậy, về căn bản có thể hiểu chung nguyên tắc này đó là sự giải thích cần dựa trên cơ sở là bối cảnh toàn bộ hợp đồng, nghĩa là việc giải thích phải căn cứ vào tinh thần chung của toàn bộ hợp đồng, các điều khoản được diễn đạt trong hợp đồng được hiểu trên tổng thể hệ thống các điều khoản của hợp đồng, trong đó các điều khoản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không được phân tích theo cách hiểu, suy luận chủ quan riêng biệt của người giải thích. Đặc biệt là không được hiểu theo cách hiểu chủ quan của bất cứ bên nào. Có thể lấy ví dụ, A và B ký kết hợp đồng mua bán bản quyền một chương trình truyền hình có thời hạn 5 năm, với điều khoản hạn chế bên B không được cho chủ thể nào khác tiếp sóng chương trình. Tuy nhiên, bên B sau đó đã giao kết hợp đồng với bên C có nội dung cho bên C tiếp sóng miễn phí hoàn toàn kênh chương trình không chỉnh sửa, cắt ghép, không maykênh này lại có chương trình trong hợp đồng với bên B, vì vậy bên A đã gửi cho B một lá thư khiếu nại về sự vi phạm của B và căn cứ vào điều khoản “Hành vi của bên nào đã thể hiện việc không thực hiện nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại cho bên còn lại trên thực tế. Thì Bên còn lại có quyền vô hiệu hợp đồng đã ký”. Mặc dù dùng từ vô hiệu, khác với từ đơn phương chấm


dứt hợp đồng, tuy nhiên dựa trên tổng thể toàn bộ hợp đồng thì có thể giải thích đây là một căn cứ chấm dứt hợp đồng.

Ngoài ra, Những nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế UNIDROIT thì cho rằng một yếu tố nữa trong quá trình phân tích điều khoản trong bối cảnh toàn bộ hợp đồng là đảm bảo không có thứ tự ưu tiên nào giữa các điều khoản của hợp đồng, các điều khoản này đều quan trọng như nhau trong việc giải thích những phần còn lại của hợp đồng, bất luận thứ tự xuất hiện của các điều khoản này trong hợp đồng (trừ một số trường hợp ưu tiên khác) [6, tr.69].

2.2.3. Giải thích ngôn từ theo nghĩa phù hợp với tính chất của hợp đồng.

Trong khoa học pháp lý, rất khó có thể tìm một định nghĩa chính xác trong các từ điển luật học cụ thể nào khái niệm tính chất của hợp đồng. Trong một số công trình khoa học của các nhà luật học dường như khái niệm này chỉ là các yếu tố phương tiện, dùng để phân biệt nội dung của các hợp đồng trong các lĩnh vực khác nhau (như hợp đồng thương mại hay hợp đồng bảo hiểm ....). Mặt khác, nếu hiểu theo cách thức phân tách ngữ nghĩa thì “tính chất” là các đặc điểm riêng, phân biệt sự vật này với sự vật khác, từ đó hiểu chung tính chất của hợp đồng là các đặc điểm riêng, toàn bộ các đặc tính để phân biệt loại hợp đồng này với hợp đồng khác (ví dụ như hợp đồng cho vay tài sản thì tính chất của hợp đồng có đặc điểm là sự chuyển tài sản và sự hoàn trả ...)

Nguyên tắc giải thích ngôn từ của hợp đồng dựa trên sự xác định tính chất của hợp đồng được quy định ở một số bộ luật hay hợp ước về hợp đồng như trong Bộ luật dân sự của Pháp và bộ luật Dân sự 2005.

Bộ Luật dân sự của Pháp quy định tại Điều 1158:

Từ ngữ nào có thể hiểu theo hai hay nhiều nghĩa thì phải hiểu theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng”.


Còn theo Khoản 3 Điều 409 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

Khi hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng”.

Trong khi đó, đối với bộ luật dân sự của Nhật Bản hay quy định của UNIDROIT thì như đã phân tích ở trên, dường như đây chỉ là một yếu tố được xem xét trong mối liên hệ với nguyên tắc tìm mục đích của hợp đồng trong quá trình giải thích hợp đồng đó.

Nội dung nguyên tắc giải thích ngôn từ của hợp đồng dựa trên sự xác định tính chất của hợp đồng có hai vấn đề quan trọng phải xác định. Thứ nhất, đó là việc xác định ngôn từ trong hợp đồng như thế nào thì mới cần phải giải thích, thứ hai là vấn đề xác định tính chất của hợp đồng và cách thức giải thích các ngôn từ đó phù hợp với tính chất của hợp đồng.

Đối với những hợp đồng cần phải áp dụng phương pháp này trong quá trình giải thích. Nói đến ngôn từ thì ta sẽ hiểu ngay đến cách thức thể hiện và sử dụng ngôn ngữ để trình bày các điều khoản trong nội dung của hợp đồng. Như vậy, nếu ngôn từ trong hợp đồng không rõ ràng, trực nghĩa, dẫn tới tình trạng có thể hiểu theo nhiều nghĩa các nhau, dẫn tới hệ quả là các điều khoản chứa ngôn từ đó cũng có cách hiểu nhiều nghĩa, làm thay đổi nội dung của hợp đồng (trong quá trình soạn thảo, thông thường các hợp đồng được xem xét xây dựng kỹ lưỡng, thường các ngôn từ này sẽ có điều khoản giải thích). Trong những trường hợp như vậy thì cần thiết phải giải thích hợp đồng và nguyên tắc này có thể hữu dụng trong thực tiễn.

Đối với vấn đề xác định tính chất của hợp đồng, như ta đã phân tích ở các phần trên, tính chất của hợp đồng bao hàm các đặc điểm của hợp đồng đó để phân loại với các hợp đồng khác, trong việc giải thích hợp đồng, điều quan trọng


là nhờ vào tính chất ấy người ta xác định được nghĩa nào của ngôn từ phù hợp nhất với hợp đồng. Về mặt lý thuyết, một biện pháp cực kỳ hữu hiệu đối với nguyên tắc này, đó là dựa vào việc phân loại và nhóm họp các hợp đồng, và quy định một số quy chế pháp lý cho nhóm hơp đồng đó. Cơ sở của biện pháp này dựa trên điểm đặc thù của các hợp đồng đó là được tạo ra do đời sống con người đòi hỏi và trên nền tảng cơ sở gặp gỡ của các ý chí tự do, mà thực tiễn cho thấy các ý chí này rất đa dạng, ở hầu hết các lĩnh vực tư và khó có thể yêu cầu phân tích các yếu tố chung như nhau được, vì vậy rất khó khăn để định danh chính xác các đặc tính của tất cả các hợp đồng để xây dựng các định chế riêng cho từng hợp đồng (nhất là quá trình tiến hóa của hợp đồng ngày càng phát triển theo thực tiễn quan hệ của các chủ thể trong xã hội). Tuy nhiên, một cách thức khả dĩ nhất đó là dựa vào các đặc điểm chung giữa các hợp đồng theo các tiêu chí mà các nhà làm luật có thể nhóm lại, trên cơ sở các tính chất riêng của các loại hợp đồng này(hợp đồng có tính chất song vụ hay đơn vụ; hợp đồng thương lượng hay hợp đồng gia nhập …), phân loại với nhóm hợp đồng khác nhờ các đặc tính riêng giữa các nhóm, dựa vào các tiêu chí khác nhau, mà từ đó có thể xây dựng quy chế riêng cho mỗi nhóm hợp đồng. Từ các đặc điểm riêng phân biệt với nhóm khác mà nhà làm luật sẽ đặt cho nó một tên riêng đi kèm các quy chế cơ bản riêng, từ đó khi tranh chấp xảy ra, việc xác định được tên gọi nhất định được định danh trong luật thì có thể áp dụng toàn bộ chế độ pháp lý của nhóm hợp đồng đó. Trong các trường hợp còn lại, tức là không xác định được tên hợp đồng trong danh mục, thì tòa án buộc phải xác định rõ các yếu tố đặc trưng của hợp đồng đó hoặc các yêu tố nội tại và ngoại tại tác động đến hợp đồng, dựa vào các quy định của luật để áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Trong biện pháp này, giải thích hợp đồng với vai trò tìm hiểu ngôn từ phù hợp với tính chất hợp đồng,


có thể căn cứ phần nào vào việc xác định căn cứ nhóm họp này mà xác định và giải thích được ngôn từ khó hiểu ấy. Ta có thể lấy ví dụ cho việc áp dụng nguyên tắc này như sau: A là một chủ tàu, ký một hợp đồng cho thuê tàu với B để vận chuyển hàng hóa, hợp đồng có một điều khoản: thời gian xếp dỡ của tàu là sau khi tàu cập cảng đến và được bắt đầu từ lúc “trao thông đạt sẵn sàng của thuyền trưởng (notice of readliness) dù tàu đã cập cầu tàu hay chưa”. Sau đó, hai bên tranh chấp về ý nghĩa của điều khoản này. Trong trường hợp này, khi giải thích hợp đồng có điều khoản mập mờ trên, chủ thể giải thích cần xác định rõ tính chất của hợp đồng, xác định được loại hợp đồng này là hợp đồng vận tải biển nhờ các yếu tố của hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, từ đó giải thích điều khoản theo đúng theo cách thức quy định sẵn có của loại hợp đồng này

2.2.4. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong giải thích hợp đồng

Áp dụng tập quán trong việc giải thích hợp đồng được quy định trong phần lớn các nền tài phán, xuất phát từ tầm quan trọng của nguyên tắc áp dụng tập quán và thói quen ứng xử (trong phạm vi luận văn chỉ đề cập tới nguyên tắc áp dụng tập quán). So sánh với một số hệ thống pháp luật các nước khác và một số các công ước, hiệp định liên quan thì có thể thấy vai trò rất quan trọng của tập quán trong quá trình giải thích hợp đồng.

Bộ luật dân sự Pháp quy định tại Điều 1158:

Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ không rõ ràng, thì phải giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng”.

Trong khi đó, theo UNIDROIT thì tập quán được xem xét như là một chi tiết để xác định ý chí thực hay ý chí tuyên bố của hợp đồng. Cụ thể được quy định tại Khoản f, Điều 4.3

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 20/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí