6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu về Tập đoàn Dệt - May Việt Nam (Vinatex) và tình hình kinh doanh trong những năm vừa qua.
Chương 2: Thực trạng xây dựng chiến lược xuất khẩu của Vinatex
Chương 3: Các giải pháp xây dựng chiến lược xuất khẩu đối với Vinatex trong giai đoạn hội nhập hiện nay
Em xin chân thành cảm ơn thày giáo - TS Nguyễn Văn Hồng, khoa Kinh Tế Ngoại thương và các thầy cô trong khoa Kinh Tế Ngoại Thương, trường đại học Ngoại Thương Hà Nội đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới bác Nguyễn Sơn và các cô chú ở trung tâm xúc tiến thương mại, Tập đoàn Dệt-May Việt Nam đã giúp đỡ em trong công tác thu thập tài liệu.
Do giới hạn về khả năng và thời gian, cũng như hạn chế về tài liệu, khoá luận của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thày, cô giáo trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
Chương I
GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN DỆT - MAY VIỆT NAM (VINATEX) VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH NHỮNG NĂM VỪA QUA
I. Giới thiệu về tập đoàn Dệt – May Việt Nam (Vinatex)
1. Sự hình thành và phát triển
Theo quyết định số 235/ Ttg ngày 29/4/1995 của chính phủ, tổng công ty Dệt-May Việt Nam được thành lập, hoạt động theo mô hình tổng công ty 91 nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đây là sự kế thừa nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ của Liên hiệp dệt ở phía Bắc, Tổng công ty Dệt ở phía Nam và Liên hiệp các xí nghiệp May Việt Nam. Tổng công ty Dệt- May Việt Nam là doanh nghiệp lớn nhất của Ngành Dệt – May Việt Nam lúc bấy giờ.
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập, ngày 02/12/2005, tập đoàn Dệt-may Việt Nam (Vinatex) được thành lập trên cơ sở kế thừa từ Tổng công ty Dệt-May Việt Nam và hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con.
Tên gọi của Công ty mẹ: Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Textile and Garment Group. Tên viết tắt: VINATEX.
Địa chỉ trụ sở chính: 25 phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Trụ sở tại phía Nam: 10 Nguyễn Huệ, quận 1, TP Hồ Chí Minh .
Biểu tượng (Logo) của VINATEX: có màu xanh nước biển, được đăng ký theo Quyết định 3100/QĐ-ĐK ngày 05 tháng 8 năm 2002 tại Cục Sở hữu công nghiệp - Bộ Công nghiệp.
Hiện Vinatex có 75 đơn vị, năng lực sản xuất mỗi năm lên đến 130.000 tấn sợi các loại, trên 200 triệu sản phẩm may, 14.000 tấn bông, 190 triệu m2 vải thành phẩm, 11 tấn vải dệt kim và 8.000 tấn khăn.
Năm 2006, Vinatex quyết định đầu tư 1.173 tỷ đồng vào việc đồng bộ hoá sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, Vinatex đã và đang thành lập các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may, thiết kế và kinh doanh mẫu thời trang công nghiệp tại Hà Nội và TPHCM để đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Vinatex mở rộng quan hệ thương mại với hơn 400 công ty tại 65 nước và khu vực khác nhau.
Mục tiêu của Vinatex là trở thành tập đoàn đa sở hữu hàng đầu cả về quy mô sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh ở khu vực, chiếm lĩnh thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu và có một số thương hiệu sản phẩm hàng đầu trong nước và khu vực. Vinatex hiện đang là tập đoàn dệt may lớn thứ 10 trên thế giới. Trong tương lai, Vinatex phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14-16%/ năm, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3,5 tỷ và năm 2015, có quy mô vốn điều lệ gần 11 ngàn tỷ đồng và sử dụng trên 200.000 lao động. Ngoài ra, Vinatex đang hoàn chỉnh chiến lược phát triển đến năm 2015, có tính đến 2020, nhằm đưa ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam từ vị trí thứ 16 hiện nay lên vị trí thứ 10 năm 2010. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Vinatex tập trung vào các hoạt động đầu tư sau:
Cải tiến và nâng cao trang thiết bị tiên tiến, tăng cường năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Thành lập các nhà máy mới về kéo sợi dệt vải, dệt kim và hoàn tất.
Cung cấp nguồn nguyên phụ liệu trong nước cũng như các nhà máy sản xuất sợi và sợi tổng hợp vào hoạt động.
Mở rộng kinh doanh thương mại trên toàn thế giới bằng việc thiết lập liên doanh hợp tác thương mại để tạo sự phát triển ổn định lâu dài.
2. Nhiệm vụ chính
Vinatex đặt ra cho mình một số nhiệm vụ chính sau:
Đầu tư, sản xuất, cung cấp, phân phối, nhập khẩu xuất khẩu trên lĩnh vực dệt may. Thành lập liên doanh và hợp đồng thương mại với các công ty trong và ngoài nước.
Phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước cũng như phân công các công ty thành viên thâm nhập các thị trường tiềm năng.
Nghiên cứu, chỉ đạo và áp dụng công nghệ phát triển mới nhất, cải tiến thiết bị theo chiến lược phát triển.
Đào tạo và mở các lớp chuyên sâu cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cũng như đào tạo tay nghề cho công nhân.
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinatex những năm vừa qua
3.1. Công nghệ sản xuất
3.1.1. Ngành kéo sợi: được đánh giá ở mức trung bình và lạc hậu
10% thiết bị được đầu tư từ các nước có trình độ tiên tiến ( Châu âu, Nhật Bản) và sử dụng trong vòng 5 năm( từ năm 2000 trở lại đây). Thiết bị hoạt động tốt trong đó dây chuyền 16.000 cọc sợi Thụy Sỹ của công ty dệt Phong Phú được đầu tư vào năm 2001 có trình độ công nghệ thuộc nhóm hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.
11% thiết bị đã được sử dụng từ 5 đến 10 năm, được đầu tư từ Tây Âu, Nhật Bản, ấn Độ và Trung Quốc. Thiết bị trong tình trạng tương đối tốt, tuy có sự chênh lệch lớn trong quản lý công nghệ và khai thác giữa các doanh nghiệp.
33% thiết bị đã được sử dụng từ 10 đến 20 năm, chất lượng trung bình và tuỳ thuộc vào trình độ quản lý sử dụng của doanh nghiệp.
46% thiết bị đã được sử dụng trên 20 năm, chất lượng đã xuống cấp nghiêm trọng, ngoại trừ tại một vài doanh nghiệp có quản lý tu sửa tốt.
3.1.2. Ngành dệt kim: được đánh giá ở mức trung bình khá.
Tập đoàn dệt – may Việt Nam có khoảng 370 máy dệt kim tròn, 140 máy dệt cổ và 30 máy dệt kim bằng với đa số có trình độ trung bình do các nước châu Á sản xuất. Thiết bị tiên tiến sản xuất sau năm 2000 với khả năng tự động hoá cao chỉ chiếm khoảng 4-5%.
3.1.3. Ngành nhuộm và hoàn tất: được đánh giá ở mức trung bình khá.
Tập đoàn dệt - may Việt Nam có 17 nhà máy nhuộm và hoàn tất, trong đó thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến và được đầu tư trong vòng 5 năm nay chiếm khoảng 20% ( tính trên số lượng vải sản xuất). Trong đó, phải kể đến dây chuyền Benninger, Kuster và Monfort tại nhà máy nhuộm Yên Mỹ, dây chuyền in hoa và thiết kế mẫu hoa của Buser, Stock… tại công ty dệt Thắng Lợi, dây chuyền tiền xử lý và nhuộm liên tục của Brugman, Monfort tại công ty dệt Việt Thắng, ngoài ra còn có một số thiết bị toàn tất sau như chống co, làm mềm… khá hiện đại của ý, Đức, Nhật, còn lại đa số là thiết bị hoàn tất liên tục của Nhật, Trung Quốc… đã được trang bị trên 5 đến 10 năm, có trình độ công nghệ trung bình và thiết bị gián đoạn của các nước Châu Á như Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc,…có trình độ trung bình.
3.1.4. Ngành dệt thoi: được đánh giá ở mức trung bình.
Tập đoàn dệt - may Việt Nam có 12 doanh nghiệp dệt thoi với hơn 4800 máy dệt, trong đó máy dệt có thoi cũ chiếm đến trên 3000 máy( 62%). Số máy dệt không thoi có trình độ công nghệ tiên tiến, trang bị tự động điện tử, do các nước Tây Âu và Nhật Bản sản xuất từ năm 2000 trở lại chỉ chiếm khoảng 10%. Còn lại là máy dệt không thoi có trình độ dệt trung bình, trang bị tự động kết hợp cơ điện.
Đặc điểm nổi bật của sản phẩm vải dệt thoi là:
Sản lượng còn thấp, chủng loại mặt hàng chưa đa dạng, chất lượng thấp và không ổn định về độ đồng đều màu và độ bền màu của vải nhuộm, giá cả không cạnh tranh, khâu tiếp thị lưu thông phân phối còn yếu kém nên phần lớn chỉ tiêu thụ được ở thị trường trong nước.
Vải dệt thoi xuất khẩu và cung cấp cho may xuất khẩu còn thấp.
Ngoài việc còn tồn tại một lượng lớn các thiết bị quá lạc hậu là việc thiếu kỹ năng chuyên môn ngành dệt như vấn đề quản lý kỹ thuật, công tác phát triển mặt hàng mới chưa được chú trọng, chưa tạo ra bước đột phá về chất lượng vải dệt.
3.1.5. Ngành may mặc: được đánh giá không cách xa với mức tiên tiến trên thế giới. Trong đó các xưởng may xét theo trình độ được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: Trình độ tiên tiến
Các xưởng may sử dụng CAM, CAD trong khâu thiết kế kỹ thuật và giác sơ đồ. Có hay không sử dụng phần mềm trong sáng tác sản phẩm. Tỷ lệ sử dụng các thiết bị may, cắt, vận chuyển nội chuyền, thiết bị hoàn tất chuyên dùng và có trang thiết bị tự động và điện tử khá cao. Có sử dụng một số phần mềm trong quản lý sản xuất và tiêu thụ.
Nhóm 2: Trình độ trung bình khá.
Có sử dụng một phần CAD, CAM trong khâu thiết kế, kỹ thuật và sơ đồ. Có sử dụng một phần các thiết bị chuyên dùng và thiết bị điện tử trong dây chuyền cắt may và hoàn tất. Có sử dụng một phần hoặc chưa sử dụng phần mềm trong quản lý.
Nhóm 3: Trình độ thấp và trung bình.
Thiết bị thông thường, chưa sử dụng phần mềm trong quản lý và thiết kế.
Tập đoàn dệt - may Việt Nam có 126 xưởng may với 78 nghìn thiết bị may cắt và hoàn tất các loại, trong đó các xưởng nhóm 1 chiếm 20%, xưởng nhóm 2 chiếm 70% và xưởng nhóm 3 chiếm 10%. Một số xưởng của các công ty May Việt Tiến, công ty may Nhà Bè, công ty may Đức Giang,… có sử dụng phần mềm sáng tác mẫu và thiết bị cắt vải Robot của Mỹ, Đức. Ngoài ra còn có khoảng 200 xưởng may thuộc doanh nghiệp nhà nước khác có trình độ thuộc nhóm 2 và 3.
3.2. Nguồn nhân lực
Trong thời gian qua, Vinatex đã đầu tư với nhiều mức độ khác nhau trong việc đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực. Tuy nhiên mức độ và kết quả đầu tư vào nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhìn chung nguồn nhân lực của hệ thống Vinatex hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và phát triển hiện nay cũng như trong thời gian tới. Hiện trạng nguồn nhân lực của Vinatex:
Bảng 1: Cơ cấu trình độ lao động tại Vinatex [1]
Đơn vị: người
96.922 | |
Trên đại học | 96 |
Đại học | 5.728 |
Cao đẳng | 692 |
Trung cấp | 4.195 |
Công nhân bậc 5 | 8.348 |
Công nhân bậc 6-7 | 4.544 |
Công nhân khác | 70.835 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng chiến lược xuất khẩu của tập đoàn Dệt - may Việt Nam Vinatex trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 1
- Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Của Vinatex 2002-2006 [3]
- Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Của Vinatex Giai Đoạn 2003-2006 [4]
- Xây dựng chiến lược xuất khẩu của tập đoàn Dệt - may Việt Nam Vinatex trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 5
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Bảng 2: Cơ cấu độ tuổi lao động tại Vinatex [1]
Đơn vị: %
Dệt | May | |
< 30 | 38,30 | 64,30 |
31 – 40 | 34,40 | 27,00 |
41 – 50 | 24,30 | 7,60 |
>50 | 3,00 | 1,10 |
3.3. Năng lực xúc tiến thương mại
được khảo sát qua các chỉ số: có chiến lược thị trường, có đội ngũ chuyên viên tiếp thị lành nghề, sử dụng hệ thống đại lý thương mại; có tổ chức hệ thống cửa hàng bán lẻ trực tiếp, có phòng mẫu, catalog giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước, có bộ phận sản xuất mẫu và cung cấp mẫu nhanh; sử dụng công cụ Internet trong xúc tiến thương mại, có logo, slogan kết hợp với thương hiệu; có các chương trình quảng bá gây ấn tượng; đã tham gia thường xuyên các hội chợ chuyên ngành trong và ngoài nước.
Kém: x Trung bình kém: xx Trung bình: xxx Khá: xxxx Tốt:xxxxx
Bảng 3: Năng lực xúc tiến thương mại của các công ty thuộc Vinatex [1]
May | Dệt | |
Có chiến lược thị trường | xx | xxx |
Có đội ngũ chuyên gia | xx | xx |
Có hệ thống đại lý thương mại | xxx | xxx |
Có hệ thống cửa hàng bán lẻ | xx | xxx |
Có phòng trưng bày mẫu, catalog | xxxx | xxxx |
Có bộ phận sản xuất mẫu tốt | xx | xxx |
Sử dụng công cụ internet | xxx | xxx |
Có logo, slogan kết hơp, thương hiệu | x | xx |
Có chương trình quảng bá tốt | xx | xx |
Tham gia hội chợ trong và ngoài nước | xx | xxx |
Trừ một số ít doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp có năng lực xúc tiến thương mại kém. Nguyên nhân là do chưa có chiến lược thị trường rõ nét và thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi về thị trường.
3.4. Năng lực công nghệ thông tin
Còn khoảng cách khá lớn so với các nước cạnh tranh và so với yêu cầu thị trường hiện nay. Cụ thể:
Trang bị phần cứng: Hầu hết các doanh nghiệp đều có trang bị máy tính cá nhân cho nhân viên văn phòng với nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên