Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 12


thể độc đáo. Nó chính là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ trong quá trình chiếm lĩnh thực tại, và tái hiện lại cuộc sống.

Hình tượng nghệ thuật được coi là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ. Vì thế nó phải luôn tuân thủ theo qui luật và sự vận động của khách quan. Người nghệ sĩ có quyền hư cấu, nhưng không được bịa đặt, dập khuôn máy móc các hình ảnh của cuộc sống.

Hình tượng nghệ thuật chính là vũ khí sáng tạo của người nghệ sĩ. Họ dùng hình tượng nghệ thuật để ca ngợi cái đẹp, phê phán lên án cái xấu. Vì thế, hình tượng nghệ thuật mang tính cảm xúc của chủ thể sáng tạo một cách rò rệt.

Tuy mang một số đặc điểm của hình tượng nghệ thuật nhưng hình tượng thơ lại được tạo thành từ một số phương diện đặc biệt. Thơ vốn là tiếng nói tâm hồn, tình cảm của con người, do vậy hình tượng thơ mang tính cảm xúc đó là sự thống nhất giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.

Với trí tưởng tượng bay bổng, những xúc cảm từ trong sâu thẳm tâm hồn, nhà thơ đã phản ánh xã hội, phản ánh tâm trạng con người qua những suy nghĩ, những hình ảnh tiêu biểu trên cơ sở của ngôn ngữ chọn lọc, giàu nhịp điệu. Đây chính là cơ sở sáng tạo, cơ sở hợp thành của hình tượng thơ. Vì thế, hình tượng thơ thường giàu chất gợi cảm. Những cảm xúc, những rung động, những tâm trạng trong thơ có khi đan xen với nhau, có khi được hoà quyện vào nhau, có lúc ẩn, có lúc hiện trên từng câu, chữ. Đôi khi những hình tượng thơ chỉ gợi ra cho người đọc một điều gì đó nếu người đọc muốn hiểu rò hơn về nó thì phải tiếp tục suy ngẫm.

Hình tượng thơ không chỉ tái hiện thế giới hiện thực để người đọc, người nghe cảm nhận bằng thị giác mà còn tái tạo tất cả những gì mà họ có


thể cảm nhận được bằng khứu giác, thính giác, xúc giác …Về vấn đề này, B.Pastennak đã đưa ra nhận xét rất lý thú: “ Người ta có thể đưa vào hình tượng thơ hơi thở của hoa hồng, hơi thở của bạc hà, của bãi cỏ tranh, cây cỏ lác, dao cắt cỏ, tiếng sấm cơn giông” [37,tr.110]. Trong hình tượng thơ chứa đựng tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. Vì thế, hình tượng thơ có những đặc điểm khác biệt so với các hình tượng nghệ thuật khác.

Hình tượng văn học chính là phương tiện để chủ thể sáng tạo gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình vào cuộc sống. Chính vì thế, mà tuỳ theo quan niệm sống, cách nhìn nhận, đánh giá cuộc sống của nghệ sỹ để họ có cách xây dựng hình tượng riêng. Theo Mai – a - cốp – xki thì: Chính người sáng tạo ra luật lệ thơ là thi sĩ. Mỗi người có một cách làm của mình mà không ai bắt chước ai được [19,tr.448]. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn cũng có cách xây dựng hình tượng thơ riêng như thế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Bàn Tài Đoàn là người làm Cách mạng bằng thơ. Vì thế, dù sáng tác ở thời điểm trước Cách mạng hay sau Cách mạng ông vẫn luôn khẳng định những tiêu chuẩn thẩm mỹ cao trên cơ sở thống nhất giữa lý tưởng và hiện thực, giữa cái chung với cái riêng…

Do đó, hình tượng thơ ông có vẻ đẹp của những sáng tác vừa hiện thực lại vừa trữ tình. Các yếu tố cấu tạo nên hình tượng thống nhất với nhau, tự liên kết với nhau thành một chỉnh thể.

Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 12

Thế giới hình tượng trong thơ Bàn Tài Đoàn vô cùng phong phú và đa dạng. Ông đã xây dựng được một số hình tượng lớn như: hình tượng về Bác Hồ, hình tượng về người phụ nữ, hình tượng về thiên nhiên…

3.3.1. Hình tượng Bác Hồ

Hình tượng Bác Hồ xuất hiện thường trực trong thơ Bàn Tài Đoàn . Đây là hình tượng lớn được kết tinh từ chính những phẩm chất cao quý của Bác và


từ lòng biết ơn Bác sâu sắc của Bàn Tài Đoàn cũng như của cả dân tộc Dao. Trong nền thơ Việt Nam hiện đại có rất nhiều nhà thơ viết về Bác, nếu trong thơ Tố Hữu - Bác Hồ hiện lên như một vị anh hùng vĩ đại, dám hy sinh cả thân mình, cả gia đình vì sự nghiệp Cách mạng, vì sự nghiệp quốc tế:

Vì nhân loại

Người quyết dâng xương máu Vì giang sơn

Người quyết dứt gia đình

(Hồ Chí Minh)

Hay nếu như trong thơ Nông Quốc Chấn, nhà thơ lớn của dân tộc Tày và cũng là một người bạn tri kỷ của nhà thơ Bàn Tài Đoàn - hình tượng Bác Hồ được nhà thơ xây dựng thông qua cách nhìn, cách cảm hồn nhiên, chân thực của người miền núi như:

Lại có cụ già đi chân đất Tay cầm cái gậy mây rừng

Miệng ngậm một chiếc can không khói Bộ râu dài vừa trắng vừa đen

Chân tay nhanh nhẹn như thanh niên

(Bộ đội ông cụ)

Hình tượng Bác Hồ trong thơ Nông Quốc Chấn thật gần gũi, thân thiết nhưng vẫn có một cái gì đó là lạ, mới mới thì trong thơ Bàn Tài Đoàn hình tượng Bác Hồ hiện lên một cách cụ thể, gần gũi, thân thiết, như là máu là thịt của đồng bào dân tộc Dao vậy:

Cụ Hồ sống ở khắp mọi con mắt Bác Hồ ở cả mọi bàn tay


Lúc nào lòng ta nhớ đến Bác Bác liền hiện ra trước mắt ngay

(Bác Hồ sống mãi trong lòng ta) [15,tr.88]

Bàn Tài Đoàn đã cố gắng tạo ra hình ảnh Bác trong sự hài hoà giữa cái cao cả, vĩ đại với vẻ đẹp gần gũi, giản dị: Cụ Hồ sống ở trong con mắt, sống trong lòng mỗi người dân Dao. Bác luôn là ánh sáng soi lối chỉ đường cho mỗi người dân Dao đi theo và làm theo Bác để được sống trong độc lập, tự do hạnh phúc.

Bàn Tài Đoàn đã thể hiện hình ảnh Bác Hồ một cách sinh động và thể hiện theo cách cảm, cách nghĩ của một người Dao. Nhà thơ đã ca ngợi phẩm chất Cách mạng và đạo đức cao quí của Người, gắn cuộc đời của Người với những biến cố lịch sử, với sự thay đổi cuộc sống của người Dao. Tình yêu thương và ý chí chiến đấu không mệt mỏi của Bác luôn ngời sáng và trở nên vô cùng có ý nghĩa trong thơ Bàn Tài Đoàn:

Người Dao xưa đời đời nghèo khổ Bác về đời người Dao đổi thay Mọi dân tộc bình quyền bình đẳng

Cuộc đời người Dao mới từng ngày

(Bác Hồ sống mãi trong lòng ta) [15,tr.87]

Hình tượng Bác Hồ cứ trở đi, trở lại trong thơ Bàn Tài Đoàn bởi cuộc đời của Người luôn là tấm gương để nhà thơ cũng như dân tộc Dao noi theo, luôn để người Dao biết ơn mãi mãi:

Đời được sung sướng do đâu có Chính vì gặp có Hồ Chí Minh “Yên vui có áo có cơm đủ

Nhớ lấy cụ Hồ mãi mãi đây”

(Đời có Hồ Chí Minh) [7,tr.97]


Có lẽ hình ảnh Bác Hồ luôn là hình ảnh đẹp nhất, lý tưởng nhất để nhà thơ tự so sánh đối chiếu, liên hệ để rút ra được con đường đi cho mình và cho đồng bào của mình. Hình tượng Bác đã được nhà thơ xây dựng lên chính từ tình yêu, sự kính phục, lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ- một người con đích thực của đồng bào dân tộc Dao - đối với Bác Hồ kính yêu, xiết bao gần gũi, tràn đầy yêu thương.

3.3.2. Hình tượng thiên nhiên

Có thể nói hình tượng thiên nhiên tươi đẹp, xanh thẳm vừa lãng mạn, vừa dữ dội đã xuyên suốt các tập thơ: Xuân về trên núi, Rừng xanh, Tìm bạn rừng của Bàn Tài Đoàn. Hình tượng này luôn đóng một vai trò then chốt trong các sáng tác của ông với một sự hiển hiện hết sức phong phú và đa dạng.

Trong thơ dân gian của người Dao, hình tượng thiên nhiên thường được phản ánh rất cụ thể, phong phú thông qua những hình ảnh: núi non, sông suối, hoa trái, chim muông, thú rừng … Nhưng nhiều hơn cả có lẽ vẫn là hình tượng gió ngàn (Gió trong dân ca Dao thường được dùng để thể hiện hình ảnh của mùa xuân, của tình yêu …). Gió trong thơ Bàn Tài Đoàn người đọc cảm nhận trước hết là cái rét buốt của gió vùng cao, khiến cho những người Dao nghèo thấy buốt lạnh tới tận xương tuỷ:

Mảnh chăn sui đắp đầu hở chân, Gió thổi rét buốt tận xương tuỷ.

(Giấc mơ) [11,tr.140]

Gió mang cái rét buốt đến với người Dao, nhưng gió cũng là người bạn tâm tình khi mùa xuân tới:

Mây bay qua đèo nghe gió hỏi Tiếng gió thì thầm với cỏ cây:

(Xuân vui) [8,tr.61]


Hay hình tượng gió còn tượng trưng cho sức sống của tuổi trẻ, gió mang tâm trạng buồn, vui của con người:

Cùng gió đưa mưa rộn tiếng cười Gió đưa tin mừng loan thiên hạ Báo cho thiên hạ biết cùng vui

(Xuân vui) [8,tr.62]

Gió không chỉ là những người bạn tâm tình của con người, gió còn là người đưa tin của đồng bào, gió đã chuyển giúp cho người Dao đem đến những tình cảm cho mọi người, để họ được gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống:

Không gặp thì ta viết bức thư Gió đưa dùm nhé bạn đang chờ

(Trên núi vẫn là nơi ta ở) [8,tr.46]

Không chỉ dừng lại ở đó Bàn Tài Đoàn còn dùng hình tượng gió để khuyên bảo mọi người hãy gắng sức lao động để có cuộc sống đầy đủ hơn, Ông mong đồng bào mình hãy gắng sức lao động, hãy thi đua học tập để có cuộc sống sung túc như các dân tộc anh em khác.

Mong anh mong chị người trên núi Lắng tai nghe lấy gió thổi qua

Con người thi nhau thức dây sớm…

(Làm cho đời không nghèo) [11,tr.414]

Trong thơ Bàn Tài Đoàn gió không chỉ là một hiện tượng của thiên nhiên mà gió còn được xem như là người bạn để ông chia sẻ, giãi bày tâm sự.

Bên cạnh hình tượng gió - qua khảo sát chúng tôi thấy hình tượng núi

cũng xuất hiện khá nhiều trong các tập thơ của ông. Hình tượng núi xuất


hiện trong tập thơ Rừng xanh với tần số 25/43 bài, vì thế mà hình tượng núi đã trở thành hình tượng lớn lao, nó tượng trưng cho vẻ đẹp, cho ý chí của người Dao.

Ông sinh ra ở vùng rừng núi đại ngàn, nên cuộc sống luôn gắn bó với rừng núi và núi rừng nơi đây dường như đã trở thành người bạn tri kỷ, đầy ân tình với con người. Núi rừng là môi trường sống của người Dao, là nơi đã cho người Dao ruộng, đồng, sông suối, cho cuộc sống từ thế hệ này qua thế hệ khác:

Trên núi vẫn là nơi ta ở

Rừng xanh như là đồng ruộng ta

(Trên núi vẫn là nơi ta ở) [11,tr.297]

Núi là nơi sinh sống của người Dao, núi cũng là nơi để con người bộc lộ những cảm xúc của mình, đồng thời núi cũng là nơi tạo ra của cải vật chất để phục vụ cuộc sống của con người. Nếu người Dao thực hiện tốt chính sách định canh, định cư do nhà nước đề ra, không phá rừng bừa bãi thì cuộc sống của người Dao sẽ đầy đủ, sung túc, con người sẽ có cuộc sống chan hoà với thiên nhiên và được thiên nhiên núi rừng bao bọc, che chở:

Bãi hoang vui biến thành đồng ruộng Núi cúi đầu, khoai sắn mọc nhanh Bạn về mang theo niềm vui sướng Cho rừng Việt Bắc lá thêm xanh

(Tiễn anh lên đường) [15,tr.19]

Núi rừng không chỉ là môi trường sống của người Dao mà núi rừng nơi đây còn trở thành môi trường hành động quen thuộc của Cách mạng, của kháng chiến. Chính rừng núi quê hương Nguyên Bình của nhà thơ đã


che chở, bao bọc cho Bác Hồ, cho Cách mạng trong những ngày đầu trứng nước đầy gian khổ, khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp xưa kia:

Núi vui, núi mọc nhiều gỗ tốt Cây to, cành rộng lá sum sê Che rợp kín hang cho Bác ở Quân giặc lùng đến, lá bao che.

(Suối Lê-Nin, núi Các-Mác) [15,tr.138]

Hình tượng núi đã trở thành sự kết nối giữa cuộc sống của con người miền núi với thiên nhiên xung quanh để họ có thể tồn tại và phát triển. Hình tượng núi còn tượng trưng cho sự trông đợi sự thuỷ chung của người hậu phương đối với người đi hoạt động Cách mạng. Núi đã tạo thành “tình đất” ấm áp cho con người vùng cao, cho nòi giống muôn đời của họ:

Hai mươi lăm năm chiến đấu không ngừng Cứu lấy giống nòi giữ núi sông

(Hai mươi lăm năm) [15,tr.105]

Có thể nói: hình tượng gió, hình tuợng núi là những hình tượng hết sức quen thuộc trong thơ ca các dân tộc miền núi nói chung, trong thơ ca Dao nói riêng.

Có thể khẳng định: phải là một nhà thơ dân tộc miền núi, gắn bó máu thịt với thiên nhiên núi rừng thì Bàn Tài Đoàn mới có thể xây dựng được những hình tượng về thiên nhiên miền núi đầy tươi đẹp, hùng vĩ hoang dã nhưng lại vô cùng gần gũi thân thiết với cuộc sống con người nơi đây như vậy và điều ấy cũng đã phản ánh được nét bản sắc trong thơ Bàn Tài Đoàn trong suốt nửa thế kỷ qua.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí