đồng đã nhắm tới mục đích của mình, theo đó ý chí các bên đã được thống nhất, vì vậy thẩm phán không thể điều chỉnh nội dung hợp đồng khác đi ý chí của các bên (nếu ta hiểu vấn đề điều hòa ở đây là cả đôi bên cùng có lợi hoặc cùng chịu thiệt đến mức chấp nhận được). Mặt khác, do trở ngại về bất đồng trong quan điểm về học thuyết ý chí thật hay ý chí tuyên bố nên nguyên tắc điều hòa lợi ích thực sự khó có tính hữu ích trên thực tế và thậm chí có thể làm thay đổi bản chấp của hoạt động giải thích hợp đồng nếu áp dụng độc lập.
2.2.6. Giải thích theo nguyên tắc có lợi cho bên yếu thế.
Đây là nguyên tắc đặc trưng và được quy định phổ biến trong nhiều bộ luật trong hoạt động giải thích hợp đồng. Nguyên tắc này được xem xét xây dựng chủ yếu với mục đích nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích trong việc điều chỉnh hiệu lực của hợp đồng, mà nền tảng của nó là nguyên tắc thiện chí, trung thực, hợp tác, nguyên tắc công bằng, và nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích (rebus sic stantibus), nó cũng được cụ thể hóa trong nhiều bộ luật cũng như các hợp ước quốc tế về hợp đồng là nguyên tắc giải thích có lợi cho bên yếu thế và được nhiều hệ thống luật quy định mặc nhiên được coi như một điều khoản trong hợp đồng.
Đối với nội dung nguyên tắc giải thích này, về cơ bản ta có thể hiểu, khi có dấu hiệu lợi dụng thế mạnh để đưa nội dung bất lợi vào hợp đồng, thì khi giải thích hợp đông thẩm phán có quyền cân bằng lợi ích bằng việc giải thích theo hướng có lợi cho bên yếu thế. Tuy nhiên, cũng chính vì dựa trên cơ sở thiện chí, trung thực do vậy việc giải thích nhằm bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế nhưng cũng đảm bảo không gây bất lợi cho bất cứ bên nào, đây chính là yếu tố khó khăn nhất khi áp dụng nguyên tắc này, đồng thời cũng dễ nhầm lẫn với nguyên tắc điều hòa lợi ích của các bên như đã phân tích ở trên. Ví dụ, đối với một loại
hợp đồng gia nhập phổ biến đó là hợp đồng bảo hiểm, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm là bên đưa ra các điều khoản mẫu để khách hàng xem xét trả lời chấp nhận trong một khoảng thời gian hợp lý, nếu khách hàng đồng ý tham gia bảo hiểm đồng nghĩa với việc chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng, có nghĩa là người mua bảo hiểm không được đàm phán, thỏa thuân về việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng đó, họ chỉ có thể thể hiện ý chí của mình qua việc chấp nhận hay không chấp nhận tham gia giao kết hợp đồng. Do đó, trong trường hợp này, khi xảy ra tình huống cần giải thích hợp đồng đối với một hoặc một số điều khoản của hợp đồng, trong thực tế, chủ thể giải thích sẽ có xu hướng bảo vệ cho bên mua bảo hiểm trong các tình huống này (bên mua bảo hiểm thường được hiểu là bên yếu thế trong hợp đồng gia nhập).
Với vấn đề xác định bên mạnh thế và bên yếu thế, theo cách hiểu thông thường đối với quan hệ hợp đồng đó là trường hợp hợp đồng có tồn tại tình trạng không cân bằng giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng xuất phát từ các yếu tố kinh tế, khả năng chuyên môn, mức độ chuyên nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể hay do hoàn cảnh thực tế tác động…; trong đó bên yếu thế là bên không nhận được những lợi ích tương ứng với nghĩa vụ tương ứng mà họ phải cung cấp cho bên kia (ví dụ mua đắt nhưng phải bán rẻ, làm công với mức lương thấp so với năng lực và thực tế đóng góp, trả lãi quá cao trong hợp đồng vay …). Yếu tố bất lợi cho bên yếu thế chỉ xảy ra khi có sự bất tương xứng rõ rệt trong các điều khoản của hợp đồng và sự bất lợi này thường phải có ngay từ thời điểm hợp đồng được giao kết, bởi nhiều khi trong lúc giao kết hợp đồng thì các điều khoản hợp đồng đã quy định quyền và nghĩa vụ tương xứng nhau, nhưng trong khi thi hành hợp đồng dó sự thay đổi về hoàn cảnh mới xuất hiện sự bất lợi cho một bên thì không được coi là không cân bằng giữa các bên (ví dụ A ký hợp đồng
xây nhà cho B, tuy nhiên trong thời gian xây thì xảy ra biến động giá cả vật liệu xây dựng, giá cả tăng cao nên chi phí bên A phải trả cao gấp nhiều lần so với hợp đồng, tuy nhiên trường hợp này A vẫn phải chịu thiệt).
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nguyên Tắc Áp Dụng Giải Thích Hợp Đồng Theo Ý Chí Tuyên Bố Của Các Bên
- Giải Thích Trên Cơ Sở Mối Liên Hệ Các Điều Khoản Được Thể Hiện Trong Hợp Đồng Và Phù Hợp Toàn Bộ Nội Dung Hợp Đồng.
- Khi Hợp Đồng Thiếu Một Số Điều Khoản Thì Có Thể Bổ Sung Theo Tập Quán Đối Với Loại Hợp Đồng Đó Tại Địa Điểm Giao Kết Hợp Đồng...”
- Những Đề Xuất Về Hướng Hoàn Thiện Các Quy Định Về Giải Thích Hợp Đồng
- Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 13
- Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Một điểm chú ý đó là nguyên tắc giải thích này thực sự thực dụng đối với loại hợp đồng gia nhập, loại hợp đồng được nhiều luật gia xem xét là loại hợp đồng thiếu sự bình đẳng và có xu hướng thủ tiêu thỏa thuận (như các hợp đồng bưu điện, hợp đồng bảo hiểm, hay hợp đồng được dựng sẵn tại các công ty dịch vụ công cộng…). Sở dĩ có thể nhận thấy nhiều hợp đồng gia nhập mà bên gia nhập là bên yếu thế bởi các lý do, thông thường khi tham gia giao kết loại hợp đồng này thì có nghĩa rằng bên gia nhập đã mất đi phần nào sự tự do thương thuyết về các điều khoản chi tiết của hợp đồng (không thể khẳng định ý chí của bên gia nhập bị triệt tiêu hoàn toàn vì về mặt ý chí của bên gia nhập vẫn đóng vai trò quan trọng, họ vẫn có sự tự quyết đối với việc tham gia hoặc không tham gia giao kết hợp đồng này) và phải chấp nhận các điều kiện của bên soạn thảo hợp đồng, mà đối với bên soạn thảo này phần lớn đóng vai trò mạnh thế bởi theo lý giải của Ngô Huy Cương thì : “họ thường là những thương nhân có khả năng chuyên môn, chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó và khả năng kinh tế lớn hơn tương đối so với khách hàng của mình liên quan tới hợp đồng…”[9,tr.380].
Trong khi đó, trong hệ thống dân luật của Nhật, thì cơ bản dựa trên nguyên tắc bảo vệ bên yếu thế khi cho rằng trên thực tế có nhiều trường hợp bên có thế lực về kinh tế đưa vào hợp đồng những điểm cực kỳ bất lợi cho bên kia, ví dụ như đối với các trường hợp các hợp đồng mua bán trả góp căn hộ chung cư tại Việt Nam, có rất nhiều trường hợp người mua bị các chủ đầu tư lấn áp với những điều khoản bất lợi, thiệt thòi trong hợp đồng (như chủ đầu tư đưa vào hợp đồng mức lãi suất thỏa thuận cao, ngoài khoản lãi chậm thanh toán, nhiều trường hợp
bên mua còn phải chịu khoản phạt do vi phạm hợp đồng, có chủ đầu tư còn coi đó là khoản bồi thường thiệt hai cho bên bán và đưa vào hợp đồng…). Trong các trường hợp này thực tiễn luật Nhật Bản sẽ áp dụng biện pháp giải thích lô gích, nhưng sự áp dung này cần chỉ rõ các điểm đó mang tính loại trừ và không có hiệu lực đối với bên hợp đồng yếu thế về kinh tế. Loại giải thích này gọi là giải thích loại trừ [64,tr.122-123]
Liên quan đến vấn đề xác định bên yếu thế, Bộ luật Dân sự 2005 không quy định rõ ràng bên yếu thế mà chỉ được quy định một cách chung chung tại Khoản 8 Điều 409: “Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế”.
Điều 5 luật quy định về hợp đồng gia nhập của Hàn Quốc quy định:
1. Hợp đồng gia nhập phải được giải thích một cách không thiên vị phù hợp với nguyên tắc tin cậy và thiện chí và không được giải thích một cách khác biệt phụ thuộc vào khách hàng
2. Nếu nghĩa của hợp đồng gia nhập không rõ ràng, thì phải được giải thích vì lợi ích của khách hàng”.
Trong hoạt động giải thích hợp đồng, nguyên tắc giải thích có lợi cho bên yếu thế chỉ được các thẩm phán áp dụng khi không còn có yếu tố nào khác để khám phá ra ý chí chung (cả ý chí thực chất hay ý chí tuyên bố) của các bên tham gia hợp đồng. Sở dĩ nó được xem xét sau cùng là vì việc xác định bên yếu thế và các quy chuẩn áp dụng trong nhiều hợp đồng xác định bên nào là bên yếu thế, bên nào là bên mạnh thế là thực sự khó khăn. Từ đó sẽ phát sinh vấn đề là căn cứ nguyên tắc này mà các thẩm phán vì chủ quan hay khách quan sẽ làm
thay đổi bản chất nội dung của hợp đồng, không phù hợp với ý chí của một hoặc các bên tham gia hợp đồng.
Giáo sư Vũ Văn Mẫu cho rằng: “Trong việc giải thích các khế ước, nguyên tắc công bằng chỉ được các thẩm phán viện dẫn khi không còn có yếu tố nào khác để khám phá ra ý chí chung của đương sự như các điều khoản trong khế ước, thái độ của đương sự, luật pháp, tập quán. Sở dĩ nguyên tắc công bằng chỉ chiếm một địa vị phụ, là vì nhà lập pháp e ngại rằng các thẩm phán có thể viện cớ tôn trọng sự công bằng mà thay đổi nội dung của khế ước, trái ngược với ý chí của đương sự”
Cũng như các quy tắc giải thích khác, các điều luật liên quan đến nguyên tắc công bằng cũng chỉ là những điều chỉ dẫn đối với các thẩm phán, không có tính chất bắt buộc. Tùy trường hợp, trong sự giải thích khế ước, thẩm phán có thể bênh vực quyền lợi của những người không được chỉ định ở trong luật, trong các khế ước gia nhập, án lệ thường có xu hướng bênh vực quyền lợi của kẻ yếu, của những người phải ký kết những khế ước này mà không được quyền thảo luận về các điều kiện kết ước, mặc dù họ có tư cách là người trái chủ chứ không phải là người phụ trái [38, tr.266].
Chương 3
THỰC TIỄN GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG
3.1. THỰC TIỄN GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM
Thực tiễn pháp lý ở Việt Nam từng phát sinh nhiều vụ tranh chấp có liên quan tới yêu cầu áp dụng điều khoản về giải thích hợp đồng. Nhưng do pháp luật hiện hành chưa quy định một cách chi tiết và còn nhiều hạn chế nên do đó gây nhiều khó khăn cho các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp. Sau đây là một số vụ tranh chấp có liên quan đến nội dung này.
Vụ án thứ nhất:
Quyết định số 49/GĐT-DS ngày 24-02-2005 Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
Xét thấy
Hợp đồng chuyển nhượng đất vườn giữa bà Lê Thị Mậu và anh Nguyễn Huy Hiểu với anh Nguyễn Khắc Chiến lập ngày 14-01-1993 chỉ là giấy viết tay, không có xác nhận của chính quyền địa phương. Mặt khác, bà Mậu và anh Hiển đã chuyển nhượng cả phần diện tích đất của bà Tuất mà không có sự đồng ý của bà Tuất. Tòa án cấp phúc thẩm xác định hợp đồng chuyển nhượng đất nêu trên bị vô hiệu là do không tuân thủ các quy định về hình thức cũng như nội dung của hợp đồng là đúng.
Về diện tích chuyển nhượng, thao bà Mẫu và anh Hiển thì diện tích chuyển nhượng cho anh Chiến là 240m2 đất. Phía anh Chiến khẳng định bà Mậu, anh Hiển chuyển nhượng cho anh 380m2 đất. Căn cứ vào lời khai của anh Hiển và anh Chiến, cùng các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì khi lập hợp đồng ngày
14-1-1993 không ghi diện tích và tứ cận của thửa đất. Theo bản hợp đồng ngày 14-1-1993 do anh Hiển xuất trình tại tòa án có nội dung ghi diện tích là “10T” ... 240m2.
Anh Hiển cho rằng sau khi anh Trường – cán bộ địa chính sửa bản hợp đồng ngày 14-1-1993 anh có ghi thêm 240m2. Nhưng tại bản kết luận giám định số 3317/2003/C21 của Viện khoa học hình sự – Tổng cục cảnh sát – Bộ Công an đã kết luận: những chữ “10T khoảng 240m2” là những chữ thêm vào. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 28-4-2004 anh Hiển thừa nhận anh điền thêmchữ “10T”. Tại biên bản xác minh ngày 8-10-2003 anh Nguyễn Huy Trường xác nhận không biết giấy tờ mua bán chuyển nhượng ngày 14-1-1993 giữa bà Mậu, anh Hiển với anh chiến.
Trên thực tế, sau khi chuyển nhượng anh Hiển và bà Mậu đã giao toàn bộ diện tích đất của 2 thửa (của bà Mậu và bà Tuất) cho anh Chiến quản lý, sử dụng trông cây lưu niên đồng thời nộp thuế đất hàng năm với diện tích 380m2 (đã có biên lai nộp thuế từ 1994 đến năm 2001). Với những chứng cứ trên, Tòa án cấp phúc thẩm xác định bà Mậu, anh Hiển chuyển nhượng cho anh Chiến 380 m2 đất là có cơ sở.
Xét về lỗi: Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng trong số diện tích 380m2 do bà Mẫu chuyển nhượng cho anh Chiến thì 190m2 thuộc quyền sử dụng của bà Mậu, bà Mậu có quyền chuyển nhượng, bà Mẫu đã nhận tiền và giao đất cho anh Chiến, nay bà Mậu xin hủy hợp đồng chuyển nhượng thì bà Mậu phải chịu 100% lỗi của bà gây ra. Đối mới diện tích 190m2 đất thuộc quyền sử dụng của bà Tuất không thuộc quyền định đoạt của bà Mậu nhưng bà Mậu cố tình đưa ra bán. Anh Chiến cũng biết phần đất đó là của bà Tuất song vẫn cố tình mua. Bà Mậu và anh
Chiến mỗi người phải chịu 50% lỗi do mình gây ra. Tòa án cấp phúc thẩm xác định lỗi của bà Mậu và anh Chiến như trên là có căn cứ.
Vì vậy, không có cơ chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Bởi các lẽ trên,
Căn cứ vào khoản 2, Điều 291; khoản 1, Điều 297 Bộ luật tố tụng dân sự, Quyết định
Không chấp nhận kháng nghị số 05/KN-VKSTC-V5 ngày 2-2-2005 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Giữ nguyên bản án dân sự phúc thẩm số 92/DSPT ngày 28-4-2004 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Lê Thị Mậu với anh Nguyễn Khắc Chiến.
Thực tiễn vụ án:
Trong vụ án này, sự bất đồng xảy ra nằm ở vấn đề soạn thảo hợp đồng không rõ ràng, theo chi tiết vụ án được nếu ra thì vấn đề xảy ra trong giai đoạn tiền hợp đồng, trước đây bố mẹ bà Mậu và bà Tuất có chõ mỗi người một thửa đất vương, nằm sát nhau và tọa lạc tại xóm 5, thông HT, xã XP, thành phố HN. Khi cho, bố mẹ không nói rõ diện tích, nên bà Mậu nghĩ rằng số đát của mỗi người được cho là 10 thước tương đương 240m2. Do không có mặt ở địa phương nên toàn bộ đất của mình bà Tuất giao cho bà Mậu quản lý sử dụng. Ngày 17-1- 1992 ủy ban nhân dân huyện TL đã cấp giấy chứng nhận cho bà Mậu được sử dụng 190m2, bà Tuất 190m2. Nhưng năm 1994 chính quyền mới giao giấy chứng nhận cho bà Mậu. Ngày 14-1-1993, anh Hiển được sự ủy quyền của bà Mậu đứng ra làm giấy mua bán đất với anh Chiến. Khi có tranh chấp, anh Hiển có đưa ra giấy mua bán với nội dung như sau: “Tên tôi là H (đã bị gạch xóa) –