Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 11

Trong rất nhiều bài thơ như Yêu mà chẳng biết, Cảm thông, Đời tàn ngõ hẹp, Ngoài ba mươi, Tuý hậu cuồng ngâm… Vũ Hoàng Chương đã sử dụng hàng loạt những câu hỏi tu từ để biểu đạt nỗi quanh quẩn, bế tắc của con người cá nhân trong cuộc sống cộng đồng :

Sự nghiệp nào đâu? Trưa nắng xế Hoa phai thề ước làm tàn yêu Ngoài ba mươi tuổi duyên còn hết?

Một ván cờ thua ngả bóng chiều

(Ngoài ba mươi tuổi)


Quẩn gót thế nhân hề như đàn quạ kia chăng? Hay như mây cao đơn chiếc hề cánh chim bằng? Ấp úng cân đai hề trói giam tài năng?

Vỡ ruộng buông câu hề kho trời gió giăng ?

(Tuý hậu cuồng ngâm)

Những câu hỏi tu từ dồn dập , liên tiếp như những chấm hỏi trong cuộc đời cứ day dứt trong tâm hồn người đọc. Qua đó ta bắt gặp lời thơ khí phách của một chàng thanh niên đầy tài năng nhưng bị vùi dập bởi thời thế. Hơn một lần chàng trai ấy đã phải thốt lên niềm đau đớn, nỗi day dứt :

Ôi! Ta đã làm chi đời ta Ai đã làm chi lòng ta ?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Ta đã làm chi đời ta xưa ? Ta đã dùng chi đời ta chưa

Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 11

(Đời tàn ngõ hẹp)

Những câu hỏi tu từ đã nâng hình tượng thơ lên mức cao nhất, đồng thời làm cho sắc thái biểu cảm trong lời thơ tăng lên rõ rệt.

Bằng trí tưởng tượng phong phú, Vũ Hoàng Chương đã xây dựng cho Thơ say Mây những hình ảnh hết sức mới lạ, độc đáo. Nhưng nhìn chung ông chưa tạo được những hình ảnh khoẻ khoắn, sinh động mà bị chìm vào thành

Sầu được tạc trong lòng thi sĩ. Nó chủ yếu là những hình ảnh được dựng lên qua men, khói, mộng, tình. Vì vậy, mặc dù độc đáo nhưng nó lại rất xa lạ và thiếu sức sống. Chính điều này đã khiến người ta nhìn thơ của ông như một vật lạ sừng sững giữa vườn thơ nhưng không ai thèm để ý đến. Đây cũng là nhược điểm mà Vũ Hoàng Chương chưa thể khắc phục được.‌

3.3. Thể thơ

3.3.1 Các thể thơ

Nhận xét về Thơ mới nhà nghiên cứu phê bình Phan Cự Đệ cho rằng: “Phong trào Thơ mới là một cuộc đánh giá lại các thể thơ cũ, tiếp thu những cái tốt đẹp của truyền thống cũ, đồng thời học tập một cách có sáng tạo thơ ca

nước ngoài, nhất là thơ Pháp” 16,tr.145. Tìm hiểu qua các tác giả cụ thể ta

thấy Thơ mới vẫn sử dụng nhiều những thể thơ truyền thống như thất ngôn, ngũ ngôn, lục bát. Tuy nhiên nó mềm mại hơn, uyển chuyển hơn thơ cổ phong. Bước tìm tòi, sáng tạo của Thơ mới thể hiện ở chỗ nó sử dụng nhiều thể thơ tự do và hợp thể. Nhờ đó mà tình cảm của cái Tôi trữ tình có điều kiện được tung trào và thể hiện.

Tìm hiểu Thơ say y của Vũ Hoàng Chương ta thấy cả hai tập thơ có 57 bài (trong đó Thơ say là 31 và Mây là 26), được viết bằng sáu thể: ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, bát ngôn, hợp thể và tự do.

Chiếm đa số Thơ say Mây vẫn là thể thất ngôn (30 bài). Điều này chứng tỏ Vũ Hoàng Chương vẫn nâng niu trân trọng thơ truyền thống. Tuy nhiên ông không viết một bài tứ tuyệt nào và ngay cả thể thất ngôn bát cú cũng được dùng rất khiêm tốn( 10/30 bài). Thơ thất ngôn của Vũ Hoàng Chương chủ yếu được viết theo kiểu nhiều khổ, mỗi khổ có bốn câu như những bài tứ tuyệt ghép lại ( Đà Giang, Dịu nhẹ, Mùa thu đã về...) chứng tỏ ông đã có sự cách tân lớn trong thể thất ngôn.

Để giúp cho việc biểu hiện tình cảm được linh hoạt, Vũ Hoàng Chương sử dụng nhiều thơ tự do: Say đi em, Hờn dỗi, Tối tân hôn, Tiểu đăng khoa...

Điểm nổi bật của thể thơ này là số lượng chữ trong câu không giới hạn, phóng túng, có thể là 1, 2, 3... đến hơn 10 chữ ; số câu cũng không bị hạn định, thường chia làm nhiều đoạn dài ngắn khác nhau. Việc xuất hiện những bài thơ

tự do trong phong trào Thơ mới là bước đột phá đáng kể trong việc đổi mới thi pháp thơ ca.

Thể thơ tám chữ cũng là một sáng tạo của phong trào Thơ mới và được Vũ Hoàng Chương sử dụng nhiều. Nó cũng không bị hạn định về số câu, số khổ nên cảm xúc của tác giả được thể hiện thoải mái, tràn đầy, không gò bó: Lý tưởng, Quên, Phương xa, Động phòng hoa chúc, Chậm qúa rồi...

Thể lục bát tuy chưa mất hẳn trong thơ Vũ Hoàng Chương nhưng nó ít được dùng hơn trước. Cả hai tập thơ chỉ có ba bài: Chợ chiều, Con tàu say và Bức khăn mừng cưới.

Còn lại thể ngũ ngôn gồm hai bài( U tình, Cánh buồm trắng) ; hợp thể gồm hai bài ( Mười hai tháng sáu, Chén rượu đôi đường)

Nhìn chung về thể thơ Vũ Hoàng Chương vẫn sử dụng những thể thơ quen thuộc của Thơ mới. Nhưng ở mỗi thể thơ thi sĩ lại có sự linh hoạt và nhạy cảm trong cách ngắt nhịp, cách hiệp vần và sử dụng thanh điệu. Điều đó làm nên nét riêng biệt cho thơ ông. Đó cũng là kết quả của quá trình tiếp thu, chắt lọc những tinh hoa của thơ cổ truyền và thi ca nước ngoài.

3.3.2 Nhịp thơ

Nhịp trong thơ là sự phân bố và lặp đi lặp lại cách quãng đều đặn của các đơn vị ngôn từ nhằm chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật. Xét về một phương diện nào đấy, nhịp thơ có tính chất ổn định do các thể thơ tạo nên.

Thơ Vũ Hoàng Chương có một tiết tấu uyển chuyển, đa dạng và linh hoạt: có lúc mềm mại, có lúc yếu đuối sâu xa như mối tình si, có lúc lại gấp gáp quay cuồng như say. Nếu nhìn tổng thể ta thấy Vũ Hoàng Chương vẫn sử

dụng cái nền nhịp điệu chung của các thể thơ truyền thống. Đó là nhịp 4/3 trong thơ thất ngôn:

Gợn trắng ngàn mai/ thoảng dáng xuân. Màu trinh e lệ/ gió ân cần

Mươi bông cúc nõn/ chờ tay với

Một chút hoa đào/ vướng gót chân

( Dịu nhẹ)

Là nhịp 2/3 hoặc 3/2 trong thơ ngũ ngôn :

Ánh vàng / lây lứt vướng Trên đồng lúa/ bao la Màu tím hồng/ tan nát Từng mảnh/ trên sông Đà

(Cánh buồm trắng)

Nhưng vốn là một thi sĩ có cá tính mạnh mẽ, ưa cái khác thường Vũ Hoàng Chương luôn cố gắng tìm tòi để tạo ra bước đột phá cho thơ mình. Mang sẵn trong mình một nỗi đau lớn của nhân tình thế thái, tâm hồn của thi sĩ nhiều khi vỡ ra thành mảng. Bởi thế Vũ Hoàng Chương ít sử dụng những nhịp thơ dài mà thường có cách ngắt nhịp biến hoá :

Hoa trắng đầy mồ;

Não nuột tiếng ai vừa khóc? Sương vẩn đục

Khói mơ hồ,

Nhìn quanh: chiều xám với tha ma! Nhưng đâu đây ai khóc? Gần hay xa Mà thảm thiết? Hay Thu vừa nức nở?

(Bạc tình)

Khổ thơ có nhạc điệu buồn thảm, xót xa. Các câu thơ bị ngắt nhịp xuống dòng làm cho tiết tấu trở nên gấp gáp, mạnh mẽ. Tình cảm của nhà thơ theo đó cũng tan nát vỡ vụn gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn day dứt không

nguôi . Nói tới Thơ say ta không thể không nhắc tới thi phẩm Say đi em bởi nhịp điệu điêu luyện của nó cứ như cuốn riết, mời chào. Qua ngòi bút chau chuốt tài hoa của Vũ Hoàng Chương, nhịp điệu trên thể thơ tự do được thay đổi linh hoạt. Đó là nhịp của bước chân, động tác, của lời than, tiếng giục. Bài thơ mang tiết tấu đầy âm sắc, không gian sống động, quay cuồng, thời gian gấp gáp, các tình huống đột ngột, bất ngờ, cùng một không khí sinh động, mới mẻ đã khắc hoạ rõ nét hình hài của tác giả :

Hồn ngã lâu rồi/ nhưng chân còn dẻo

Lòng chót nghiêng/ mà bước vẫn du dương Lòng nghiêng/ tràn hết/ yêu thương

Bước chân còn nhịp Nghê thường lẳng lơ

Sự kết hợp hai câu tám chữ với cặp câu lục bát giúp cho lời thơ thêm du dương, dàn trải không dứt.

Còn đây là sự đan xen giữa những câu 4 chữ và 6 chữ, 7 chữ cùng lối gieo vần giãn cách tạo âm điệu nhịp nhàng vừa lả lướt vừa như ru người ta vào cảm giác đê mê:

Ánh đèn tha thướt

Lưng mềm não nuột dáng tơ Hàng chân lả lướt

Đê mê hồn gửi cánh tay hờ

Cuối cùng, Vũ Hoàng Chương như muốn đi đến tận cùng cảm giác của kẻ say cuồng trong điệu nhảy:

Say đi em! Say đi em! Say cho lơi lả ánh đèn

Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết!

Hai câu trước được ngắt nhịp ngắn, đều đều tái hiện các động tác tương ứng, nhịp nhàng. Tiếp đó nhịp thơ lại buông lơi, kéo dài trong cảm giác chập chờn, lâng lâng. Và cuối cùng khi niềm khoái lạc đốt mình trong những thú vui

trần tục lên tới tột cùng thì nhịp thơ bị xé lẻ: Rượu/ rượu nữa/ và quên/ quên hết. Bằng lối ngắt nhịp biến hoá Vũ Hoàng Chương đã diễn tả đúng những cung bậc tình cảm của con người trong trạng thái của một kẻ say.

Như vậy tuỳ theo mạch đập của tình cảm bên trong mà Vũ Hoàng Chương tạo ra nhịp điệu thích hợp bên ngoài câu chữ. Bởi vậy, đọc thơ ông người ta không cảm thấy nhàm chán bởi nhịp nhịp đều đều, quen thuộc. Bài Tình si với một tứ thơ chặt chẽ đã diễn tả đúng tâm trạng thầm yêu trộm nhớ của những kẻ đang yêu. Ở nhịp thơ không cố định mà biến đổi liên tục tạo một kết cấu hoàn toàn mới:

Sóng Nhấp nhô Lá khô Rụng

Kín gương hồ

Mạch thơ bỗng chốc chuyển sang khoan thai nhẹ nhàng trầm lắng nhờ lối ngắt nhịp 2/2 :

Ôm hờ / lá vẫn / dõi theo bên Bẽ bàng / lá vẫn / theo bên Si tình /lá vẫn / theo bên

Một tứ thơ hay cùng với cách ngắt nhịp hay đã đem đến cho bài thơ một vẻ đẹp đầy quyến rũ.

Nếu Tình si diễn tả đúng cái thần tâm trạng của những kẻ đang yêu thì Mười hai tháng sáu lại diễn tả tâm trạng đau đớn ngỡ ngàng quằn quại như có ai cưa, ai xé trong lòng của nhà thơ khi nghe tin người yêu lấy chồng. Nhịp thơ cũng theo đó mà biến hoá :

Tháng sáu / mười hai / từ đấy nhé Chung đôi / từ đấy nhé / lìa đôi! Em xa lạ quá / đâu còn phải

Tố của Hoàng xưa / Tố của tôi!

Cái hay của bài thơ là ở cách phối hợp nhịp thơ linh hoạt với sự chuyển đổi cảm xúc từ nỗi xót thương tình yêu đã mất theo âm điệu trùng của con số 12/6 sang một điệu đàn ca ai oán như những tiếng khóc dài trong huyền thoại.

Thơ Vũ Hoàng Chương thường là sự nuối tiếc xa xăm, một tâm trạng buồn bã, cô đơn không nơi bấu víu và khi ấy nhịp thơ như muốn kéo dài để ứng với cái bồng bềnh trôi nổi của lòng người:


Chiều đã tím ở lưng chừng núi

Sắc thu mờ lơ đãng dáng hoàng hôn Lặng nằm nghe bốc tự đáy linh hồn Nỗi thương mến xa khơi tình kiếp trước

(Đào Nguyên lạc lối)

Sự chuyển đổi nhịp thơ trong thơ Vũ Hoàng Chương đã phá vỡ những nguyên tắc ngắt nhịp cứng nhắc của thơ truyền thống, khiến người đọc không cảm thấy nhàm chán bởi sự đều đều của các nhịp thơ. Hầu như tất cả các thể thơ được sử dụng trong Thơ say và Mây đều có sự cải biên về nhịp điệu. Nhưng dường như trong đó cái hiện đại của phương Tây với những nhịp thơ ngắn dài, bất chợp dừng lại để lại những khoảng trống xót xa kết hợp với cái ảo của phương Đông với bến Tầm Dương, điệu Nam Ai, bóng Liêu Trai, chốn Đào Nguyên... thấp thoáng trên những nhịp thơ dập dờn sóng dậy đã khiến nhiều khi ta không thể phân biệt đâu là Thơ mới đâu là Thơ cũ. Điều đáng nói là trên cơ sở của nhịp thơ truyền thống Vũ Hoàng Chương đã tìm tòi sáng tạo làm hiện đại hoá thơ Việt. Đó là đóng góp lớn của Vũ Hoàng Chương cho Thơ mới.

3.3.3. Vần thơ

Gieo vần là một thao tác đặc biệt tạo nên cái đẹp trùng điệp của ngôn ngữ thơ ca . Với thơ vần là yếu tố quan trọng vì nó nối dính các dòng thơ lại với nhau thành một đơn vị thống nhất có âm hưởng riêng. Đó là chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển của nhạc tính trong thơ và thể hiện ma lực của ngôn ngữ. Do đó vần được xem như là một yếu tố độc quyền của văn bản thơ.

Theo cách phân chia truyền thống, nếu căn cứ vào mức độ hoà đồng âm thanh người ta phân biệt vần chính với vần thông. Còn nếu căn cứ vào vị trí gieo vần ta có hai loại vần phổ biến, vần chân (cước vận), vần lưng (yêu vận).

Thơ mới, về cách hiệp vần có thể nói phong phú hơn Thơ cũ rất nhiều bởi nó chịu ảnh hưởng nhiều của thơ Pháp. Trước đây, trong thơ cổ đã có những cách hiệp vần liên tiếp, vần ôm nhau, vần gián cách và vần hỗn hợp như trong hát nói, hò vè, thơ cổ phong. Nhưng chỉ từ khi tiếp xúc với thơ Pháp thì những loại vần trên mới được sử dụng một cách có ý thức và ngày càng trở nên nhuần nhuyễn. Cho dù ở hình thức nào, cách nào thì mục đích chính của vần là vừa tạo nên sự liên kết giữa các dòng thơ, đoạn thơ, vừa tạo ra âm hưởng vang vọng cho thơ (điều mà ở ngôn ngữ văn xuôi không thể có).

Là một nhà Thơ mới, Vũ Hoàng Chương không bó buộc về hiệp vần nhưng ông vẫn sử dụng vần như một yếu tố biểu cảm làm tăng vẻ đẹp của thơ. Cũng như các nhà thơ cùng thời, ông đã kế thừa các hình thức gieo vần trong thơ truyền thống và làm mới thơ mình bằng lối gieo vần phóng khoáng trong thơ Pháp. Ta có thể tìm thấy trong thơ Vũ Hoàng Chương những vị trí vần quen thuộc của thơ lục bát:

Ái ân sắc lợt hình xiêu

Song song chiều cũ nay chiều lẻ đôi Hoàng hôn là xứ chia phôi

Vắng tanh quán chợ vài ngôi lạnh lùng

(Chợ chiều)

Của những khổ thơ thất ngôn bốn câu ba vần:

Cắm thuyền sông lạ một đêm thơ Trăng thương tuần cao sáng ngập bờ Đâu đó Tầm Dương sầu lắng đợi Nghe hồn ly phụ khóc trên tơ

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí