Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Khi Bồi Thường Giải Phóng Mặt Bằng Thông Qua Tòa Án

tình gây phiền toái như thuộc thẩm quyền của mình nhưng cũng thuộc thẩm quyền của cơ quan khác nên từ chối tiếp nhận.

Những bất cập còn tồn tại:


Hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai cao nhất là chế định về đất đai trong Hiến pháp; sau đó là pháp luật về đất đai với ý nghĩa là pháp luật về nội dung, cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ đất đai mà từ đó đã phát sinh các tranh chấp hành chính, đồng thời pháp luật về đất đai cũng là cơ sở để áp dụng giải quyết các tranh chấp phát sinh. Có thể nói rằng một trong những nguyên nhân cơ bản phát sinh tranh chấp hành chính về đất đai gay gắt trong giai đoạn vừa qua là do Luật đất đai cũ có quá nhiều bất cập trong việc thu hồi, định giá, đền bù, hỗ trợ tái định cư... Đây cũng là những nội dung mà trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng như các chuyên gia đề xuất, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập mà nếu việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện không tốt sẽ tiếp tục gây mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích với người sử dụng đất, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp trường hợp khi xảy ra tranh chấp, đương sự phát hiện một phần hoặc toàn bộ diện tích đất của mình đã bị ủy ban nhân dân huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người khác. Trước tình thế này, đương sự thường không khởi kiện đến tòa án mà họ sẽ khiếu nại yêu cầu ủy ban nhân dân huyện thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho người khác không đúng pháp luật. Nhưng nếu đương sự không có căn cứ hoặc không chứng minh được quyền hợp pháp của mình trên thửa đất đó; thời điểm xét duyệt, công khai hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có đơn thư khiếu kiện; quy trình xét cấp giấy đúng quy định và hồ sơ địa chính không thể hiện rõ ràng thì đây không phải là khiếu nại đất đai mà là vụ việc tranh chấp đất đai. Đối với các trường hợp này, Ủy ban nhân dân cấp huyện thường hướng dẫn đương sự

chuyển đơn đến tòa án để được giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, đây cũng là một vướng mắc về thẩm quyền đối với Tòa án nhân dân; vì Tòa án không đồng nhất quan điểm với Ủy ban nhân dân, không thụ lý vụ việc vì cho rằng đây là khiếu nại của công dân đối với việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện.

Đơn cử như tại gói thầu 1A, dự án đường Vành đai 2 qua phường Nhật Tân suốt 4 năm vẫn chưa hoàn tất mặt bằng khi phải mất quá nhiều thời gian xác định việc chia tách, cho tặng, chuyển nhượng đất nông nghiệp. Hay như dự án đường nối tiếp từ khu Đền Lừ 2 đến đường Trương Định, Giáp Bát ở Hoàng Mai hiện vẫn phải sử dụng tờ bản đồ năm 1996 để giải quyết khiếu nại về nguồn gốc đất của 6 hộ dân và 1 tổ chức do chưa nhận tiền và bàn giao mặt bằng. Địa bàn Hà Nội đang tồn tại vài chục loại đất có nguồn gốc và thời gian sử dụng khác nhau, trong khi hồ sơ lưu trữ qua các thời kỳ không đầy đủ. Theo một cán bộ địa chính, nếu những năm qua Hà Nội đẩy nhanh tiến độ cấp “sổ đỏ” cho dân, việc kiểm đếm, xác định nguồn gốc đất không còn phải phụ thuộc vào những bộ hồ sơ cũ từ vài chục năm trước vừa lạc hậu, vừa không phù hợp với thực tiễn cuộc sống.[12]

Bên cạnh đó còn có một số hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng thông qua cơ quan hành chính Nhà nước như nhiều địa phương chưa tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, còn né tránh, đùn đẩy; hệ thống hồ sơ địa chính lưu trữ, bảo quản chưa chưa chặt chẽ đối với từng thửa đất, chưa được đầu tư thỏa đáng để xây dựng một hệ thống khoa học, đầy đủ dẫn đến nhiều tranh chấp hơn. Và vẫn còn một phận cán bộ, công chức có những hành vi vụ lợi trong quản lý, sử dụng đất đai đặc biệt là trong vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhũng nhiễu, thiếu công tâm là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh tranh chấp về đất đai nói chung và trong công tác giải phóng mặt bằng nói riêng.

2.2.3.3. Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng thông qua tòa án

Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế như hiện nay, ngày càng có nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đất đai được giải tỏa để xây dựng các khu công nghiệp, các cơ sở hạ tầng - kĩ thuật phục vụ cho phát triển đất nước, vấn đề giải phóng mặt bằng và bồi thường ngày càng được quan tâm, và các tranh chấp về đất đai trong vấn đề này ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp. Loại tranh chấp này không chỉ gia tăng về số lượng mà còn gia tăng về tính chất gay gắt. Việc lựa chọn Tòa án là một hình thức giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất và chủ đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Ngoài những đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai nói chung, việc giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng thông qua Tòa án nhân dân còn có những đặc điểm riêng sau:

- Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp phải căn cứ vào các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng nhất là các quan điểm, chủ trương, chính sách trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất.

Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng - 6

- Thứ hai, việc giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng phải dựa trên tính chất đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Điều này đã được ghi nhận tại Điều 53 và Điều 54 Hiến pháp năm 2013.

- Thứ ba, khi giải quyết các tranh chấp về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Tòa án phải dựa trên khung giá đất do Nhà nước xác định.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng thông qua Tòa án:

Luật đất đai năm 2013 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân, khác với Luật Đất đai năm 2003 Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết. Cụ thể, đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các giấy tờ theo quy định của pháp luật thì Luật năm 2013 đã có những sửa đổi bổ sung mới về thẩm quyền giải quyết.

Một là, luật mới ghi nhận thêm cách thức giải quyết tranh chấp. Trường hợp đất tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các giấy tờ theo quy định của pháp luật thì theo quy định tại khoản 2 Điều 203 các bên tranh chấp có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết hoặc có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân theo quy định về thủ tục tố tụng dân sự.

Hai là, luật cho phép các bên tranh chấp khi lựa chọn giải quyết tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu bên cạnh việc khiếu nại lên câp trên trực tiếp thì có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng hành chính được quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013.

Luật Đất đai năm 2013 đã tạo ra nhiều phương thức giải quyết tranh chấp cho các bên, cho người sử dụng đất có nhiều lựa chọn hơn và để giải quyết tranh chấp môt cách triệt để nhất.

Như vậy thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai nói chung và trong lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng nói riêng đã được mở rộng hơn, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những loại việc tranh chấp đất đai gồm:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013;

- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất;


- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.

Việc mở rộng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân là một điểm tiến bộ, tuy nhiên điều này cũng gây nên khó khăn khi có trường hợp tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết và đã có quyết định giải quyết tranh chấp có thể xảy ra các tình huống như: do không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp nên một người (hoặc một bên) vừa khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời khiếu nại đến Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường), những người khác (hoặc bên khác) còn lại không khởi kiện tại Tòa án và cũng không khiếu nại tới Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết; hoặc một số người lựa chọn khởi kiện Toà án giải quyết, nhưng một số người lựa chọn khiếu nại đến Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, sau khi có quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu đương sự không đồng ý và tiếp tục chọn hình thức khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường) và sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại, đương sự vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại

đó thì họ có được khởi kiện ra Tòa án không và trong trường hợp này Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết không?

2.3. Những bất cập còn tồn tại qua thực tiễn thi hành pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến giải phóng mặt bằng

Từ những tìm hiểu trên, ta có thể khái quát một số vướng mắc, khó khăn chính khi giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng như sau:

2.3.1. Chính sách, pháp luật đất đai trong thời gian dài không được hoàn thiện, thiếu cụ thể và nhất quán

Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai chưa đủ rõ dẫn đến công tác xét xử, giải quyết các tranh chấp về đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế; chế tài xử lý chưa đủ mạnh để ngăn ngừa các hành vi vi phạm. Chính sách, pháp luật về đất đai trong thời gian dài không được hoàn thiện đồng bộ, thiếu cụ thể và thiếu nhất quán dẫn tới việc thực hiện chính sách trong nhiều trường hợp tùy tiện, không quan tâm đầy đủ đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất. Việc chính sách, pháp luật về đất đai thường xuyên thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử, thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn với pháp luật về dân sự, pháp luật về khiếu nại, tố cáo tạo ra bất cập, nhất là trong chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, dẫn đến tình trạng khó phân định thẩm quyền giải quyết; một số địa phương chất lượng giải quyết các vụ, việc chưa cao dẫn đến tình trạng khiếu nại không có điểm dừng, không rõ trách nhiệm cuối cùng thuộc về cơ quan nào.[1]

2.3.2. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập


Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước đã thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho những người bị thu hồi đất ở nhiều địa phương

gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Vẫn còn tình trạng người dân được bồi thường đất thuộc diện quy hoạch với giá thấp và những người này lại phải mua đất tái định cư với giá cao. Trong khi đó đất của họ khi bị thu hồi thì lại được doanh nghiệp chia lô để bán thành khu tái định cư mới cho những người có nhu cầu nên gây ra bức xúc, khiếu kiện kéo dài trong nhân dân. Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới tại khu tái định cư. Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn. Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm nghành nghề khác. Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không bảo đảm điều kiện sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà ở tại khu tái định cư còn tính quá cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư. Các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, chưa quan tâm giải quyết vấn đề này dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài.[18]

Có thể thấy, Nhà nước chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất đã được pháp luật công nhận, dẫn tới nhấn mạnh quyền thu hồi đất của Nhà nước, tạo vốn từ quỹ đất mà chưa quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, đặc biệt là trong việc định giá đất bồi thường, xử lý mối tương quan giữa giá đất thu hồi với giá đất tái định cư (thu hồi giá quá thấp, giao lại giá cao). Ngoài ra, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của những người có đất bị thu hồi, thường chỉ nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc giải phóng mặt bằng để có được dự án; chưa chú ý những

vấn đề xã hội nảy sinh sau khi thu hồi đất, dẫn tới không bảo đảm điều kiện tái định cư, không có phương án tích cực về giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nông dân không còn hoặc còn ít đất sản xuất hoặc những người không còn việc làm như nơi ở cũ. Việc quy định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tuy có tác động tích cực tới việc khuyến khích nhà đầu tư nhưng lại gây ra những phản ứng gay gắt của người có đất bị thu hồi.

Quy hoạch thu hồi đất nông nghiệp để giao cho các nông trường, lâm trường, các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng hạ tầng trong nhiều trường hợp chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, tính khả thi thấp dẫn tới tình trạng thu hồi đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả trong khi nông dân thiếu hoặc không còn đất sản xuất, đời sống khó khăn. Không chấp hành đúng các quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như ra thông báo giải phóng mặt bằng mà không có quyết định thu hồi đất, không thông báo trước về kế hoạch, phương án thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi, cưỡng chế giải phóng mặt bằng trong khi chưa bố trí nơi tái định cư, quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền, thu hồi đất để sử dụng vào mục đích trái quy hoạch đã được xét duyệt.[1]

Một dự án nổi bật trong thời gian qua là dự án Ecopark, sau 8 năm thuyết phục (từ ngày 30/6/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 742/QĐ- TTg về việc thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án Ecopark và xây dựng đường bộ từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên đến ngày 24/4/2012), nhiều người dân Văn Giang, Hưng Yên vẫn không chịu giao đất cho chủ đầu tư, buộc chính quyền địa phương phải tiến hành cưỡng chế. Dự án được thực hiện vào thời điểm chuyển giao của Luật Đất đai năm 1993 và năm 2003, vị trí Dự án ở khu vực tiếp giáp với Hà Nội - nơi có mức đền bù rất cao, việc tuyên truyền vận động quần chúng còn hạn chế, việc giải quyết khiếu nại tố cáo chưa kịp thời, nên thời gian đầu, một số người dân vùng Dự án chưa đồng thuận, khiếu kiện vượt cấp kéo

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí