Thực Trạng Quy Định Của Pháp Luật Thực Định Về Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại Toà Án Nhân Dân Tối Cao

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


2.1. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

2.1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân tối cao

Ở nước ta trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải đề cao vai trò áp dụng pháp luật, đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng nhất là toà án. Theo pháp luật hiện hành, xét xử là hoạt động đặc trưng, là chức năng riêng có của toà án. Hoạt động xét xử của Toà án nhân dân là hoạt động trung tâm và chủ yếu của hoạt động tư pháp. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định của toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì có hiệu lực pháo luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật. Theo điều 20 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 [26] quy định: Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử:

- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đối với tranh chấp đất đai thì thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân tối cao cũng gồm 2 nội dung như trên.

2.1.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân tối cao

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân qua thực tiễn của Toà án nhân dân tối cao - 6

Đối với thủ tục phúc thẩm: Áp dụng pháp luật về tranh chấp đất đai tại Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước của Toà án nhân dân được thực hiện qua những người có thẩm quyền là thẩm phán, Hội đồng xét xử phúc thẩm.

Việc Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm về tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục những sai lầm có thể có trong những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm cho quyền và lợi ích của cá nhân được đảm bảo.

Pháp luật hiện hành quy định, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

- Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

- Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật;

- Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật.

Khác với hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước khác, việc Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm về tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân cấp tỉnh được tiến hành tại phiên tòa. Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có thể ra một trong các quyết định: tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Để chuẩn bị xét xử phúc thẩm, thẩm phán phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án, bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và các chứng cứ, tài liệu kèm theo. Trường hợp thiếu chứng cứ, tài liệu thì yêu cầu đương sự bổ sung. Pháp luật tố tụng quy định thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm, về cơ bản tiến hành giống thủ tục phiên tòa sơ thẩm bao gồm các bước: chuẩn bị khai mạc phiên Tòa phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiên tòa; thủ tục xét hỏi tại phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa; nghị án và tuyên án.

Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có thể giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho toà án cấp tỉnh giải quyết lại vụ án dân sự hoặc hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Đối với thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của toà án cấp dưới bị kháng nghị; trong đó, giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị do phát hiện có sai lầm của toà án khi nhận định về những tình tiết, sự kiện của vụ án, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án. Về căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 283 Bộ luật tố tụng dân sự [27]. Còn tái

thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị do phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mà toà án, các đương sự không biết được khi giải quyết vụ việc dân sự; về căn cứ để kháng nghị tái thẩm được quy định tại Điều 305 Bộ luật tố tụng dân sự [27]. Trên cơ sở các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nêu trên, pháp luật tố tụng dân sự Việt nam quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải được tính từ ngày bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật. Trong khi đó thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm lại được tính từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 BLTTDS [27] để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Về thời hạn mà đương sự được đề nghị người có thẩm quyền xem xét bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm là một năm kể từ ngày bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật. Mặc dù thời gian để đương sự nộp đơn đề nghị chỉ được giới hạn trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật nhưng BLTTDS [28] cũng có quy định mở hơn về thời hạn như: trong trường hợp đặc biệt, thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 2 năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.

Sau khi nhận được đơn khiếu nại, đề nghị của đương sự, Toà án nhân dân tối cao sẽ tiến hành phân loại đơn xem thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách nào sẽ chuyển về Tòa đó để giải quyết theo thẩm quyền. Đơn của đương sự được gửi bằng nhiều nguồn như: thông qua bưu điện, nộp trực tiếp tại Phòng tiếp dân Ban thanh tra TANDTC, được các cơ quan, ban ngành khác

chuyển đến về thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.

Để áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân tối cao được chính xác, đạt hiệu quả cao, cần tiến hành theo những giai đoạn sau:

* Giai đoạn thứ nhất: nghiên cứu, phân tích, đánh giá các tình tiết, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc

Đây là bước đầu tiên, có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở cho việc cho việc áp dụng pháp luật chính xác trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân tối cao. Việc xem xét, đánh giá, đối chiếu các chứng cứ không toàn diện, khách quan, thận trọng thì rất dễ dẫn đến những sai lầm khi ban hành văn bản áp dụng pháp luật.

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì việc nghiên cứu hồ sơ của người thẩm phán là công việc không thể thiếu được trước khi tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân tối cao. Trong khi nghiên cứu hồ sơ, người thẩm phán cần có phương pháp nghiên cứu phù hợp mới có thể nắm vững nội dung cơ bản cần giải quyết. Không nắm được trọng tâm, yêu cầu cơ bản cần giải quyết của vụ việc, người thẩm phán sẽ không thể có phương hướng đúng đắn để xem xét, đánh giá các chứng cứ; các tài liệu, thông tin được thu thập qua nghiên cứu hồ sơ không kết nối thành một thể thống nhất. Để có sự đánh giá mang tính khách quan và toàn diện, cần có phương pháp nghiên cứu đúng đắn. Người thẩm phán sẽ rất dễ ràng phát hiện các thông tin, các tình tiết chủ yếu của vụ việc thông qua hồ sơ vụ án. Từ đó, việc phân loại đánh giá chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp, chứng cứ có ý nghĩa quyết định, chứng cứ có ý nghĩa bổ trợ, liên quan… cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi.

Thông thường, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh chấp đất đai cần được

tiến hành từ yêu cầu khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ của bên nguyên đơn trước. Xuất phát từ yêu cầu khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo toà án xác định cụ thể vấn đề họ yêu cầu, các tài liệu kèm theo có độ tin cậy hay không, còn thiếu những tài liệu gì, mức độ chứng minh của của các tài liệu này như thế nào. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhân chứng của bên nguyên đơn, bên bị đơn đã khai báo những gì… Cũng tương tự, việc nghiên cứu, xem xét các tài liệu chứng cứ liên quan phía bị đơn nhằm làm sáng tỏ lý lẽ, chứng cứ phản bác yêu cầu của nguyên đơn có hay không có cơ sở; mức độ chứng minh và độ tin cậy của các tài liệu chứng cứ do bị đơn xuất trình ra sao, có cần phải thu thập thêm tài liệu, chứng cứ mới hay không... Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc sẽ giúp cho người thẩm phán có được sự tự tin và tính chủ động hơn, giúp việc áp dụng pháp luật có chất lượng tốt hơn.

* Giai đoạn thứ hai: Tìm lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp với vấn đề cần giải quyết của vụ việc

Tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật là đối chiếu tình tiết sự việc xảy ra với quy phạm pháp luật để điều chỉnh phù hợp. Có hay không có quy phạm pháp luật điều chỉnh? quy pháp luật điều chỉnh còn hiệu lực không? nếu chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh thì có quy phạm pháp luật nào gần giống đó áp dụng tương tự hay không?

Trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân nói chung, trong việc giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng, việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng là một giai đoạn bắt buộc, có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm tính đúng đắn và hợp pháp của quyết định khi ban hành. Hiện nay số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực quản lý đất đai được nhà nước ta ban hành là rất lớn để đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý đất đai. Vì vậy, người thẩm phán cần có sự tích lũy và cập nhật văn bản pháp luật đất đai, văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai nhằm phục vụ tốt cho việc tra cứu, tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp khi xem xét giải quyết

tranh chấp quyền sử dụng đất. Tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thường là việc không đơn giản vì số lượng văn bản trong lĩnh vực này là rất lớn và khá phức tạp. Việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật không chỉ dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật do các đương sự cung cấp mà còn phải nghiên cứu mở rộng ra các văn bản khác có liên quan; tìm hiểu xem văn bản quy phạm pháp luật đó có còn hiệu lực không hay đã được sửa đổi, bổ sung, hủy bá chưa? nếu là bản sao thì phải đối chiếu với văn bản gốc để đảm bảo tính chính xác khi áp dụng. Sau đó, nghiên cứu kỹ nội dung văn bản quy phạm pháp luật cần áp dụng để giải quyết vụ án là một bước quan trọng không thể bỏ qua.

Việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật chính xác, đúng đắn và phù hợp để áp dụng khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đảm bảo cho việc ra bản án, quyết định chính xác, phù hợp là việc làm quan trọng của người thẩm phán. Việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phải trở thành kỹ năng nghề nghiệp của người thẩm phán qua quá trình áp dụng pháp luật từ thực tiễn. Chính kỹ năng nghề nghiệp và sự nhanh nhạy của người thẩm phán sẽ mách bảo quy phạm pháp luật nào cần phải xem xét, nghiên cứu để áp dụng. Kỹ năng nghề nghiệp càng ở trình độ cao thì việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp càng nhanh nhạy và càng chính xác.

* Giai đoạn thứ ba: Ban hành văn bản áp dụng pháp luật

Ban hành văn bản áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân tối cao chính là việc ban hành bản án, ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa các đương sự. Bản án và quyết định của Hội đồng xét xử được ban hành sau khi đã điều tra, xác minh, xem xét, đối chiếu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và qua thẩm tra, tranh luận công khai tại phiên tòa có giá trị phán xét, phân xử nhằm giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật.

Người thẩm phán ban hành văn bản áp dụng pháp luật, giải quyết tranh chấp đất đai phải biết tổng hợp các tình tiết vụ việc một cách chính xác, logic từ việc đối chiếu các chứng cứ đã thu thập được trong hồ sơ với các lời khai, tài liệu đã được xem xét tại phiên tòa thì mới chọn được quy phạm pháp luật một cách chính xác để ban hành bản án và quyết định một cách đúng đắn. Bản án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân tối cao phải đảm bảo khách quan, nghiêm minh, đúng pháp luật, nhưng có tình, có lý, có tính thuyết phục lòng người; nội dung, hình thức bản án phải theo đúng quy định của pháp luật. Cách lập luận, phân tích, đánh giá, nhận định bằng lời văn trong sáng. Chất lượng của bản án, của quyết định là một trong những thước đo rất quan trọng để đánh giá chất lượng áp dụng pháp luật trong việc xét xử của cơ quan toà án, đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn của người thẩm phán.

* Giai đoạn thứ 4: Tổ chức thực hiện văn bản (quyết định, bản án) áp dụng pháp luật: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật; để bản án được thực thi trên thực tế Toà án nhân dân tối cao phải phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc thi hành các bản án, quyết định về tranh chấp đất đai thì mới đạt được hiệu quả tối đa.

2.1.3. Những điểm mới trong quy định của pháp luật đất đai, pháp luật tố tụng

Luật Đất đai 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2014. Luật Đất đai mới gồm 14 chương với 212 điều, so với Luật Đất đai năm 2003 thì Luật Đất đai năm 2013 không những tăng về số chương (tăng 7 chương), số điều (tăng 66 điều) mà còn có một số điểm mới cơ bản sau:

Về các quyền của nhà nước đối với đất đai

Nếu như Luật đất đai 2003 quy định các quyền của nhà nước về đất đai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022