Những Nội Dung Cơ Bản Của Pháp Luật Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Khi Bồi Thường Giải Phóng Mặt Bằng

Theo Điều 9 Điều lệ số 599-TTg ngày 9 tháng 10 năm 1955 của Thủ tướng Chính phủ về cải cách ruộng đất ngoại thành có quy định: “Khi nào Nhà nước cần lấy ruộng đất để kiến thiết Thành phố thì Nhà nước sẽ thu xếp công ăn việc làm cho những người có đất bị lấy hoặc bù cho một số ruộng đất ở nơi khác và sẽ bồi thường cho họ một cách thích đáng về những ruộng đất bị lấy”. Ngày 31 tháng 12 năm 1959, Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1959 đã xác định 4 hình thức sở hữu đất đai là: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu của người lao động riêng lẻ, sở hữu của nhà tư sản dân tộc và điều 20 Hiến pháp năm 1959 cũng có nói rằng chỉ khi nào cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước mới trưng mua hoặc trưng dụng, trưng thu có bồi thường thích đáng các tư liệu sản xuất ở thành thị và nông thôn trong phạm vi và điều kiện do pháp luật quy định. Thực tế trong thời kỳ này phương án bồi thường chủ yếu là thỏa thuận sau đó thống nhất giá mà không cần có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê suyệt hay ban hành giá bồi thường.

Ngày 1 tháng 7 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 201/CP về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước (sau đây gọi tắt là Quyết định số 201/CP năm 1980). Có thể nói, đây là văn bản pháp quy đầu tiên quy định khá chi tiết, toàn diện về công tác quản lý ruộng đất trong toàn quốc. Vấn đề bồi thường khi thu hồi đất cũng được quy định, cụ thể như sau: Nếu trên khoảnh đất bị thu hồi hoặc bị trưng dụng có nhà cửa, công trình xây dựng khác, hoặc trồng cây lâu năm hoặc trồng cây ngắn ngày chưa kịp thu hoạch đã phải phá bỏ, thì được bồi thường thích đáng. Tổng cục Quản lý ruộng đất cùng Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ quy định khoản tiền bồi thường này.

Giải quyết tranh chấp về ruộng đất được quy định như sau: Các vụ tranh chấp xảy ra giữa các công dân với nhau hoặc giữa một bên là cơ quan, tổ chức và một bên là công dân sẽ do Tòa án xét xử. Đối với các vụ tranh chấp trong nội bộ nhân dân với nhau, nhất là những việc tranh chấp có tinh thần điều chỉnh ruộng

đất giữa các hộ với nhau (căn cứ vào nhân khẩu và diện tích bình quân đầu người) thì Ủy ban nhân dân xã bàn bạc với hợp tác xã hoặc nơi chưa có hợp tác xã thì bàn với nông hội để lãnh đạo nhân dân thương lượng với nhau trên tinh thần đoàn kết nhân nhượng và giúp đỡ lẫn nhau, giải quyết có lý có tình. Nếu Ủy ban nhân dân xã giải quyết không xong thì đưa lên Ủy ban nhân dân huyện, khi cần thiết lắm mới đưa ra Tòa án xét xử.

Ở giai đoạn này thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban hành chính các cấp chưa được quy định rõ ràng. Thực tế, việc giải quyết các tranh chấp đất đai chủ yếu do Ủy ban hành chính cấp xã thực hiện với vai trò của tổ chức nông hội địa phương (tham gia nhiều vào công việc chính quyền), cơ quan tư pháp chỉ xuất hiện khi giải quyết tranh chấp hoa màu trên đất bãi sa bồi.

Hiến pháp 1980 ra đời đã khép lại một chặng đường dài phấn đấu không ngừng của Nhà nước ta nhằm mục tiêu xã hội hóa toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước. Điều 19 và Điều 20 Hiến pháp năm 1980 quy định: " Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân", "Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng".

Ở trong giai đoạn này, quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, vì vậy việc đền bù về đất không được thực hiện mà chỉ thực hiện đền bù tài sản gắn liền với đất hoặc những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên[13]. Việc coi đất đai thuộc sở hữu chung, đất không có giá, dẫn tới việc chia

cấp đất tràn lan, sử dụng kém hiệu quả. Cấp xã, cấp phường cũng tham gia vào việc giao đất cho nhân dân; việc lấn, chiếm đất để xây dựng nhà ở diễn ra phổ biến song không được giải quyết kịp thời là nguyên nhân chủ yếu của các tranh chấp đất đai trong thời kỳ này. Nhiều gia đình trước kia đã hiến ruộng đất của cha ông vào các hợp tác xã, nay đòi lại. Khi giải quyết các tranh chấp một số địa phương còn thiên về việc sử dụng biện pháp mệnh lệnh hành chính, khiến cho các tranh chấp đất đai không được xử lý thỏa đáng và dứt điểm, nên việc tranh chấp đất đai vẫn kéo dài. Việc giải quyết tranh chấp đất đai còn quan liêu, mang nặng tính mệnh lệnh hành chính. Do đó, tranh chấp đất đai vẫn còn tồn tại kéo dài, việc sử dụng đất kém hiệu quả, mâu thuẫn vẫn còn trầm trọng kéo theo sự trì trệ của nền sản xuất hàng hóa.

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến trước năm 1993


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Trong giai đoạn này, chúng ta đã xác định đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật đất đai đầu tiên - Luật Đất đai năm 1987. Các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng và giải quyết tranh chấp đất đai được đề cập tuy nhiên còn hạn chế, được nêu ra một cách chung chung. Theo đó, người được Nhà nước giao đất có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại thực tế cho người bị thu hồi đất (khoản 4 điều 48 Luật Đất đai năm 1987), người bị thu hồi đất được bồi thường thiệt hại thực tế, bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất (điều 49 Luật Đất đai năm 1987).

Ngoài ra, đối với vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng thì được quy định như sau: Đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất thì do ủy ban nhân dân nơi có đất đang bị tranh chấp giải quyết. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Uỷ ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan chính quyền cấp trên.

Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng - 4

Quyết định của chính quyền cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành. Khi giải quyết tranh chấp về nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm thì Toà án nhân dân giải quyết cả quyền sử dụng đất có những tài sản đó.

2.1.3. Giai đoạn từ năm 1993 đến trước năm 2003


Để phù hợp với giai đoạn mới và thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế, cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992, khắc phục những hạn chế của Luật Đất đai 1987, ngày 14 tháng 7 năm 1993, Quốc hội khoá IX thông qua Luật Đất đai năm 1993.

Luật Đất đai năm 1993 đã chế định cơ sở pháp lý cơ bản để quan hệ đất đai ở nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước.

Ở giai đoạn này, Nhà nước đã tập trung hơn đối với vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng nói riêng, tại khoản 6 điều 79 Luật Đất đai năm 1993 quy định về việc bồi thường cho người bị thu hồi đất, đó là, người sử dụng đất có nghĩa vụ đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình. Quy định về việc hòa giải được đặt ra, cụ thể tại khoản 1 điều 38 Luật đất đai năm 1993: “Nhà nước khuyến khích việc hoà giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế ở cơ sở và công dân hoà giải các tranh chấp đất đai.” Ngoài ra, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cũng đã được phân ra: Đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì do Uỷ ban nhân dân giải quyết, còn các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì do Toà án giải quyết.

Sau khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực, Chính Phủ ban hành Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 để cụ thể hóa chính sách bồi thường, tuy nhiên có thể nói chính sách bồi thường của nghị định này vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa bù đắp một cách đầy đủ những thiệt hại gây ra từ việc thu hồi đất, chỉ bồi thường thiệt hại về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản, cho nên người bị thu hồi đất gặp rất nhiều khó khan, không đủ khả năng tái tạo lại cuộc sống so với trước khi bị thu hồi, quyền và lợi ích hợp pháp của họ chưa được quan tâm một cách đầy đủ.

2.1.4. Giai đoạn từ năm 2003 đến trước năm 2013


Trước yêu cầu của thực tiễn đặt ra, khi chúng ta đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tiến hành hội nhập, mở cửa, nền kinh tế ngày càng phát triển, đất đai trở thành tài sản đặc biệt có giá, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển, kéo theo đó là các tranh chấp về đất đai ngày càng phức tạp, đa dạng, điều này đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về đất đai, nhất là vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật Đất đai được thông qua thay thế Luật Đất đai năm 1993, vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng và giải quyết tranh chấp đất đai được phát triển, chú trọng hơn. Nhà nước đã quy định cụ thể hơn về các đối tượng được bồi thường, điều kiện được bồi thường,…từ đó góp phần giảm thiếu các tranh chấp đất đai liên quan đến vấn đề này và giải quyết tranh chấp đất đai một cách có hiệu quả hơn.

Luật đất đai năm 2003 đã bổ sung thêm các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng như sau: Đối với các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế

mà người sử dụng đất có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận thì được Nhà nước bồi thường giải phóng mặt bằng. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.

Bên cạnh đó Luật Đất đai năm 2003 cũng đã quy định khá chi tiết về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng. Cụ thể như sau: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. Tranh chấp mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cung được chia thành hai trường hợp, đối với những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết; đối với những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh quyền giải quyết, nếu không đồng ý với kết quả có thể khiếu nại lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 nhằm hướng dẫn chi tiết Luật đất đai đã quy định cụ thể hơn

về hòa giải tranh chấp đất đai (Điều 159) và làm rõ thẩm quyền và căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Điều 160 và Điều 161).

2.1.5. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay


Kế thừa và phát triển các quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 tiếp tục quy định về hòa giải tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Đạo luật này thay thế Luật Đất đai năm 2003 và có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

Thứ nhất, về thời hạn hòa giải, Luật Đất đai năm 2013 kéo dài thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai; theo đó, thời hạn hòa giải không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai và bổ sung quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện hòa giải.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận [10].

Thứ ba, cho phép lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, khi giải quyết tranh chấp, trong trường hợp các bên không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành (khoản 4 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013).

2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng

2.2.1. Đối tượng, phạm vi được bồi thường khi giải phóng mặt bằng


Phạm vi được bồi thường: Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, nghị định số 43/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ- CP) thì Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. Tuy nhiên theo pháp luật đất đai thì việc bồi thường chỉ được thực hiện trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế.

Đối tượng được bồi thường: Là tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất là những đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2.2.2. Điều kiện được bồi thường khi giải phóng mặt bằng.


Để được bồi thường, người sử dụng đất phải đáp ứng một số điều kiện nhất định theo pháp luật đất đai. Theo Điều 75 Luật Đất đai năm 2013, người có đủ điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được chia thành 6 nhóm như sau:

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023