chấp đất đai. Có thể nói, quy định pháp luật đã hạn chế quyền của người sử dụng đất và sở hữu tài sản khi quy định yêu cầu bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải tại địa phương.
Thứ hai, để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai, khi có tòa án thụ lý hồ sơ trong quá trình giải quyết cần phải nắm chắc lịch sử, nguồn gốc đất tranh chấp với thực tế sử dụng. Tòa án cần xác định, làm rõ nguyện vọng và yêu cầu của các bên tranh chấp để từ đó áp dụng pháp luật đất đai, pháp luật dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản để giải quyết cho đúng đắn.
Thứ ba, Nhà nước cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai nhằm ngăn ngừa và hạn chế các tranh chấp đất đai xảy ra. Đồng thời Tòa án tang cường số lượng thẩm phán có trình độ hiểu biết về đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai, đặc biệt là trong lĩnh vực có sự phức tạp cao như bồi thường giải phóng mặt bằng. Cán bộ Tòa án được bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức, kỹ năng thu thập chứng cớ, xét hỏi, tranh tụng trong các phiên tòa.
Ngoài ra, còn một vấn đề quan trọng là hoàn thành dứt điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi đôi với hiện đại hóa hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính. Thực tế cho thấy, những khó khăn, phức tạp, khiếu nại, tranh chấp đất đai nảy sinh trong công tác giải phóng mặt bằng chủ yếu phát sinh từ các trường hợp không có hoặc thiếu các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện bồi thường phải dựa trên việc xác nhận nguồn gốc, thời gian, mục đích sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã làm căn cứ lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng. Điều này dẫn đến việc lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng thiếu chính xác, không công bằng và gây ra nhiều thắc mắc, không đồng thuận từ người bị thu hồi đất.
3.2. Kiện toàn tổ chức thực hiện
Trong tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, nhiều địa phương chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, chưa hướng dẫn cụ thể theo pháp luật về việc nộp đơn để tình trạng người đi khiếu kiện đi hết nơi này đến nơi khác, một nội dung đơn mà gửi đi rất nhiều cơ quan. Khi phát sinh khiếu kiện, đã không tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, thậm chí né tránh, đùn đẩy. Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhưng việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm, cơ quan ra quyết định thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để giải quyết dứt điểm; một số vụ việc đã có kết luận hoặc quyết định giải quyết nhưng không có tính khả thi trong tổ chức thi hành dẫn tới phát sinh những khiếu kiện mới phức tạp hơn.[22]
Thực tế đã cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp và thậm chí là tắc trách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại liên quan đến giải phóng mặt bằng từ người dân. Hơn nữa, trong thời kì phát triển nhanh như hiện nay, nhu cầu sử dụng đất cho mục đích công nghiệp và dịch vụ tăng cao, đồng nghĩa với việc số lượng các vụ tranh chấp có liên quan đến giải phóng mặt bằng sẽ ngày càng tăng. Tuy nhiên số lượng các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vẫn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng quá tải và chất lượng làm việc giảm sút của những cơ quan này.
Cụ thể, những thiếu hụt và bất cập trên được thể hiện rõ như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Khi Bồi Thường Giải Phóng Mặt Bằng
- Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Khi Bồi Thường Giải Phóng Mặt Bằng Thông Qua Tòa Án
- Sự Yếu Kém Trong Công Tác Tổ Chức Thi Hành Pháp Luật Đất Đai
- Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng - 9
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
Thứ nhất, các vụ việc đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện chưa tốt, thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những quan hệ khiếu kiện mới phức tạp hơn. Một số địa phương sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng cho rằng đã hết trách nhiệm, nhiều trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có sai sót không được sửa đổi, bổ sung do đó gây tâm lý ngờ vực về chính quyền địa phương giải quyết không đúng chính sách pháp luật và người dân tiếp tục khiếu nại.
Thứ hai, đất đai là vấn đề phức tạp, đã và đang phát sinh nhiều khiếu kiện, nhưng tổ chức và cơ chế giải quyết khiếu kiện thiếu ổn định và nhìn chung bất cập so với yêu cầu thực tế. Giải quyết một vụ khiếu nại đòi hỏi phải có các bước điều tra, nghiên cứu, kết luận và thi hành kết luận (tương tự như một vụ án hành chính hoặc vụ án dân sự), do đó cần một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên trách. Nhưng công tác giải quyết khiếu nại hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm. Khiếu nại về đất đai chủ yếu nảy sinh ở cấp huyện nhưng bộ máy thụ lý ở cấp này lại không tương ứng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết khiếu nại nhưng lại phải lo mọi việc của địa phương nên khó có điều kiện chuyên tâm về việc này. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại chậm chạp, thiếu dứt điểm, chất lượng thấp, tái khiếu nhiều.
Thứ ba, trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, nhiều nơi chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, nên có những trường hợp áp dụng chưa phù hợp. Nhiều vụ việc tồn đọng mà nếu giải quyết thì sẽ kéo theo nhiều trường hợp tương tự khác cũng phải giải quyết, nhưng không giải quyết thì người khiếu nại không chấp nhận. Nhiều trường hợp đã giải quyết theo đúng quy định của pháp luật nhưng người dân vẫn tiếp khiếu.
Thứ tư, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai liên quan đến thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý đất đai, Bộ Tài chính quản lý chính sách tài chính về đất đai, Bộ Xây dựng quản lý về nhà ở. Tại các tỉnh, việc phân công thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai không thống nhất, có nơi giao cho Thanh tra tỉnh chủ trì, có nơi giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì; ở cấp huyện có nơi giao cho Thanh tra huyện, có nơi giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, thậm chí có nơi vừa giao cho Thanh tra vừa giao cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường. Tình trạng này đã gây khó khăn cho công dân và lúng túng trong việc xác định
thẩm quyền tham mưu giải quyết. Ngoài ra, việc phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách nhiệm, có nhiều vụ việc còn có ý kiến khác nhau làm cho công dân tiếp khiếu dai dẳng. Một số địa phương trước những vấn đề phức tạp đã không nghiên cứu kỹ chính sách, pháp luật và vận dụng cụ thể vào tình hình thực tế để giải quyết mà dựa dẫm vào việc xin ý kiến giải quyết của các cơ quan Trung ương.
Như vậy, một yêu cầu cấp thiết là phải thành lập cơ quan tài phán hành chính có năng lực giải quyết các tranh chấp hành chính, trong đó có tranh chấp về đền bù giải tỏa mặt bằng liên quan đến đất đai. Ngoài ra, cần thành lập cơ quan nghiên cứu và quản lý thị trường bất động sản, việc quản lý thị trường này vừa thể hiện chức năng quản lý của Nhà nước vừa sử dụng là công cụ để Nhà nước điều tiết lại chính thị trường đó theo các định hướng chiến lược của Nhà nước. Trong công tác quản lý đất đai bồi thường giải phóng mặt bằng, việc quản lý thị trường bất động sản có tác dụng cực kỳ to lớn, đó là xác định được chính xác giá trị tài sản đặc biệt là đất đai khi Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo Luật Đất đai và các quy định của bộ Luật dân sự.
Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cần phải chú ý một số vấn đề như:
- Khi thành lập Hội đồng Bồi thường, ngoài các thành phần theo quy định, thì tùy theo đặc điểm, tình hình của dự án để bổ sung thêm một số thành phần tham gia làm thành viên của Hội đồng, với mục đích cùng giám sát và phối hợp tuyên truyền, vận động, giải thích, thuyết phục nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quá trình thực hiện công tác bồi thường để nhân dân hiểu rõ mục đích của việc thu hồi đất, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi Nhà nước thực hiện giải tỏa và tự giác chấp hành.[41]
- Kịp thời điều chỉnh và vận dụng linh hoạt các chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư cho phù hợp với tình hình thực tế, để tạo sự đồng thuận của đa số nhân dân và đây được xem là điều kiện then chốt để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng một cách có hiệu quả.
- Phát huy vai trò của Tổ vận động thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của thành phố và các xã, phường.
- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố và các tổ chức làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với Ủy ban Nhân dân các xã, phường.
- Phối hợp tốt giữa Ủy ban nhân dân thành phố và các sở ngành tỉnh trong việc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ chuyên môn
Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại theo hướng chuyên nghiệp, am hiểu lý luận và thực tiễn, giỏi về áp dụng pháp luật đất đai và các pháp luật có liên quan, có kỹ năng thành thạo khi giải quyết khiếu nại, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp trong quản lý về đất đai. Đối với ngành Tòa án, phải từng bước đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước hoặc nước ngoài nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn và bổ túc kinh nghiệm xét xử. Đồng thời, cần thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo tổng kết, rút kinh nghiệm, đặc biệt là những khóa bồi dưỡng riêng về công tác xét xử án hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn bộ máy tổ chức phát triển quỹ đất vững mạnh, thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện công tác bồi thường, giải tỏa thu hồi đất về các kỹ năng như: xử lý tình huống, tiếp xúc dân, vận động, kiến thức pháp lý…. để nâng cao chất lượng thu thập hồ sơ, xây dựng phương án, giải quyết đơn thư của dự án để đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN
Đất đai là cơ sở quan trọng để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là một bộ phận cơ bản của lãnh thổ quốc gia, là yếu tố cực kỳ quan trọng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữu vững quốc phòng an ninh.
Để phát huy vai trò của đất đai, đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai, trong đó, các chinh sách về bồi thường giải phóng mặt bằng và giải quyết tranh chấp đất đai phát sinh khi bồi thường giải phóng mặt bằng là một bộ phận quan trọng của pháp luật đất đai Việt Nam, góp phần vào quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập, mở cửa, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo các quyền và lợi ích của người bị thu hồi đất và lợi ích của cả cộng đồng, xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban nội chính Trung Ương, Một số vấn đề về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, Link internet:
http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201404/mot-so-van-de-ve-khieu-nai-to- cao-va-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-trong-linh-vuc-dat-dai-294276/
2. Báo mới, Dự án treo thảm họa được báo trước, Link internet: http://www.baomoi.com/du-an-treo-tham-hoa-duoc-bao-truoc/c/12224273.epi
3. Báo mới, Giải tỏa ‘điểm nóng’ tại Dự án Ecopark, Link internet: http://www.baomoi.com/giai-toa-diem-nong-tai-du-an-ecopark/c/8346963.epi
4. Báo mới, Tháo gỡ vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, Link internet:
http://www.baomoi.com/thao-go-vuong-mac-trong-cong-tac-den-bu-giai-phong- mat-bang/c/21975054.epi
5. Báo tin tức (ngày 15/09/2015), nhiều vướng mắc khi dn tự thỏa thuận thu hồi đất,
http://baotintuc.vn/phap-luat/nhieu-vuong-mac-khi-doanh-nghiep-tu-thoa-thuan- thu-hoi-dat-20150915220446948.htm
6. Bộ Tư pháp, Giá đất theo quy định của pháp luật, sự tác động của giá đất đến nguồn thu tài chính từ đất đai, Link internet:
http://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi&ListId=75a8df79-a725-4fd5-9592-517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6-