Báo Cáo Kết Quả Tại “Hội Thảo Tổng Kết Dự Án Topic64” Giai Đoạn 2006-2007, Từ 27- 28/11/2007 Tại Đồ Sơn, Hải Phòng

Ba là, mục tiêu thành lập và hoạt động cũng khá đa dạng, nhưng chủ yếu vẫn là vì mục đích phi lợi nhuận, chủ yếu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong khởi nghiệp, thương mại hóa ý tưởng kinh doanh và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các VƯDN trong các trường đại học nhằm tận dụng, phát huy liên kết trường đại học - viện nghiên cứu - doanh nghiệp.

Bốn là, các đối tượng ươm tạo chủ yếu là các doanh nghiệp mới khởi sự, các cá nhân, sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu… có ý tưởng hoặc dự án kinh doanh khả thi trong từng lĩnh vực ươm tạo. Ngoài ra, các đối tác chiến lược cũng là đối tượng ươm tạo của các VƯDN. Đây là được xem là đối tượng doanh nghiệp có năng lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm về quản trị và tư vấn có thể góp phần vào sự phát triển của các doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động kinh doanh tại vườn ươm19.

Năm là, quy trình ươm tạo của các VƯDN có khác nhau, nhưng có thể khái quát thành 3 giai đoạn chính: (1) Giai đoạn tiền ươm tạo; (2) Giai đoạn ươm tạo và (3) Giai đoạn sau ươm tạo. Đối với từng giai đoạn ươm tạo, các hình thức và mức độ hỗ trợ của các VƯDN cũng khác nhau. Cũng như kinh nghiệm một số nước trên thế giới, giai đoạn ươm tạo này thường kéo dài từ 2-4 năm và thời gian ươm tạo có xu hướng rút ngắn hơn nữa.

Sáu là, còn thiếu vắng hành lang pháp lý cho việc xây dựng và vận hàng các VƯDN, chưa có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các VƯDN. Bên cạnh Luật chuyển giao công nghệ, Nghị định 99/2003/NĐ-CP về quy chế khu công nghệ cao được ban hành năm 2003, trong đó cũng xác định vốn ngân sách nhà nước được bổ trích ở nhiệm vụ xây dựng VƯDN công nghệ cao (khoản đ, Điều 9) nhưng cũng chưa cụ thể, rõ ràng.

2.1.2. Đánh giá thành tựu và hạn chế


2.1.2.1. Thành tựu


19 Xem: Đối tượng ươm tạo của SBI, http://www.qtsbi.com.vn/index.php?m=3&lang=vn, truy cập ngày 21/5/2008

Như đã đề cập ở trên, phần lớn các VƯDN hoạt động chưa lâu, nên việc đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như những đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam là chưa rõ nét, đặc biệt là theo thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế hoặc ở những nước mà đã có các VƯDN hình thành và hoạt động hàng thập kỷ qua. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy sơ bộ một số thành tựu ban đầu như sau:

Một là, đa dạng về loại hình và tăng về số lượng vườn ươm. Tính đến hết năm 2003, ở Việt Nam vẫn chưa có VƯDN nào hoạt động (hoặc nếu có thì chỉ trong ý tưởng hoặc trong quá trình thành lập) thì sau thời gian khoảng 3 năm gần đây, Việt Nam đã có gần 10 VƯDN ươm tạo trong nhiều ngàng nghề đi vào hoạt động và đã có những đóng góp nhất định. Các VƯDN đã tổ chức, cung cấp hàng nghìn khóa đào tạo về tài chính-kế toán, quản trị doanh nghiệp, marketing… miễn phí hoặc với chi phí thấp nhằm nâng cao năng lực điều hành và quản lý cho các khách hàng ươm tạo, đặc biệt là hỗ trợ các chủ doanh nghiệp trẻ lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện ý tưởng kinh doanh.

Hai là, các doanh nghiệp tốt nghiệp ngày càng nhiều với tỷ lệ thành công cao và hoạt động hiệu quả. Hiện các VƯDN đang ươm tạo khoảng gần 30 khách hàng là doanh nghiệp và một số ít ý tưởng được thương mại hóa, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đáng chú ý là VƯDN CRC- TOPIC hiện đang ươm tạo tại chỗ 7 doanh nghiệp và tính đến tháng 11/2007, CRC-TOPIC đã đào tạo cho hơn 14,000 học viên trên khắp cả nước, trong đó trên 5,200 học viên khó khăn được đào tạo miễn phí; tập huấn bồi dưỡng trình độ cho hơn 900 giảng viên thuộc các trung tâm TOPIC trên khắp 64 tỉnh/thành. Tháng 11/2006 được chọn vào Top 7/160 dự án ứng dụng tin học xuất sắc toàn cầu của giải thưởng Development Gateway Award 2006; được World Bank InfoDev chọn vào Top 4/62 vườn ươm doanh nghiệp điển hình toàn cầu; tháng 11/2007, lọt vào danh sách Top 9/119 dự án tin học phục vụ phát triển xuất sắc toàn cầu của giải thưởng Stockholm Challenge Award

200720… Hiện đã có 2 doanh nghiệp đầu tiên tốt nghiệp, ra khỏi vườn ươm là Công ty VIMES21 và Công ty Tuấn Linh22. Các doanh nghiệp được ươm tạo đang tạo ra hàng trăm việc làm có thu nhập cao, và các sản phẩm dịch vụ có ích cho cộng đồng.

Ba là, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học và giữa các VƯDN. Hàng năm, mỗi VƯDN đều tổ chức hàng chục sự kiện liên kết đối tác, liên kết các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh trong cùng vườn ươm hoặc giữa các VƯDN với nhau. Điển hình là liên kết thành lập mô hình VƯDN Bách Khoa - FPT giữa Trường Đại học Bách Khoa và Công ty FPT với mức đầu tư dự kiến ban đầu là 225 triệu đồng (75 triệu từ phía ĐH Bách khoa Hà Nội và 150 triệu từ phía FPT).

Bốn là, các dịch vụ cung cấp ngày càng có chất lượng, trang thiết bị hỗ trợ hiện đại, đồng bộ. Các VƯDN ngày càng được đầu tư, xây dựng với quy mô trang thiết bị hiện đại, đồng bộ. Điển hình là HBI được trang bị hệ thống thiết bị phòng thí nghiệm hóa học, thí nghiệm cảm quan, vi sinh, 3 xưởng thực nghiệm sản xuất hiện đại, đồng bộ cùng với 10 xưởng sản xuất với diện tích 240m2/xưởng, 5 bếp phát triển sản phẩm...

2.1.2.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu ban đầu, các VƯDN vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Một là, việc thành lập cơ cấu tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất thường mất nhiều thời gian, chậm đưa các VƯDN vào hoạt động theo đúng kế hoạch. Điều này làm cho các VƯDN không đủ thời gian ươm tạo, bất cập trong xây dựng các kế hoạch kinh doanh và chiến lược hoạt động trong dài


20 Báo cáo kết quả tại “Hội thảo tổng kết Dự án TOPIC64” giai đoạn 2006-2007, từ 27- 28/11/2007 tại Đồ Sơn, Hải Phòng

21 Phát triển hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện đã ứng dụng ở hơn 30 bệnh viện ở Việt

Nam

22 Ứng dụng thành công nghệ xử lý nước, chất thải rắn, hóa chất và thiết bị làm sạch nước.

hạn… Điển hình là VƯDN HBI mất hơn 2 năm cho việc thành lập và chỉ mới chính thức hoạt động vào tháng 11/2007.

Hai là, hạn chế về loại hình và ngành nghề ươm tạo vẫn còn hạn chế. Phần lớn các VƯDN là VƯDN công nghệ, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng cao (công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu…). Tiếp đến là tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông (như VƯDN FPT, Tinh Vân, SBI…).

Bà là, chưa có khung khổ pháp lý cho việc thành lập và hoạt động cho các VƯDN, đặc biệt là cơ chế khuyến khích, hỗ trợ cho các VƯDN hoạt động và phát triển.

Bốn là, hệ thống dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS) còn hạn chế, chưa phát triển. Vai trò của các dịch vụ phát triển kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp được ghi nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta, dịch vụ này chỉ mới bắt đầu phát triển và chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng sản phẩm quốc nội, khoảng 1%, với mức tăng trưởng rất thấp khoảng 1 - 2%/năm23. Điều này ảnh hưởng lớn đến tính đa dạng và chất lượng của các dịch vụ phát triển kinh doanh nói chung và do các VƯDN cung cấp nói riêng.

2.2. VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP TRONG KHUÔN KHỔ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KHU VỰC TƯ NHÂN VIỆT NAM DO EU TÀI TRỢ

2.2.1. Liên minh Chấu Âu tại Việt Nam

Việt Nam và Uỷ ban Châu Âu (EC) thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 10/1990 và Phái đoàn Ủy ban Châu Âu tại Việt Nam chính thức hoạt động tại Việt Năm vào năm 1996. Mục tiêu của EU tại Việt nam nhắm vào:

Hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam và cải thiện điều kiện cuộc sống cho người nghèo;


23 Báo cáo của MPDF về dịch vụ phát triển kinh doanh của Việt Nam

Thúc đẩy Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới thông qua hỗ trợ quá trình cải cách kinh tế và xã hội của Việt Nam;

Hỗ trợ sự chuyển đổi của Việt Nam thành một quốc gia dựa trên quản trị tốt, luật pháp và tôn trọng nhân quyền; nâng cao hình ảnh của EU tai Việt Nam

Ngày 17/7/1995, một Hiệp định khung về hợp tác giữa EC và Việt Nam (có hiệu lực vào 01/6/1996) được ký kết và đã mở đường cho mối quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực. Hiệp định này gồm 4 mục tiêu: (i) tăng cường quan hệ song phương về thương mại và đầu tư; (ii) hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam và cải thiện điều kiện sống của người nghèo;

(iii) hỗ trợ Việt Nam tái cơ cấu kinh tế và chuyển sang nền kinh tế thị trường; và (iv) bảo vệ môi trường. Để đạt được những mục tiêu này, EC cũng dành cho Việt Nam “Nguyên tắc tối tối huệ quốc“ (MFN) với các mục đích thương mại và các chương trình/dự án hỗ trợ phát triển của EC tại Việt Nam.

Hình 2.3: Quan hệ thương mại EU - Việt Nam (2000-2006)

Nguồn www delvnm ec europa eu truy cập ngày 14 5 2008 Theo Hiệp định này một Ủy 1

Nguồn: www.delvnm.ec.europa.eu, truy cập ngày 14/5/2008

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Theo Hiệp định này, một Ủy ban chung EC-Việt Nam (một diễn đàn thảo luận ở cấp cao về phát triển kinh tế, chính trị giữa EC và Việt Nam, bao gồm tiến trình cải cách kinh tế, hành chính, pháp lý của Việt Nam và thực

hiện các chương trình/dự án phát triển của EC tại Việt Nam) được thành lập và họp 2 năm một lần. Ủy ban này gồm 3 nhóm công tác về các lĩnh vực hợp tác, thương mại và đầu tư và xây dựng thể chế, cải các hành chính, quản trị và nhân quyền.

Việt Nam đã phát triển kinh tế nhanh từ khi thực hiện công cuộc cải cách kinh tế từ năm 1986 và đã có tác động quan trọng đến quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU. EU là một trong những đối tác thương mại và thị truờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thương mại 2 chiều đã tăng lên gấp 4 lần trong vòng một thập kỷ qua, từ 1,9 tỷ euro năm 1995 lên 7,4 tỷ euro vào năm 2005. Việt Nam đã đạt được thặng dư thương mại lớn trong quan hệ thương mại với EU, tăng mạnh từ năm 1997 và đạt 3,6 tỷ euro vào năm 2005. Các mặt hàng chủ yếu EU nhập khẩu từ Việt Nam là giày dép, hàng may mặc, hải sản, gỗ và càfê. Trong khi đó, EU chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng như máy móc, dược phẩm, nhựa plastic và các sản phẩm từ nhựa plastic...

EU còn là một trong các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Các công ty trong khối EU đã đầu tư đáng kể vào Việt Nam, nâng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của EU lên 4,2 tỷ đô la (vốn thực hiện) và EU trở thành khu vực có nguồn vốn FDI lớn thứ 2 đầu tư vào Việt Nam, chỉ đứng sau Nhật Bản.

Mục tiêu tổng thể của quan hệ hợp tác EC - Việt Nam là tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy công cuộc giảm nghèo một cách bền vững.

Trong Chiến lược hợp tác với EC-Việt Nam giai đoạn 2002-200624 có ngân sách viện trợ không hoàn lại chỉ định là 162 triệu euro và sẽ tập trung vào hai ưu tiên sau:


24 Xem The EC's Country Strategy Paper for Vietnam 2002-2006, www.delvnm.ec.europa.eu

Tăng sự phát triển con người. Đặc biệt, điều này sẽ được thực hiện thông qua việc phát triển nông thôn nhằm vào những tỉnh nghèo nhất, và thông qua hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục;

 Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế bằng cách trợ giúp cải cách 2

Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế bằng cách trợ giúp cải cách chuyển sang nền kinh tế định hướng thị trường, cũng như hội nhập vào cơ cấu kinh tế thế giới và khu vực.

Hình 2.4: Tổng vốn FDI thực hiện (tính đến hết năm 2006)


Nguồn: www.delvnm.ec.europa.eu, truy cập ngày 14/5/2008


Ngoài ra, Chiến lược hợp tác với EC-Việt Nam giai đoạn 2006-2013 cũng đã được EU thông qua vào tháng 3/2007 nhằm giúp Việt Nam vượt qua những thách thức khi trở thành thành viên WTO.

2.2.2. Chương trình khu vực tư nhân Việt Nam do EU tài trợ


2.2.2.1. Tổng quan chương trình

Mục tiêu chính sách tổng thể của sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2010 là: “Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

theo định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo nền tảng để Việt Nam có thể trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”.

Chiến lược này đề ra sự phát triển mạnh mẽ của đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp tư nhân. Điều này được tổng kết trong một đoạn quan trọng của chiến lược: “tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, sẽ được khuyến khích tham gia vào một môi trường hợp tác, phát triển lâu dài và cạnh tranh lành mạnh. Tất cả các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển mạnh mẽ các DNN&V (là một mục tiêu), và đồng thời từng bước hình thành một số tổng công ty lớn mạnh”.

Ở cấp quốc gia, Chính phủ đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ và cơ sở hạ tầng thể chế cần thiết để khuyển khích sự phát triển của DNN&V tư nhân. Điều này là cần thiết nếu muốn tăng sự đóng góp vào GDP của khu vực tư nhân từ mức 7% hiện tại lên mức yêu cầu 12-15% nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra.

Bảng 2.2: Tóm tắt Chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam


Tên chương trình

Chương trình Hỗ trợ Khu vực Tư nhân

Việt Nam

Số hiệu chương trình

ASIE/VN/2003/005-885

Địa điểm

Việt Nam

Ngày ký Hiệp định tài trợ

07/10/2004

Ngày chính thức bắt đầu

và kết thúc chương trình

Ngày bắt đầu: 01/03/2005

Ngày kết thúc: 31/12/2008

Ngân sách (€)

Đóng góp của EC:

€ 9,050,000

Đóng góp của Chính phủ:

€ 2,095,000

Nguồn khác:

Tổng:

€11,145,000

Cơ quan điều hành

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Cơ quan thực hiện

Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022