CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI
1.1.1. Khái niệm
Theo Hiệp hội Vườn ươm doanh nghiệp Quốc Gia (NBIA)1, Vườn ươm doanh nghiệp đầu tiên được thành lập vào năm 1959 tại Batavia, New York, Mỹ bởi Joseph L. Mancuso. Ban đầu, do không tìm kiếm được khách hàng có khả năng thuê lại toàn bộ tòa nhà, Mancuso chia nhỏ tòa nhà thành các không gian làm việc riêng lẻ và qua đó, không chỉ cung cấp các không gian làm việc cho các doanh nghiệp mà còn cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn kinh doanh, các dịch vụ văn phòng dùng chung và giúp các doanh nghiệp có thể huy động vốn kinh doanh và đầu tư. Trong vòng 5 năm sau đó, toàn bộ tòa nhà này đã được lấp đầy khách hàng và được gọi dưới tên là Trung tâm Công nghiệp Batavia. Phần lớn các khách hàng đầu tiên gia nhập là doanh nghiệp non trẻ (chicken company), do vậy tòa nhà này còn được gọi là “lồng ấp” hay “vườn ươm” (“incubator”).
Như vậy, Mancuso không chỉ đề xướng một mô hình kinh doanh mới mà còn đặt tên tòa nhà là “vườn ươm doanh nghiệp” (“business incubator”). Sau đó, mô hình này phát triển mạnh tại Mỹ và tiếp đó lan rộng sang Châu Âu, Bắc Mỹ và các nước đang phát triển Châu Á. Hiện vườn ươm này vẫn còn hoạt động với hơn 110 khách hàng và 1.000 khu làm việc cho khách hàng ươm tạo.
Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng và đa dạng về loại hình, hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về vườn ươm doanh nghiệp tùy theo vai trò, chức năng của chúng trong hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trong từng thời kỳ cũng như mục tiêu và tôn chỉ hoạt động của mỗi vườn ươm doanh nghiệp trên thế giới.
1 NBIA là một tổ chức tư nhân hoạt động phi lợi nhuận có trụ sở tại Athens, Ohio, Mỹ.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam do EU tài trợ - 1
- Vườn Ươm Doanh Nghiệp Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Cho Sự Ra Đời, Phát Triển Doanh Nghiệp, Nâng Cao Tinh Thần Kinh Doanh
- Pgs.ts Bùi Nguyên Hùng - Đh Bách Khoa, “Xây Dựng Mô Hình Vườm Ươm Doanh Nghiệp Công Nghệ Trên Địa Bàn Tp.hcm – Mô Hình Vườm Ươm Trong Trường Đại Học”
- Báo Cáo Kết Quả Tại “Hội Thảo Tổng Kết Dự Án Topic64” Giai Đoạn 2006-2007, Từ 27- 28/11/2007 Tại Đồ Sơn, Hải Phòng
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Theo NBIA, “vườn ươm doanh nghiệp là nơi nuôi dưỡng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sống sót và trưởng thành trong giai doanh khởi nghiệp thông qua cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các nguồn lực cần thiết”.
Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO)2 thì “ Vườn ươm là một tổ chức tiến hành một cách hệ thống quá trình tạo dựng các doanh nghiệp mới, cung cấp cho các doanh nghiệp này một hệ thống toàn diện và thích hợp các dịch vụ để hoạt động thành công”
Ủy ban châu Âu (EU) thì cho rằng3, “Vườn ươm doanh nghiệp là một khu vực có kết cấu hạ tầng, trong đó các doanh nghiệp mới khởi sự hoạt động tại một diện tích hạn chế, nhưng có thể cải tạo và mở rộng được theo kiểu các mô đun, sử dụng chung các dịch vụ liên quan đến hạ tầng cơ sở, quản lý, ban thư ký và các nhân viên giúp việc”.
Theo Mun Hou CHEW, “vườn ươm doanh nghiệp là một công cụ hữu hiệu giúp đỡ các doanh nhân thành lập doanh nghiệp thông qua liên kết chặt chẽ về nhân lực, công nghệ, vốn và tri thức”4.
Có ý kiến khác cho rằng, “vườn ươm doanh nghiệp một mặt là tập hợp các kết cấu hạ tầng cần thiết, không thể thiếu được cho hoạt động sản xuất như năng lượng, nước sạch, viễn thông, Internet, giao thông, xử lý nước thải, v.v., mặt khác còn cung cấp các dịch vụ tư vấn mà ngày nay đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được cho hoạt động thành công của một doanh nghiệp”.
Tuy nhiên, định nghĩa sau được xem là toàn diện nhất, phản ánh bản chất chung nhất của vườn ươm doanh nghiệp: “Vườn ươm doanh nghiệp là một mô hình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện được thiết kế nhằm tạo điều
2 http://www.unido.org/en/doc/3736, UNIDO/Business incubators
3 http://ec.europa.eu/enterprise/entrepreneurship/support_measures/incubators/index.htm
4 Mun Hou CHEW, iAxil Pte Ltd, Forum on Incubator, Peple’s Committee of Ho Chi Minh City, Sai Gon High-Tech Park, Board of Management, 25 October 2005
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi sự và mới được thành lập phát triển và hội nhập vào thị trường trong nước cũng như quốc tế thông qua cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, trang thiết bị và nhà xưởng để các doanh nghiệp phát triển”.
Như vậy, có thể thấy, mục đích của một vườn ươm doanh nghiệp là nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong cộng đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và cải thiện khả năng cạnh tranh, góp phần tạo việc làm và giảm nghèo.
Vườn ươm doanh nghiệp là một công cụ phục vụ việc phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế địa phương thông qua việc thành lập doanh nghiệp mới, tạo việc làm và nâng cao năng suất giá trị gia tăng.
Thông thường, về mặt vật lý, vườn ươm doanh nghiệp là một toà nhà, ở đó người ta kết hợp phương tiện của nhà nước và vốn của khu vực tư nhân nhằm đáp ứng các nhu cầu của các doanh nghiệp tại những thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển, đặc biệt là giai đoạn khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn của doanh nghiệp.
Vườn ươm doanh nghiệp khuyến khích các sáng kiến kinh doanh nhỏ và tận dụng khả năng phát triển kinh tế địa phương, với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế các vùng và các doanh nghiệp khởi sự tìm giải pháp cho riêng mình.
Nguyên tắc hoạt động là tạo cho một môi trường thuận lợi cho khởi nghiệp kinh doanh trong những năm đầu quan trọng nhất. Sau khoảng thời gian nhất định hay kết thúc quá trình ươm tạo, thường là từ 2-4 năm tùy theo từng lĩnh vực/ngành nghề ươm tạo, các doanh nghiệp ươm tạo sẽ rời khỏi vườn ươm và nhường chỗ cho các doanh nghiệp mới.
Về cơ bản, vườn ươm tạo ra ba loại giá trị gia tăng: Hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn mới bắt đầu thành lập, trong quá trình trưởng thành và lớn mạnh trong thị trường; đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương và
vùng; bản thân vườn ươm cũng là một loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kinh doanh.
Bên cạnh đó, còn có khái niệm về vườn ươm doanh nghiệp công nghệ (Technology Business Incubator - TBI). Đây là một loại hình vườn ươm doanh nghiệp đặc biệt, chuyên ươm tạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao và có khái niệm hẹp hơn vườn ươm doanh nghiệp.
Hiện có khá nhiều cách định nghĩa về TBI đang tồn tại trên thế giới. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) thì "TBI là một tổ chức tiến hành một cách hệ thống quá trình tạo dựng các doanh nghiệp mới, cung cấp cho các doanh nghiệp này một hệ thống toàn diện và thích hợp các dịch vụ để hoạt động thành công"5.
TBI khác biệt so với VƯDN thông thường ở một số điểm như có mối liên kết chặt chẽ với các đối tác chiến lược trong hoạt động, đặc biệt có sự cam kết bảo trợ, hợp tác mạnh của các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học công nghệ; được thành lập trong trường đại học kỹ thuật, trung tâm công nghệ, khu công nghệ cao, hoặc các nơi gần nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật; được giám sát, điều hành bởi các chuyên gia có kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp công nghệ; thường cung cấp các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật và các thiết bị chuyên dùng, các phòng thí nghiệm…
Ngoài ra, trên thế giới còn có một số khái niệm khác về các tổ chức, định chế có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp tương tự như Trung tâm sáng tạo (Innovation Centre), Trung tâm khởi nghiệp (Start-up Centre), Công viên khoa học (Science Park), Công viên công nghệ (Technology Park),…
1.1.2. Đặc điểm
Từ những khái quát lý luận về VƯDN trên đây, đồng thời do tính đặc thù của VƯDN với tư cách là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nên VƯDN
5 http://www.bachkhoadanang.net/forum/viewtopic.php?t=1362, truy cập ngày 19/4/2008
trước hết có các đặc điểm chung như các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp khác và có đặc điểm riêng của mình, phản ánh bản chất của VƯDN.
Các đặc điểm của một vườn ươm doanh nghiệp:
Các khách hàng tham gia VƯDN có thể tiếp cận các cơ sở sản xuất, sử dụng chung trang thiết bị, thiết bị văn phòng và các dịch vụ tư vấn mà không buộc phải chứng minh nguồn lực tài chính hoặc những cam kết lâu dài; qua đó, thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp một cách hiệu quả;
Các nhà tư vấn có năng lực có thể đưa ra những chẩn đoán sớm và giải pháp cho những nguy cơ và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp thông qua một mạng lưới rộng khắp gồm các nhân viên và cán bộ chuyên môn trong cộng đồng kinh doanh địa phương;
Bản thân VƯDN hoạt động và phát triển như một doanh nghiệp với triển vọng trở thành tổ chức tự trang trải, phát triển bền vững và có khả năng tự chủ về tài chính;
Phần lớn những hỗ trợ ban đầu thường do Chính phủ hoặc chính quyền địa phương cung cấp và hỗ trợ dưới dạng cho thuê các toà nhà với mức phí thấp (hoặc miễn phí), bao cấp hoạt động cho đến khi các khoản tiền đi thuê và các khoản phí từ khách hàng bắt đầu tạo đủ doanh thu cho vườn ươm.
Ngoài ra, những đặc điểm sau của vườn ươm doanh nghiệp giúp dỡ bỏ những trở ngại đối với việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ:
Không gian toà nhà được tổ chức theo các mô hình có thể được biến đổi dễ dàng tuỳ theo nhu cầu của khách hàng. Tính chất linh hoạt về không gian và việc không yêu cầu phải có sự cam kết lâu dài đối với một vị trí cụ thể nào đó càng làm tăng khả năng biến đổi;
Các doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp hàng loạt các dịch vụ nhằm hỗ trợ sự phát triển của họ trong những năm đầu hoạt động, chính điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp này tránh được tình trạng quá tải nhân viên và mua sắm những thiết bị không cần thiết. Điều đó cũng sẽ giúp các doanh
nghiệp nhỏ và những doanh nghiệp mới được thành lập giảm được chi phí hoạt động, đồng thời các dịch vụ tư vấn và tập huấn giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Các hợp đồng khách hàng có tính linh hoạt giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng tham gia và rời bỏ vườn ươm.
1.1.3. Phân loại vườn ươm doanh nghiệp
Tùy theo tiêu chí và mục đích phân loại, hiện có rất nhiều cách phân loại các VƯDN trên thế giới.
Nghiên cứu của Midland Bank năm 1997 đã chia ra bốn loại VƯDN như sau:
- Technopoles: VƯDN thuộc loại này là một bộ phận của một dự án tổng thể bao gồm các đơn vị giáo dục và (hoặc) các viện nghiên cứu và một loạt các tổ chức khác có quan tâm đến việc phát triển của khu vực.
- Các VƯDN mang tính đặc thù ngành: Các VƯDN này hướng tới việc khai thác các nguồn lực đặc thù của địa phương để phát triển các doanh nghiệp mới trong một ngành cụ thể. Vì vậy, các VƯDN loại này tập trung vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.
- VƯDN thông thường: các vườn ươm thuộc loại này phục vụ cho một phạm vi rộng các doanh nghiệp mà không chuyên môn vào một lĩnh vực cụ thể mặc dù chúng có nhấn mạnh vào đổi mới.
- Xây dựng doanh nghiệp: Các VƯDN loại này hướng tới mục tiêu tạo ra các doanh nghiệp bằng cách xây dựng một đội ngũ quản lý thích hợp để khai thác các cơ hội kinh doanh đặc thù cũng như chọn lọc ra những người thành công và bồi dưỡng họ.
Có ít nhất 5 loại hình VƯDN đã xuất hiện trong vòng 40 năm trở lại đây và được Campbell (1985)6 mô tả chi tiết như sau:
6 Campbell, C., R. C. Kendrick, and D. S. Samuelson 1985. Stalking the Latent Entrepreneur: Business Incubators and Economic Development. Economic Development Review 3(2).
- VƯDN công nghiệp: Các vườn ươm loại này được các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận tài trợ. Mục tiêu của chúng là tạo công ăn việc làm để giải quyết tình trạng thiếu việc hay thất nghiệp nói chung. Các vườn ươm công nghiệp thường được thấy ở các nhà máy, nhà kho, trường học, các trung tâm văn phòng được cải tạo, nâng cấp lại nơi có tình trạng thừa lao động và thiếu tài sản.
- Các VƯDN liên quan đến các trường đại học: Các vườn ươm này được thiết lập với mục đích thương mại hoá các tài sản dưới dạng khoa học công nghệ và tri thức được tạo ra trong quá trình nghiên cứu của trường đại học, viên nghiên cứu. Các vườn ươm có liên quan đến các trường đại học này cung cấp cho các công ty mới các dịch vụ sử dụng phòng thí nghiệm, máy tính, thư viện và các chuyên gia hỗ trợ từ phía các khoa và sinh viên. Một số các vườn ươm loại này do trường đại học tài trợ, nhưng chủ yếu các vườn ươm tồn tại dưới dạng góp vốn của một số người đầu tư.
- Các VƯDN kinh doanh bất động sản: Các vườn ươm loại này cung cấp các diện tích văn phòng cũng như nhà xưởng và các dịch vụ. Một số công ty kinh doanh bất động sản đã tham gia để phát triển thị trường cao cấp, chúng hướng tới các doanh nghiệp mới thành lập có tương lai trong ngành công nghiệp phần mềm, internet và trong ngành cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư phát triển bất động sản có quan tâm đầu tiên đến thu nhập từ tiền cho thuê và sự tăng lên về giá trị của tài sản cố định.
- Các VƯDN đầu tư kiếm lời: đây là cách đơn giản hơn cho một doanh nghiệp có vốn đầu tư và các nhà đầu tư rót vốn vào các công ty tại một địa điểm. Hình thức này cho phép các công ty có sự quan tâm lớn hơn và có thể tạo ra sự phối hợp trong danh mục đầu tư của họ, điều này cũng là điều mà hình thức tổ hợp (conglomerate) mong muốn làm được nhưng kết quả còn nhiều hạn chế.
- Các VƯDN liên kết kinh doanh: Đây là mô hình phát triển nhanh nhất và có nhiều thành công nhất trong các mô hình vườn ươm. Các công ty
lớn thu nhận các công ty con và cung cấp tài chính, trang thiết bị và chuyên gia và có thể cả việc bán sản phẩm để đổi lấy một phần vốn góp trong công ty.
Tuy nhiên, phân loại sau được PricewaterhouseCooper nghiên cứu và tổng kết năm 1999 được xem là tổng hợp và toàn diện nhất, trong đó đã đưa ra bốn tiêu chí để phân loại VƯDN dựa trên hình thức tổ chức cũng như xu hướng phát triển của các loại hình VƯDN (chẳng hạn, xu hướng phát triển của loại hình VƯDN ảo):
- VƯDN độc lập: là loại vườn ươm được sở hữu và điều hành một cách độc lập chứ không phải là một bộ phận của một thực thể lớn hơn.
- VƯDN lồng ghép: là vườn ươm được điều hành dưới dạng một đơn vị kinh doanh trong một thực thể lớn hơn, chẳng hạn như các khu công nghệ, các tổ chức phát triển khu vực hay các trung tâm văn phòng.
- VƯDN mạng lưới: là loại hình mà một vườn ươm hợp tác một cách chính thức với các vườn ươm khác dưới dạng sở hữu hay quản lý chung, hoặc dưới dạng cung cấp chung các dịch vụ hay chia sẻ thông tin.
- VƯDN ảo: là loại vườn ươm cung cấp một khối lượng lớn các hỗ trợ và dịch vụ cho khách hàng thông qua internet. Các doanh nghiệp khách hàng thường trải rộng trên một khu vực địa lý rộng lớn, thậm chí có thể trên các châu lục khác nhau.
1.2. VAI TRÕ CỦA VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Với bản chất của VƯDN nêu trên, có thể thấy, việc phát triển VƯDN có ý nghĩa quan trọng và mang lại lợi ích to lớn đối với không chỉ các doanh nghiệp mà còn góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế địa phương. Hơn nữa, VƯDN là công cụ kinh tế quan trọng và cơ bản để thúc đẩy các doanh nghiệp mới khởi sự hình thành và phát triển, trên cơ sở đó, thúc đẩy tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và chuyển giao và đổi mới công nghệ.