Vườn Ươm Doanh Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Hà Nội Và Ươm Tạo Phần Mềm Quang Trung



nhân dân Tp. Hà Nội và Hồ Chí Minh

Các cơ quan tham gia chủ yếu

Uỷ ban nhân dân các tỉnh thí điểm

thực hiện chương trình

Trang web và địa chỉ email

của chương trình

Website: www.vpssp.org.vn

Email: vpssp@fpt.vn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Nguồn: Kế hoạch hoạt động tổng thể VPSSP

Chương trình gồm 2 hợp phần: Hợp phần 1: Đơn giản hoá và tăng cường môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DNN&V ở cấp tỉnh và; Hợp phần 2: Thành lập các doanh nghiệp mới thông qua thành lập các vườn ươm công nghệ kinh doanh thí điểm trong các ngành nghề lựa chọn (xem thêm mục 2.2.2.3).

2.2.2.2. Mô tả chương trình

Mục tiêu tổng thể

Mục tiêu tổng thể của Chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam (VPSSP) là nhằm giảm nghèo và tạo việc làm thông qua phát triển khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, và hỗ trợ các doanh nghiệp này hội hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Mục đích của Chương trình

Mục đích của chương trình là nhằm tăng cường năng lực hành chính và hiệu quả hoạt động của Chính quyền địa phương liên quan đến DNN&V; của các hiệp hội doanh nghiệp cũng như thúc đẩy DNN&V phát triển phù hợp với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế định hướng thị trường tại Việt Nam.

Các kết quả

Kết quả 1: Môi trường pháp lý hành chính được cải thiện nhằm phát triển các DNN&V ở cấp tỉnh

Kết quả 2: Tăng cường đối thoại giữa nhà nước và khu vực tư nhân tạo điều kiện cho DNN&V phát triển

Kết quả 3: Nâng cao năng lực của các Hiệp hội doanh nghiệp với vai trò đại diện cho lợi ích và nhu cầu của khu vực tư nhân, tăng cường hơn nữa cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho DNN&V ở cấp tỉnh

Kết quả 4: Tạo lập doanh nghiệp mới thông qua hình thành các vườn ươm công nghệ kinh doanh trong các ngành nghề lựa chọn (ngành chế biến thực phẩm tại Hà Nội và công nghệ thông tin tại thành phố HCM)

2.2.2.3. Kế hoạch hoạt động

Hợp phần 1: Đơn giản hoá và tăng cường môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DNN&V ở cấp tỉnh

Mục tiêu của hợp phần này là xây dựng một môi trường kinh doanh phù hợp ở cấp tỉnh cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

Nội dung hoạt động của Hợp phần này gồm:

(i) Cải cách hành chính và pháp lý;

(ii) Tăng cường đối thoại công - tư;

(iii) Hình thành và phát triển các dịch vụ phát triển kinh doanh.

Hợp phần 2: Thành lập các doanh nghiệp mới thông qua thiết lập các vườn ươm công nghệ kinh doanh thí điểm trong các ngành nghề lựa chọn

Hoạt động của Hợp phần này là thành lập 2 VƯDN: VƯDN chế biến và đóng gói thực phẩm tại Hà Nội và VƯDN ươm tạo phần mềm tại Tp. HCM. Các vườn ươm này sẽ sử dụng các công cụ giống nhau, nhưng cuối cùng sẽ có các chiến lược khác nhau. Tuy nhiên, mỗi vườn ươm đều phải xây dựng và phát triển một kế hoạch kinh doanh khả thi, trong đó thể hiện rõ các chi phí và các nguồn thu nhập dự đoán, các điểm hoà vốn và tiền lãi tiềm năng...

Bảng 2.3: Các kết quả dự kiến của Hợp phần 2


Tp. Hà Nội

Tp. Hồ Chí Minh

1 vườn ươm doanh nghiệp

1 vườn ươm doanh nghiệp


trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và đóng gói

Thuê và tập huấn cán bộ quản lý vườn ươm

Khoảng 20 khách hàng được thiết lập và tập huấn, được hưởng lợi từ các dịch vụ của vườn ươm

Tạo 200 việc làm mới

Cung cấp ít nhất 25 khoá tập huấn cho quản lý và cán bộ của vườn ươm, khách hàng của vườn ươm, các khác hàng khác và các đối tác

5 ý tưởng kinh doanh được thương mại hoá

Thiết lập 5 mối quan hệ với các tổ chức tài chính trong nước/quốc tế

Hoàn tất 5 khoá tập huấn về tài chính cổ phần

Thành lập/hỗ trợ 1 hiệp hội kinh doanh ngành nghề

Liên kết với 5 hiệp hội/tổ chức kinh doanh thuộc EU hoặc tổ chức khác

Xây dựng các tài liệu chính sách, hội thảo, họp báo…

trong lĩnh vực ITC


Thuê và tập huấn cán bộ quản lý vườn ươm

Khoảng 20 khách hàng được thiết lập và tập huấn, được hưởng lợi từ các dịch vụ của vườn ươm

Tạo 200 việc làm mới

Cung cấp ít nhất 25 khoá tập huấn cho quản lý và cán bộ của vườn ươm, khách hàng của vườn ươm, các khác hàng khác và các đối tác

5 ý tưởng kinh doanh được thương mại hoá

Thiết lập 5 mối quan hệ với các tổ chức tài chính trong nước/quốc tế

Hoàn tất 5 khoá tập huấn về tài chính cổ phần

Thành lập/hỗ trợ 1 hiệp hội kinh doanh ngành nghề

Liên kết với 5 hiệp hội/tổ chức kinh doanh thuộc EU hoặc tổ chức khác

Xây dựng các tài liệu chính sách, hội thảo, họp báo....

Nguồn: Kế hoạch hoạt động tổng thể VPSSP

2.2.2.4. Tổ chức thực hiện Chương trình

Cơ quan điều hành chương trình ở đây là Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành 1

Cơ quan điều hành chương trình (ở đây là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thành lập một Ban Chỉ đạo Chương trình (PSC) với nhiệm vụ hướng dẫn chính sách và phối hợp các cơ quan/tổ chức và các nhóm làm việc liên quan trong Chương trình. Ban Chỉ đạo Chương trình sẽ họp định kỳ 2 lần/năm và hỗ trợ Cơ quan điều hành thông qua tư vấn chính sách và điều phối giữa các cơ quan thực hiện có liên quan đến Chương trình.

Hình 2.5: Sơ đồ tổ chức thực hiện chương trình VPSSP


Nguồn: Kế hoạch hoạt động tổng thể của VPSSP

Cục Phát triển DNN&V (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) có trách nhiệm thành lập Tổ thực hiện chương trình (TTHCT). Trong khuôn khổ các kế hoạch hoạt động và lịch trình giải ngân đã được Cơ quan điều hành và Uỷ ban Châu Âu,

TTHCT có toàn quyền về các khía cạnh kỹ thuật, hành chính, tài chính và nhân lực liên quan đến điều phối, thực hiện và quản lý chương trình.

Nhóm công tác chương trình quốc gia bao gồm Giám đốc chương trình, các Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư của 9 tỉnh/thành phố, 2 vườn ươm doanh nghiệp và toàn bộ chuyên gia của EU. Thông thường nhóm được chia thành 2 hợp phần và sau đó phối hợp giữa các hợp phần, thậm chí trong cùng hợp phần.

Cố vấn chương trình và Ban kiểm soát bao gồm chuyên gia cao cấp về phát triển khu vực tư nhân. Ban Kiểm soát chất lượng sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình một năm hai lần hoặc sẽ được tham vấn thông qua những câu hỏi riêng liên quan đến các chiến lược chương trình.

2.2.3. Vườn ươm doanh nghiệp chế biến thực phẩm Hà nội và ươm tạo phần mềm Quang Trung

2.2.3.1. Khái quát về ngành nghề/lĩnh vực ươm tạo

Ngành chế biến thực phẩm tại Hà nội

Doanh thu ngành chế biến thực phẩm ở Hà nội tăng gấp đôi từ năm 2003 đến 2006, đạt trên 250,60 triệu euro trong năm 200625. Nhu cầu thực phẩm chế biến ngày phổ biến, dần trở thành bữa ăn hàng ngày của người tiêu dùng Hà Nội và được xem như là một sự lựa chọn thay thế thực phẩm tươi sống. Với ảnh hưởng của lối sống công nghiệp hóa, nhu cầu thực phẩm chế biến ngày càng tăng. Hơn nữa, vấn đề an toàn thực phẩm cũng là một lý do khác làm tăng nhu cầu sử dụng thực phẩm chế biến. Tuy nhiên, liệu việc cung cấp thực phẩm chế biến hiện nay có thỏa mãn yêu cầu về an toàn thực phẩm của khách hàng vẫn đang còn là một vấn đề cần quan tâm.

Doanh số của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành chế biến thực phẩm ở Hà Nội chiếm chủ yếu. Tổng sản lượng trong năm 2006 của hai khu vực doanh nghiệp này chiếm 69% tổng


25 Niên giám thống kê Hà Nội 2006- Cục Thống kê Hà Nội, 2007

sản lượng toàn ngành. Tuy nhiên, thị phần của khu vực doanh nghiệp tư nhân đăng tăng dần, chiếm khoảng 50% sản lượng trong năm 2006. Điều này cũng là hệ quả của quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong ngành chế biến thực phẩm trong thời gian vừa qua.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu sản xuất bia và đồ uống, trong khi các doanh nghiệp nhỏ tư nhân lại chủ yếu sản xuất thực phẩm chế biến phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày tại địa phương, kế cả nông sản và bánh kẹo. Sự tham gia của khu vực tư nhân đã làm tăng sự cạnh tranh trong ngành, chủ yếu giữa các doanh nghiệp trẻ tư nhân với các doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực về tài chính.

Trong khi khu vực tư nhân chủ động tham gia thị trường, các doanh nghiệp tương đối nhỏ26 gặp phải những vấn đề chính sau đây:

Nguyên liệu thô: Chất lượng và thời gian cung cấp là những điểm hạn chế chính đối với các nhà chế biến. Nông dân vẫn thực hiện hình thức kinh tế hộ gia đình với đặc điểm quy mô nhỏ, chất lượng và chủng loại không đồng đều. Hơn nữa, không có mối liên kết nào giữa nhà cung cấp nguyên liệu và các công ty chế biến. Kết quả là phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng không đúng và không hợp lý. Điều này là một trong những vấn đề chính ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

Công nghệ và máy móc sản xuất: Các công ty nhỏ với tiềm lực tài chính hạn chế, ít có cơ hội tiếp cận máy móc và công nghệ mới (từ châu Âu và Mỹ). Thay vào đó, họ sử dụng máy móc sản xuất tại Việt Nam hoặc Trung Quốc sẵn có và giá rẻ trên thị trường, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Vì vậy, khả năng mở rộng và cải tiến sản xuất bị hạn chế.

Vấn đề bản quyền: Vi phạm bản quyền là vấn đề ngoài tầm kiểm soát của công ty. Dù thương hiệu được đăng ký nhưng vẫn không đảm bảo



26 Doanh nghiệp với trung bình 22 nhân công và 400 m2, theo Đánh giá điều kiện khởi sự cho các doanh nghiệp trong ngành chế biến và đóng gói thực phẩm tại Hà Nội

được sản phẩm sẽ bị không bị nhái lại. Các công ty nhỏ đang phải đấu tranh với sự vi phạm thương hiệu, bởi vì nhận được thương hiệu đã là một nỗ lực, nhưng bảo vệ thương hiệu đó trên thị trường lại nằm ngoài khả năng tài chính của họ.

Không có năng lực quản lý và tiếp thị: Với áp lực của cơ chế thị trường, các công ty chế biến nhỏ thường xuyên ưu tiên sản xuất và bán hàng nhiều hơn kỹ năng quản lý và tiếp thị. Do vậy, dù trên thị trường luôn sẵn có các khoá đào tạo kỹ năng kinh doanh cơ bản và các nhà kinh doanh nhỏ cũng hiểu rõ về nhu cầu và mong muốn về những khoá đào tạo như vậy nhưng số người tham gia rất ít.

Hệ thống phân phối: Thực phẩm chế biến của các nhà chế biến nhỏ được phân bổ thông qua mạng lưới các nhà phân phối và siêu thị. Hiện đang có xu hướng hình thành hoặc hợp nhất thành các nhà phân phối lớn đóng vai trò chính trong mạng lưới phân phối. Họ tự thiết lập những yêu cầu, tiêu chuẩn, và lựa chọn nhà cung cấp riêng.

Việc tiếp cận đất đai và vốn thường chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về khía cạnh này, các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình vẫn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề này càng trở nên khó khăn hơn khi Chính phủ thắt chặt yêu cầu về môi trường, quy định các ngành sản xuất độc hại sẽ được di dời ra khu vực ngoại thành.

Không có cơ quan hay phòng thí nghiệm có uy tín nào kiểm định chất lượng sản phẩm: Dù có các chương trình về quản lý vệ sinh an toàn trong chế biến thực phẩm như HACCP, GMP, GHP… nhưng trong suy nghĩ của người tiêu dùng đó vẫn là những thuật ngữ kỹ thuật chứ không phải là đảm bảo cho chất lượng sản phẩm. Vấn đề an toàn thực phẩm là yếu tố khiến người tiêu dùng không dễ dàng chấp nhận sự tiện lợi của thực phẩm chế biến.

Một số lượng lớn các nhà chế biến nhỏ và hộ gia đình nằm ngoài hệ thống quản lý và giám sát của Chính phủ.

Môi trường quản lý: Ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam được rất nhiều bên quản lý, bao gồm 5 bộ 27. Trong một số trường hợp, điều này tạo ra cả sự chồng chéo lẫn lỗ hổng trong quản lý Nhà nước. Hiện vẫn chưa có một hiệp hội chế biến thực phẩm đại diện cho các doanh nghiệp chế biến tại Hà Nội.

Khả năng cạnh tranh: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tạo ra cơ hội quốc tế cho các nhà sản xuất thực phẩm, nhưng cũng mở ra cơ hội cạnh tranh mới với các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài.

Qua nghiên cứu đánh giá ngành thực phẩm tại Hà Nội, HBI tập trung vào ươm tạo các khách hàng trong 5 nhóm ngành/tiểu ngành sau:

Sản xuất đồ uống (chứa cồn và không cồn): Hầu hết các doanh nghiệp trong nhóm ngành này đều là DNN&V và có điều kiện sản xuất ở mức trung bình;

Chế biến rau và nông sản khác: Hầu hết các doanh nghiệp trong nhóm ngành này đều là DNN&V và có điều kiện sản xuất ở mức thấp.

Bánh kẹo (bao cả gồm bánh mì): Hầu hết các doanh nghiệp trong nhóm ngành này đều là DNN&V và có điều kiện sản xuất ở mức trung bình. Có khoảng 30 năm công nghệ.

Chế biến thịt: Hầu hết các doanh nghiệp trong nhóm ngành này đều là DNN&V và có điều kiện sản xuất ở mức tốt. Các thị trường xuất khẩu có công nghệ mới.


27 Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Công nghiệp

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí